Lá tía tô: 10+ công dụng tuyệt vời không phải ai cũng biết
Ngày cập nhật :08/12/2022
Lá tía tô không chỉ có màu sắc tím đẹp mắt mà lại có vị hương thơm rất đặc trưng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bạn đã từng ăn thử loại lá này chưa? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tía tô là gì, các dược tính, tác dụng và một số lưu ý khi sử dụng loại tía tô. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Tía tô là gì?
- 2 Thành phần có trong lá tía tô
- 3 Đặc điểm, phân bố và phân loại
- 4 Đặc tính của tía tô trong Đông y
- 5 10+ Công dụng từ tía tô không phải ai cũng biết
- 5.1 Làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa
- 5.2 Hỗ trợ điều trị bệnh gout
- 5.3 Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa
- 5.4 Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày
- 5.5 Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- 5.6 Chữa cảm mạo, phong hàn
- 5.7 Giảm Cholesterol
- 5.8 Giảm nguy cơ bệnh tim
- 5.9 Tác nhân chống trầm cảm và rất tốt cho não
- 5.10 Tăng khả năng miễn dịch
- 5.11 Giảm stress oxy hóa
- 5.12 Ung thư
- 5.13 Ngăn ngừa sâu răng
- 5.14 Giảm khó chịu ở dạ dày và ruột
- 5.15 Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
- 5.16 Hiệu quả chống nhiễm trùng hoặc sưng tấy
- 5.17 Duy trì sức khỏe răng miệng
- 5.18 Giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng
- 6 Một số bài thuốc trị bệnh từ lá tía tô
- 7 Cách nấu lá tía tô uống đơn giản, hiệu quả
- 8 Lưu ý khi uống nước lá tía tô
- 9 Một số lưu ý khác khi sử dụng nước lá tía tô
Tía tô là gì?
Tía tô là một loại rau gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn, lá được dùng để ăn sống. Hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon.
Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền.
- Tên khác: Tô ngạnh (cành), tử tô (hạt) và tô diệp (lá)
- Tên khoa học: Perilla frutescens.
- Họ: Lamiaceae
Thành phần có trong lá tía tô
Cứ trong 100gr lá tía tô chứa các thành phần hóa học sau đây :
- Calo: 37 calo
- Carbonhydrate: 7 gram
- Chất đạm
- Khoáng chất: Có khoảng 23% canxi
- Vitamin C: 43%
Đặc điểm, phân bố và phân loại
Tía tô là cây thân thảo có chiều cao từ 0,5 – 1m, hầu như mọc và phát triển đều quanh năm. Thân cây mọc thẳng đứng, có lông mềm. Lá tía tô mọc đối, hình dạng trứng, xuất hiện răng cưa lớn ở mép lá và lông phủ đầy trên bề mặt. Màu sắc của lá có thể là màu tím hoặc đôi lúc là màu xanh tím.
Cuống lá ngắn, dài khoảng 2 – 3cm. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ cuống, có thể có màu trắng hoặc màu tím. Quả hình cầu, rất bé đường kính 1mm và có màu nâu.
Các bộ phận của cây tía tô, gồm có lá, cành, quả và rễ đều được con người sử dụng với nhiều mục đích. Chủ yếu vẫn là làm rau gia vị và để làm thuốc. Cây tía tô được trồng phổ biến khắp nơi, trải dài từ Ấn Độ sang các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Có mấy loại lá tía tô
Mọi người có thể bắt gặp một số loại lá tía tô có hình dạng lá và màu sắc khác nhau, như:
- Lá tía tô có màu đỏ cả hai mặt và có bề mặt phẳng.
- Lá tía tô có màu đỏ cả hai mặt và có bề mặt xù xì.
- Lá tía tô có màu xanh cả hai mặt và bề mặt phẳng.
- Lá tía tô có màu xanh cả hai mặt và bề mặt xù xì.
- Lá tía tô có màu xanh ở mặt trên, màu đỏ ở mặt dưới và bề mặt phẳng.
- Lá tía tô có màu xanh lá cây và màu đỏ xen lẫn với nhau đều cả hai mặt và bề mặt phẳng.
Ngoài ra, ở Việt Nam bạn thường gặp 2 loại tía tô:
- Loại tía tô có mép lá phẳng, màu tím nhạt và ít thơm.
- Loại tía tô có mép lá quăn, màu tím sẫm và hương thơm mạnh. Loại này có giá trị sử dụng cao hơn.
Đặc tính của tía tô trong Đông y
Mỗi bộ phận của cây tía tô đều có công dụng riêng trong y học cổ truyền, cụ thể là:
Tía tô lá
Trong Đông y lá tía tô có tên gọi là tô diệp. Người ta thường hái 2 lần lá già chứa cả phần cuống. Mỗi lần cách nhau một tháng, sau đó đem sấy nhẹ. Hoặc phơi ở nơi mát cho đến khi nào khô mà vẫn giữ được màu sắc và hương vị.
Dược liệu làm từ lá tía tô thường có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc và được dùng để chữa cảm sốt, khó chịu trong người, ho do cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy,….
Cành cây tía tô
Cành cây tía tô có tên gọi trong Đông y là tô ngạnh. Người ta thu hoạch thân cành chính (không lấy những cành nhỏ) sau khi đã hái lá lần thứ hai. Tách phần rễ để riêng và cắt thân cành thành nhiều đoạn dài từ 5 – 10cm.
Sau đó, đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu này được sử dụng cho mục đích: chữa động thai, băng huyết, sưng vú, suy nhược thần kinh,….
Quả cây tía tô
Có tên gọi trong Đông y là tô tử. Người ta hái quả từ những cây tía tô được trồng cho mục đích lấy quả. Hoặc từ những cây chưa hái lá hay đã hái ít lá vào lần thứ nhất. Sau đó, họ đem sấy khô hoặc phơi.
Dược liệu này thường được sử dụng để chữa ho có đờm, ho hen lâu ngày, mày đay, viêm phổi,….
Rễ cây tía tô
Có tên gọi trong Đông y là tô căn. Sau khi người ta thu hoạch cành thì phần rễ được cắt riêng, đem thái nhỏ, rồi được phơi hoặc sấy khô.
Dược liệu này giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy, giảm bầm máu, sưng tấy,…
10+ Công dụng từ tía tô không phải ai cũng biết
Dưới đây là những tác dụng mà nước tía tô mang tới cho sức khỏe cũng như sắc đẹp của con người:
Làm trắng da, ngăn ngừa lão hóa
Uống nước tía tô đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da trắng sáng, đầy lôi cuốn. Lý do là bởi, trong lá tía tô có chứa hoạt chất Priseril. Có tác dụng thanh lọc, cải thiện màu sắc da. Đồng thời loại bỏ các tế bào chết, từ đó giúp da trắng sáng, đều màu.
Ngoài ra, tía tô cũng có chứa vitamin E, có tác dụng rất tốt trong việc duy trì. Và tăng cường độ ẩm cho da, giúp da mịn màng hơn, tươi trẻ hơn.
Bên cạnh đó, tía tô cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nên có thể ngăn ngừa và làm chậm quá trình lão hóa.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Thành phần của lá tía tô có chứa tới 4 hoạt chất. Có thể làm giảm đáng kể enzym xathin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành axit uric gây nên bệnh gout.
Chính bởi vậy, việc uống nước tía tô lá đều đặn, hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân gout.
Ngoài ra, uống nước tía tô cũng có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn, giúp bệnh nhân có được cảm giác dễ chịu hơn.
Hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa khiến người bệnh vô cùng khó chịu, việc điều trị triệt để tình trạng này còn khá khó khăn. Thế nhưng bạn có thể tận dụng nước lá tía tô để làm giảm các cảm giác ngứa ngáy, buồn bực do mề đay gây ra.
Xem thêm: Phèn chua: 20+ Công dụng bất ngờ không nên bỏ qua
Hỗ trợ điều trị bệnh về dạ dày
Một trong số các tác dụng mà loại nước này mang lại đó chính là hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.
Lý do là bởi 2 hoạt chất glucosamine và tanin có trong lá tía tô. Có thể giúp chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương. Cũng như làm liền sẹo nhanh chóng nếu bạn gặp tổn thương về dạ dày.
Chính vì thế, nếu dạ dày của bạn đang có vấn đề, hãy thử sử dụng nước tía tô xem nhé.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Thành phần của tía tô có nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin cùng protein thực vật. Nên hỗ trợ rất lớn vào quá trình hoạt động của dạ dày. Giúp đẩy nhanh chuyển hóa và trao đổi chất.
Chính vì thế, uống nước tía tô có thể làm tăng hoạt động đốt cháy mỡ thừa và đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.
Chữa cảm mạo, phong hàn
Tía tô là vị thuốc đầu tiên được rất nhiều người nghĩ đến khi bị cảm lạnh. Công dụng của lá tía tô trong trị cảm mạo là giúp cơ thể toát mồ hôi và phục hồi nhanh chóng.
Cách sử dụng tía tô chữa cảm mạo rất đơn giản: Bạn nấu cháo rồi cho tía tô vào ăn cùng khi còn nóng, hoặc lấy tía tô đun nước uống.
Người bị cảm mạo cũng có thể dùng tía tô để ngâm chân. Điều này cũng sẽ góp phần giúp làm giảm triệu chứng cảm mạo một cách rõ rệt.
Giảm Cholesterol
Lá tía tô rất tốt để giảm LDL hoặc cholesterol xấu và tăng HDL hoặc cholesterol tốt. Do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và thậm chí cả ung thư. Và nó cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Cũng giống như những gì đã đề cập trước đó, tỷ lệ chất béo lành mạnh tuyệt vời trong tía tô làm cho loại thảo mộc này có lợi cho việc ngăn ngừa bệnh tim.
Lá tía tô giúp duy trì các mạch máu khỏe mạnh, giữ cho chúng không bị cứng và dễ bị tích tụ mảng bám. Chất chống oxy hóa trong tía tô giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm. Giữ chúng ở ngoài động mạch nơi chúng có thể tích tụ và gây ra một số vấn đề rất nghiêm trọng.
Tác nhân chống trầm cảm và rất tốt cho não
Do tất cả các đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ của hạt tía tô, các loại dầu này có tác động chính đến các trung tâm dopamine trong não của chúng ta. Do đó giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.
Và nó cũng giúp tối ưu hóa chức năng não và giúp ích cho trí nhớ. Các chất chứa trong hạt tía tô có thể giúp điều trị chứng trầm cảm.
Tăng khả năng miễn dịch
Các hợp chất có trong lá tía tô đã được công nhận để kích hoạt hoạt động của interferon. Giúp thúc đẩy sức khỏe của hệ thống miễn dịch và do đó ngăn chặn nhiều bệnh tật.
Giảm stress oxy hóa
Có một số cơn ác mộng về sức khỏe có thể bắt nguồn từ stress oxy hóa. Chúng có nhiều loại từ viêm khớp đến ung thư. Stress oxy hóa là điều gì đó xảy ra khi cơ thể bị ngập trong lượng quá nhiều gốc tự do.
Các chất chống oxy hóa được tìm thấy rất nhiều trong tía tô là những chất hoàn toàn. Có khả năng xóa sổ các gốc tự do dư thừa đó và đó là lý do tại sao loại thảo mộc này thường được sử dụng để ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến stress oxy hóa.
Ung thư
Vì chứa tất cả các chất chống oxy hóa mạnh nên tía tô có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Chúng ta càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hằng ngày thì khả năng bị ung thư càng thấp.
Ngăn ngừa sâu răng
Hạt tía tô và lá tía tô có chứa nhiều Luteolin giúp giảm sâu răng. Đại học Asahi của Nhật Bản phát hiện ra rằng hạt và lá ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.
Giảm khó chịu ở dạ dày và ruột
Lá tía tô bao gồm flavonoid, axit rosmarinic và axit caffeic có thể giảm khó chịu ở đường tiêu hóa.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tía tô có thể giúp cải thiện chứng đầy hơi, thoát khí, ậm ạch và cảm giác no ngay sau khi bắt đầu uống chiết xuất thông qua prokinetic. Giúp tăng cường cơ thắt thực quản dưới, do đó ngăn ngừa trào ngược axit và chống co thắt.
Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
Axit béo có trong tía tô rất hữu ích, đặc biệt là đối với những người thường xuyên bị đau nhức và sưng khớp.
Thực tế là những chất béo có lợi đó hỗ trợ các khớp, giúp chúng không bị đau và viêm. Bổ sung tía tô có thể giúp những người dễ bị viêm khớp vì họ có thể tránh được việc phải thường xuyên ngậm NSAID trong miệng. Đây là loại thuốc được biết là có nhiều tác dụng phụ và rủi ro.
Hiệu quả chống nhiễm trùng hoặc sưng tấy
Loại thảo mộc này được biết là có chứa axit rosmaric, một trong những hợp chất chính giúp ngăn ngừa dị ứng da và sưng tấy.
Chiết xuất từ lá tía tô được biết là có thể ngăn ngừa bất kỳ tình huống nào như vậy xảy ra.
Duy trì sức khỏe răng miệng
Lá tía tô được biết là có đặc tính chống vi khuẩn và có xu hướng duy trì sức khỏe răng miệng.
Khi tiêu thụ bằng đường miệng, nó có xu hướng tránh các vấn đề như chảy máu nướu răng cũng như giảm bất kỳ vấn đề trong khoang miệng nào.
Giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng
Tía tô được biết đến là món ăn giúp hỗ trợ những người đang bị dị ứng. Đó là bởi vì loại thảo mộc này được chứng minh là giúp kiểm soát việc giải phóng histamine trong cơ thể, xảy ra trong quá trình tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tía tô thực sự có hiệu quả trong việc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng khác nhau. Bao gồm ngứa và chảy nước mắt, chảy nước mũi, hắt hơi và thậm chí là khó thở.
Một số bài thuốc trị bệnh từ lá tía tô
Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh từ tía tô, mọi người có thể theo dõi và cùng tham khảo:
Chữa cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn
Nói đến lá tía tô thì công dụng hữu hiệu nhất là trị cảm mạo. Theo y học bằng những cách sau đây, tía tô cực tốt để giải cảm, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn…
- Xông, ngâm chân: Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa, ngoài ra có thể dùng nước này để ngâm chân. Nếu lá được rửa sạch thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông.
- Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng, để mồ hôi toát ra.
- Uống nước tía tô: Tía tô tươi 15 – 20g giã nát, chế nước sôi gạn nước trong để uống. Uống xong đi nằm đắp chăn. Cách này dùng cho trẻ em người già yếu.
Tác dụng của lá tía tô với xương khớp
Thường xuyên đau khớp, đi đứng không được. Với những tuổi già, mỗi khi trời trở lạnh thường đau khớp. Nguyên nhân do cơ thể suy yếu, ít vận động. Hàm lượng protein lâu ngày tích tụ, gây nghẽn mạch ở xương.
Do đó cần đả thông khí, bằng cách sử dụng lá tía tô để ngâm chân hàng ngày.
Tác dụng của lá tía tô với bệnh gout
Người mắc bệnh gout do lượng axit uric trong máu cao, thường bài tiết từ phân và nước tiểu.
Lâu ngày, các tinh thể này kết tụ ở khớp, xương, gây sưng và đau đớn cho bệnh nhân. Do đó nên sử dụng tía tô có tác dụng oxy hóa cực mạnh vào các vùng xương khớp bị sưng và viêm.
Tác dụng của tía tô với bà bầu
Các bà bầu khi mang thai thường hay cảm lạnh, sưng phù trong thời kỳ mang thai cuối.
Nên dùng lá tía tô để ngâm chân thay vì uống trực tiếp hoặc ăn. Giúp giảm cơn đau do sưng phù, hoặc cảm lạnh khi trở trời.
Tác dụng của tía tô với trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh do sức đề kháng yếu, bị ho có thể dùng 10 lá tía tô giã lấy nước cốt pha với sữa của mẹ cho bé uống.
Trẻ bị rôm sẩy ở da, các mẹ có thể dùng lá tía tô nấu nước tắm cho trẻ tắm.
Làm đẹp da
Để làm đẹp da bằng lá tía tô, bạn có thể đun nước lá tắm. Hoặc pha nước uống hàng ngày, đắp mặt, hoặc cũng có thể xông hơi.
- Dùng để đắp mặt: Giã nhuyễn tía tô rồi trộn với sữa chua không đường. Thoa hỗn hợp này lên mặt trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm. Cách này giúp trị nám da hiệu quả, làm mờ dần các nốt tàn nhang.
- Dùng cho tắm toàn thân: Nấu tía tô với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Phần bã thì để chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn, da sẽ trở nên mịn màng và sáng hơn rất nhiều.
- Uống nước: Đem tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà để uống hàng ngày. Cách này giúp tăng độ ẩm cho da, làm da trắng mịn hơn và giảm lão hóa.
Ngoài ra, bạn có thể đun sôi hỗn hợp tía tô với gừng, sả, cuối cùng cho thêm một chút muối biển. Xông mặt bằng hỗn hợp này 1 – 2 lần một tuần sẽ giúp da bạn được thải độc, lỗ chân lông thông thoáng, da trở nên mịn màng hơn.
Chữa mề đay, mẩn ngứa
Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,…
Có thể dùng tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã. Để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. Lưu ý, sau xát tía tô, khi khô đi thì cần bỏ hết bã và tắm lại bằng nước ấm thật sạch.
Cách nấu lá tía tô uống đơn giản, hiệu quả
Khi đã hiểu được uống nước tía tô có tác dụng gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nấu lá tía tô bạn nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 200 gam lá tía tô tươi
- 2 lát chanh
- 2,5 lít nước lọc
Lưu ý: Bạn nên mua tía tô ở nơi uy tín, đảm bảo. Nếu tự trồng được hoặc mua được tía tô hữu cơ là tốt nhất.
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn rửa tía tô với nước sạch rồi ngâm với mước muối pha loãng khoảng 10 phút. Sau đó, bạn rửa lại tía tô 2 đến 3 lần nữa và vớt ra rổ cho ráo nước.
- Bước 2: Bạn đun sôi 2,5 lít nước lọc, sau đó cho tía tô vào đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 3: Sau khi nước tía tô nguội, bạn lọc lấy phần nước và bình thủy tinh rồi cho 2 lát chanh tươi vào, đậy nắp và uống trong ngày. Nếu thời tiết nắng nóng, bạn có thể cho nước tía tô vào ngăn mát tủ lạnh nhé.
Lưu ý: Không nên đun tía tô quá 15 phút bởi nó có thể khiến các tinh dầu trong lá bay hết và nước tía tô sẽ không còn tác dụng.
Lưu ý khi uống nước lá tía tô
Mặc dù nước tía tô có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp. Thế nhưng bạn cũng không nên lạm dụng loại nước này quá mức nhé.
Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Uống quá nhiều nước tía tô sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Vì vậy, bạn nên uống với mức độ vừa phải. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 ly nước tía tô và chia nhỏ ra uống làm nhiều lần.
Xem thêm: [ Mẹo hay mỗi ngày] Cần tây những món ngon và bài thuốc giúp
Nên uống nước lá tía tô khi nào?
Nếu muốn giảm cân, bạn có thể uống nước tía tô trước lúc ăn khoảng 30 phút. Bởi sẽ giúp ngăn ngừa hấp thu chất béo, làm giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Còn nếu không có ý định giản cân, bạn nên uống nước tía tô sau bữa ăn khoảng 20 phút.
Một số lưu ý khác khi sử dụng nước lá tía tô
Nên bảo quản nước tía tô trong tủ lạnh khi không dùng đến. Thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ đồng hồ.
Nếu để lâu hơn thì tốt nhất bạn nên bỏ và đun nước mới. Bởi khi để càng lâu, các dưỡng chất trong nước tía tô sẽ bị mất hết tác dụng. Thậm trí gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra cần chú ý:
- Tránh sử dụng lá tía tô khi đang bị tiêu chảy. Vì tía tô có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa nên sẽ làm tình trạng tiêu chảy có thể nặng hơn.
- Có thể gây dị ứng đối với một số người. Không chỉ việc ăn tía tô mà nhất là việc sử dụng tinh dầu tía tô cũng có thể gây dị ứng với một số người. Vì thế, bạn nên thoa một lượng nhỏ trên da tay. Để xem phản ứng da ra sao trước khi dùng tinh dầu hoặc ăn lá tía tô.
- Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da sau ít nhất 1 tiếng. Bạn mới có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Không dùng nước lá tía tô trong trường hợp cảm nóng, người ra nhiều mồ hôi.
- Trẻ em hoặc phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về lá tía tô cũng như tác dụng của chúng. Hãy tham khảo và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Bài Liên Quan