Hải sâm: Cách sơ chế, công dụng, cách sử dụng hiệu quả nhất
Ngày cập nhật :24/11/2022
Hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao, được dùng để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng của hải sâm. Đồng thời hướng dẫn cách chế biến sâm biểm đúng cách. Hãy cùng tham khảo nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Hải sâm là gì?
- 2 Mô tả dược liệu hải sâm
- 3 Cách bào chế dược liệu hải sâm biển
- 4 Bảo quản dược liệu
- 5 Thành phần hóa học
- 6 Vị thuốc Hải sâm biển
- 7 Tác dụng của hải sâm
- 8 Hải sâm có tác dụng gì trong điều trị bệnh lý?
- 9 Cách dùng – Liều lượng
- 10 Bài thuốc sử dụng sâm biểm
- 10.1 Chữa các bệnh lở loét
- 10.2 Chữa bệnh lý mãn tính, hưu tức lỵ
- 10.3 Chữa táo bón do hư hỏa, phân táo kết
- 10.4 Trị suy nhược sút cân, tăng huyết áp
- 10.5 Chữa chứng thiếu máu
- 10.6 Trị lưng đau nhức do thận hư
- 10.7 Bổ thận, tráng dương, bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược, bệnh tật
- 10.8 Bổ khí huyết, chữa cao huyết áp
- 10.9 Chữa chứng di tinh
- 10.10 Chữa suy nhược thần kinh
- 10.11 Chữa chứng đái tháo đường
- 10.12 Chữa bệnh động kinh
- 10.13 Chữa trĩ ra máu
- 10.14 Ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa
- 11 Hướng dẫn cách chế biến món ăn bổ dưỡng từ hải sâm
- 12 Những đối tượng nào nên và không nên sử dụng hải sâm?
- 13 Phân biệt hải sâm hàng giả
- 14 Hải sâm tươi giá bao nhiêu? Hải sâm khô giá bao nhiêu?
- 15 Những lưu ý khi sử dụng
Hải sâm là gì?
- Tên gọi khác: Hải thử, Đỉa biển, Sa tốn, Sâm bể, Dưa chuột biển
- Tên khoa học: Strichobus japonicus Selenka
- Họ: Holothuriidae
Mô tả dược liệu hải sâm
Dưới đây là những thông tin cơ bản về hải sâm như: đặc điểm nhận dạng, các loại sâm biển, nơi phân bố,….
Đặc điểm nhận dạng
Hải sâm biển hay còn gọi là con Đỉa biển, là một loại động vật không có xương sống, hình dạng bên ngoài giống như con đỉa. Hải sâm thường có cấu tạo hình ống, bên ngoài có nhiều khối sần, u cục, không phân biệt được đầu – đuôi, ở giữa thân có một lỗ nhỏ, đây được xem là “miệng” của Hải sâm.
Xung quanh miệng của Đỉa biển có rất nhiều xúc tua nhỏ. Đây được xem là những “cánh tay”, có tác dụng thu thập và cho thức ăn vào miệng. Thức ăn chủ yếu của Đỉa biển là xác chết của động vật dưới biển, phù du và các chất hữu cơ ở đáy biển.
Các loại Hải sâm phổ biến
Hải sâm có nhiều loại khác nhau và được phân bổ tại nhiều vùng biển khác nhau. Tại Việt Nam, có hơn 50 loại hải sâm và chia thành ba loại chính. Mỗi loài đỉa biển có những đặc điểm riêng biệt khác nhau:
- Holothuria martensii L: Loại hải sâm này rất phổ biến tại Việt Nam, có khoảng 20 xúc tu và sống tập trung ở vùng nước dưới triều. Trong các loại đỉa biển hiện nay, Holothuria martensii L có giá trị kinh tế cao.
- Leptopentacta Typica: Kích thước của Leptopentacta Typica nhỏ hơn so với Holothuria martensii L, chỉ có khoảng 10 xúc tu. Loại sâm biển này thường được tìm kiếm nhiều ở vùng vịnh Bắc Bộ.
- Hải sâm chân ống: Loại này có hình dáng gần giống giun, sống ở vùng bùn cát, bùn nhuyễn có độ sâu từ 10m – 50m so với mực nước biển. Cũng bởi đặc tính này dân biển gặp nhiều khó khăn khi khai thác.
Bộ phận sử dụng dược liệu
- Hải sâm được dùng làm dược liệu là loại to và dài.
- Loại Hải sâm thịt màu đen dính, bên ngoài có phủ một lớp nhớt. Da có nhiều gai được xem là dược liệu quý và chất lượng cao.
- Loài Hải sâm biển da không có gai là loại kém chất lượng và ít khi được sử dụng.
Phân bố
Con đỉa biển thường sống ở vùng nước nông, nơi đáy biển có nhiều cát. Hải sâm thường được tìm thấy ở bờ biển Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác.
Tại Việt Nam, đỉa biển được tìm thấy ở một số vùng biển như Đảo Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Thổ Chu, tỉnh Khánh Hòa, Nghệ An, Quảng Ngãi,…
Thu bắt – Sơ chế
Hải sâm là động vật cấp thấp dưới đáy biển, chịu nóng rất kém. Do đó, Hải sâm nên được thu bắt trước mùa mưa.
Bởi vì khi mưa xuống, độ mặn của nước biển bị phân tầng. Nước ở phần trên sẽ giảm độ mặn sẽ giảm và làm nóng phần đáy. Nhiệt độ nóng làm giảm chất lượng và khiến Đỉa biển chết đi rất nhanh.
Sau khi thu bắt mang về phơi hoặc sấy khô, bảo quản dùng làm thức ăn hoặc dược phẩm.
Cách bào chế dược liệu hải sâm biển
Dược liệu này khi được bào chế đúng cách sẽ để được lâu hơn. Đồng thời các dưỡng chất có trong loại thực phẩm này cũng không hề mất đi khi bảo quản trong thời gian dài. Các bước bào chế hải sâm được tiến hành theo 2 cách dưới đây.
Cách thứ nhất
- Bước 1: Hải sâm biển sau khi mua về đem rửa thật sạch với nước sau đó để ráo.
- Bước 2: Tiến hành phơi khô hoặc có thể sấy cũng được.
- Bước 3: Sau khi phơi hoặc sấy lại tiếp tục đem đi ngâm nước, ngâm đến khi mềm thì thái lát mỏng.
- Bước 4: Tiếp tục quá trình phơi và sấy khô hải sâm. Đến khi phần thịt xe hết lại thì đem tán thành bột. Bảo quản trong lọ thủy tinh và dùng dần. Không nên dùng lọ nhựa sẽ làm mất đi các dưỡng chất có trong thực phẩm.
Cách thứ hai
- Bước 1: Hải sâm sau khi mua về lộn phần thịt từ trong ra ngoài sau đó rửa sạch với nước.
- Bước 2: Áp dụng phương pháp phơi và sấy khô như cách làm thứ nhất nhưng chỉ phơi hoặc sấy một lần duy nhất.
- Bước 3: Khi có nhu cầu sử dụng, lấy hải sâm đã phơi khô ra thái lát mỏng, đem đi sao với gạo nếp. Sao đến khi thực phẩm phồng lên là được. Chú ý để lửa nhỏ khi sao để không bị cháy. Sao xong thì nghiền thành bột và dùng dần.
Bảo quản dược liệu
- Dược liệu này cần được bảo quản ở nơi khô ráo, trong hộp kín, tránh ẩm mốc và sâu bọ.
- Thỉnh thoảng cần mang dược liệu ra phơi nắng lại để tránh biến chất dược liệu.
Thành phần hóa học
Trong Hải sâm biển có chứa:
- Gluxit 1,37%
- Lipit 0,27%
- Protein 21,45%. Thành phần chủ yếu là Acginin và Xystin.
- Chất tro 1,13%. Trong tro chủ yếu là photpho, Kali, sắt và Canxi.
Vị thuốc Hải sâm biển
Tính vị
Tính ấm, không chứa độc, vị mặn và ngọt.
Quy kinh
Hải sâm quy vào kinh Thận và Tâm.
Tác dụng của hải sâm
Không chỉ là thực phẩm chế biến thành những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Sâm biển còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và được ứng dụng nhiều trong y học hiện đại.
Tác dụng của hải sâm đã được ghi chép nhiều trong Đông Y và được kiểm chứng qua những nghiên cứu của khoa học hiện đại.
Xem thêm: Atiso đỏ: Đặc điểm, công dụng và cách chữa bệnh [ Nên tham khảo]
Theo y học cổ truyền:
- Sát khuẩn
- Bổ thận, tráng dương
- Tư âm
- Giáng hỏa
- Tinh thủy
- Nhuận táo
- Ích tinh
- Tiêu độc
- Cầm máu
- Chống lão hóa
Chủ trị:
- Suy nhược thần kinh
- Bổ thận, ích tinh thủy, mạnh sinh lý
- Bổ âm giáng hỏa
- Tiêu đàm dãi
- Cầm giảm tiểu tiện
- Nhuận tràng, chữa táo bón
- Trừ khiếp sợ yếu đuối
- Viêm phế quản
Theo y học hiện đại
Những nghiên cứu cho thấy con đỉa biển có chứa hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và dồi dào. Hàm lượng protein có trong hải sâm cao gấp 5 lần so với thịt nạc là 3.5 lần so với thịt bò.
Ngoài ra, hải sâm trắng còn cung cấp nhiều loại axit amin như: acid glutamic, lysine, thinonine, isoleucine, proline, acid aspartic,…. cùng các loại vitamin và khoáng chất khác tốt cho sức khỏe người dùng.
- Có công dụng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch.
- Làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất Protit và Lipit trong máu.
- Tăng hấp thụ oxy trong tim và gan.
Hải sâm có tác dụng gì trong điều trị bệnh lý?
Với những hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, sâm biển biển được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý sau:
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong hải sâm có chứa glycine và arginine, đây là những hợp chất có lợi cho việc tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Những kháng thể này thực hiện một nhiệm vụ quan trọng trong việc loại bỏ các vật thể lạ ra khỏi cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Glycine sẽ có tác dụng kích thích sản xuất và giải phóng kháng thể tế bào IL-2. Arginine sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch tế bào bằng cách thúc đẩy sự kích hoạt và tăng sinh của tế bào T. Một loại tế bào bạch cầu chống lại mầm bệnh và tế bào ung thư.
Ức chế các tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh
Trong hải sâm có chứa hợp chất triterpenoid glycoside, hợp chất này khi vào cơ thể sẽ gây ức chế khả năng sống sót, khả năng xâm lấn của các tế bào ung thư.
Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy triterpene diglycoside được tìm thấy trong hải sâm Việt Nam. Có tác dụng gây độc trên 5 loại tế bào ung thư, bao gồm tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư da,… Từ đó tăng khả năng chống lại các bệnh ung thư của cơ thể.
Ngoài ra thì hợp chất triterpenoid glycoside có trong hải sâm. Còn làm ức chế sự tăng sinh của các tế bào nội mô mạch máu của con người. Hạn chế chúng di chuyển, từ đó tránh việc tế bào ung thư di căn sang những bộ phận khác.
Bởi vậy, đây là vị thuốc được sử dụng nhiều giúp ngăn ngừa những triệu chứng ung thư ở người trung niên và cao tuổi.
Đặc tính kháng khuẩn
Hải sâm có khả năng gây ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt ở những người bị suy giảm miễn dịch sẽ khiến nấm Candida albicans – một loại nấm men cơ hội gây nhiễm trùng cơ thể. Hải sâm hay các thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm sẽ giúp chống lại loại nấm này.
Trong một nghiên cứu kéo dài một tuần ở 17 cư dân tại nhà bị nấm Candida. Những người tiêu thụ thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm sẽ làm giảm sự phát triển quá mức của nấm hơn so với những người khác.
Ngăn bệnh nướu răng
Sử dụng kem đánh răng có thành phần từ hải sâm sẽ giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng.
Trong một nghiên cứu với 28 bệnh nhân bị viêm nướu mạn tính hoặc giai đoạn đầu của viêm nha chu mạn tính. Cho thấy, bệnh nhân đánh răng bằng kem đánh răng có thành phần hải sâm khoảng 2 lần mỗi ngày. Trong vòng ba tháng đã cải thiện tình trạng mảng bám và viêm hiệu quả.
Hỗ trợ tăng cường sinh lực ở phái nam
Với hàm lượng nội tiết testosterone cao, nam giới khi sử dụng những món ăn và bài thuốc từ con hải sâm biển giúp tăng cường sinh lực.
Đồng thời công dụng của hải sâm hỗ trợ tích cực trong việc điều trị một số bệnh lý như di tinh, xuất tinh sớm, suy giảm sinh lý…
Có tác dụng đối với hệ tim mạch và hệ thần kinh
Thúc đẩy tuần hoàn máu, chống mệt mỏi cơ tim. Tăng khả năng hấp thụ oxy và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh…
Giúp xương chắc khỏe
Lượng canxi có trong hải sâm sẽ giúp hỗ trợ xương chắc khỏe. Ngoài ra, hàm lượng collagen cao trong hải sâm đóng vai trò là thành phần cấu trúc để canxi bám vào. Lượng canxi trong xương sẽ được giữ lại. Từ đó làm tăng mật độ cũng như giữ gìn sức mạnh của xương.
Hơn nữa, trong hải sâm chứa rất nhiều hợp chất có cấu trúc liên quan đến chondroitin sulfat. Một thành phần quan trọng của mô liên kết của con người được tìm thấy trong sụn và xương. Có lợi cho những người mắc các bệnh về khớp như viêm xương khớp.
Giảm nguy cơ hen suyễn tái phát
Các chuyên gia cho rằng, hải sâm còn có năng giảm viêm dị ứng hô hấp. Nên được sử dụng để làm giảm các nguy cơ hen suyễn.
Ăn hải sâm có thể được ứng dụng như một phương thuốc tự nhiên cho bệnh hen suyễn. Ngăn ngừa cơn hen bộc phát cũng như tần suất xuất hiện của chúng.
Giảm đau khớp
Trong sâm biển có chứa chondroitin sulfate, chất này có lợi cho những người mắc các bệnh về khớp như viêm xương khớp, đau khớp,…
Ăn nhiều hải sâm hay cung cấp các thực phẩm có chiết xuất từ hải sâm. Sẽ giúp giảm đau xương khớp đáng kể.
Cách dùng – Liều lượng
Dược liệu Hải sâm thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền thành bột hoặc dùng chế biến thành nhiều món ăn.
Liều lượng khuyến cáo mỗi ngày là 6 – 10 g, mỗi ngày 3 lần. Dùng uống kèm nước nóng hoặc rượu để chiêu thuốc và tăng hiệu quả.
Bài thuốc sử dụng sâm biểm
Dưới đây là tổng hợp các bài thuốc, món ăn từ sâm biển, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt:
Chữa các bệnh lở loét
- Dùng Đỉa biển sấy khô, tán thành bột mịn.
- Dùng bôi vào khu vực bị lở loét.
Chữa bệnh lý mãn tính, hưu tức lỵ
- Sử dụng sâm biển sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày.
Chữa táo bón do hư hỏa, phân táo kết
Đôi khi chỉ cần bạn thay đổi thói quen sinh hoạt, tình trạng táo bón cũng có thể sẽ xảy ra. Táo bón lâu ngày tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm như trĩ , tắc ruột. Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Hải sâm: 4 con
- Ruột già lợn: 120g
- Mộc nhĩ: 3 đến 5 cái
- Nước sạch
Cách chế biến hải sâm chữa táo bón
- Bước 1: Rửa sạch sâm biển, ruột già và mộc nhĩ.
- Bước 2: Ngâm đỉa biển và mộc nhĩ với nước trong thời gian tầm 15 phút.
- Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước để hầm, đổ hải sâm mộc nhĩ và ruột già vào đun trong thời gian khoảng 40 phút.
- Bước 4: Thêm gia vị cho vừa ăn sau đó tiếp tục đun trong thời gian từ 5 đến 10 phút.
- Bước 5: Múc hải sâm, mộc nhĩ và ruột già ra bát, ăn hết cả nước và cái. Ăn mỗi ngày một lần cho đến khi khỏi bệnh thì thôi. Tầm 1 tháng bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Trị suy nhược sút cân, tăng huyết áp
- Sử dụng Hải sâm 20 g, gạo nếp 100 g nấu thành cháo, thêm gia vị vừa ăn.
- Dùng ăn khi còn ấm, liên tục trong 1 tuần để thấy hiệu quả điều trị.
Chữa chứng thiếu máu
- Dùng đỉa biển và đại táo (đã bỏ hạt), mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều.
- Mỗi lần dùng uống 9 g với nước ấm, ngày uống 2 lần.
- Bài thuốc mang lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân thiếu máu và phụ nữ sau khi sinh con.
Trị lưng đau nhức do thận hư
- Dùng 30 g Đỉa biển, 15 g hạt Hạnh đào, 60 g xương lợn sống.
- Rửa sạch, hầm nhừ, ăn trong nhiều ngày.
- Bài thuốc có tác dụng ích tinh, giúp thân thể khỏe mạnh, cường tráng.
Bổ thận, tráng dương, bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược, bệnh tật
Căn bệnh liệt dương xuất hiện ở nam giới gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng. Đây là tình trạng dương vật không thể cương cứng lâu hoặc không cương cứng khi quan hệ tình dục.
Trước đây, căn bệnh này gặp nhiều ở lứa tuổi trung niên. Nhưng hiện nay ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Loại động dược liệu này có thể ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh, cải thiện đời sống vợ chồng khá hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Hải sâm: 20g
- Thịt dê: 100g
- Nước sạch
Các bước tiến hành
- Bước 1: Rửa sạch thịt dê và hải sâm sau đó thái thành những miếng mỏng vừa ăn. Tuyệt đối không thái quá nát sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
- Bước 2: Đổ nước vào nồi, hầm thịt và hải sâm trong thời gian từ 40 phút đến 1 tiếng.
- Bước 3: Nêm nếm đầy đủ gia vị cho vừa ăn sau đó đun thêm tầm 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Bước 4: Múc ra bát để thưởng thức. Món này ăn trong thời gian từ 5 đến 7 ngày sẽ đem đến hiệu quả nhanh chóng.
Bổ khí huyết, chữa cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không khoa học là nguyên nhân phổ biến nhất.
Trong đỉa biển chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng tăng cường sức đề kháng. Điều hòa huyết áp, điều hòa nhịp tim. Bạn có dùng sâm biển chữa cao huyết áp với các bước làm vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu chuẩn bị
- Hải sâm: 50g
- Đường phèn
- Nước sạch
Các bước tiến hành
- Bước 1: Đầu tiên phải sơ chế nguyên liệu với nước sạch, để ráo nước trước khi đem đi chế biến.
- Bước 2: Mang hải sâm đi hầm với nước, để lửa nhỏ, đun trong thời gian tầm 40 đến 45 phút.
- Bước 3: Hầm càng nhừ càng tốt sau đó cho thêm ít đường phèn cho vừa ăn.
- Bước 4: Múc ra bát và sử dụng trong ngày. Món này khi ăn liên tiếp từ 5 đến 7 ngày sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
Chữa chứng di tinh
- Sử dụng 50 g Hải sâm, 1 đôi cật dê, 10 g Kỷ tử, 12 g Đương quy.
- Nấu cùng 1 l nước đến khi nhừ.
- Mỗi ngày dùng ăn 1 lần, liên tục trong 7 ngày.
Chữa suy nhược thần kinh
- Sử dụng 30 g Hải sâm và 100 g gạo tẻ.
- Thái lát, nấu thành cháo, cho gia vị vừa ăn.
Chữa chứng đái tháo đường
Tiểu đường là một trong những căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi.
Căn bệnh này không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lượng. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng sâm biển được khá nhiều người áp dụng. Và có được hiệu quả ngoài mong đợi.
Cách làm hải sâm, tụy lợn và trứng gà khá đơn giản như sau:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Hải sâm: 2 con
- Trứng gà: 1 quả
- Tụy lợn: 1 cái
- Nước sạch
Các bước thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch hải sâm và tụy lợn sau đó thái thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Bước 2: Đập trứng ra bát, đem tụy lợn và hải sâm đã sơ chế đổ vào bát trứng trộn đều.
- Bước 3: Thêm chút gia vị như hạt nêm, muối, bột cạnh… cho vừa ăn.
- Bước 4: Chuẩn bị nồi hấp, hấp cách thủy hỗn hợp trên trong thời gian khoảng 30 phút. Chú ý khi hấp nên để lửa vừa phải không để lửa quá lớn.
- Bước 5: Hấp xong có thể ăn được luôn nhưng lưu ý không ăn quá một lần một ngày. Sử dụng trứng hấp sâm biển, tụy lợn trong thời gian tầm 1 tuần bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh động kinh
Bệnh động kinh xảy ra dẫn đến các cơn co giật bất chợt lặp đi lặp lại theo chu kỳ. Có 2 loại động kinh là động kinh cục bộ và động kinh hoàn toàn, biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau.
. Sử dụng thường xuyên não bộ sẽ được bảo vệ. Đồng thời, ngăn chặn các tổn thương có thể xảy đến với cơ thể. Do đó, loại dược liệu này có thể được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Nội tạng hải sâm
- Rượu vàng
- Nước sạch
Các bước thực hiện
- Bước 1: Hải sâm mua về rửa sạch và chỉ lấy phần nội tạng. Nội tạng đem đi nghiền nát thành bột.
- Bước 2: Rượu vàng bạn có thể mua sẵn hoặc về tự chế biến. Đây là loại rượu được làm từ gạo tẻ, gạo nếp và kê hạt vàng.Tán gạo mỏng rồi rắc lên rượu trắng đem đi ủ. Trộn bột hải sâm với rượu vàng và uống trong thời gian 7 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa trĩ ra máu
- Sử dụng Hải sâm một lượng vừa đủ, tán thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng uống 1.5g hòa với 6 g A giao trong nước sôi.
- Mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 5 – 7 ngày.
Ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa
- Dùng 30 g Đỉa biển xào chín cùng một lượng ớt chuông vừa đủ, dùng ăn khi còn ấm.
- Thường xuyên sử dụng món ăn này có thể chống oxy hóa cao và phòng ngừa ung thư.
Hướng dẫn cách chế biến món ăn bổ dưỡng từ hải sâm
Dưới đây là một số món ăn từ hải sâm, hãy cùng tham khảo để chế biến cho gia đình những món ăn bổ dưỡng nhé!
Cháo sâm biển
Nguyên liệu chuẩn bị: Đỉa biển, ngô, thịt xay, gừng, tỏi, hành lá, gạo nếp, gạo tẻ, nước dùng (có thể sử dụng nước ninh xương hoặc nước luộc gà) cùng các loại gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Ngô tẽ thành từng hạt rồi đun cả lõi, cả hạt cùng nước dùng để nước ngọt hơn.
- Đun khoảng 5 phút thì bỏ lõi ngô ra rồi kết hợp cho gạo tẻ, gạo nếp vào nấu cháo.
- Với đỉa biển, sơ chế sạch sẽ rồi ngâm với nước lạnh để giữ được độ giòn. Sau đó thái nhỏ và ướp cùng gừng, tỏi, gia vị trong khoảng thời gian 10 – 15 phút.
- Thịt xay rang chín, nêm gia vị.
- Phi hành cho thơm rồi cho hải sâm vào đảo cùng. Khi cháo đã sôi và ninh nhừ thì cho sâm biển vào cùng cháo, khuấy đều tay rồi nêm nếm gia vị sao cho vừa vặn.
- Thêm thịt xay vào nồi cháo, chờ khoảng 3 phút thì tắt bếp và thưởng thức.
Cách làm Canh hải sâm
Nguyên liệu chuẩn bị: Hải sâm, nấm đông cô, cà rốt, rượu trắng, nước dùng thịt gà cùng các gia vị khác.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ sâm biển và ngâm với nước lạnh cho giữ lại độ giòn.
- Cắt hải sâm, nấm đông cô và cà rốt thành từng miếng vừa miệng ăn.
- Đập gừng tươi rồi phi thơm với dầu mè. Sau đó cho nguyên liệu chính và nấm đông cô vào đảo cùng.
- Nêm nếm gia vị cho vừa rồi cho nước dùng gà vào đun, thêm cà rốt, chờ khoảng 15 phút khi các nguyên liệu đã chín đều, nước dùng vừa vặn thì cho canh ra bát và thưởng thức.
Sâm biển tiềm thuốc bắc
Nguyên liệu chuẩn bị: Đỉa biển, thuốc bắc, gừng tươi, rượu trắng và các loại gia vị.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch đỉa biển, ngâm cùng nước lạnh để giữ độ giòn.
- Nhúng sâm biển cùng nước sôi và vài lát gừng tươi để khử bớt mùi tanh rồi cho vào thố hấp.
- Đun một nồi nước sôi khác và cho thuốc bắc vào. Chờ khoảng 5 phút thì vớt thuốc ra, cho vào hấp cùng sâm biển.
- Nêm gia vị cho vừa, hấp cách thủy thuốc bắc với sâm biển trong khoảng 90 phút. Khi sử dụng, người dùng ăn hết cả nước và cái để có được nhiều dinh dưỡng nhất có thể.
Những đối tượng nào nên và không nên sử dụng hải sâm?
Hải sâm tuy tốt nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng được. Sử dụng không đúng cách, không đúng bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu đang có ý định ăn con hải sâm biển hay sử dụng các bài thuốc từ bài chế từ chúng. Bạn nhất định không được bỏ qua các thông tin dưới đây.
Đối tượng có thể sử dụng sâm biển
Con đỉa biển người có bệnh hay những người cần bổ sung dinh dưỡng đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên cần phải căn cứ vào đúng tình trạng bệnh. Để sử dụng sao cho đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Những người có thể sử dụng được hải sâm bao gồm:
- Người bị suy nhược thần kinh,
- Người mắc viêm phế quản,
- Nam giới có nhu cầu nâng cao chức năng sinh lý,
- Người bị táo bón…
Tuy nhiên, liều lượng hải sâm sử dụng phải đúng chuẩn. Không được quá nhiều sẽ làm cơ thể quá tải. Dù dùng với mục đích điều trị bệnh hay bồi bổ thì cũng không nên dùng quá 10g mỗi ngày.
Liều lượng này chia thành 3 lần dùng và sử dụng với nước ấm sẽ đem lại hiệu quả cao.
Xem thêm: Lá lốt và những công dụng chữa bệnh kỳ diệu {Bạn nên biết}
Đối tượng không nên dùng
Như đã nói ở trên, có những đối tượng không thể sử dụng được hải sâm. Hoặc nếu có dùng được cũng chỉ dùng với liều lượng rất ít và phải nghe theo lời khuyên từ các bác sĩ. Cố tình sử dụng sẽ đem đến hậu quả khó lường. Hải sâm không được dùng với những người:
- Người mắc bệnh về tiêu hóa.
- Mắc tiểu đường hay kiết lỵ không nên sử dụng sẽ làm tình trạng bệnh kéo dài, sinh mệt mỏi, khó chịu.
- Người thừa cân, béo phì cũng không được dùng.
Phân biệt hải sâm hàng giả
Thực tế cho thấy Sâm biển là một loại thực phẩm dinh dưỡng vì vậy giá thành trên thị trường khá cao và được nhiều người tìm kiếm. Chính vì giá cả và nhu cầu tăng cao như vậy, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sâm biển giả. Với giá chỉ khoảng 400,000 đến 500,000 đồng. Tuy nhiên chúng nó hình thù, màu sắc, độ cứng y như thật.
Sâm biển được làm giả từ gân lợn, khử mùi, hầm nhừ, trộn thêm các chất chống mốc. Chất bảo quản cùng hương liệu để tạo mùi Sâm biển. Sau đó, đổ vào khuôn tạo hình, tạo màu xám đen trên lớp da và sấy khô. Sẽ ra hình thù những con Sâm biển giả rất khó để phát hiện. Khi nấu hoặc xào thì hải sâm giả mềm ra và bị biến dạng, không giữ được nguyên hình dạng như hải sâm thật.
Chính vì vậy, người tiêu dùng nên chọn mua hải sâm ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo biết rõ nguồn gốc. Đặc biệt với mặt hàng Sâm biển khô lại càng phải cẩn trọng khi mua.
Hải sâm tươi giá bao nhiêu? Hải sâm khô giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều các loại Hải sâm với giá cả dao động khác nhau, các loại Sâm biển có thể kể đến như Hải sâm đen, Hải sâm dừa, Hải sâm cát trắng, Hải sâm vú trắng, Hải sâm đỏ,…
Song nhìn chung giá cả Sâm biển tươi đã chế biến sơ sẽ dao động từ 700,000 đồng đến 1,000,000 đồng. Với Sâm biển khô, giá cả thị trường nằm trong khoảng từ 2,500,000 – 4,000,000 đồng. Mức giá Sâm biển khô thường đắt hơn nhiều bởi chúng có thể bảo quản rất lâu, còn Hải sâm khô chỉ có thể có trong các mùa đánh bắt.
Những lưu ý khi sử dụng
Đỉa biển bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng cần phải đặc biệt lưu ý dùng đúng lúc, ăn đúng liều lượng nếu như không muốn xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn. Cụ thể:
- Hải sâm là thủy hoài sâm là 2 loài khác biệt. Thủy hoài sâm là một loại nấm nuôi trong nước chè có tác dụng bồi bổ và giải khát. Còn hải sâm có thể bài chế và sử dụng trong các bài thuốc Đông Y.
- Đỉa biển tuy tốt nhưng người mắc phải chứng viêm dạ dày, viêm đại tràng, béo phì… không dùng được.
- Hải sâm cũng sẽ kỵ với rất nhiều loại dược phẩm trong đó có cam thảo.
- Sử dụng các bài thuốc từ đỉa biển tuyệt đối không nên uống nước chè.
- Hải sâm khi chế biến thành món ăn không nên sử dụng giấm.
- Người đang mắc các bệnh liên quan đến máu cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Những người mắc phải chứng dị ứng động vật có vỏ hay dị ứng hải sản. Không nên sử dụng hải sâm. Nếu muốn ăn cần phải hỏi xin ý kiến của bác sĩ.
Hi vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng của hải sâm. Đồng thời, nắm được một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ loại thực phẩm này. Hải sâm là loại thực phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng người dùng cần đặc biệt lưu ý để tránh rủi ro.
Bài Liên Quan