Kinh nguyệt ra ít do đâu? Cách khắc phục hiệu quả
Ngày cập nhật :12/01/2023
Kinh nguyệt ra ít do đâu, có phải dấu hiệu mang thai không? Cách khắc phục kinh nguyệt ra ít nào hiệu quả là vấn đề chị em luôn quan tâm.
Nếu kinh nguyệt ra ít diễn ra ở hầu hết các chu kỳ kinh, chị em chớ nên chủ quan. Hãy chủ động thăm khám bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Nội Dung Chính
- 1 Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít
- 2 Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có phải mang thai không?
- 3 Làm sao để biết kinh nguyệt ra ít có phải là máu báo có thai?
- 4 Bật mí 10+ lý do khiến kinh nguyệt ra ít
- 4.1 Kinh nguyệt ra ít do có thai ngoài tử cung
- 4.2 Kinh nguyệt ra ít do tăng/giảm cân đột ngột
- 4.3 Kinh nguyệt ra ít do căng thẳng
- 4.4 Kinh ra ít do mắc bệnh cường giáp
- 4.5 Kinh ra ít do ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai
- 4.6 Kinh ra ít do buồng trứng đa nang
- 4.7 Kinh ra ít do đến tuổi mãn kinh
- 4.8 Kinh ra ít do hẹp cổ tử cung
- 4.9 Kinh nguyệt ra ít do tử cung có sẹo
- 4.10 Kinh ra ít do mất nhiều máu trong và sau khi sinh
- 5 Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có sao không?
- 6 Một số biện pháp cải thiện tình trạng máu kinh ra ít
Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt ra ít (còn gọi thiểu kinh). Đây là hiện tượng mỗi lần đến kỳ lượng huyết kinh ra rất ít.
- Chị em có thể nhận biết kinh nguyệt ra ít dựa vào những dấu hiệu sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (trên 30 ngày)
- Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần 1 tháng
- Số ngày hành kinh chỉ 1 – 2 ngày
- Lượng máu kinh ra mỗi lần rất ít, không đầy băng vệ sinh
- Kinh nguyệt cũng có thể kéo dài nhiều ngày nhưng lượng máu ít, ra rải rác
- Máu kinh có màu sắc bất thường
- Chị em cũng xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi,…
Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có phải mang thai không?
Hiện tượng kinh nguyệt ra quá ít, quá nhiều hoặc chu kỳ không đều, đều có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Tuy nhiên, để biết kinh nguyệt ra ít có thai không, phụ nữ cần phải đến cơ sở y tế, được các bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết thì mới biết được có thai hay không.
Đa số các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt đều không rõ ràng. Thậm chí phải hẹn tái khám và xét nghiệm nhiều lần mới có thể kết luận chính xác được.
Để nhận định vấn đề có kinh ít hơn bình thường có thai không. Phụ nữ cần hiểu biết và phân biệt với hiện tượng máu báo thai. Hai hiện tượng này có biểu hiện khá giống nhau, dễ gây nhầm lẫn.
Mặt khác, ra kinh ít có thể là triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán chính xác và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Làm sao để biết kinh nguyệt ra ít có phải là máu báo có thai?
Để biết ra kinh ít có phải mang thai không, phụ nữ cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Theo đó, phụ nữ nên sử dụng que thử thai để theo dõi kỳ kinh một cách chính xác.
Việc hiểu rõ cơ thể của mình sẽ giúp nữ giới tìm ra câu trả lời. Nếu cảm thấy hiện tượng gì đó không giống với chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Gần đây có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình thì khả năng đó là máu báo thai. Trứng được thụ tinh và làm tổ ở lớp nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Thông thường, 3 yếu tố sau đây sẽ giúp phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt:
Thời gian xuất hiện
Máu báo thai thường xuất hiện sớm hơn so với chu kỳ kinh nguyệt. Chúng chỉ ra trong vòng vài giờ. Hoặc một số trường hợp kéo dài cũng chỉ trong 1 – 2 ngày.
Lượng máu
Máu báo có thai thường ra ít và rải rác hơn so với máu trong kỳ kinh nguyệt.
Màu sắc
Máu báo thai thường có màu đỏ đậm, màu nâu hoặc hồng nhạt. Trong khi đó, máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi.
Cơ thể phụ nữ khi có thai cũng sản sinh ra một ít dịch đục màu trắng. Nguyên nhân là do sự phát triển của các tế bào âm đạo để chuẩn bị cho việc làm tổ của thai nhi.
Chất dịch này sẽ ngăn chặn phần nào những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài vào buồng tử cung. Vì vậy phụ nữ sẽ cảm nhận được cổ tử cung có chất nhầy dính và đặc khác thường.
Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt nào tốt – Review 20 loại thuốc tốt nhất
Bật mí 10+ lý do khiến kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt có thể thay đổi bất thường do yếu tố tâm lý, stress, căng thẳng, mãn kinh… Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đó là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, chị em phụ nữ không được chủ quan khi thấy kinh nguyệt ra ít bất thường.
Khi thấy kinh ra ít cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân là gì để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu có thể gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là những lý do khiến kinh nguyệt ra ít mà chị em cần biết.
Kinh nguyệt ra ít do có thai ngoài tử cung
Khi có thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Nhưng cũng có một số ít trường hợp phụ nữ vẫn có kinh khi có thai nhưng với số lượng rất ít. Ngoài ra, khi mang thai ngoài tử cung sẽ có dấu hiệu ra máu, khiến nhiều chị em lầm tưởng đó là máu kinh.
Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tính mạng của sản phụ. Do đó nếu nghi ngờ hiện tượng kinh ra ít do có thai ngoài tử cung, thai phụ cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng và có phương án xử lý kịp thời.
Kinh nguyệt ra ít do tăng/giảm cân đột ngột
Cân nặng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Cân nặng thay đổi có thể khiến chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, cùng với đó là lượng kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn.
Khi tăng cân, chất béo tích tụ quá nhiều khiến hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Khi giảm cân, nhất là những người áp dụng chế độ ăn kiêng, hạn chế calo sẽ khiến cơ thể bị căng thẳng, mất cân bằng hormone tương tự như khi tăng cân đột ngột.
Theo các chuyên gia, cơ thể cần cân bằng protein, chất béo, carb, vitamin để có thể duy trì hoạt động bình thường. Vì vậy để kinh nguyệt đều, không bị kinh ra ít hoặc quá nhiều thì bạn nên có một chế độ ăn uống phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục, kiểm soát cân nặng.
Kinh nguyệt ra ít do căng thẳng
Sự mất cân bằng nội tiết có thể diễn ra do các vấn đề về tâm lý như: stress, lo lắng, trầm cảm, sốc tâm lý… Điều này có thể là nguyên do khiến kinh nguyệt ra ít.
Ngoài ra, người bị căng thẳng quá mức về thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Ví dụ: luyện tập thể dục quá sức, làm việc với cường độ cao…
Khi cơ thể cân bằng được tâm lý và thể chất, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường. Trong trường hợp này, chị em không cần quá lo lắng. Tốt nhất nên giữ cho tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi và thư giãn.
Kinh ra ít do mắc bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đối với cơ, huyết áp và tim mạch… Một trong những triệu chứng của bệnh cường giáp là kinh nguyệt ra ít.
Do đó, nếu thấy kinh nguyệt ra ít cùng các dấu hiệu khác của bệnh cường giáp như: người mệt mỏi, thường xuyên lo lắng, đi tiểu nhiều… thì nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Kinh ra ít do ảnh hưởng của các biện pháp tránh thai
Rất nhiều chị em phụ nữ ra ít kinh nguyệt do sử dụng các biện pháp tránh thai nội tiết. Cụ thể như: uống thuốc tránh thai, dùng miếng dán tránh thai, dùng vòng tránh thai nội tiết… Thậm chí nhiều trường hợp máu kinh còn bị chuyển sang màu tối sẫm, thậm chí là mất kinh.
Do đó, khi sử dụng các phương pháp tránh thai nội tiết, chị em cần hết sức lưu ý. Nếu cảm thấy các phương pháp này không phù hợp và an toàn với mình thì có thể sử dụng các phương pháp tránh thai không chứa hormone.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Kinh ra ít do buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là tình trạng buồng trứng sản xuất ra nhiều hormone sinh dục nam bất thường. Khi nội tiết thay đổi, kinh nguyệt cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể là chậm kinh, rong kinh, kinh nguyệt ra ít hoặc mất kinh.
Người bị buồng trứng đa nang ngoài dấu hiệu kinh ra ít sẽ có thêm các dấu hiệu khác. Thường gặp như: da nhờn, nổi nhiều mụn, tăng cân bất thường, mọc nhiều lông…
Nếu thấy có các dấu hiệu kể trên nên đi khám càng sớm càng tốt.
Kinh ra ít do đến tuổi mãn kinh
Dấu hiệu của tiền mãn kinh là kinh nguyệt ra ít, chu kỳ kinh kéo dài… Do đó, nếu đang trong độ tuổi tiền mãn kinh thì bạn cũng không nên quá lo lắng khi gặp tình trạng này.
Kinh ra ít do hẹp cổ tử cung
Hẹp cổ tử cung hoặc cổ tử cung đóng hoàn toàn có thể khiến kinh nguyệt ra ít.
Nguyên nhân gây hẹp cổ tử cung có thể là do thay đổi nồng độ estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh. Hoặc ảnh hưởng sau khi trải qua các cuộc phẫu thuật cổ tử cung.
Hẹp cổ tử cung khiến máu kinh bị giữ lại trong tử cung, chỉ có thể chảy ra rất chậm nên sẽ gặp hiện tượng kinh nguyệt ra ít.
Kinh nguyệt ra ít do tử cung có sẹo
Phụ nữ đã từng nạo tử cung, nong tử cung… có thể để lại sẹo trên tử cung. Khiến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng. Một trong số đó là kinh ra ít.
Kinh ra ít do mất nhiều máu trong và sau khi sinh
Kinh ra ít do cơ thể mất nhiều máu trong và sau khi sinh tuy rất hiếm xảy ra nhưng cũng không loại trừ khả năng.
Mất máu nhiều khiến cơ thể bị thiếu oxy, ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên, gây ra hội chứng Sheehan. Hội chứng Sheehan khiến việc sản xuất tất cả các loại hormone bị suy giảm. Bao gồm cả hormone điều hòa kinh nguyệt.
Mất máu quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Bệnh còn có thể gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Chị em phụ nữ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có sao không?
Chị em sẽ phải đối mặt với rất nhiều những mối nguy hại tiềm tàng. Cũng như những ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản khi gặp hiện tượng kinh nguyệt ít. Cụ thể là:
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em
Nếu chị em bị kinh nguyệt ra ít do các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng,… sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến việc mang thai cũng như khả năng sinh con.
Những bệnh này sẽ làm thay đổi nội tiết tố cũng như môi trường âm đạo. Cản trở thụ tinh gặp trứng, gây khó khăn cho quá trình thụ thai. Tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở nữ giới.
Ảnh hưởng đến nội tiết tố, tử cung
Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, lượng kinh nguyệt quá ít có thể dẫn đến những tác hại không tốt đối với nội tiết tố cũng như tử cung của chị em.
Nhiều chị em do sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ít. Ngoài ra, còn có thể do tử cung phát triển không toàn diện hoặc tử cung bị dính liền.
Ảnh hưởng đến sức khỏe
Kinh nguyệt quá ít có thể khiến chị em gặp phải những rắc rối như mặt bị nổi mụn trứng cá, ban đỏ, ảnh hưởng đến nhan sắc. Ngoài ra kinh nguyệt quá ít còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa.
Xem thêm: [Tổng hợp 30+] Cách điều hòa kinh nguyệt bằng thuốc và dân gian tốt nhất
Một số biện pháp cải thiện tình trạng máu kinh ra ít
Một số biện pháp chị em có thể áp dụng để điều hòa lượng máu kinh của bản thân:
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Bổ sung những dưỡng chất cần thiết làm cân bằng nội tiết tố trong cơ thể giúp cải thiện tính trạng ra máu kinh ít.
Một số thực phẩm nên sử dụng như:
Đậu nành
Đậu nành thúc đẩy cơ thể sản sinh ra hormone sinh dục nữ, làm cân bằng nội tiết tố và cải thiện tính trạng máu kinh ra ít.
Cá
Một số loại cá chứa acid amino và omega-3 giúp tối ưu hóa hormone và giảm nồng độ cortisol nhằm làm cân bằng estrogen với testosterone trong cơ thể.
Rau xanh
Một số loại rau như cải bắp, súp lơ, chân vịt, diếp cá,… có tác dụng duy trì cân bằng của hormone trong cơ thể.
Một số loại thực phẩm không nên ăn
Không nên ăn những đồ có chứa chất béo no như xúc xích, gà rán, mì ăn liền,…chúng sẽ kích thích hormone, gây rối loạn nội tiết tố nữ.
Bệnh cạnh đó, các bạn không nên sử dụng những đồ uống có chứa ga, cồn, chất kích thích, chúng sẽ làm rối loạn hormone gây mất cân bằng nội tiết tố, có thể ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.
Uống đầy đủ nước mỗi ngày
Nước đóng vai trò quan trọng cho cơ thể như loại bỏ độc tố, bài tiết, vận chuyển dinh dưỡng. Không những thế bổ xung nước đầy đủ mỗi ngày còn giúp điều hòa kinh nguyệt, tăng máu kinh, cải thiện tình trạng máu kinh ra ít.
Tập luyện thể thao thường xuyên
Tập luyện thể thao hàng ngày giúp bạn cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố. Có thể tập nhẹn nhàn vào những ngày hành kinh để điều hòa lượng máu huyết. Thời gian hợp lý cho mỗi ngày là 20 phút với những bài tập phù hợp.
Cải thiện đời sống tinh thần
Luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, lạc quan yêu đời, hạn chế tối đa tình trạng stress và căng thẳng, điều này rất có ích trong việc ổn định nội tiết tố trong cơ thể.
Kinh nguyệt ra ít ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống, khả năng sinh sản của chị em. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.