[ Mẹo hay mỗi ngày] Cần tây những món ngon và bài thuốc giúp

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :08/12/2022

Cần tây là loại cây trồng phổ biến và thường xuất hiện trong bữa ăn của các gia đình Việt. Tuy nhiên, ít ai ngờ đến loại cây vốn thân thuộc này lại có tác dụng chữa rất nhiều bệnh thường gặp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc kiến thức tổng quát về cần tây và các bài thuốc chữa bệnh. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là cần tây?

Cây cần tây có tên tiếng Anh là celery và tên khoa học là Apium graveolens, thuộc thực vật họ Hoa tán.

thế nào là cần tây

Thân cây cần tây mọc thẳng, có thể cao đến 1.5m và có tuổi thọ sống khoảng gần 2 năm. Trên thân cây có rãnh dọc, chạy dài và lá phát triển ở gốc có cuống, hình mắt chim. Hoa của cần tây gồm nhiều tán và quả có dạng hình trứng.

Hầu hết các bộ phận của cần tây đều được sử dụng để nấu ăn hằng ngày hoặc cho mục đích chữa bệnh được dùng phổ biến trong Đông Y.

  • Tên gọi khác. Rau cần tây
  • Tên khoa học: Apium graveolens L
  • Họ: Hoa tán – Apiaceae

Đặc điểm, phân bố và phân loại

Cần tây có thân mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1,5 m. Và được trồng rất nhiều trong vườn nhà của mỗi gia đình. Với nhiệm vụ chính đó chính là làm rau ăn hàng ngày.

  • Thân có nhiều rãnh dọc, các nhiều cành mọc thẳng đứng.
  • Lá có hình mắt chim, dưới gốc có cuống lá, thuôn dài có 3 cách, mép lá lượn tai bèo. Lá được xẻ thành 3 mảng hoặc không chia tùy theo điều kiện phát triển của cây.
  • Hoa nhỏ màu trắng nhạt, hoặc xanh lục nhạt, gồm nhiều tán. Hoa ở đầu cành có tán dài hơn cách tán còn lại.
  • Quả Cần tây có hình trứng, hình cầu. Xung quanh có vạch lồi chạy dọc theo thân quả.

Phân bố

Nguồn gốc xuất xứ từ bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Cần tây được trồng lâu đời tại các nước phương tây để ăn kèm và điều trị bệnh cao huyết áp.

Hiện tại, vị thuốc được trồng nhiều ở nước ta tại các vùng thung lũng, đầm lầy như Quãng Ngãi, Bình Định,…

Phân loại

Hiện nay trên thế giới có 3 loại cây cần tây khác nhau đó chính là:

Cần tây tự chần hoặc vàng (cần tây lá)

Loại này có thân dày, mọng nước với các gân sâu trưởng thành khoảng hơn 100 ngày.

Cây vẫn giữ màu xanh đậm trong suốt thời gian sống. Nhưng vào mùa thu, chúng bắt đầu chuyển sang màu vàng đẹp mắt. Báo hiệu rằng hương vị đang chuyển sang một vị giòn dịu nhưng ngon.

Cần tây xanh hoặc Pascal

Cây có thân dày, cứng và bao gồm một lượng lớn tinh dầu. Lá cây có màu sáng và hàm lượng vitamin, khoáng chất cực cao.

Celeriac

Cây có lá màu xanh lá cây và thân cây mọc trên mặt đất và một gốc bao phủ trong da thô, phát triển dưới lòng đất.

Bộ phần ăn được của loại này là gốc rễ. Bên trong củ có màu nhạt giống như củ khoai tây hoặc củ cải. Nhưng hương vị của nó vần mùi vị của cần tây và mùi tây.

Thu hái, sơ chế và bảo quản

Cần tây có thể thu hoạch quanh năm, thường dùng để ăn sống, ép nước. Hoặc chế biến kèm các món ăn khác.

Rau cần tây rất dễ bảo quản. Sau khi thu hái chỉ cần để ở nơi thoáng mát. Tuy nhiên, để cây tươi lâu, người dùng nên bảo quản cây ở nhiệt độ 5 – 12 độ C.

Thành phần có trong rau cần tây

Trong cần tây có đến 90,5% là nước. Các thành phần hóa học khác bao gồm:

  • Hợp chất Nitơ: 1,95%
  • Chất béo: 0,07%
  • Xenluloza: 1,15%
  • Chất tro, vitamin A, B, C và khoáng chất như Mg, Mn, Fe, Cu, K, Ca, Tyrosin, Cholin, Axit Glutamic: 1,13%

Sau khi chưng cất thì lượng tinh dầu thu được là 2 – 3%. Tinh dầu không có màu, rất loãng, mùi thơm đặc trưng. Thành phần chủ yếu của tinh dầu bao gồm:

  • Cacbua Tecpen
  • D – Limonen,
  • Giaiacola
  • Silinen
  • Anhydrit secdanoi
  • Lacton Sednolit
  • Sesquitecpen Stinben

Tác dụng chữa bệnh của cần tây

Cần tây chứa nhiều chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vì thế, loại cây này có nhiều tác dụng mà bạn không ngờ đến như:

tác dụng chữa bệnh từ cần tây

Giảm táo bón, rối loạn tiêu hóa

Nhờ chứa chất xơ mà nước ép cần tây có thể cải thiện được các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa bệnh táo bón và hội chứng ruột kích thích IBS.

Vì thế, bạn có thể bổ sung loại rau này vào trong chế độ ăn uống hằng ngày để cải thiện các vấn đề về tiêu hóa nhé!

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Cần tây cũng như cải xoăn, dưa leo, chanh, gừng và táo. Đều được chứng minh cho thấy tác dụng trong việc loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó làm giảm tình trạng tăng huyết áp.

Hơn nữa, người ta phát hiện loại rau này chứa nhiều nhóm chất flavonoid. Như apigenin có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Tác động tích cực đến quá trình chuyển hóa và loại bỏ chất béo trong cơ thể.

Xem thêm: Phèn chua: 20+ Công dụng bất ngờ không nên bỏ qua

Chống viêm hiệu quả

Nước ép từ cây cần tây có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Nhất là hoạt tính của apigenin, luteolin và apiin. Làm giảm mức độ của các bệnh mãn tính và cấp tính. Như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen suyễn, bệnh gút, bệnh Crohn, viêm phế quản,…

Tình trạng viêm kéo dài có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hằng ngày và sức khỏe hiện tại.

Bảo vệ sức khỏe cho gan

Lá và thân của cây cần tây đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có lợi cho bộ phận gan.

Trong đó, phải kể đến là nhóm chất polyphenol có khả năng loại bỏ các gốc tự do và độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

Đồng thời, chúng làm tăng sự hoạt động của các enzyme khác có khả năng chống oxy hóa. Như catalase, glutathione reductase và superoxide dismutase trong cơ thể bạn.

Vì thế, thói quen sử dụng loại cây này mỗi ngày sẽ góp phần làm giảm quá trình peroxy hóa lipid và tích lũy chất béo trong gan. Phòng được bệnh gan nhiễm mỡ do rượu, chứng xơ gan và kể cả ung thư gan.

Cải thiện giấc ngủ và sức khỏe não bộ

Lá cần tây chứa apigenin có đặc tính bảo vệ thần kinh và chống viêm mạnh mẽ. Theo một số nghiên cứu chứng minh rằng: chế độ sử dụng nhiều loại rau củ chứa hợp chất polyphenol như cần tây có khả năng điều chỉnh nhịp sinh học và chu kỳ của giấc ngủ.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa và các khoáng chất trong cần tây còn giúp bảo vệ các tế bào não tránh sự gây hại của stress oxy hóa và các mầm bệnh khác.

Vì thế, việc sử dụng cần tây giúp cải thiện, tăng cường trí nhớ. Cũng như kiểm soát tốt bệnh Alzheimer và rối loạn thoái hòa thần kinh.

Làm đẹp da và tóc

Do chứa nhiều chất chống oxy hóa và nhóm chất polyphenol có đặc tính chống viêm. Nước ép cần tây có khả năng ức chế quá trình oxy phản ứng diễn ra trong máu và loại bỏ độc tố dễ dàng.

Hơn nữa, các khoáng chất như magie và kali còn duy trì sự cân bằng của chất điện giải và độ pH trên da. Trong khi đó, vitamin B9, vitamin A và vitamin C trong cần tây hỗ trợ chống viêm và chống nhiễm trùng trong cơ thể.

Nói một cách khác, việc uống nước ép cần tây kèm với chế độ luyện tập thể dục đều đặn. Có thể sẽ hỗ trợ sự phát triển của tóc và mang lại làn da khỏe mạnh. Kể cả việc giảm bớt mụn trứng cá, mụn nhọt, mụn bọc. Và các dấu hiệu lão hóa khác trên làn da.

Cải thiện sức khỏe thận, lợi tiểu

Nhờ khoáng chất natri và kali trong cần tây có khả năng điều hòa các chất lỏng trong cơ thể. Khiến cho nước ép cần tây trở thành một loại đồ uống lợi tiểu.

Không những thế, nước ép cần tây có thể ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Cũng như các vấn đề liên quan đến thận như:  Loại bỏ cặn canxi dư thừa giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch và sỏi mật.

Thậm chí, chiết xuất từ lá cần tây có thể bổ sung các khoáng chất đã bị mất trong cơ thể qua việc đào thải bằng nước tiểu.

Cân bằng axit và bazơ trong cơ thể

Chế độ ăn uống có hàm lượng axit cao thường liên quan đến các rối loạn mãn tính ở thận và túi mật. Vì thế, thói quen ăn các loại rau có hoạt tính kiềm như cần tây sẽ có lợi trong việc duy trì axit và bazơ trong cơ thể.

Đồng nghĩa với việc, nếu bạn duy trì thói quen sử dụng loại rau này trong bữa ăn hàng ngày. Thì có thể kiểm soát nồng độ axit uric – là một trong những nguyên nhân gây ra quá trình vôi hóa diễn ra trong cơ thể. Để ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh sản ở nam giới

Theo y học cổ truyền, việc sử dụng cần tây có thể kích thích ham muốn tình dục. Bảo vệ tinh hoàn và hỗ trợ việc sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Lợi ích này là do khả năng chống oxy hóa của các hợp chất có trong cần tây. Nhất là nhóm flavonoid có thể giải độc và bảo vệ cơ quan sinh dục nam giới. Tránh khỏi sự tác động của stress oxy hóa.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nước ép cần tây ít calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin khác. Giúp cơ thể có cảm giác no lâu, đồng thời kiểm soát được cơm thèm ăn. Nhằm góp phần giảm cân hiệu quả.

Giảm lượng cholesterol xấu

Nước ép cần tây chứa hợp chất hóa học 3-n-butylphthalide. Có tác dụng tích cực trong việc làm giảm cholesterol LDL xấu trong máu. Nhờ đó góp phần kiểm soát tình trạng huyết áp nhờ khả năng làm thư giãn các cơ xung quanh mạch máu.

Ngoài ra, loại nước ép này cũng có thể tăng cường bài tiết mật hoặc hàm lượng axit steroid – đều có tác dụng làm giảm cholesterol trong cơ thể.

Ngăn ngừa ung thư

Nhờ chứa đến 8 hợp chất có lợi cho sức khỏe, nước ép cần tây trở thành đồ uống giúp ngăn ngừa được bệnh ung thư.

Cụ thể, hợp chất acetylenic có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào khối u và axit phonolic kiềm chế sự hoạt động của prostaglandin (vốn là chất có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của tế bào ung thư).

Không những thế, các hợp chất thực vật khác trong cần tây có thể ngăn chặn các gốc tự do gây hại và phá hủy DNA của tế bào.

Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

Có rất nhiều cách sử dụng cần tây khác nhau mà bạn có thể tham khảo. Không chỉ đem lại hiệu quả cao, chữa được nhiều bệnh mà cần tây còn giúp giải quyết nỗi lo về tác dụng phụ khi điều trị bằng thuốc tây.

Tuy nhiên, để các bài thuốc từ rau cần tây có tác dụng rõ rệt nhất, đòi hỏi bạn cần kiên trì áp dụng theo hướng dẫn, không nên từ bỏ giữa chừng.

Bài thuốc từ cần tây

Bài thuốc giảm cân, đẹp dáng từ rau cần tây

Bạn có thể sử dụng nước ép cần tây để uống trước khi ăn sáng hằng ngày. Giúp làm đẹp da, thanh lọc các chất cặn bã trong cơ thể.

Tuy nhiên để giúp người sử dụng có thể tăng chất lượng và cải thiện vị hăng của cần tây. Có thể kết hợp với một số loại trái cây như táo, chanh, dứa. Sử dụng hằng ngày trong vòng 1 – 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Sử dụng rau cần tây chữa bệnh huyết áp cao

Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh đột quỵ hoặc xuất huyết não ở người lớn tuổi.

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dùng khoảng 50g cần tây cả thân và lá. Sau khi bỏ rễ và làm sạch đem đun với 1 lít nước.

Lưu ý nên đun lửa nhỏ để nước thuốc ngấm được các dưỡng chất từ cần tây nhiều nhất. Khi nước thuốc cô đọng lại còn đủ 1 bát thuốc thì lấy ra dùng.

Chia thuốc làm 3 phần tương ứng với 3 lần uống mỗi ngày. Chất Apigenin sẽ giúp làm giãn các mạch máu để quá trình lưu thông diễn ra tốt hơn, ngăn ngừa tụ máu.

Bài thuốc dành cho người mỡ máu cao

Không chỉ có tác dụng giảm cân mà dùng cần tây có thể giúp giảm lượng mỡ trong máu vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện: Kết hợp cần tây và ½ trái táo, xay chung và dùng nước ép để uống hằng ngày, kiên trì trong vòng 1 – 2 tháng. Ngoài ra để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống, luyện tập phù hợp.

Nước ép cần tây, táo nên sử dụng vào trước bữa ăn sáng để sắt và magnesium phát huy tác dụng tốt nhất, tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn bữa sáng.

Cách chữa bệnh thận

Một số bệnh lý liên quan tới thận như sỏi thận, suy thận và các biểu hiện như tiểu dắt hoặc nước tiểu đục có thể được khắc phục nhờ rau cần tây.

Cách làm: Đem rau cần tây loại bỏ sạch gốc, rửa bùn đất và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 2cm. Đun trong 400ml nước với lửa nhỏ, cho tới khi nước cạn chỉ còn 200ml.

Liên tục uống vào buổi sáng và tối, trước khi ăn 30 phút. Chỉ sau 1 tuần sẽ thấy nước tiểu thay đổi, nhờ hàm lượng nước lớn lên tới 90,5% trong rau cần tây thúc đẩy hoạt động bài tiết tốt hơn.

Rau cần tây chữa mất ngủ

Để lấy lại giấc ngủ tự nhiên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện uống nước cần tây nguyên chất trước mỗi bữa sáng 30 phút.

Hoặc bổ sung thêm cần tây trong các món ăn hàng ngày như cần tây xào bò, tôm xào cần tây, canh thịt lợn hạt sen cần tây, nộm rau cần tây với tôm nõn…

Giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao

Cần tây chứa nhiều Canxi, magie, Vitamin K có thể giúp xương chắc khỏe. Hỗ trợ làm tăng chiều cao hiệu quả. Bên cạnh đó, trong cần tây có chứa hoạt chất kháng viêm tự nhiên Polyacetylene giúp điều trị viêm xương khớp.

Bổ sung Cần tây vào bữa ăn hàng ngày, ép nước uống hoặc sử dụng tinh chất cần tây thường xuyên để hỗ trợ các vấn đề xương khớp.

Trị bệnh đi tiểu nước đục

Rễ cần tây cắt sát phần gốc, đường kính 2 cm, mang đi rửa sạch, đun nhỏ lửa cùng 500 ml nước sạch. Đun đến khi cạn còn 200 ml là dùng được.

Uống khi đói vào buổi sáng và tối. Sử dụng liên tục trong 3 – 7 ngày, nước tiểu sẽ trong trở lại như bình thường.

Tác dụng không mong muốn của cần tây

Mặc dù lợi ích sức khỏe của cần tây là rất nhiều, nhưng cũng có một số rủi ro như sau:

  • Ăn một lượng lớn cần tây có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, các vấn đề về đường tiêu hóa. Như đầy hơi, tiêu chảy, thậm chí gây ra chứng phù nề.
  • Rễ cần tây chứa nhiều chất gây dị ứng hơn so với cuống và hạt chứa hàm lượng cao nhất. Dị ứng cần tây có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, từ ngứa ran nhẹ hoặc sưng tấy đến sốc phản vệ.
  • Cần tây chứa psoralens, một loại hóa chất nếu bôi trực tiếp lên da. Khiến da trở nên nhạy cảm với tia UV.
  • Nếu ăn với số lượng rất lớn, liên tục, chưa nấu chín, cần tây có thể gây ra chứng buồn nôn.
  • Ngoài ra, nếu một lượng lớn cần tây chưa nấu chín có thể cản trở quá trình hoạt động của iốt trong tuyến giáp. Goiters có thể gây sưng cổ, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và suy giáp.

Những ai không nên ăn cần tây?

Nếu là một trong những đối tượng dưới đây, tuyệt đối không nên ăn cần tây bởi có thể gây hại cho sức khỏe nhiều hơn có lợi.

  • Người ăn kiêng: Những người ăn kiêng nên cẩn thận không lạm dụng cần tây vì nó rất ít calo và có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Người rối loạn tuyến giáp.
  • Người mắc các bệnh về thận: Tác dụng lợi tiểu khiến thận phải làm việc quá mức dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Nam giới đang tuổi sinh sản vì nó làm giảm hormone testosterone – hormone quan trọng trong sự phát triển các mô sinh sản của nam giới.
  • Phụ nữ mang thai: Loại rau này gây kích thích cổ tử cung co bóp, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Người huyết áp thấp: Do tác dụng giảm đường huyết nên người huyết áp thấp không nên uống để tránh tác dụng không mong muốn.
  • Người mắc bệnh ngoài da như ngứa da, bệnh vảy nến.
  • Người có thể trạng yếu: Loại rau này có tính mát nên những người ăn uống kém, đau bụng trên, bướng bụng, nôn chua,… nên hạn chế sử dụng.

Xem thêm: Cao hổ cốt : 10+ Đặc điểm, bào chế, công dụng, cách dùng và kiêng kỵ

Thực phẩm kỵ với cần tây mà bạn nên tránh

Không phải bất kỳ loại thực phẩm nào khi kết hợp với rau cần tây cũng mang lại tác dụng tốt cho cơ thể. Một số thực phẩm mọi người nên tránh khi kết hợp với cần tây như sau:

  • Dưa chuột: Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi kết hợp dưa chuột với cần tây. Sẽ làm phân hủy một lượng lớn vitamin C trong cần tây. Do dưa chuột có một loại enzyme phân giải vitamin C.
  • Hải sản có vỏ như nghêu, sò và hàu: Các loại hải sản này có chứa chất phân giải vitamin B1. Khiến hàm lượng chất này trong rau bị phá hủy và hạn chế hấp thụ kẽm cho cơ thể.
  • Thịt thỏ: Thịt thỏ kết hợp với cần tây dẫn đến tình trạng rụng tóc, gây mất thẩm mỹ.
  • Thịt ba ba: Hai loại thực phẩm này khi ăn với nhau có thể gây ngộ độc thực phẩm.
  • Giấm: Nó có thể gây hại cho răng, đồng thời nó khiến cơ thể mất nước nhanh chóng.
  • Đậu tương: Ức chế sự hấp thu sắt cho cơ thể.

Lưu ý quan trọng để sử dụng rau cần tây hiệu quả

Cần tây khi được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh. Vì vậy mọi người cần tuân thủ một số lưu ý quan trọng để biết cách áp dụng hợp lý và hạn chế rủi ro.

  • Cần tây rất tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có thể gây dị ứng trên một số cơ địa nhạy cảm. Một số phản ứng phụ không mong muốn có thể là buồn nôn, ngứa họng, sưng mặt, phát ban…
  • Cần tây có khả năng điều hòa huyết áp mạnh mẽ nên người bị huyết áp thấp không phù hợp sử dụng loại rau này.
  • Khi sử dụng cần tây trong làm đẹp da, bạn nên chú ý sử dụng kết hợp với các biện pháp bảo vệ khỏi tia cực tím như kem chống nắng, mũ, áo. Vì các thành phần có trong loại rau này khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
  • Rau cần tây có tác dụng hỗ trợ đào thải độc tố, giúp giảm mụn và các dấu hiệu do nội tiết tố gây ra trên da của bạn chứ không có tác dụng trị mụn.
  • Phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ tuyệt đối không nên sử dụng rau cần tây để tránh hiện tượng lưu thai.
  • Loại rau này không thích hợp sử dụng cho người có tỳ vị hư nhược, cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa vì có thể làm ảnh hưởng tới trung dương.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đọc có thể “bỏ túi” cho mình những kiến thức cần thiết khi sử dụng cần tây. Để có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.