Atiso đỏ: Đặc điểm, công dụng và cách chữa bệnh [ Nên tham khảo]

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Cây atiso đỏ được biết đến với rất nhiều công dụng. Như: điều trị các bệnh lý về gan, hỗ trợ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên và cải thiện chức năng của túi mật. Dưới đây là thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, cách dùng của dược liệu atiso đỏ. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là cây atiso đỏ?

Hoa atiso đỏ thường được biết đến là bụp giấm, còn gọi là lạc thần hoa hoặc đay Nhật. Thuộc họ Cẩm Quỳ và có nguồn gốc từ Tây Phi. Tên khoa học là Hibiscus sabdariffa.

Atiso đỏ

Hoa astiso đỏ được trồng nhiều ở Trung Quốc và Thái Lan. Nhưng sản phẩm hoa atiso đỏ được đánh giá có chất lượng tốt nhất là trồng tại Sudan với số lượng rất ít.

  • Tên gọi khác: Bụp giấm
  • Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L.
  • Họ: Bông – Malvaceae

Đặc điểm sinh thái

Atiso đỏ là dược liệu sống hàng năm, chiều cao khoảng 1,5 – 2 mét. Với thân cây bóng, màu tím nhạt và phân nhánh từ gần gốc cây. Lá của cây hình trứng thuôn dài, có răng cưa đều và nhỏ.

Hoa của Atiso không có cuống, mọc đơn độc ở sát nách lá với tràng hoa màu đỏ tía, hồng hoặc trắng. Đài hoa có lông nhỏ và đầu nhọn, đều. Mùa hoa nở rộ khoảng từ tháng 7 – 10. Cây có quả nang, hình trứng, bên ngoài bao phủ một lớp lông thô.

Bộ phận dùng và phân bố

Cả lá, hạt và đài hoa của Atiso đỏ đều được sử dụng để làm dược liệu. Loài cây này có nguồn gốc từ châu Phi và còn được trồng để làm rau chua ăn kèm với thức ăn (lấy phần đọt non và đài hoa).

Hiện nay, loài cây này đã di thực về nhiều nơi, trong đó có Việt Nam. Ứng dụng chủ yếu của cây vẫn là làm thực phẩm và dược liệu.

Thu hái và sơ chế

Khi thu hoạch dược liệu Atiso đỏ về có thể sử dụng tươi ngay hoặc sấy khô

Atiso đỏ thường được thu hoạch vào những tháng 9-11 hàng năm. Khi thu hoạch về có thể sử dụng tươi ngay hoặc sấy khô, phơi để bảo quản dùng dần. Hoa Atiso đỏ phơi/sấy khô có thể giữ được lâu và khi ngâm nước sẽ trở lại trạng thái như ban đầu.

Bảo quản dược liệu Atiso đỏ

Tuy phơi khô có thể bảo quản lâu nhưng hoa Bụp giấm lại dễ bị ẩm mốc và mối mọt. Vì vậy, bạn cần bảo quản dược liệu phơi khô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh môi trường ẩm ướt và nhiều côn trùng.

Thành phần hóa học của dược liệu

Tùy vào bộ phận lá đài, hoa hay hạt của Atiso đỏ mà có những thành phần hóa học khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Các lá đài Atiso đỏ chứa các thành phần chủ yếu như: Protein, Acid chính tan trong nước (Acid Malic, Acid Hibiscus, Acid Citric, và Acid Tartric), hoạt chất có tính kháng sinh (Clorid Hibiscin, Gossypetin).
  • Hoa Atiso đỏ chứa các thành phần chủ yếu như: Flavonol, Hibiscitrin, Sabdaritrin, Glycosid, Hibiscetin, Gossypitrin.
  • Hạt Atiso đỏ chứa các thành phần chủ yếu như: Hoạt chất có tác dụng kháng sinh như Anthocyanin, Calcium oxalate, Vitamin C, Gossypetin.

Công dụng của Atiso đỏ

Atiso đỏ có thể nói là dược liệu đa công dụng, không những giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, làm thực phẩm,…

công dụng của atiso đỏ

Tăng cường hệ tiêu hóa, lợi tiểu, cải thiện chức năng mật

Dùng hoa Atiso mỗi ngày sẽ giúp chức năng hệ tiêu hóa của bạn tốt hơn, hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa.

Ngoài ra, còn cải thiện chức năng của túi mật và nhuận tràng tốt, đặc biệt là với người già hay bị táo bón. Đây được coi là bài thuốc nhuận tràng tự nhiên, không có tác dụng phụ, rất đáng sử dụng.

Tốt cho chức năng gan

Dược liệu này có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ trợ cho việc điều trị bệnh lý liên quan đến gan

Trong thành phần của Atiso đỏ chứa Cynarin, Silymarin là 2 hoạt chất chống oxy hóa cực kỳ cho lợi cho gan. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng chúng giúp hồi phục chức năng ở người bệnh gan.

Dược liệu này có thể được sử dụng như một loại thuốc bổ trợ cho việc điều trị bệnh lý liên quan đến gan trở nên hiệu quả hơn.

Làm đẹp da

Chức năng tiêu hóa và gan ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của bạn, chính vì vậy, Atiso đỏ còn giúp làm đẹp da. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, khi sử dụng dược liệu này da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng và giảm mụn đáng kể.

Ngoài ra, hương vị của Atiso đỏ cũng khiến người dùng thích thú bởi mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Kháng khuẩn

Công dụng này đến từ các thành phần kháng khuẩn có trong Atiso đỏ. Giúp bảo vệ bạn trước nhiều vi khuẩn nguy hiểm bao gồm: Escherichia coli, Salmonella typhi, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Corynebacterium pyogenes…

Và cả những loại vi nấm như:, Trichophyton, Cryptococcus, Aspergillus…

Điều trị viêm họng

Đài hoa Atiso đỏ có tính kháng sinh, chống cơ thắt cơ trơn nên trị ho, viêm họng hiệu quả. Bạn có thể uống hoặc sử dụng đài hoa để nhai ngậm.

Hỗ trợ quá trình giảm cân

Một số nghiên cứu khi tiến hành trên cơ thể người cho thấy tính hiệu quả của việc dùng trà atiso có thể làm giảm mỡ. Cũng như trọng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tốt trong quá trình giảm cân:

Nghiên cứu gồm có 36 người thừa cân tham gia, cho thấy: sau 12 tuần, chiết xuất từ ​​hoa atiso đỏ làm giảm trọng lượng cơ thể. Giảm mỡ, chỉ số khối cơ thể và tỷ lệ vòng hông trên eo của nhóm người dùng trà so với nhóm người dùng giả dược.

Giúp ngăn ngừa ung thư

Nhờ chứa nhiều polyphenol – đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Trà hoa atiso đỏ có khả năng làm giảm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư huyết tương, khoang miệng, tuyến tiền liệt và dạ dày.

Thanh lọc máu, lợi tiểu, lợi mật

Nước dược liệu hãm từ đài hoa Atiso đỏ chứa acid hữu cơ với công dụng lợi mật, lợi tiểu, thanh lọc máu, kích thích nhu động ruột. Lá của cây cũng có tác dụng an thần, lợi tiểu và làm mát cơ thể. Quả của cây còn chứa Vitamin C chống Scorbut (bệnh do thiếu hụt Vitamin C).

Giúp ổn định đường huyết

Trà atiso đỏ có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương theo nhận định của một số nghiên cứu cho thấy. Huyết áp cao là nguyên nhân làm cho tim bị suy yếu.

Tuy nhiên, việc dùng trà atiso đỏ không được khuyến khích dùng cho những ai đang uống thuốc điều trị huyết áp cao (như chứa thành phần hydrochlorothiazide) vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Tốt cho tim mạch

Đài hoa chứa các hoạt chất có lợi cho tim mạch, thần kinh, cụ thể giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Ngoài ra, chúng còn giúp chữa các bệnh liên quan đến mắt và thần kinh.

Xem thêm: [Tiếc gì 2 phút] Học ngay 20 cách chữa hôi chân vĩnh viễn -Không tốn 1 xu

Cây bụt giấm có thể làm thực phẩm

Một trong những ứng dụng tuyệt vời mà cây bụp giấm đem lại đó chính là có thể làm thực phẩm phục vụ con người.

Toàn bộ cây có thể dùng để chế biến rượu vang

Ngoài dùng lá Atiso đỏ làm rau ăn thì người ta còn dùng hoa để thay thế giấm, làm mứt hay làm nước giải khát trong mùa hè.

Nhiều nơi lên men đài hoa để làm siro, ăn và uống rất ngon. Toàn bộ cây có thể dùng để chế biến rượu vang với màu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu. Nếu làm đúng điệu sẽ khá giống rượu vang Bordeaux.

Làm nước giải khát

Rửa đài hoa sạch và ép lấy nước, cho thêm nước lọc và đường để làm thức uống giải khát

Muốn làm nước giải khát, phải chú ý trong khâu thu hoạch vì đài, lá của hoa Atiso đỏ chín rất nhanh. Nên thu hoạch trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa ở, lúc hoa còn mềm, chưa nhăn và có màu đỏ sẫm. Rửa đài hoa sạch và ép lấy nước, cho thêm nước lọc và đường để làm thức uống giải khát cho cả gia đình.

Cách dùng và bài thuốc Atiso đỏ

Cách sử dụng hoa Atiso đỏ cực kỳ đơn giản, bạn có thể sắc lá, hoa, hạt của cây để uống mỗi ngày.

Liều lượng không cố định, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều dược liệu trong một ngày.

Hoa của dược liệu được sử dụng phổ biến nhất với nhiều bài thuốc như làm trà, bài thuốc ngừa ho, nhuận tràng, mát gan,…

bài thuốc Aitso đỏ

Trà Atiso đỏ

Công dụng của trà là thanh nhiệt giải độc, giảm cân, hạ huyết áp, giảm mỡ máu và hỗ trợ lợi tiểu, nhuận tràng. Cách pha trà:

  • Sử dụng 30g hoa khô hoặc 70g hoa tươi, rửa sạch.
  • Hãm với khoảng 700ml, dùng uống như nước trà và sử dụng trong ngày.
  • Nếu khó uống có thể thêm đường để điều vị.

Bài thuốc phòng chống ho

Lấy một lượng vừa đủ hoa tươi của cây Bụp giấm, rửa sạch và để ráo nước. Chuẩn bị một bình có thể tích thích hợp sau đó xếp hoa vào bình với công thức 1 lớp hoa, 1 lớp đường liên tục.

Ngâm trong 15 ngày là có thể sử dụng với liều dùng khoảng 30ml/ngày.

Rượu Atiso đỏ hỗ trợ nhuận tràng, tăng cường tiêu hóa

Bạn sử dụng khoảng 600g đài hoa Bụp giấm khô, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó, ngâm với khoảng 150ml mật ong, 3 lít rượu 40 độ trong vòng 10 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày dùng khoảng 1-2 ly rượu để có tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc từ atiso giúp tăng cường chức năng gan và giải độc các độc tố có trong gan

Chuẩn bị: 50 g hoa atiso, 100 g  gan lợn cùng với những loại gia vị vừa đủ.

Cách thực hiện:

Cụm hoa atiso cần được rửa qua nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất, sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ. Gan lợn cần được làm sạch để khử mùi tanh, sau đó thái thành từng lát mỏng và ướp cùng với một ít gia vị.

Bắt lên bếp một cái chảo dầu, cho phần gan lợn vào trước và đun cho đến khi phần gan săn lại thì tiếp tục cho phần cụm hoa và một lượng nước lọc vừa đủ. Tiến hành đun cho đến khi hoa atiso chín nhừ, sau đó, nêm nếm một ít gia vị vừa đủ ăn.

Người bệnh nên sử dụng khi thức ăn còn nóng và kiên trì sử dụng trong vòng 7 – 10 ngày để thấy rõ sự khác biệt.

Bài thuốc từ atiso hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Chuẩn bị: 50 gram cụm hoa atiso, 150 gram xương sườn lợn, 100 gram củ khoai tây, 50 gram củ cà rốt cùng với gia vị vừa đủ.

Các nguyên liệu đã được chuẩn bị cần được làm sạch bằng nước sạch và cắt từng đoạn vừa đủ để dùng. Đối với xương sườn lợn cần được ướp cùng với một ít gia vị trước khi chế biến.

Sau đó, cho toàn bộ nguyên liệu vào trong nồi để hầm cho nhừ rồi nêm nếm một ít gia vị vừa đủ ăn. Người bệnh nên cùng thức ăn khi còn nóng và có thể dùng với cơm trắng nóng.

Dùng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 7 – 10 ngày để cảm nhận sự thay đổi.

Bài thuốc sử dụng atiso giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu

Cần chuẩn bị thân cây và rễ atiso mỗi thứ 40 gram cùng với 20 gram hoa atiso.

Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị thái thành từng đoạn nhỏ rồi đem phơi khô và cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần.

Mỗi lần sử dụng 2 gram để hãm cùng với nước sôi để sử dụng. Dùng khi nước còn nóng hoặc có thể sử dụng để thay thế nước trà.

Ngoài việc hãm như nước trà, bạn cũng có thể sử dụng cụm hoa atiso cùng với giò heo. Hoặc lá lách lợn để chế biến thành món ăn bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Và cách thực hiện này cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol có trong máu.

Lưu ý thời gian uống trà

Thời điểm uống trà cũng rất quan trọng để có được công dụng tốt cho sức khỏe. Với việc dùng trà atiso đỏ, bạn nên uống vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Tuyệt đối tránh uống trà vào buổi tối hoặc bụng đang đói.

Cách làm trà hoa atiso đỏ

Làm trà hoa atiso đỏ rất khá đơn giản, bạn có thể thực hiện vài bước như sau:

Cách chọn mua hoa atiso đỏ tươi ngon

Bạn nên chọn các bông hoa atiso có màu đỏ mận, nhìn trông tươi, hoa vừa, không quá già và không quá non. Phần lá mềm và không có dấu hiệu bị nhăn héo hoặc dập nát.

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Trà atiso: 15gr
  • Lá dứa: 1 bó
  • Đường phèn: 20gr
  • Dụng cụ: Máy sấy, nồi, rây,….

Các bước làm trà

  • Bước 1: Rửa hoa atiso đỏ và để ráo nước.
  • Bước 2: Đem hoa atiso đi sấy ở nhiệt độ 50 – 70 độ C, khoảng 5 – 7 tiếng.
  • Mẹo: Để giảm thời gian sấy, bạn có thể phơi hoa atiso (sau khi rửa sạch) dưới 1 nắng. Với điều kiện nắng phải to, rồi mang vào để sấy thì thời lượng giảm sấy còn 3 – 5 tiếng thôi.
  • Bước 3: Lấy trà ra, để nguội rồi mới cho vào hũ kín để bảo quản và dùng dần.

Cách pha trà hoa atiso đỏ

Nguyên liệu và dụng cụ

  • Trà hoa atiso đỏ: 3gr
  • Nước sôi: 200ml
  • Cỏ ngọt khô: 3 – 4 lá
  • Chanh: 1/4 trái
  • Lá bạc hà: 3 – 4 lá
  • Mật ong: 5ml
  • Dụng cụ: Dụng cụ lọc trà, bình đun siêu tốc,….

Các bước pha trà

  • Bước 1: Cho nước vào bình đun siêu tốc để tiến hành đun sôi nước.
  • Bước 2: Cho trà atiso và cỏ ngọt khô vào bình trà, tráng sơ qua bằng nước sôi trong 30 giây, rồi đổ nước này đi.
  • Bước 3: Cho 200ml nước nóng vào bình, rồi hãm trà 15 phút.
  • Bước 4: Rót trà vào ly khuấy cùng mật ong và lá bạc hà, vắt nước cốt chanh, khuấy đều rồi thưởng thức.

Xem thêm: Enterogermina là thuốc gì? 10+ Công dụng, cách dùng, giá bán

Lưu ý khi sử dụng Atiso đỏ

Tuy có nhiều tác dụng hữu ích cho cơ thể nhưng hiệu quả của dược liệu này. Phụ thuộc vào từng cơ địa, tình trạng bệnh lý, sức khỏe và độ tuổi của người sử dụng.

  • Để sử dụng dược liệu có kết quả tối ưu và an toàn nhất, bạn nên tham khảo người có chuyên môn
  • Bạn cũng không nên lạm dụng Atiso đỏ quá nhiều. Lượng tối đa dược liệu này được sử dụng cho một ngày là khoảng 2g hoa khô/người lớn 60kg. Nếu sử dụng quá lượng này có thể gây ngộ độc.
  • Hiện dược liệu này chưa phát hiện tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng liều và đúng cách. Ngoài ra, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng:
  • Nếu sử dụng trà hoa Bụp giấm thì không dùng một lần với lượng lớn mà chia ra thành nhiều lần để uống trong ngày.
  • Chế biến ở nhiệt độ vừa phải, không quá cao để tránh việc các hoạt chất trong dược liệu bị phá hủy, gây mất tác dụng điều trị bệnh.
  • Chống chỉ định với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Nhiều nghiên cứu cho rằng tác dụng của dược liệu này gây hại cho sự phát triển thai kỳ.
  • Thận trọng khi sử dụng với các loại thuốc khác như làm giảm nồng độ Diclofenac, Acetaminophen,…

Trên đây là những thông tin về Atiso đỏ và những vấn đề liên quan. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về dược liệu này và sử dụng hiệu quả trong việc nâng cao, bồi bổ sức khỏe bản thân.