Mụn nước ở tay là bệnh gì? Tổng hợp 20+ cách chữa mụn nước hiệu quả

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :08/12/2022

Mụn nước ở tay khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Thậm chí còn gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nổi mụn nước ở lòng bàn tay nguyên nhân do đâu? Là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Mụn nước là gì?

Mụn nước là những cấu trúc nổi gồ trên bề mặt da, bên trong chứa dịch trong hoặc là mủ nếu bị bội nhiễm vi khuẩn. Khi cấu trúc này có kích thước lớn hơn sẽ được gọi là bóng nước.

Các mụn hay bóng nước này có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể như ở mặt, tay, chân, bụng, lưng… có thể kèm theo các triệu chứng như ngứa, nóng rát, sốt, uể oải, đau nhức cơ… Nốt mụn nước khi bị vỡ có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách.

mụn nước ở tay

Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra mụn nước ngứa ở tay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hầu hết khi đã xuất hiện triệu chứng bất thường này, cơ thể đã mắc một loại bệnh lý nào đó.

Dưới đây là các nguyên nhân gây nổi mụn nước ở tay, chân:

Cơ địa

Nhiều người có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ dàng nổi mẩn ngứa nếu tiếp xúc phải các chất gây kích ứng.

Căng thẳng

Nổi mụn nước ở tay thường xuyên xuất hiện ở những người hay căng thẳng, lo lắng, stress.

Yêu cầu công việc

Nhiều người có công việc đòi hỏi thường xuyên tiếp xúc với kim loại (niken, coban, …), nước, làm việc trong môi trường ẩm thấp, … thường dễ mắc bệnh nổi mụn nước và các bệnh da liễu khác.

Viêm da dị ứng

Những ai đã có tiền sử bệnh viêm da dị ứng sẽ dễ gặp tình trạng nổi mụn nước hơn bình thường.

Chức năng gan suy giảm

Gan sẽ phải hoạt động quá công suất, gây nên tình trạng chức năng gan suy giảm nếu chế độ sinh hoạt không khoa học, bao gồm: thường xuyên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, uống rượu. hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác. Khi ấy, khả năng lọc chất độc của gan sẽ hoạt động kém hiệu quả, khiến ododjc tố tích tụ và gây nên mụn nước.

Ảnh hưởng của môi trường

Khí hậu thay đổi khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn nước, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng kém hoặc thường xuyên ra mồ hôi.

Sử dụng mỹ phẩm độc hại, không rõ nguồn gốc

Da bị kích ứng, dị ứng khi dùng mỹ phẩm không uy tín thường biểu hiện bằng việc nổi mụn nước.

Thường xuyên tiếp xúc với kim loại

Đặc thù công việc, tiếp xúc với kim loại gao gồm Niken, Coban,… trong môi trường làm việc rất dễ bị viêm da, nổi mề đay mẩn ngứa.

Xem thêm: Tê đầu ngón tay: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Mụn nước ở tay là bệnh gì?

Như đã nói ở trên, mụn nước ở tay là triệu chứng của nhiều căn bệnh da liễu. Cụ thể như:

Chàm da eczema

Chàm da eczema là một dạng tổn thương da nông, mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy kéo dài. Từ âm ỉ đến dữ dội tùy thể bệnh và giai đoạn tiến triển.

Trong đó, tổn thương điển hình nhất là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ. Tùy tình trạng bệnh, lượng mụn sẽ xuất hiện nhiều hoặc ít trên da. Sau một thời gian, mụn nước bắt đầu bong ra, làn da của bạn trở nên khô cứng, đóng vảy trông rất mất thẩm mỹ.

Một số thể của bệnh chàm eczema gồm:

  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc
  • Chàm thể đồng tiền
  • Viêm da thần kinh
  • Viêm da ứ đọng…

Hiện nay, do chưa xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm eczema. Nên quá trình điều trị này còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích chính trong điều trị chàm là kiểm soát tiến triển bệnh, làm giảm thương tổn da. Cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa biến chứng.

Zona thần kinh

Zona thần kinh hay còn gọi là giời leo. Khi bạn có tiền sử bị thuỷ đậu, những siêu vi này có thể bùng lên trở lại gây triệu chứng.

Bệnh thường có biểu hiện là phát ban và nổi các mụn nước thành từng dải. Kèm theo triệu chứng đau, nóng rát và khó chịu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ và chán ăn uể oải.

Một số trường hợp Zona xuất hiện ở mắt, ở tai có thể gây suy giảm thị lực, thính lực. Ngoài ra, zona thần kinh vẫn mang đến nguy cơ gây viêm phổi, viêm gan như thuỷ đậu. Những trường hợp này cần điều trị ngay để tránh những biến chứng không mong muốn.

Thuỷ đậu

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ – là một bệnh lý truyền nhiễm, do nhiễm virus Varicella Zoster gây ra. Triệu chứng ban đầu có thể biểu hiện đặc điểm chung của nhiễm siêu vi:

  • Đau đầu, đau cơ.
  • Chán ăn.
  • Sốt, đau họng.
  • Mệt mỏi, uể oải.

Sau đó, xuất hiện các mụn nước rải rác khắp cơ thể, tập trung nổi bật nhiều ở vùng lưng, cánh cẳng tay, bẹn đùi, mặt và có thể quanh các lỗ tự nhiên.

Các mụn bóng nước to dần, thường hoại tử tạo chấm đen ở giữa. Khi bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ thành mụn mủ. Bệnh gây cảm giác rất ngứa, làm loét miệng và đau họng, khiến việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh có thuốc đặc trị và hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết nóng bức. Lúc này, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng các ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh. Mồ hôi không thoát ra ngoài hết và bị ứ đọng lại.

Mặt khác, ống bài tiết dễ bít kín do bụi hoặc ghét bẩn khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được mặc quá nhiều quần áo.

Triệu chứng của rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ xung quanh, xuất hiện ở đầu, cổ, ngực, lưng… Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát.

Vì vậy, khi trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa dễ làm da bị lở do viêm nhiễm.

Ghẻ nước

Khi xuất hiện, ghẻ nước có thể gây ra một số dấu hiệu ngoài da như:

Ngứa: Cơn ngứa ghẻ nước có tính chất dữ dội và ban đêm sẽ bị ngứa nhiều hơn ban ngày do ghẻ cái hay đào hang, đẻ trứng vào ban đêm.

  • Da nổi nhiều mụn nước: Vùng da bị ghẻ sẽ xuất hiện tổn thương dạng mụn nước, chứa đầy dịch lỏng bên trong. Có thể bị vỡ ra khi gãi ngứa hay ma sát với quần áo. Trường hợp xuất hiện ở vùng kín, mụn nước thường có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ hạt đậu tương hoặc nhỏ hơn nhưng rất ngứa.
  • Xuất hiện các rãnh ghẻ: Ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da. Chúng có chiều dài khoảng 2 – 4 mm.

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

  • Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
  • Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C) kèm đau họng, đau rát răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.
  • Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh).

Các triệu chứng bệnh tay chân miêng ở trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

  • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: Niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn. Cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

mụn nước do bệnh tay chân miệng

Nhiễm virus Herpes 

Nhiễm Herpes virus có đặc điểm là nổi các mụn nước ở môi, miệng và ở cơ quan sinh dục. Các mụn nước nằm trên nền da sưng đỏ và đau nhức. Vùng mụn nước phồng rộp có thể vỡ ra, bội nhiễm vi trùng và rất đau.

Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải một số triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau nhức cơ, sưng nổi hạch. Sau khi bệnh ổn định có thể có nhiều đợt tái phát sau đó.

Bệnh bóng nước tự miễn

Bệnh bóng nước tự miễn do kháng thể tự miễn làm tổn thương da và niêm mạc gây ra. Có nhiều loại Pemphigus khác nhau được phân chia tuỳ thuộc vào nguồn gốc và vị trí của tổn thương.

Những trường hợp này thường có triệu chứng rầm rộ:

  • Bóng mụn nước kích thước thay đổi, thường lớn hơn;
  • phân bổ nhiều nơi, có thể tập trung ở thân trên, ở nếp gấp tứ chi, vị trí tiết mồ hôi;
  • Mụn nước ở tay dễ vỡ, bong tróc và đau;
  • Nền da đỏ tấy hoặc cũng có thể bình thường.

Một số trường hợp bệnh nhân có thể kèm thêm các triệu chứng khác như: Sụt cân, ăn uống kém.; đau loét họng, khó nuốt, khàn tiếng; chảy máu cam; viêm kết mạc mắt; tiểu khó.

Nổi mụn nước, bóng nước là một trong những dấu hiệu không nên chủ quan. Nguyên nhân có thể do phản ứng dị ứng hay chàm da cho đến những vấn đề khác nghiêm trọng hơn như thuỷ đậu hoặc bóng nước tự miễn. Do đó, bạn cần theo dõi kỹ lưỡng các triệu chứng của bệnh và thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán mụn nước ngứa ở tay chân

Trong rất nhiều tình trạng, bác sĩ có khả năng tiến hành kiểm tra các biểu hiện bên ngoài những ngón tay chân để chẩn đoán bệnh. Bởi vì trường hợp nổi mụn nước tay chân khác giống các bệnh viêm da khác. Bởi thế bác sĩ cũng có khả năng đề nghị thực hiện những xét nghiệm nhất định.

Một số dòng xét nghiệm bao gồm:

  • Sinh thiết da: Là việc lấy một mảng da nhỏ ở tay để tiến hành kiểm tra ở phòng thí nghiệm. Sinh thiết da có khả năng dòng trừ những nguyên do khác gây ra mụn nước. Ví dụ như nhiễm nấm.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Điều này thường được chỉ định lúc chuyên gia nghi ngờ nguyên do gây bệnh liên quan tới những tác nhân dị ứng.

Tổng hợp các cách trị mụn nước ở tay chân

Sau đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng mụn nước bằng thiên nhiên đem lại kết quả nhanh chóng lại an toàn.

Lưu ý: Mẹo dân gian này không áp dụng với mụn nước đã vỡ và viêm.

Cách trị mụn nước ở tay bằng dưa leo

Dưa leo giúp làm mát, dịu nhẹ làn da đang bị rát, sưng, nổi hột nước. Thêm vào đó dưa leo còn giúp hút chất độc, tăng khả năng kháng viêm trên nốt mụn rất tốt.

Người bệnh chỉ cần dùng dưa leo tươi cắt thành từng lát mỏng, đắp lên các vùng bị mụn trong 20-25 phút. Sau đó lấy lớp dưa leo ra nhưng không cần rửa lại với nước, để tinh chất thấm lâu trên da tự nhiên.

Sử dụng mật ong

Trong mật ong có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc tố rất tốt. Để trị mụn nước, người bệnh dùng một ít mật ong bôi một lớp mỏng lên vùng bị mụn nước. Để trong vòng 30 phút, sau đó rửa nhẹ nhàng với nước lạnh. Có thể thực hiện 3 lần 1 tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách trị mụn nước ở mặt bằng nha đam

Nha đam sẽ giúp làm dịu da, hết ửng đỏ, thúc đẩy da tái tạo tế bào mới, cải thiện sức khỏe làn da của bạn. Trước hết, dùng phần thịt bên trong của lá nha đam, sau đó đem làm nhuyễn thành gel lỏng để dễ sử dụng. Dùng nước muối sinh lý vệ sinh nhẹ nhàng, sau đó đắp gel lên các vùng bị mụn nước.

Cách trị mụn nước ở mặt bằng dầu lá trà

Dầu của lá trà sẽ giúp khử trùng, kháng khuẩn mụn nước rất nhanh chóng. Hằng ngày sau khi vệ sinh da, để da khô sau đó bôi dầu từ lá trà lên bọc mụn nước. Lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày, sau 1-2 tuần các bọc mụn nước sẽ được thổi bay.

Dùng bột yến mạch

Bột yến mạch có tác dụng lấy sạch chất bẩn, cặn bã, loại bỏ các chất độc trên da, giúp bạn lấy lại làn da sạch mịn. Mọi người có thể sử dụng bột yến mạch làm cách trị mụn nước ở môi, mặt bằng phương pháp đắp mặt nạ trên da.

Trước hết, bạn nên xay thật nhuyễn bột yến mạch trước khi dùng. Lấy yến mạch pha cùng nước ấm theo tỉ lệ 1:1. Sau đó, đắp lên trên da, thư giãn trong 30 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh.

Cách trị mụn nước ở chân bằng giấm

Giấm là một loại khử trùng dịu nhẹ cho làn da đang bị mụn nước. Trước hết, dùng 2 thìa giấm pha với 1 thìa nước ấm, sau đó lấy bông tiệt trùng bôi dung dịch vừa có lên trên vùng bị mụn. Trong cùng ngày, bạn nên thoa lên thêm vài lớp nữa để tinh chất ngấm sâu vào mụn nước. Thực hiện đều đặn trong 1 tuần, mụn nước sẽ xẹp và biến mất nhanh chóng.

Dùng trà đen

Trà đen đậm đặc giúp khử trùng, làm bọng nước nhanh chóng xẹp và biến mất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy trà khô pha với nước ấm với nồng độ đậm đặc. Dùng bông tiệt trùng thấm nước trà đen, chấm nhiều lần lên trên vùng bị mụn.

Cách trị mụn nước ở tay bằng thuốc tím, thuốc xanh

Thuốc xanh và thuốc tím chuyên trị các bệnh ngoài da rất hiệu quả, đặc biệt là mụn nước. Bạn chỉ cần dùng bông tiệt trùng, chấm thuốc thấm đẫm lên các nốt mụn. Để thuốc khô trên da, sau đó có thể chấm thêm vài lớp trong ngày. Thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần, các nốt mụn nước sẽ dầu thu nhỏ và tiêu biến.

Dùng gel bôi ngoài da trị mụn nước ở tay

Loại gel thường được dùng để điều trị mụn nước có thể là sachol, acyclovir, dung dịch hồ nước,… Gel có tính chất bám dính lâu, nên bạn không nên để chất bụi bẩn dính lên lớp gel. Khi bôi nên bôi từng lớp mỏng để da dễ thở, bôi thêm 1 lớp tiếp theo nếu thấy lớp gel bị trôi đi mất.

Các phương pháp điều trị mụn nước gây ngứa ở tay

Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ở tay và mang lại hiệu quả khá tốt. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, quang trị liệu hoặc là áp dụng các mẹo trị mụn ngứa tại nhà như rửa nước muối, bôi kem đánh răng, uống nước rau má,….

Trị mụn nước ở tay bằng thuốc Tây y

Khi gặp phải tình trạng nổi mụn nước ở tay gây ngứa ngáy, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám để được phác đồ điều trị phù hợp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ở tay là:

  • Kem và thuốc mỡ Corticosteroid bôi ngoài da: Có tác dụng làm giảm tình trạng ngứa ngáy và làm lành tổn thương trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định sử dụng ở những trường hợp nặng và da có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: thường được sử dụng là Protopic, Elidel, Steroid và chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị tình trạng nổi mụn nước gây ngứa ở tay bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi thuốc điều trị. Bởi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị mụn nước gây ngứa ở tay. Thì bạn cũng có thể tiến hành điều trị bằng quang trị liệu.

Đây là phương pháp áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quá trình điều trị giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gia tăng nguy cơ mắc ung thư da.

Xem thêm: [Từ a-z] Nấm lim xanh_ thần dược tốt cho sức khỏe

Biện pháp điều trị mụn nước ở tay tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị mụn nước ở tay theo chỉ định của bác sĩ. Bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian giúp làm giảm nhanh cơn ngứa do mụn nước gây ra. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là các cách điều trị mụn nước tại nhà bạn có thể tham khảo:

Bôi kem dưỡng ẩm

Bôi kem dưỡng ẩm cũng là một trong những phương pháp có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn nước gây ngứa ở tay tại nhà rất hiệu quả.

Thành phần dưỡng ẩm bên trong kem khi được bôi lên da sẽ có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da và ngứa ngáy.

Một số loại kem dưỡng ẩm có thể sử dụng để điều trị mụn nước không kê đơn là Vaselin, Lubriderm, Benadryl, Alavert,…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu lá trà, dầu hoa oải hương để bôi lên da tay. Vừa có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da và hỗ trợ điều trị các tổn thương trên da rất tốt.

Dùng đá lạnh

Chườm đá lạnh lên vùng da bị nổi mụn nước là phương pháp có tác dụng giảm ngứa rất hiệu quả. Nhiệt độ lạnh từ đá khi tiếp xúc với da sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác ở nơi đây. Từ đó tình trạng ngứa ngày cũng thuyên giảm. Bạn có thể sử dụng đá lạnh chườm tay theo hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ da tay.
  • Lấy 2 – 3 viên đá lạnh cho vào bọc vải mỏng và sạch.
  • Sử dụng chườm nhẹ lên vùng da tay nổi mụn nước và thư giãn trong 15 phút.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi mụn nước xẹp hẳn.

Biện pháp điều trị mụn nước ở tay tại nhà

Dùng kem đánh răng

Sử dụng kem đánh răng để điều trị mụn nước tại nhà là phương pháp rất đơn giản. Nhưng  khá hiệu quả bạn có thể áp dụng tại nhà.

Thành phần tinh chất bên trong kem đánh răng có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy do mụn nước gây ra. Đồng thời, làm khô chúng một cách nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da tay bị nổi mụn nước cần điều trị bằng nước ấm.
  • Lấy lượng kem đánh răng vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên da.
  • Áp dụng cách này từ 2 – 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng muối biển

Sử dụng muối biển đề điều trị mụn nước ở tay là phương pháp rất an toàn và hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng. Các hợp chất bên trong muối có tác dụng làm sạch da rất tốt giúp đẩy lùi cơn ngứa ngáy và các nốt mụn nước trên da.

Khi sử dụng muối biển để bôi lên da ban đầu sẽ có cảm giác hơi đau rát nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn có thể sử dụng muối biển để điều trị mụn nước ở tay theo hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ và nặn hết tất cả mụn nước trên tay.
  • Dùng muối hạt chà nhẹ nhàng lên vùng da tay bị nổi mụn nước.
  • Áp dụng cách này khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đắp gel nha đam

  • Lấy một nhánh nha đam đem rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài.
  • Sử dụng phần gel nha đam bên trong thoa nhẹ nhàng lên vùng da tay xuất hiện mụn nước.
  • Thực hiện cách này 2 – 3 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì áp dụng cách này cho đến khi mụn nước biến mấy.

Uống nước rau má

  • Lấy một nắm rau má rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Cho rau má vào máy xay nhuyễn rồi cho vào đó một ít nước lọc lấy nước.
  • Cho vào nước một ít đường khuấy đều và dùng để uống.
  • Uống nước rau má hàng ngày có tác dụng thanh nhiệt và giảm mụn rất tốt.

Lưu ý khi dùng cách trị mụn nước ở tay

Điều trị mụn nước ở tay chân môi mặt tại nhà không hề khó khăn nếu bạn phát hiện từ sớm. Thêm vào đó cần áp dụng những cách làm đúng cách để mụn nước nhanh biến mất. Để quá trị điều trị thật sự hiệu quả và nhanh chóng, baj cần lưu ý thực hiện những điều sau đây:

  • Uống thật nhiều nước, nước sẽ giúp thanh lọc máu, đào thải các chất độc tố ra ngoài.
  • Ăn thật nhiều rau xanh, tránh ăn các loại thực phẩm kích thích gây mủ như xôi, bắp, nếp,….
  • Khi bị mụn nước, nên thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, dùng nước muối sinh lý để lau sơ qua vùng mụn nước trước khi điều trị.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, giặt đồ phơi ngoài nắng để diệt vi khuẩn. Thêm vào đó, giữ nơi ở luôn khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh nặn mụn nước, để mụn nước bể: Điều này sẽ làm lây lan ra toàn cơ thể, vùng mụn hở sẽ dễ nhiễm trùng hoặc hoại tử.
  • Bổ sung nhiều vitamin C, E bằng cách ăn nhiều trái cây hoặc uống thuốc bổ.

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, chúng ta đã biết được mụn nước ở tay là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh. Cũng như một số cách chữa mụn nước ở tay hiệu quả.