Sờ bụng thế nào biết có thai? 15+ Dấu hiệu mang thai
Ngày cập nhật :04/11/2022
Nhận biết một người phụ nữ mang thai không quá khó như nhiều người tưởng tượng. Ngoài những thay đổi về khẩu vị, ngoại hình, ăn mặc bà bầu còn có sự thay đổi rõ rệt ở bụng. Sờ bụng thế nào biết có thai, cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1 [Mẹo dân gian ít người biết] Sờ bụng thế nào biết có thai?
- 2 Mách bạn 15+ dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất
- 2.1 Trễ kinh – Dấu hiệu mang thai sớm nhất
- 2.2 Buồn nôn – Triệu chứng phổ biến của thai kỳ
- 2.3 Ngực sẫm màu, căng tức khi chị em mang thai
- 2.4 Thụ thai khiến cơ thể mệt mỏi
- 2.5 Phụ nữ mang bầu đi tiểu thường xuyên hơn
- 2.6 Bà bầu thường nhạy cảm với mùi hương
- 2.7 Đau lưng – Nỗi ám ảnh của mẹ bầu
- 2.8 Xuất hiện máu báo thai – Dấu hiệu sớm có thai
- 2.9 Rối loạn thói quen ăn uống khi mang thai
- 2.10 Bụng dưới đau âm ỉ – Thường gặp ở phụ nữ có thai
- 2.11 Mang thai khiến vùng kín ra nhiều khí hư
[Mẹo dân gian ít người biết] Sờ bụng thế nào biết có thai?
Dân gian có rất nhiều mẹo hay nhận biết phụ nữ mang thai. Một trong số đó phải kể đến sờ bụng. Sờ bụng thế nào biết có thai? Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Điều này không phải ai cũng nắm rõ.
Sờ bụng thấy cứng và tròn đều là bụng bầu
Bụng mỡ thường mềm xèo và chảy nhão, dễ biến dạng khi ngồi. Bụng bầu thì hoàn toàn trái ngược. Phần bụng của các bà bầu thường có xu hướng cứng và tròn đều.
Sự thay đổi về cấu trúc của bụng giúp bụng bảo vệ thai nhi tốt hơn. Ngoài ra, bên trong bụng bầu còn chứa nhiều yếu tố khác như nhau thai, nước ối, …
Kích thước bụng bầu to dần từ tháng thứ 3 trở đi
Sờ bụng thế nào biết có thai? Cách dễ dàng nhất để nhận diện bụng bầu là kích thước bụng to dần. Đặc biệt từ tháng thứ 3 thai kỳ, vòng bụng gia tăng đáng kể.
Dấu hiệu này xuất hiện sớm hơn ở những chị em đã từng sinh nở trước đó. Nguyên nhân là do việc mang thai, sinh nở lần đầu khiến tử cung giãn rộng. Cơ bắp ở bụng yếu hơn nên giảm tính đàn hồi.
Sờ bụng bầu sẽ thấy xuất hiện vết rạn da
Khi mang bầu, tử cung phát triển lớn hơn để bảo vệ thai nhi. Kích thước thai càng lớn, da bụng càng bị kéo căng nhiều hơn từ đó xuất hiện những vết rạn da.
Nếu sờ vào những vết rạn này, chúng ta có thể thấy hơi sần sùi. Ngoài vùng bụng, rốn tình trạng rạn da còn xuất hiện ở mông, đùi, chân, … Điều này thường ít xảy ra với những người béo.
Mách bạn 15+ dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất
Ngoài thắc mắc “Sờ bụng như thế nào biết có thai”, các chuyên gia cũng mách bạn 15 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất. Nhận biết sớm và chính xác dấu hiệu mang thai sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị hành trang làm mẹ tốt nhất. Cơ thể được chăm sóc và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Nhờ đó cả mẹ và thai nhi đều phát triển khỏe mạnh.
Dấu hiệu mang bầu ở mỗi người phụ nữ là khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến hơn cả là 15+ đặc điểm sau:
Trễ kinh – Dấu hiệu mang thai sớm nhất
Dấu hiệu mang thai sớm nhất ở chị em chính là trễ kinh. Điều này dễ nhận biết hơn ở những chị em có chu kỳ kinh đều.
Do đó, nếu bạn bị trễ kinh từ 5-7 ngày sau quan hệ tình dục, không loại trừ khả năng mang thai. Để kiểm tra chính xác, chị em nên dùng que thử thai tại nhà. Các bạn cũng có thể đến cơ sở y tế xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc siêu âm.
Buồn nôn – Triệu chứng phổ biến của thai kỳ
Thống kê cho thấy, có đến 2/3 phụ nữ mang bầu bị buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thời gian sau đó, triệu chứng sẽ giảm dần và chấm dứt. Tuy nhiên, cũng có một số người cơn buồn nôn kéo dài cho tới lúc sinh.
Ngực sẫm màu, căng tức khi chị em mang thai
Sau thụ thai từ 2-3 tuần, chị em sẽ nhận thấy những thay đổi rõ rệt vùng ngực. Nội tiết tố thay đổi khiến ngực sậm màu hơn. Kích thước ngực lớn hơn bình thường kèm căng tức, nóng ran.
Những cảm giác này sẽ ngày càng rõ rệt hơn ở những tháng cuối thai kỳ.
Thụ thai khiến cơ thể mệt mỏi
Số đông bà bầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, không muốn làm gì. Tình trạng này diễn ra xuyên suốt toàn bộ thai kỳ.
Nguyên nhân là do các cơ quan hoạt động tần suất lớn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Hệ tuần hoàn cũng phải cật lực làm việc. Nhờ đó, máu mới lưu thông đủ nuôi dưỡng thai.
Phụ nữ mang bầu đi tiểu thường xuyên hơn
Dấu hiệu nhận biết bà bầu là gì? Chắc chắn không thể không nhắc đến đi tiểu thường xuyên. Điều này gây nhiều bất tiện cho công việc và sinh hoạt của thai phụ.
Khi mang thai, nồng độ hormone Progesterone và HCG tăng mạnh. 2 Chất này khiến lượng nước tiểu tiết ra nhiều hơn. Vừa tiểu xong lại muốn đi tiếp.
Bà bầu thường nhạy cảm với mùi hương
Giai đoạn mang thai khiến xúc giác của thai phụ nhạy cảm hơn nhiều lần. Chỉ cần một mùi hương thoảng qua cũng có thể khiến chị em khó chịu. Với những mùi quá nồng, mẹ bầu thậm chí có thể buồn nôn, nôn.
Nhạy cảm mùi hương mạnh nhất vào 3 tháng đầu thai kỳ. Giai đoạn sau đó sẽ giảm dần.
Đau lưng – Nỗi ám ảnh của mẹ bầu
Phụ nữ mới mang thai thường có cảm giác đau lưng. Tuy nhiên, cơn đau không nặng nề, chỉ giống ngày hành kinh nên chị em thường bỏ qua.
Tuổi thai càng lớn, tình trạng đau lưng càng rõ rệt. Các dây chằng ở lưng bị kéo giãn khiến cơ bụng lỏng lẻo hơn. Các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực để chuẩn bị cho sự phát triển của thai kỳ.
Tất cả những điều này đã dẫn tới cơn đau nhức dọc sống lưng. Chị em gặp khó khăn cả khi nằm, ngồi, di chuyển.
Xuất hiện máu báo thai – Dấu hiệu sớm có thai
Máu báo thai là những vệt máu hồng hoặc hơi đỏ ra rất ít ở đáy quần lót. Thời gian xuất hiện thường 1- 2 ngày. Chỉ khoảng 30% phụ nữ mang bầu gặp hiện tượng này.
Theo các chuyên gia y tế, máu báo thai gây ra bởi quá trình phôi thai di chuyển về làm tổ tại niêm mạc tử cung. Thời điểm trong khoảng 5 đến 10 ngày sau khi thụ thai.
Rối loạn thói quen ăn uống khi mang thai
Nội tiết tố rối loạn khi mang thai cũng vô tình khiến thói quen ăn uống của chị em xáo trộn. Do đó, nếu bạn bỗng dưng thấy khẩu vị ăn uống thay đổi, không loại trừ khả năng bạn đã có bầu.
Một số đặc điểm dễ nhận diện nhất gồm:
- Trước đây rất thích ăn ngọt nhưng giờ lại hay thèm đồ chua
- Cơ thể nhanh đói hơn do ảnh hưởng của hormone progesterone
- Những món rất thích trước đây giờ lại cực ghét và ngược lại.
Bụng dưới đau âm ỉ – Thường gặp ở phụ nữ có thai
Phần bụng dưới đau âm ỉ là dấu hiệu mang thai sớm phổ biến. Do đó chị em không nên bỏ qua.
Khác với đau bụng kinh, đau bụng khi mang thai xuất hiện liên tục. Trong một ngày cơn đau có thể diễn ra nhiều lần. Tùy thể trạng mẹ mà cơn đau có thể kéo dài hoặc ngắn suốt thai kỳ.
Mang thai khiến vùng kín ra nhiều khí hư
Khí hư bất thường ngoài dấu hiệu viêm nhiễm còn cảnh báo mang thai tháng đầu tiên mà nhiều chị em gặp phải.
Nguyên nhân là do khi mang thai, chất nhầy ở cổ tử cung thay đổi. Chúng cô đặc và tạo thành nút nhầy bít chặt cổ tử cung. Khí hư thay vì trắng trong sẽ chuyển trắng đục như sữa. Lượng dịch tiết ra nhiều khiến vùng kín luôn ẩm ướt.
Qua những thông tin bài viết chia sẻ, chắc hẳn chị em đã nắm rõ sờ bụng thế nào biết có thai? Cùng với đó là 15+ dấu hiệu nhận biết mang thai điển hình. Chúc chị em có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm bài viết: