Lá lốt và những công dụng chữa bệnh kỳ diệu {Bạn nên biết}

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Lá lốt thường được sử dụng ăn sống như các loại rau thơm hoặc làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Vậy lá lốt chữa được những bệnh gì? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây, hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Cây lá lốt là gì?

Cây là lốt là loài cây thuộc họ hồ tiêu và tên khoa học của chúng trên thế giới là piper lolot C.DC. Đây cũng được xếp vào hàng các giống cây thân thảo và là loài dược liệu vừa dùng trong Đông y vừa để làm thực phẩm, gia vị trong nấu ăn.

Lá lốt

Cây lá lốt là loài cây đặc biệt mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng từ nấu ăn đến làm dược liệu trong đông y. Trong đó lá cây là tốt nhất và nhiều công dụng nhất.

  • Tên khác: lá lốt
  • Tên khoa học: Piper lolot
  • Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)

Đặc điểm cây lá lốt

Về đặc điểm sinh học, cây lá lốt hơi thấp có chiều cao trung bình từ 30 – 50 cm. chúng mọc lan ở quanh đất. Phân thân của loài cây này yếu và có nhiều đốt. Lá cây to bản, tán rộng, có hình tim và có nhiều gân xanh từ 5 – 7 gân một lá. Màu sắc lá lốt đậm từ cuống lá lên trên trên.

Hoa lá lốt mọc ở nách lá, có màu trắng, lâu tàn ít khi phân biệt được.Cây lá lốt khi về già cũng sẽ có quả và có hạt bên trong. Cây ra hoa và đơm quả từ tháng 8 -– tháng 10 hằng năm.

Cây lá lốt mọc quanh năm và không lúc nào là không có nên có thể thu hái bất cứ lúc nào. Chúng có thể để sử dụng sống, ngâm, hoặc phơi khô để làm dược liệu.

Phân bố

Cây lá lốt thường sống ở những nơi râm mát, cây ưa bóng râm, ánh sáng trực tiếp từ phía mặt trời có thể khiến lá không phát triển, xoăn lại, khô héo. Còn những nơi thoáng mát, nhiều cây cối, lá thường to bản xanh mướt.

Loại cây này có thể được trồng hoặc mọc hoang nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc ở nước ta.

Thành phần trong cây

Trong cây lá lốt chưa rất nhiều thành phần tốt để chữa trih các bệnh viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức khỏe.

Một số thành phần quan trọng như: Ancaloit, tinh dầu, Beta-caryophylen, Benzylaxetat,…

Cách chế biến lá lốt thành thuốc

Tùy vào mục đích sử dụng, có thể dùng lá lốt với nhiều cách khác nhau. Thông thường, chúng ta thường hái tươi lá sau đó về chế biến món ăn thành nhiều món khác nhau.

Như bò lá lốt, ốc chuối đậu,… giúp tăng hương vị ngon nhưng để đem lại tác dụng chữa bệnh thì rất khó. Vậy nên sẽ dùng cách khô để chữa bệnh. Đó là sau khi hái về, đem rửa sạch, sau đó phơi khô, cho vào túi nilon, đem đi.

Tác dụng của lá lốt chữa bệnh gì?

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thảo dược quý có tác dụng hỗ trợ, điều trị các các cơn đau nhức cột sống, xương khớp vô cùng hiệu quả, có thể kể đến như: lá lốt, ngải cứu, xương rồng hay dền gai… Trong đó, bài thuốc sử dụng lá lốt chữa được rất nhiều bệnh.

Lá lốt là một loại cây thân thảo, vị nồng, tính ấm. Có tác dụng giúp làm ấm bụng, trừ phong hàn, hạ khí, giảm đau. Thường được sử dụng trong điều trị các chứng bệnh về đau nhức xương khi thời tiết giảm nhiệt độ. Bệnh nhân bị ra mồ hôi, mụn nhọt, đau đầu, đau bụng…

Trong Y học hiện đại, các chuyên gia còn nhận định lá lốt là loại cây có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực tốt. Giúp điều trị các chứng bệnh về viêm nhiễm, sưng khớp và giảm đau vô cùng hiệu quả.

Sử dụng lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp còn có ưu điểm là phương pháp lành tính, rẻ tiền và đặc biệt là an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.

Ngoài ra trong Đông y, cây lá lốt còn được sắc lấy nước uống để chữa các bệnh đau bụng, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Chúng còn được kết hợp với các loại lá khác như xương sông, rễ bưởi, rễ cây cỏ xước, để tăng hiệu quả chữa bệnh… Lá lốt có thể sử dụng tươi sống hoặc phơi khô.

lá lốt chữa bệnh gì

Giúp giảm đau, ngăn ngừa các bệnh sinh lý

Thành phần của lá lốt có rất nhiều các chất kháng viêm, chống viêm. Và tất nhiên, các nhà khoa học sẽ không thể bỏ qua lá này để đem vào nguyên cứu. Các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau nhức,… Có rất nhiều trong lá, từ đó, người ta đã nghĩ ra các đó là dùng lá này để tăng khả năng, sức khỏe cho nam giới khi quan hệ.

Đồng thời, có tính chống viêm vô cùng tự nhiên, cây có thể cải thiện được tình trạng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, đây là nguyên nhân chính khiến cơ thể xuất hiện các bệnh như viêm nhiễm tuyến tiền liệt, viêm nhiễm dương vật…

Lá lốt có tác dụng giúp tăng cường sinh lý

Trong Đông y, lá lốt đã được coi như một vị thần dược rất tốt cho sinh lý nam giới, đặc biệt là có nhiều tài liệu ghi lại: lá có thể chữa bệnh vô sinh, giảm sinh tinh. Giúp cho cơ thể luôn ham muốn…

Lá lốt có tính ấm, lại chữa lạnh rất tốt, kích thích vào thần kinh trung ương và não bộ, cùng bộ phận sinh dục giúp tăng cường việc trao đổi chất, điều hòa cơ thể, duy trì sức khỏe khi lâm trận, tăng cường khả năng sinh tinh, chống vô sinh.

Tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Trong thành phần của lá chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, sức khỏe, như vitamin C, chất xơ, photpho kali, canxi,… Đây là các chất khi đi vào cơ thể giúp nâng cao sức khỏe toàn diệt cho cơ thể, đồng thời tăng cường sức lực, sinh lực cho nam giới ở bộ phận sinh dục.

Tác dụng tốt giúp tăng cường sữa mẹ

Trong lá lốt chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho cơ thể, không chỉ vậy, lá còn rất lành tính, không làm tổn hại đến cơ thể. Tuy các cán bộ y tế không khẳng định điều này, nhưng theo kinh nghiệm dân gian, thì dùng lá rất tốt cho việc tăng cường sữa mẹ.

Không chỉ vậy, thì trong thành phần của cây chứa nhiều chất alcaloid, flavonoid. Đây là hai chất vô cùng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian đầu sinh con.

Lá lốt có tác dụng điều trị tàn nhang

Trong lá lốt chứa rất nhiều tinh dầu, cùng các phenol, chất xơ. Vì thế dùng rất thế dùng lên da là tuyệt vời.

Theo các nhà nghiên cứu, thì trong lá có chất chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. Nên dùng trong điều trị tàn nhang vô cùng tốt. Chính về thế lá trở thành một nguyên liệu quen thuộc cũng như được ưa thích dùng làm công thức làm đem của riêng chị em phụ nữ. Đặc biệt, bên cạnh việc điều trị tàn nhang da mặt, lá còn có tác dụng giúp tẩy tế bào chết rất tốt.

Thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da khi bị tổn thương bằng nám, tàn nhang, nuôi dững các tế bào da, giúp da luôn săn chắc mềm mịn. Không chỉ có vậy, lá dùng thường xuyên giúp chống kháng khuẩn, ngăn ngừa xuất hiện mụn, bã nhờn, tăng cường sức khỏe cho da, giúp da luôn dạng ngời đẹp đẽ.

Lá lốt giúp trắng da

Hoạt chất alcaloid trong lá ngoài việc là một chất chống viêm vô cùng tuyệt vời, mà đây còn là một thảo dược giúp trắng da vô cùng tự nhiên.

Bằng việc lấy nước cốt hay trộn thêm với một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả sử dụng. Sẽ giúp cho việc làm trắng da tuyệt vời hơn rất nhiều.

Chữa ngộ độc thực phẩm

Bên cạnh việc đem lại nhiều tác dụng cho người trưởng thành, thì lá còn có thể chữa nhiều bệnh cho trẻ em, các bệnh lý hay tình trạng nguy hiểm mà trẻ em thường gặp phải.

Khi trẻ có dấu hiệu như đau bụng, nôn mửa, đại tiện nhiều lần, cơ thể sốt nhẹ, thì chắc chắn trẻ đã bị ngộ độc thực phẩm. Cách xử lý ban đầu đó là cho lá lốt cùng với các vị thuốc như hạt sen, cây rau má, sinh khương… cho vào đun nước rồi uống sẽ giúp chữa bệnh này nhanh chóng.

Lá lốt có tác dụng chữa ra mồ hôi trộm

Ra mồ hôi trộm thường gặp phải khi trẻ ngủ bị nhiễm lạnh, hay cơ thể bất ổn, bệnh sẽ rất nguy hiểm nếu càng đều lâu, khiến cơ thể trẻ lạnh đi, không thoát mồ hôi được.

Dùng lá lốt đem rửa sạch, sau đó vào nồi đun chung với 4 bát nước, cho trẻ tắm với nước này ngày 2 lần, sẽ giúp dãn lỗ chân lông, ổn định cơ thể.

Lá lốt có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy lâu ngày hoặc tiêu chảy đem rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, vì thể, phải dùng bài thuốc với chữa tiêu chảy cho trẻ ngay lật tức. Đó là dùng lá nấu nước uống, cách nhau 30 phút.

Lá lốt có tác dụng chữa viêm tinh hoàn ở trẻ em

Khi tinh hoàn của trẻ bị sưng to, khiến đau nhức, mệt mỏi, sốt nhẹ,… Để lâu có thể rất nguy hiểm, vì thể cần phải áp dụng cách sau, đó là dùng nửa lót nước với lá lốt, trần bì, bạch linh, tề chi đun khi còn 1 nửa nước thì cho trẻ uống, chia nhỏ không uống 1 lúc.

Xem thêm: Enterogermina là thuốc gì? 10+ Công dụng, cách dùng, giá bán

10+ Bài thuốc chữa bệnh từ cây lá lốt

Từ xưa đến nay thì cây lá lốt luôn là nguyên liệu cho một số bài thuốc dân gian. Hiệu quả mang lại cao, mà an toàn, không nóng và phù hợp với thể trạng của nhiều người. Đến nay những bài thuốc ấy vẫn lưu truyền trong dân gian và mọi người vẫn áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một số bài thuốc chữa các bệnh như sau:

Đau nhức xương khớp

Những người lớn tuổi, người già bị đau nhức xương khớp do tuổi cao. Hay do đã từng bị tai nạn, bị bệnh về xương khớp. Do thay đổi thời tiết cũng khiến họ vô cùng khó chịu. Để cải thiện tình hình sức khỏe ổn định hơn bạn có thể sử dụng bài thuốc cây lá lốt sau để chữa bệnh.

Sắc một ít lá lốt tươi cùng hai bát nước, đun nhỏ lửa cho đến khi còn nửa bát thì đổ ra và uống. Nên uống sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng và kiên trì sử dụng từ 10 –15 ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Ngoài ra nếu nước sắc từ cây lá lốt khó uống bạn có thể cho thêm một số dược liệu khác như rễ cây cỏ xước, rễ cây bưởi, vòi voi vào ấm sắc cùng lá lốt. Trước khi sắc, bạn sao vàng hạ thổ những dược liệu trên để tạo hương thơm và đem lại kết quả cao hơn.

Trị chứng mồ hôi tay, mồ hôi chân bằng cây lá lốt

Ở 1 số người lớn và trẻ nhỏ thường mắc chứng ra mồ hôi ở tay và chân. Tình trạng để lâu sẽ rất khó chịu, có một cách để giảm thiểu tình trạng này hiệu quả đó là dùng cây lá lốt.

  • Cách 1: Bạn có thể dùng khoảng 30g lá lốt tươi sống, rửa sạch sẽ và đun cùng 1 lít nước từ 3 – 5 phút, pha thêm với ấm nước 1 chút muối. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn ngâm tay và chân vào loại nước đã đun sôi này. Thực hiện nghiêm túc, kiên trì hàng ngày khoảng 2 – 3 tuần, tình trạng ra mồ hôi ở tay và chân sẽ được giảm đáng kể một cách rõ rệt.
  • Cách 2: Bạn sao vàng hạ thổ khoảng 30g lá lốt tươi cho héo đi. Cho 1 lít nước vào cùng đun sôi, sắc đến khi nào thuốc còn một bát thì dừng lại. Bạn nên uống hàng ngày và kiên trì khoảng 1 – 2 tuần để cải thiện việc ra mồ hôi tay, chân của bạn.

Chữa bệnh nấm tổ đỉa bằng lá lốt

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài ra gây ngứa ngáy rất khó chịu cho người bệnh. Để giải quyết căn bệnh này bạn có thể sử dụng lá lốt để điều trị. Bài thuốc như sau:

Bạn hái khoảng một nắm lá lốt tươi cho vào cối và giã nát. Sau đó, lấy một tấm màng lọc, vắt thật sạch để ra nước cốt và bã. Dùng nước cốt uống mỗi ngày để khỏi bệnh từ bên trong.

Phần bã bạn đổ vào một ấm nước cùng 3 bát nước và đun sôi từ 3 -–5 phút. Sau đó dùng màng lọc để lọc nước và bã ra riêng. Phần nước lọc nước bạn rửa trực tiếp lên vết tổ đỉa ở tay, phần bã đắp lên vết tổ đỉa và băng lại. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày khoảng 1 tuần. Tình trạng bệnh của bạn sẽ khỏe lại hoàn toàn và không tái phát lại nữa.

Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư bằng lá lốt

Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay. Đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 – 15 phút. Rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.

Chữa đầu gối sưng đau

Để vết máu tụ này nhanh chóng tan đi, bạn giã nát khoảng 20g lá lốt tươi và 20g ngải cứu. Sau đó, trộn hỗn hợp này với giấm rồi đắp lên vị trí bị sưng đó. Làm như vậy  liên tục từ  2 – 3 ngày tình trạng này sẽ giảm dần. Vết tụ máu sẽ nhanh chóng tan đi, tình trạng đầu gối sưng đau sẽ khỏi hẳn.

Trị mụn nhọt vỡ mủ không liền miệng

Với những người thường gặp tình trạng khó lành miệng viết thương. Như những loại mụn nhọt bị vỡ mủ nhưng miệng vẫn ướt chảy nước, không chịu khô. Thì có thể áp dụng bài thuốc sau đây để điều trị:

Bạn lấy một ít lá tía tô, lá lốt, lá chanh, lá cây ráy đem đi giã nhuyễn. Đắp lên miệng vết mụn nhọt bị vỡ mủ. Tính kháng khuẩn trong lá lốt và các thành phần khác sẽ nhanh chóng làm khô miệng vết thương và khỏi hẳn.

Chữa phù thũng do suy thận

Sử dụng lá lốt và một số thành phần khác để chữa phù thũng khi suy thận. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy khoảng 20g cây lá lốt tươi. Cùng rễ cây tầm gai, lá đa lông, mã đề thêm một chút rễ mỏ quạ.

Bạn đổ tất cả vào ấm nước và sắc để đun nước uống. Mỗi ngày chỉ uống khoảng 50ml không nhiều quá cũng không ít quá để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Giảm cảm, chữa thương hàn

Với những người bị cảm mạo, thương hàn, ốm sốt do nhiễm lạnh. Dùng lá lốt để nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Bạn chỉ cần thái sợi một ít lá lốt tươi, hành tây cùng hành hương nhỏ, tỏi, gừng thái mỏng, và gạo trắng.

Bạn cho tất cả những thành phần này vào nồi và nấu thành cháo. Khi cháo nhừ tắt bếp, bạn đập lòng đỏ trứng hòa cùng cháo, cho người bệnh ăn món cháo này. Bệnh sẽ nhanh chóng khỏi vào ngày hôm sau.

Chữa viêm xoang, ngẹt mũi

Bạn lấy một ít lá lốt rửa sạch với nước muối và vò nát. Sau đó bạn nhét vào lỗ mũi và thở đều, mỗi ngày làm 2 lần, sau 1 – 2 ngày tình trạng ngẹt mũi của bạn sẽ giảm nhanh chóng.

Còn với viêm xoang bạn phải thực hiện đều đặn, thường xuyên kết hợp sử dụng thuốc tây y thì bệnh của bạn mới khỏi hoàn toàn được. Phương pháp này chỉ phần nào giảm bớt tình trạng tức thời để lâu dài viêm xoang vẫn phải sử dụng thuốc vì đây là bệnh mãn tính về đường hô hấp.

Chữa đau bụng do lạnh

Người thể trạng yếu khi đi lạnh về thường bị đau bụng, để cải thiện tình trạng này có thể sử dụng lá lốt để chữa trị. Bạn dùng khoảng 15 – 20g lá lốt tươi, rửa sạch và cho vào ấm đun nước, sắc đến khi còn khoảng 100ml thì đổ ra bát. Mỗi tối trước khi đi ngủ bạn lấy thuốc ra uống. Áp dụng từ 3 – 5 ngày liên tục, tình trạng đau bụng khi đi lạnh sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Điều trị bệnh gút (gout)

Có rất nhiều cách chữa bệnh gút bằng thuốc nam đơn giản mà hiệu quả, và lá lốt chính là một trong số đó. Lá lốt chữa bệnh gút có lẽ không còn xa lạ với nhiều người.

Cây lá lốt còn có tác dụng giảm acid uric trong máu, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Người bệnh có thể dùng độc vị, hoặc sắc lá thuốc này với nhiều dược liệu khác nhau để tạo nên bài thuốc hay.

Cách 1: Sắc nước lá lốt

Lấy 30g lá lốt khô, 30g cây vòi voi, 20g cỏ xước. Sắc cạn với 1 lít nước, nấu đến khi còn 1 bát thuốc thì lấy uống, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Người bị gút nặng có thể gia tăng liều lượng hoặc sắc thuốc đặc hơn để uống. Kiên trì sử dụng mỗi ngày bệnh gout sẽ mau chóng thuyên giảm.

Cách 2: Lá lốt ngâm chân

Dùng 100g lá lốt tươi hoặc khô, nấu với 2 lít nước, gần xong cho thêm 10g muối. Để nước nguội bớt thì lấy ngâm chân. Làm cách này mỗi ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Nếu thực hiện đều đặn các khớp ngón chân sẽ không còn sưng đau.

Cách 3: Ngâm rượu lá lốt

Sử dụng 200g rễ, thân, lá lốt khô, băm nhuyễn, sau đó đem ngâm với rượu 45 độ. Ngâm 2 tuần thì lấy ra dùng. Mỗi lần sử dụng đổ rượu ra lòng bàn tay, thoa đều 2 bàn tay rồi xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức. Làm thường xuyên 3 lần/ngày tình trạng sưng đau tại các khớp sẽ hết hẳn.

Lá lốt chữa yếu sinh lý

Lá lốt dùng để chữa yếu sinh lý cực kỳ tốt. Việc kết hợp hoàn hảo với củ hành. Sẽ giúp chữa bệnh này nhanh chóng. Hàm lượng vitamin cao cùng với tính ấm của cả hai nguyên liệu, sẽ làm gia tăng tác dụng của bộ phận sinh dục nam, kích thích sinh tinh, tăng cường đưa máu đến các khu vực này, tăng cường sinh lực khi lâm trận.

Lấy hành khô, gọt vỏ, rửa sạch rồi thái lát nhỏ, ngâm cùng nước mắm chua ngọt. Dùng lá quấn với hành rồi ăn trực tiếp luôn. Kiên trì sử dụng từ 4-5 lần trên 1 tuần, sẽ giúp cải thiện bệnh vô cùng tốt.

Tác hại của lá lốt đến sức khỏe con người

Tác hại của lá lốt đến sức khỏe có hay không? Câu trả lời là có. Lá lốt cũng như nhiều vị thuốc khác đều có những mặt lợi và mặt hại. Vậy tác hại của lá lốt là gì?

tác hại của lá lốt

Lá lốt có tác hại đến con người khi con người lạm dụng và dùng không đúng liều lượng. Thậm chí nó có thể trở thành thước độc. Theo nghiên cứu mỗi người chỉ nên ăn từ  50 – 100g lá lốt/ngày.

Lá lốt không phải ai cũng dùng được. Nếu bạn bị nhiệt, nóng người, táo bón mà ăn là lốt sẽ khiến môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ.

Nếu bạn ăn lá lốt trong nhiều ngày hoặc với số lượng lớn sẽ khiến cho dạ dày bị nóng và ảnh hưởng tới tiêu hóa. Ngoài những tác hại của lá lốt nêu trên lá lốt còn có thể gây dị ứng.

Với những người cơ địa không thích hợp cớ thể bị dị ứng. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm gặp.

Xem thêm: Atiso đỏ: Đặc điểm, công dụng và cách chữa bệnh [ Nên tham khảo]

Lưu ý khi sử dụng cây lá lốt để có hiệu quả tốt nhất

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà cây lá lốt mang lại cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng cũng rất cần thiết.

  • Đây là loài cây dược liệu theo phương thức Đông y. Cho nên bạn cần kiên trì sử dụng đúng liệu trình và thời gian thì mới có hiệu quả tốt được.
  • Bạn cũng không nên quá lạm dụng lá lốt trong bữa ăn hằng ngày, hay trong chữa bệnh. Ở một mức độ vừa đủ, lá lốt rất tốt cho sức khỏe. Nhưng nhiều quá sẽ gây nên những tác dụng phụ không đáng có.
  • Người bình thường chỉ nên sử dụng lá lốt trong bữa ăn hằng ngày chỉ từ 50 – 100g là đủ.
  • Những người mắc các bệnh về nhiệt miệng, táo bón, đau dạ dày. Nên hạn chế sử dụng lá lốt hoặc chỉ sử dụng ngoài ra, không uống sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng. Vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ.
  • Với những bệnh như suy thận, bệnh phụ khoa ở nữ giới. Cây lá lốt chỉ có thể hỗ trợ điều trị chứ không chữa bệnh khỏi hoàn toàn.

Trên đây là một số thông tin về cây lá lốt, những bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị rất tốt cho sức khỏe. Hi vọng qua những thông tin này giúp bạn hiểu hơn về loài cây đặc biệt này. Cũng như có cách thức chăm sóc, sức khỏe cho bản thân và gia đình mình tốt nhất.