Môi bé bị sưng: Nguyên nhân, nguy hại, cách chữa trị

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :12/09/2022

Môi bé bị sưng đang là nội dung gây sốt trên các trang diễn đàn Eva. Rất nhiều thông tin khác nhau được đưa ra nhằm lý giải cho hiện tượng này khiến chị em không khỏi lo lắng, bối rối.

Môi bé bị sưng ngứa 1 bên hoặc 2 bên do đâu? Vì sao môi bé bị sưng sau khi quan hệ? Cách chữa sưng môi bé nào an toàn, hiệu quả? Tất cả những thông tin chị em quan tâm sẽ được bài viết giải đáp chi tiết. Vậy nên đừng bỏ lỡ nhé!

môi bé bị sưng đau sau khi quan hệ

Môi bé bị sưng – Nỗi hoang mang của chị em phụ nữ

Tình trạng môi bé bị sưng không quá hiếm gặp ở chị em độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ mức độ nguy hiểm của bệnh để thăm khám kịp thời.

Theo Wikipedia, môi bé là 2 mảnh da nhỏ nằm ở 2 bên mép âm đạo. Chúng thường có màu hồng nhạt, nâu hoặc thâm sạm. Kích thước dài chừng 1- 1,5 cm.

Môi nhỏ giữ nhiệm vụ che chắn và bảo vệ âm đạo. Hàng rào chắn này sẽ giúp các tác nhân gây hại khó có thể xâm nhập vào âm đạo gây bệnh. Đồng thời giúp cho bộ phận sinh dục trong không bị khô rát, tổn thương, kích ứng.

Cấu tạo môi bé chứa hàng trăm nơ ron thần kinh nên vô cùng nhạy cảm. Bởi vậy nó còn có tác dụng kích thích ham muốn, giúp chị em đạt cảm xúc thăng hoa khi ‘yêu”. 

Do là cơ quan nhạy cảm lại nằm ở vị trí bên ngoài nên môi bé bị sưng xảy ra khá phổ biến. Hiện tượng này khiến chị em không khỏi hoang mang, lo lắng. Một số dấu hiệu giúp chị em nhận diện gồm:

  • Kích thước môi bé sưng to, phù nề hơn bình thường. Tình trạng sưng có thể ở 1 bên hoặc cả 2 bên.
  • Khi chạm vào hoặc vận động, quan hệ môi bé có cảm giác đau rát, khó chịu.
  • Cô bé ngứa ngáy âm ỉ hoặc dai dẳng cả ngày. Đặc biệt rầm rộ hơn vào ban đêm.
  • Bề mặt môi nhỏ nổi những nốt mụn thịt, mụn nước, mụn bọc… bất thường.

Điểm mặt 7+ nguyên nhân môi bé bị sưng thường gặp

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân môi bé bị sưng thường xuất phát từ những yếu tố sau:

Vệ sinh “cô bé” không đúng cách khiến môi bé bị sưng

Thói quen vệ sinh vùng kín giúp “cô bé” luôn được giữ sạch sẽ, hạn chế viêm nhiễm. Những tưởng là việc đơn giản nhưng trên thực tế rất nhiều chị em chưa biết cách vệ sinh. Thao tác sai cách do đó trở thành tác nhân khiến môi bé sưng ngứa.

môi bé bị sưng đau

Một số thói quen vệ sinh sai cách chị em vẫn thường mắc phải là:

  • Quá lạm dụng sản phẩm vệ sinh phụ nữ. Dung dịch vệ sinh có tính diệt khuẩn quá mạnh gây kích ứng môi bé.
  • Thụt rửa sâu âm đạo bằng vòi xịt hoặc tay. Điều này không khiến cô bé sạch hơn mà còn gây mất cân bằng âm đạo. Môi bé bị cọ xát mạnh gây tổn thương.
  • Dị ứng với băng vệ sinh, bao cao su, chất diệt tinh trùng. Những sản phẩm giá thành rẻ, kém chất lượng khiến vùng kín bị sưng nề ngứa ngáy.
  • Vệ sinh không sạch sẽ kỳ dâu, đeo băng cả ngày nhưng ít thay rửa. Điều này vô tình tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Vì sao môi bé bị sưng? – Thường xuyên mặc quần lót chật

Rất nhiều chị em có thói quen mặc đồ lót ôm sát để khoe triệt để hình thể. Đáng tiếc, đây cũng chính là nguyên nhân khiến môi bé bị sưng đau. Về lâu dài có thể ngứa ngáy, nổi mụn kèm viêm nhiễm.

Quần lót chật chội khiến vùng kín luôn bí bách. Mồ hôi, bụi bẩn kết hợp dịch tiết âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, chị em có nguy cơ cao mắc viêm nhiễm phụ khoa.

Môi nhỏ bị sưng đau do quan hệ tình dục thô bạo

Nguyên nhân môi nhỏ bị sưng cũng có thể bắt nguồn từ thói quen tình dục thô bạo. Cọ xát quá mạnh đến vùng kín khiến môi lớn sưng tấy, đau rát, chảy máu.

Viêm âm đạo khiến môi bé sưng, ngứa ngáy mùi hôi

Môi bé sưng nếu đi kèm ngứa ngáy mùi hôi nguy cơ cao do viêm âm đạo. Bệnh thường do nấm, vi khuẩn, trùng roi, ký sinh trùng gây nên. 

Triệu chứng bệnh viêm âm đạo điển hình gồm:

  • Môi lớn, môi bé sưng tấy đỏ.
  • Âm hộ, âm đạo ngứa ngáy.
  • Lượng khí hư ra nhiều, màu sắc bất thường, mùi hôi.
  • Vùng kín nổi mụn bất thường.
  • Quan hệ đau rát, giảm sút ham muốn.

Bệnh viêm âm đạo nếu không được điều trị vi khuẩn sẽ lây nhiễm ngược dòng. Bệnh biến chứng gây: Viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm lộ tuyến… Chị em có tỷ lệ vô sinh hiếm muộn cao.

Môi bé bị sưng sau khi quan hệ do nhiễm lậu

Rất nhiều chị em hoảng hốt khi thấy môi bé bị sưng sau khi quan hệ. Theo chuyên gia, đây là dấu hiệu khá phổ biến ở những chị em nhiễm lậu.

Lậu cầu khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ ủ bệnh từ 2- 7 ngày. Sau thời gian này, vùng kín sẽ xuất hiện những đặc điểm như:

  • Lỗ tiểu và môi bé, môi lớn sưng tấy đỏ, đau rát, ngứ a ngáy.
  • Tiểu tiện khó chịu, tiểu đau buốt, tiểu ra mủ sau ngủ dậy.
  • Quan hệ tình dục đau rát.
  • Xuất hiện những cơn đau âm ỉ bụng dưới và vùng lưng.

Viêm tuyến bartholin khiến “vùng tam giác” sưng tấy, đau rát

Nói đến nguyên nhân khiến vùng kín sưng tấy, đau rát chắc chắn không thể bỏ qua viêm tuyến bartholin. Căn bệnh này nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây apxe tuyến bartholin hay ung thư tuyến bartholin…

Chị em có thể nhận diện viêm tuyến bartholin nhờ đặc điểm sau:

  • Môi nhỏ bị sưng tẩy đỏ, đau rát khó chịu.
  • Bụng dưới đau tức khi quan hệ.
  • Âm đạo khô hạn do không tiết được dịch nhờn.
  • Vùng kín ra nhiều mủ đặc kèm ngứa ngáy và mùi hôi khó chịu. 
  • Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ.

Môi bé bị sưng – Cảnh báo bệnh ung thư âm hộ, âm đạo 

Trong nhiều trường hợp, môi bé bị sưng còn là dấu hiệu của bệnh ung thư âm hộ, âm đạo. Tuy nhiên, khi đã ở giai đoạn này thường bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng.

Một số triệu chứng bệnh ung thư âm hộ, âm đạo chị em có thể gặp gồm:

  • Môi nhỏ bị sưng, ngứa ngáy, lở loét âm đạo.
  • Đau tức vùng bụng dưới, đau lưng, đau rát vùng kín.
  • Xuất hiện mùi hôi tanh khi ra khí hư.
  • Ra máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt.

Tổng hợp các cách chữa trị môi bé bị sưng hiệu quả

Môi bé bị sưng dù xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe, cuộc sống người bệnh. Chị em càng chủ động điều trị sớm, những phiền toái gặp phải càng được cải thiện nhanh chóng.

Cách chữa trị môi bé bị sưng khá đa dạng. Tại cơ sở y tế, qua thăm khám bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em phác đồ phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây y chữa sưng môi bé nhanh chóng

Để chữa trị sưng môi bé, các bác sĩ thường chỉ định cho chị em sử dụng thuốc Tây y. Thuốc có thể ở dạng bôi, uống, ngâm rửa, thuốc đặt. Dưới tác dụng của thuốc, tình trạng sưng viêm, đau nhức, ngứa ngáy sẽ được loại bỏ nhanh chóng.

Thuốc Tây y phù hợp với tình trạng sưng môi bé do viêm nhiễm, dị ứng… Chị em nên dùng đúng liều lượng, cách thức theo chỉ định bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa chữa môi bé bị sưng

Trường hợp môi bé bị sưng do bệnh xã hội, bệnh phụ khoa, bệnh ung thư… Tùy trường hợp bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp vật lý trị liệu hoặc ngoại khoa phù hợp.

Chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

môi bé bị sưng ngứa

Cách chữa sưng vùng kín tại nhà bằng mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa trị môi nhỏ bị sưng. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn tham khảo:

  • Dùng nước đá: Chườm đá lạnh giúp giảm giảm lượng máu cung cấp đến vùng kín. Từ đó, phần nào khắc phục chứng sưng phù tại “cô bé”. Chị em lấy vài viên đá lạnh gói ào khăn rồi chườm 8- 10 phút. 
  • Chườm nước ấm: Lấy khăn sạch nhúng nước ấm, vắt kiệt và chườm lên môi bé bị sưng. Phương pháp này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau do sưng.
  • Bột nghệ: Thành phần bột nghệ chứa nhiều chất Curcumin có khả năng kháng viêm, khử trùng. Nếu bạn lấy bột nghệ trộn đất sét đắp lên môi bé, vùng sưng sẽ được giảm đáng kể.

Cách phòng ngừa tình trạng sưng môi bé 1 bên hoặc 2 bên

Khắc phục tình trạng sưng môi bé 1 bên hoặc 2 bên không quá khó khăn. Thực hiện tốt những gợi ý dưới đây có thể giúp chị em phòng ngừa dứt điểm bệnh.

  • Đảm bảo cô bé luôn được giữ gìn sạch sẽ và khô thoáng hàng ngày.
  • Chỉ sử dụng những sản phẩm vệ sinh vùng kín thành phần an toàn, độ pH phù hợp.
  • Mặc quần lót đúng kích cỡ, không mặc đồ quá chật hoặc ẩm ướt.
  • Tần suất quan hệ tình dục và thủ dâm hợp lý, nhẹ nhàng để tránh tổn thương.
  • Quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để cải thiện sức đề kháng, ngăn chặn viêm nhiễm.

Qua bài viết, hy vọng chị em sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc môi bé bị sưng. Không nên tùy tiện điều trị khi không nắm rõ tình trạng bệnh để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm bài viết: