[Nấm bẹn] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngày cập nhật :03/02/2023
Nấm bẹn là một trong những bệnh da liễu xuất hiện ở vùng bẹn, gây ngứa ngáy khó chịu. Vậy nấm bẹn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm bẹn tại nhà bằng dầu dừa trị nấm bẹn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để cùng tìm lời giải đáp nhé!
Nội Dung Chính
Nấm bẹn là gì?
Bệnh nấm bẹn theo cách gọi dân gian là hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội hay vệ sinh kém.
Đối với nhiều người, nấm bẹn là căn bệnh khó nói, khó chia sẻ vì bệnh xuất hiện ở vùng kín. Với tâm lý e ngại, lo lắng, ngại ngùng, bệnh nhân không đi khám ngay khiến bệnh nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Triệu chứng bệnh nấm bẹn
Các triệu chứng bệnh điển hình của bệnh nấm bẹn là:
- Tổn thương da có dạng tròn, hoặc bầu dục, có ranh giới rõ ràng.
- Người bệnh có cảm giác bị ngứa ngáy khó chịu vùng bẹn, đùi. Mặc dù không phát hiện các dị vật gây ngứa.
- Xuất hiện các vùng, mảng da có màu đỏ hồng gây ngứa ngáy khó chịu. Có thể xuất hiện kèm theo các nốt mụn nước nhỏ li ti xung quanh vùng da bị ngứa.
- Các mảng da bị tổn thương sẽ dần dần có xu hướng đóng vảy và màu da xung quanh chuyển đậm hơn. Các mảng da bị nấm ký sinh có thể có độ lớn khoảng 1cm cho tới vài cm.
- Các vùng da bị tổn thương chủ yếu là các khe rãnh giữa đùi và bộ phận sinh dục. Thế nhưng trường hợp bệnh trở nặng thì các vùng da tổn thương sẽ có xu hướng lan rộng. Bệnh có thể lan xuống vùng đùi hoặc vào bộ phận sinh dục.
Xem thêm: Kinh nguyệt không ra được là bị làm sao? Và cách điều trị
Nguyên nhân gây nấm bẹn
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nấm bẹn, đặc biệt là nấm bẹn ở nam giới.
- Nấm bẹn phát triển tốt trong môi trường nóng, ẩm ướt, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam.
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, vệ sinh sai cách, không vệ sinh thường xuyên. Khiến vùng bẹn trở thành môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Mặc quần áo ẩm ướt, lau người không khô ráo. Mặc quần áo bó sát, không thấm hút mồ hôi cũng là một số lý do làm cho nấm bẹn phát triển.
- Nguồn nước, không khí nhiễm bẩn hoặc chứa những vi nấm dẫn tới bệnh.
- Lây nhiễm vi nấm từ động như chó mèo, trâu bò, gà sau khi tiếp xúc.
- Bệnh lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hay sử dụng chung các vật dụng với người bị bệnh.
Nấm bẹn có lây không?
Có thể khẳng định, nấm bẹn là một bệnh có nguy cơ lây lan. Các con đường lây nhiễm là lây từ vùng da này sang vùng da khác. Lây từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Nếu không kịp thời điều trị, các vi nấm từ vùng da bệnh sẽ lan rộng sang các vùng da khác. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Trường hợp nặng có thể gây vô sinh.
Không chỉ vậy, việc điều trị chậm trễ sẽ khiến vùng da nhiễm nấm bị tăng sắc tố. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nhất là với các chị em.
Bệnh cũng có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp. Dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn màn, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm. Do đó, khi người thân, bạn bè hoặc bạn đời bị nấm bẹn thì nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Nấm bẹn có nguy hiểm không?
Một trong những thắc mắc chung của nhiều người là nấm bệnh có nguy hiểm không. Trên thực tế, đây là bệnh có thể điều trị được và không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sớm thăm khám. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây ra những tác hại khó lường như:
- Suy giảm chất lượng cuộc sống: Khi bị nấm bẹn, người bệnh sẽ luôn bứt rứt khó chịu, khó tập trung vào công việc. Cơ thể luôn trong trạng thái bất ổn, mệt mỏi, uể oải, dễ cáu giận, suy giảm sáng tạo, khả năng nhận thức, suy nghĩ…
- Gây tổn thương da: Da nổi ban đỏ, hình thành mụn, khô ráp, thay đổi sắc tố, sần sùi gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, Không chỉ vậy, nếu người bệnh thường xuyên gãi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, lở loét và tổn thương da từ sâu bên trong.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Thiếu tự tin, vùng kín đau rát khó chịu khiến bệnh nhân né tránh chuyện giường chiếu, ngại phát sinh quan hệ vì sợ lây lan khiến đời sống vợ chồng bị ảnh hưởng.
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh dục: Nấm bẹn có khả năng lây lan nhanh chóng ra những vùng da khác nhất là cơ quan sinh dục, ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này, gây viêm nhiễm, lở loét thậm chí vô sinh.
Cách trị nấm bẹn hiệu quả
Như đã đề cập, nếu sớm điều trị bệnh có thể được chữa dứt điểm mà không để lại di chứng. Cụ thể:
Thuốc trị nấm da vùng kín nam giới
Bạn có thể mua thuốc chống nấm từ các hiệu thuốc hoặc mua theo đơn. Thuốc điều trị bệnh nấm bẹn phổ biến là dung dịch cồn BSI gồm các thành phần:
- Acid benzoic, acid salicylic, lode;
- Cồn antimycose chứa acid benzoic + acid salicylic + acid boric;
- Dung dịch ASA gồm acid acetylsalicylic, natri salicylat.
Ngoài ra còn một số thuốc dùng tại chỗ dạng kem bôi khác với dẫn chất imidazol như miconazol, ketoconazol, econazol… và griseofulvin
Nếu tổn thương nấm quá rộng và kéo dài, không lành bệnh khi đã điều trị thuốc bôi tại chỗ. Có thể phải dùng kết hợp thuốc điều trị tại chỗ với thuốc uống để chữa nấm bẹn như itraconazole, fluconazole, griseofulvin.
Những lưu ý khi bôi thuốc trị nấm
- Thời gian dung thuốc từ 1 tuần đến 4 tuần, tùy theo mức độ của bệnh.
- Thoa kem rộng ra ngoài vùng da bình thường khoảng 4-6 cm ngoài vết ban.
- Thời gian điều trị theo hướng dẫn sử dụng. Thời gian điều trị khác nhau giữa các loại kem khác nhau.
Đối với nấm da bị viêm, và bị chàm hóa, bác sĩ có thể kê đơn bao gồm kem chống nấm kết hợp với kem chứa steroid nhẹ. Và thường được sử dụng không quá bảy ngày.
Sau đó, cần phải tiếp tục với kem chống nấm. Các steroid làm giảm viêm, ngứa và đỏ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, các steroid không giết chết nấm. Do đó kem steroid dùng một mình không được khuyến cáo.
Trong quá trình dùng thuốc chữa nấm bẹn, bạn cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt về thời gian cần điều trị liên tục cho đến khi da lành. Tuy nhiên, sau đó, bạn vẫn cần duy trì thuốc ít nhất 2 tuần nữa để tránh bệnh tái phát.
Nếu bôi thuốc không đúng còn làm bệnh lây lan rộng hơn hoặc gây bỏng, ngứa dữ dội hay chảy nước nhiều…
Tuy nhiên, việc dùng loại thuốc nào và với hàm lượng nào thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể bạn đang mắc phải. Do đó bạn nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để xác định đúng bệnh và dùng thuốc thích hợp. Thuốc kháng nấm dạng uống đôi khi được kê đơn nếu nhiễm trùng nấm lan rộng hoặc nặng – ví dụ như terbinafine, griseofulvine hoặc viên itraconazole.
Xem thêm: Kinh nguyệt kéo dài là gì? Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt kéo dài
[Bật mí] Cách điều trị bệnh nấm bẹn tại nhà
Ngoài việc điều trị nấm bẹn bằng thuốc, người bệnh có thể vận dụng một vài cách trị nấm bẹn cho nam giới, nữ giới bằng phương pháp dân gian tại nhà như:
Cách trị nấm bẹn bằng tỏi
Tỏi được xem là một chất kháng sinh đến từ thiên nhiên. Điều trị rất hiệu quả các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da. Chỉ cần đập dập vài tép tỏi sau đó chà xát lên vùng bẹn, triệu chứng nấm ngứa sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Chữa trị ngứa háng ở nam bằng hành tây
Cùng họ với tỏi, hành tây cũng được xem là một cách trị nấm bẹn rất tốt. Người bệnh thực hiện bằng cách bóc một lớp của củ hành tây. Sau đó đặt lên vùng bẹn bị nấm. Được 1 giờ thì vứt bỏ miếng hành tây, rửa sạch bẹn bằng nước sạch.
Cách trị nấm bẹn từ muối
Muối có tính sát khuẩn, có thể làm sạch và lành các tổn thương da của nấm bẹn. Mỗi ngày, ngâm mình trong bồn nước muối ấm khoảng 20 phút sẽ có công dụng trị bệnh hiệu quả.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên
Tắm và vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch, sau đó dùng khăn mềm lau thật khô. Không được để vùng nấm tiếp xúc với không khí, lựa chọn các loại quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi để mặc hàng ngày.
Trị nắm bẹn bằng giấm táo tại nhà
Có thể dùng giấm táo hòa vào nước và vệ sinh vùng nấm bẹn sau đó để khô tự nhiên, nên dùng trước khi đi ngủ.
Lưu ý: những cách này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không trị nấm dứt điểm vì thế nên kết hợp với dùng thuốc Tây y để có hiệu quả cao nhất.
Cách phòng tránh nấm bẹn tái phát
Bệnh nấm bẹn, đặc biệt là nấm bẹn ở nam giới khiến nhiều người lo ngại. Để tránh nấm bẹn, bệnh nhân nên lưu ý:
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng bẹn, vùng háng sạch sẽ.
- Lau khô, sấy khô cơ thể trước khi mặc quần áo.
- Mặc đồ khô ráo, không ẩm ướt vì dễ tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
- Thay đồ lót hàng ngày. Nấm có thể nhân lên thành trong đồ lót chưa được giặt.
- Kiểm tra kẽ chân (nấm da chân) và điều trị nếu bạn nhiễm nấm vì nấm da chân có thể lan đến háng. Các loại kem tương tự được sử dụng để điều trị nấm kẽ chân và nấm bẹn.
- Không dùng chung đồ đạc với người khác để hạn chế lây nhiễm nấm bẹn. Nên giặt khăn tắm thường xuyên.
- Luộc đồ trong nước sôi trong vòng 15 phút để diệt nấm ở những đồ dùng cá nhân như quần áo, màn, gối…
- Nên cở mở, thẳng thắn chia sẻ với bác sĩ Da liễu khi có dấu hiệu nấm bẹn để xử lý sớm nhất có thể.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh nấm bẹn. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó, có hướng phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.