[Chị em nên biết]: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản, chính xác
Ngày cập nhật :27/11/2021
Nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em chủ động khi đến ngày đèn đỏ. Cũng như nắm rõ ngày rụng trứng để mang thai.
Mặc dù kinh nguyệt là vấn đề khá quen thuộc với chị em. Nhưng việc nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt thì không phải ai cũng biết. Chính vì thế, nội dung bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ về vấn đề này.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Trước khi chia sẻ cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Các bạn cần tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt ở chị em.
Khi bé gái đến tuổi dậy thì, sinh lý của hormon sinh dục sẽ thay đổi. Biểu hiện rõ nhất là qua việc hành kinh.
Việc hành kinh sẽ lặp đi lặp lại các tháng (trừ lúc mang thai) cho đến khi phụ nữ đạt đến tuổi tiền mãn kinh. Thời gian bắt đầu hành kinh thường là từ 12 – 17 tuổi. Thời gian tiền mãn kinh thường vào khoảng 45 – 55 tuổi.
Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính bằng ngày đầu tiên ra máu trong kỳ này đến ngày đầu tiên ra máu trong kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của một người bình thường thường dao động khoảng 28 – 30 ngày. Nhưng cũng có người có thể chênh lệch một vài ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố, các thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng… Nên chu kỳ kinh nguyệt để có thể tính chính xác cần theo dõi từ khoảng 4 – 5 tháng.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng không hành kinh. Hoặc chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường là dấu hiệu của vấn đề về sinh sản.
Xem thêm: Khí hư làm khô cứng quần lót: Coi chừng 6 bệnh lý nguy hiểm
Chu kỳ kinh diễn ra như thế nào?
Nguyên nhân của việc ra máu vào chu kỳ kinh phần lớn là do hormon thay đổi. Vào ngày đầu tiên xuống máu, hormon sinh lý của các bạn nữ bị suy giảm. Khiến lớp nội mạc ở tử cung bị bong ra chính là lý do máu bắt đầu chảy.
Sau khoảng thời gian đó, số lượng hormon lại tăng lên. Lớp nội mạc tử cung đã bị bung ra lại được lại làm dày lên, nang trứng được kích thích để phát triển.
Một vài nang trứng phát triển vượt trội hơn so với bình thường. Nếu thêm với điều kiện hormone LH tăng đột biến. Các nang trứng sẽ được kích thích để phóng thích trứng, và sự rụng trứng diễn ra.
Nếu trứng sau khi rụng gặp tinh trùng, các hormon progesterone sẽ được sản sinh với một lượng lớn. Đủ để biến đổi nội mạc tử cung. Lúc này trứng sẽ bám vào tử cung và bắt đầu quá trình hình thành phôi thai, đây chính là quá trình thụ thai.
Nếu không diễn ra sự thụ tinh sau khi rụng trứng, hoặc phôi thai không thể bám vào tử cung để làm tổ. Các hormone progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho kỳ hành kinh tiếp theo. Đó cũng là ngày cuối cùng của chu kỳ hành kinh trong 1 tháng.
Những thay đổi cơ thể theo chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt chính là biểu hiện của những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bạn nữ. Vì vậy cơ thể vào những ngày này cũng có những thay đổi liên quan.
- Nổi nhiều mụn trứng cá ở mặt.
- Ngực bị sưng lên và đau nhức.
- Thân nhiệt tăng.
- Thường đau bụng, trướng bụng, táo bón…
- Có cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn bình thường.
- Suy nghĩ lan man, khó tập trung.
- Mau quên, trí nhớ giảm.
- Tính khí thay đổi, dễ kích thích, dễ sợ và lo lắng.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân. Cũng như lường trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày đèn đỏ.
Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Theo lời khuyên của chuyên gia, một chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo. Dưới đây là các bước để bạn tính xem chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày:
- Bước 1: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày đèn đỏ xuất hiện. Đây sẽ là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
- Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày xuất hiện đèn đỏ tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh.
- Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh. Từ đó tính được chu kỳ kinh của mình.
- Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình. Từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo sẽ ghé thăm.
Ví dụ :
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 1/4/2019
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 29/4/2019
Như vậy, chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai hoặc thụ thai
Việc dựa cách tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ biết được ngày rụng trứng. Từ đó có thể tính toán được thời điểm quan hệ để dễ có thai hoặc tránh mang thai ngoài ý muốn.
Thông thường sẽ lấy chu kỳ kinh nguyệt phổ biến là 28 ngày để tính thời điểm rụng trứng. Ngày rụng trứng là ngày thứ 14 của kỳ kinh 28 ngày. Ngày đầu tiên của kỳ kinh là ngày xuất hiện máu kinh, kéo dài đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo.
Thời điểm rụng trứng được tính ngày 14 +- 3 ngày. Như vậy, thời điểm rụng trứng được xác định từ ngày thứ 11 – ngày thứ 16 của kỳ kinh (thời điểm dễ thụ thai). Và từ ngày 13 – 15 là ngày dễ thụ thai nhất nếu quan hệ tình dục và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.
Như vậy, căn cứ vào thời điểm rụng trứng có cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai hoặc thụ thai theo mong muốn.
Cụ thể như sau:
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày
Thời điểm rụng trứng của vòng kinh 28 ngày là ngày thứ 14 của kỳ kinh. Từ ngày thứ 11 – 16 là thời kỳ nguy hiểm. Từ ngày 13 – 15 là thời điểm dễ thụ thai nhất.
Ví dụ: Chu kỳ kinh của chị em bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 2 (ngày xuất hiện kinh nguyệt). Ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 (ngày 14/2). Trong khoảng thời gian từ ngày 11/2 – 16/2 quan hệ rất dễ có thai. Từ ngày thứ 20/2 – ngày 1/3 được xem là ngày an toàn tuyệt đối khó có thai.
Như vậy, các chị em có vòng kinh 28 ngày đã biết được ngày rụng trứng của mình là ngày nào. Từ đó có thể quan hệ để thụ thai hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.
Khi rụng trứng chị em cũng có thể cảm nhận được với các dấu hiệu. Như thân nhiệt tăng, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, ham muốn tình dục tăng…
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều 26 – 30 ngày
Chu kỳ kinh có tháng 26 ngày, có tháng 28 ngày, có tháng 30 ngày được gọi là chu kỳ kinh không đều. Để tính chu kỳ này cần các định 2 thời điểm là chu kỳ ngắn nhất và chu kỳ dài nhất. Sau đó kết hợp 2 chu kỳ này lại với nhau.
Với chu kỳ 26 ngày thì thời điểm rụng trứng là ngày 12 của chu kỳ. Thời điểm dễ thụ thai từ ngày thứ 9 – ngày thứ 14.
Chu kỳ 30 ngày thì thời điểm rụng trứng là ngày thứ 16. Thời điểm dễ thụ thai là từ ngày thứ 13 – ngày thứ 18 của chu kỳ.
Kết hợp 2 khoảng ngày này lại thì thời điểm thụ thai sẽ ở khoảng ngày thứ 9 – ngày thứ 18. Và ngày rụng trứng (dễ thụ thai nhất) sẽ ở khoảng ngày 12 – 16 của chu kỳ.
Nếu chu kỳ kinh không đều, các tháng ra khác nhau, quá dài hoặc quá ngắn. Thì việc áp dụng cách tính này không thể chính xác. Chị em cần đi khám phụ khoa để xác định nguyên nhân cũng như có biện pháp xử lý điều hòa kinh nguyệt.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày
Đối với cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày rất đơn giản. Ngày rụng trứng sẽ tính tăng lên 2 ngày so với chu kỳ kinh 28. Tức là ngày rụng trứng của kỳ kinh 30 ngày là ngày thứ 16 của chu kỳ.
Thời điểm dễ có thai sẽ ở trong khoảng ngày từ 13 – 18 của chu kỳ kinh. Thời điểm thụ thai dễ nhất là từ ngày 15 – 17 của chu kỳ.
Ví dụ: Nếu ngày đầu tiên bắt đầu chu kỳ là ngày ⅓ thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 16. Trong khoảng từ ngày 13/3 – ngày 18/3 là ngày dễ thụ thai nhất. Các cặp vợ chồng có thể quan hệ trong khoảng ngày này. Để có thể có thai hoặc kiêng, dùng biện pháp tránh thai để ngừa mang thai ngoài ý muốn.
Cách tính chu kỳ kinh 32 ngày
Với chị em có kỳ kinh dài 32 ngày và đều thì ngày rụng trứng sẽ ở khoảng ngày thứ 18 của kỳ kinh. Thời điểm dễ thụ thai nhất sẽ ở trong khoảng từ ngày 17 – ngày 19 của chu kỳ.
Ngoài ra, trong ngày từ 15 – ngày 21 của kỳ kinh cũng vẫn là thời điểm nguy hiểm dễ thụ thai. Vì vậy, đối với kỳ kinh 32 ngày, quan hệ trong khoảng ngày từ ngày 15 đến ngày thứ 21 là rất dễ có thai.
Ví dụ: Ngày có kinh của chị em là ngày 1/3. Ngày rụng trứng sẽ ở khoảng ngày 18/3. Thời điểm quan hệ dễ thụ thai là từ ngày 15/3 – ngày 21/3.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày có bình thường không? Có rất nhiều chị em hoang mang khi chu kỳ của mình quá dài, kéo dài từ 35 – 40 ngày. Một chu kỳ kinh dưới 22 ngày được gọi là chu kỳ ngắn và quá 35 ngày được gọi là chu kỳ dài.
Khi có chu kỳ kinh kéo dài từ 35 – 40 ngày và đều (tháng nào cũng như thế) thì chị em không cần quá lo lắng. Đối với chu kỳ kinh lúc ngắn lúc dài, tháng 35 ngày, tháng lại 40 ngày và thất thường không đều. Thì cần đi gặp bác sĩ để có hướng điều hòa kinh nguyệt ổn định lại.
Về cách tính chu kỳ kinh cho người có kinh từ 35 ngày đến 40 ngày. Áp dụng như cách tính cho người có chu kỳ kinh không đều từ 26 – 32 ngày. Cụ thể như sau:
- Chu kỳ kinh 35 ngày thì ngày rụng trứng là khoảng ngày 22 của chu kỳ. Ngày dễ thụ thai là ngày từ 21 – 23.
- Chu kỳ kinh 40 ngày thì ngày rụng trứng là khoảng ngày 27 của chu kỳ. Ngày dễ thụ thai là ngày từ 26 – 28 của vòng kinh.
Vậy ngày dễ thụ thai của chu kỳ này sẽ ở trong khoảng từ ngày 21 đến ngày 28 của vòng kinh.
Xem thêm: Khí hư có mùi hôi – Nguyên nhân, triệu chứng và 20+ cách chữa hiệu quả
Một số cách tính chu kỳ kinh nguyệt khác
Ngoài sử dụng bảng tính chu kỳ kinh nguyệt trên. Chị em cũng có thể lựa chọn áp dụng một số cách tính chu kỳ kinh nguyệt khác dưới đây.
Sử dụng nhiệt kế theo dõi kỳ rụng trứng
Thông thường, thân nhiệt của chị em sẽ dao động từ 36,5 – 37 độ. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, cơ thể mệt mỏi. Sau khi rụng trứng thì nhiệt độ sẽ giảm trở lại.
Nhiệt kế theo dõi chu kỳ rụng trứng Beurer OT20 sẽ giúp việc theo dõi chu kỳ rụng trứng. Bằng các phương pháp tự nhiên trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ đó hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình một cách hiệu quả.
Nhiệt kế theo dõi kỳ rụng trứng
Với chiếc nhiệt kế này, bạn có thể nhập các chỉ số đo được vào ứng dụng Ovy để dự đoán ngày rụng trứng và ngày an toàn trong chu kỳ. Cũng như trong giai đoạn kinh nguyệt thật tiện lợi.
Nhiệt kế điện tử OT20 được trang bị một màn hình điện tử có khả năng hiển thị đến 2 chữ số thập phân. Cho độ chính xác cao nhất. Sản phẩm có đầu đo linh hoạt để bạn có thể đo tại nhiều vị trí khác nhau phù hợp với nhu cầu.
Đồng hồ thông minh
Đồng hồ thông minh là một sản phẩm công nghệ hiện nay đang rất được ưa chuộng. Bởi nó có kích thước nhỏ gọn và được tích hợp rất nhiều tiện ích giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
Đặc biệt, với chị em phụ nữ, các chị em còn có thể sử dụng đồng hồ thông minh để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng. Thông qua ứng dụng sức khỏe được tích hợp trên đồng hồ.
Hằng tháng, bạn chỉ cần cập nhật những thông số mà ứng dụng yêu cầu. Sau đó các thuật toán sẽ dựa trên những thông số. Cũng như quá trình theo dõi sức khỏe của bạn hằng ngày để tính toán. Đưa ra những cảnh báo về chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Hiện nay giá đồng hồ thông minh theo dõi sức khỏe cũng không quá đắt. Nếu tài chính của bạn eo hẹp thì có thể lựa chọn những dòng đồng hồ thông minh giá rẻ như Xiaomi Mi Band 3, Mi Band 4…
Nếu dư dả hơn thì dòng đồng hồ Xiaomi Amazfit GTS, Apple Watch, Samsung Gear Fit… cũng rất đáng để bạn quan tâm.
Que thử rụng trứng
Que thử rụng trứng cũng là một giải pháp đơn giản, hiệu quả thường được các chị em sử dụng để xác định ngày rụng trứng. Thông thường, giữa chu kỳ kinh khi nang trứng phát triển thì hormone LH sẽ tăng. Từ đó, kích thích trứng chín và phóng thích trứng khỏi buồng trứng.
Que thử rụng trứng sẽ giúp phát hiện sự thay đổi của homrone LH trong cơ thể. Nếu lượng hormone này cao thì tức là trứng đã rụng. Lời khuyên cho chị em là nên thử khoảng 2 ngày trước thời gian nghi ngờ rụng trứng.
Dựa vào chất nhầy ở tử cung
Ngoài những cách trên, chị em cũng có thể tính chu kỳ kinh nguyệt dựa vào việc quan sát chất nhầy ở tử cung. Trước khi rụng trứng khoảng 2 – 3 ngày, chị em sẽ thấy vùng kín ướt át. Ra nhiều khí hư so với bình thường.
Khi rụng trứng, khí hư sẽ có màu trong hoặc hơi đục, nhớt như lòng trắng trứng. Đồng thời, có độ co giãn hơn so với dịch âm đạo trong giai đoạn chu kỳ tử cung.
Một số dấu hiệu khác
Trong thời gian rụng trứng, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi do lượng hormone thay đổi. Vì vậy, qua quan sát một số dấu hiệu đơn giản chị em cũng có thể biết để tính toán được chu kỳ kinh nguyệt của mình. Những dấu hiệu dễ thấy nhất đó là:
- Đến ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm mại, cao, mở rộng và ướt át.
- Nhu cầu ham muốn tình dục cao.
- Bầu ngực cảm giác căng tròn hơn, đầu ti cưng cứng hơn.
Trên đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt mà chúng tôi đã tổng hợp. Cách tính khá đơn giản, sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc bản thân.
Trường hợp kinh nguyệt không đều diễn ra trong thời gian dài. Tốt nhất nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài Liên Quan