Các tác nhân nguy hiểm gây trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :16/08/2022

Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh trong đó thường do mang thai. Vậy trường hợp trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu? Trễ kinh làm sao để có lại? Nếu chị em cũng đang gặp tình trạng và tìm giải pháp khắc phục đừng bỏ lỡ bài viết sau.

Bị trễ kinh không có dấu hiệu mang thai

Như thế nào được gọi là trễ kinh? 

Trước khi tìm nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai, chị em cần biết khi nào được xem là trễ kinh.

Trễ kinh hiểu đơn giản là chu kỳ kinh nguyệt lâu xuất hiện hơn so với các chu kỳ trước. Thông thường, nếu chị em khỏe mạnh, chu kinh nguyệt ổn định thì sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nếu kinh nguyệt chậm từ 5 ngày trở lên sẽ được xem là chậm kinh.

Hầu hết, chị em phụ nữ sẽ trải qua tình trạng trễ kinh khoảng vài lần. Trong đó, chủ yếu là ở giai đoạn mới có nguyệt san và giai đoạn tiền mãn kinh. Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Với trường hợp trễ kinh chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn thì không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nếu trễ kinh diễn ra thường xuyên và kéo dài trong nhiều ngày, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường. Trường hợp này cần phải thận trọng bởi đây là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý. Chị em cần phải thăm khám để được xác định nguyên nhân và cách khắc phục. 

Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

Thông thường khi bị trễ kinh, nhiều người thường sẽ nghĩ đến nguyên nhân do mang thai. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với những chị em đã quan hệ tình dục. Trường hợp chưa quan hệ hoặc đã ngưng quan hệ trước đó thì khả năng mang thai là không đó. Nên trễ kinh trường hợp này là do nhiều nguyên nhân khác.

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai thường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Bởi kinh nguyệt có liên hệ mật thiết với khả năng sinh sản của chị em. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục là điều vô cùng cần thiết.

Lý giải nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – Phòng khám Đa khoa Quốc tế điểm danh những thủ phạm sau:

Trễ kinh không có dấu hiệu mang thai do lo lắng, căng thẳng kéo dài

Trễ kinh 10 ngày nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể do ảnh hưởng bởi lo lắng, căng thẳng quá mức. Nếu chị em thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian dài khiến cho chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng. Hậu quả là nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi. Khiến cho quá trình rụng trứng không diễn đúng chu kỳ, kinh nguyệt đến muộn.

Chậm kinh trong trường hợp này thường không đáng lo ngại. Chỉ cần chị em ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tâm trạng thoải mái chu kỳ kinh sẽ ổn định trở lại.

chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường

Trễ kinh do tác dụng phụ của thuốc

Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm, thử que 1 vạch cũng có thể chị em bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc. Thường là do thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh.

Những loại thuốc này thường sẽ ức chế quá trình rụng trứng gây rối loạn nội tiết tố. Với những chị em phải sử dụng thuốc liên tục trong thời gian sẽ gặp tác dụng phụ là trễ kinh.

Tăng, giảm cân đột ngột gây trễ kinh không có dấu hiệu mang thai

Có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa cân nặng và nội tiết tố của nữ giới. Nếu chị em tăng hoặc giảm cân đột ngột sẽ khiến cho nội tiết tố bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đây cũng là lý do khiến chị em đối mặt với nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, nếu chị em chậm kinh nhưng không có thai đồng thời cân nặng thay đổi. Cần phải chủ động kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều trị.

Bị trễ kinh do sử dụng nhiều chất kích thích

Bị trễ kinh nhưng thử que không có thai cũng có thể chị em thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Những chất này khiến cho kinh nguyệt bị ảnh hưởng, thậm chí cả sức khỏe sinh sản và tính mạng. Do đó, nữ giới cần phải từ bỏ thói quen này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mãn kinh nguyên nhân gây trễ kinh

Mãn kinh cũng là thủ phạm gây trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai. Trường hợp này thường sẽ xuất hiện ở những nữ giới ngoài 50 tuổi. 

Khi bước vào giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen sẽ tiết ra ít đi. Chức năng của buồng trứng cũng bị suy yếu, kinh nguyệt xuất hiện thưa dần và sẽ biến mất.

Ngoài triệu chứng trễ kinh, chị em còn gặp các dấu hiệu khác như vùng kín đau rát, đổ mồ hôi về đêm, nóng trong…

Cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có thể gặp hiện tượng trễ kinh. Bởi thời gian đầu em bé cần bú đêm nhiều, người mẹ ngủ không đủ giấc. Điều này ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt và gây trễ kinh. Tuy nhiên, sau một thời gian ổn định chu kỳ nguyệt san sẽ ổn định trở lại.

Mắc các bệnh phụ khoa nguyên nhân nguy hiểm gây chậm kinh

Một trong những nguyên nhân nguy hiểm mẹ bầu cần phải thận trọng đó là do các bệnh phụ khoa. Điển hình là bệnh u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm buồng trứng… Những bệnh lý này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.

Ngoài triệu chứng chậm kinh, chị em còn các dấu hiệu bất thường khác ở vùng kín như:

  • Vùng kín ra nhiều khí hư bất thường, có mùi hôi.
  • Đau bụng dưới.
  • Chảy máu khi quan hệ.
  • “Cô bé” bị đau rát…

Những bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn đe dọa đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Chậm kinh không có dấu hiệu mang thai bao nhiêu ngày là bình thường?

Chậm kinh là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở nhiều chị em nữ giới khi bị tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Thông thường thì chu kì kinh nguyệt bình thường của chị em nữ giới thường là 28 ngày và thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày tùy từng cơ địa chị em cụ thể.

Theo bác sĩ  Vũ Thị Thanh Dung chuyên khoa sản phụ khoa khuyến cáo, trễ kinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn ở chị em nữ giới. Do đó, chị em nữ giới tuyệt đối không được lơ là, chủ quan. Cần thăm khám sớm để được hỗ trợ khắc phục, tránh để tình trạng này kéo dài lâu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em.

Đối với những chị em nữ giới có chu kì kinh nguyệt bình thường, nếu gặp phải tình trạng trễ kinh không có dấu hiệu mang thai so với ngày hành kinh thông thường dưới 5 ngày thì được xem là hoàn toàn bình thường. Chị em không cần quá lo lắng, sau lần hành kinh này nếu những chu kì kinh nguyệt tiếp theo đều diễn ra bình thường thì không có gì đáng kể.

Tuy nhiên nếu tình trạng kinh nguyệt trễ mà không có dấu hiệu mang thai kéo dài hơn 5 ngày thì chị em cần phải hết sức lưu ý. Có thể chị em đang gặp phải một số vấn đề về sức khỏe hoặc mắc phải các bệnh lý phụ khoa. Để xác định chính xác nguyên nhân trễ kinh là do đâu, chị em cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ hỗ trợ tìm ra nguyên nhân và chữa trị sớm.

Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

Chậm kinh dù do nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. Tình trạng trễ kinh kéo dài có thể đe dọa đến tâm lý, sức khỏe của nữ giới. Một số biến chứng chị em có thể đối mặt gồm:

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

Khi chị em bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai chắc hẳn ai cũng sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, bất an. Nhiều người lo lắng bản thân mắc bệnh lý nguy hiểm dẫn đến stress… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Sức khỏe

Biến chứng nguy hiểm mà chị em có thể phải đối mặt đó chính là ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp trễ kinh do các bệnh lý phụ khoa gây nhiều triệu chứng khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Những bệnh viêm nhiễm nếu kéo dài còn tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập sang các bộ phận lân cận.

Khả năng sinh sản

Như đã chia sẻ ở trên, kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản của chị em có liên quan mật thiết với nhau. Do đó, sự bất thường về kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khi kinh nguyệt không đều, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng. Nên việc mang thai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt, bệnh phụ khoa còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ sinh dục, khiến chị em có nguy cơ vô sinh.

Trễ kinh làm sao để có lại?

Vậy trễ kinh làm sao để có lại? Nếu chị em sử dụng que thử thai và kết quả 1 vạch. Tốt nhất nên chờ thêm vài ngày nữa rồi thử lại. Nếu đã xác định trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên Sản Phụ khoa để được kiểm tra và điều trị.

Tùy vào từng nguyên nhân mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc, điều trị ngoại khoa, thay đổi lối sống lành mạnh. Đặc biệt, chị em cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để kinh nguyệt sớm ổn định.

  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, duy trì cân nặng phù hợp.
  • Trong chế độ ăn uống nên hạn chế rượu bia, cà phê, thức ăn nhiều chất béo hoặc đường.
  • Có chế độ tập luyện phù hợp, không nên tăng hoặc giảm cân quá đột ngột.
  • Ngủ nghỉ hợp lý, ít nhất 7 – 8 giờ/ngày, nên ngủ sớm để có thể có thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạn chế lo âu, căng thẳng.

Bài viết trên đây cũng đã giúp chị em biết rõ một số nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Bác sĩ Thanh Dung khuyến cáo chị em nên chủ động kiểm tra sớm để điều trị. Điều này sẽ giúp phòng tránh được biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh. Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, chị em liên hệ đến hotline 03.8558.1111 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm bài viết:

Bài Liên Quan