Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bình thường 

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :10/04/2023

Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng trong kết quả siêu âm thai kỳ. Vậy, đường kính lưỡng đỉnh thai nhi là gì? Vì sao cần đo đường kính lưỡng đỉnh. Các chỉ số lưỡng đỉnh như thế nào là bình thường. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn về chỉ số quan trọng này nhé! 

đường kính lưỡng đỉnh thai nhi

Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi là gì? 

Đường kính lưỡng đỉnh (viết tắt là BPD – Biparietal Diameter) là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi. Đây chính là phần đường kính lớn nhất của đầu thai nhi. 

Bạn cần lưu ý rằng, đường kính lưỡng đỉnh và chu vi đầu của thai nhi là hoàn toàn khác nhau. Chu vi đầu sẽ được đo vòng quanh đầu, còn đường kính lưỡng đỉnh là đo đường kính đầu của thai nhi. Đây là 2 thông số hoàn toàn khác nhau. 

Vì sao cần đo đường kính lưỡng đỉnh? 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thời điểm vàng để đo đường kính vòng đầu của thai nhi sẽ rơi vào khoảng tuần thứ 13 đến tuần 20 của thai kỳ. Đo chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là việc làm vô cùng quan trọng trong siêu âm thai. Bởi thông qua chỉ số này, bác sĩ và mẹ bầu có thể biết được: 

  • Tuổi thai và ngày dự kiến sinh. 
  • Thông quá chỉ số này, bác sĩ có thể ước tính được trọng lượng, tốc độ phát triển của thai nhi có đạt chuẩn không? 
  • Bên cạnh đó, bác sĩ còn đánh giá được xương chậu của mẹ. Từ đó, đưa ra những tiên lượng mẹ bầu có thể sinh thường hay sinh mổ. 

Với những trường hợp có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn so với bình thường. Rất có thể thai nhi phát triển không tốt. Bác sĩ sẽ siêu âm kỹ hơn các chỉ số quan trọng đi kèm. Đồng thời, chỉ định mẹ bầu làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân. Sau đó, sẽ cân nhắc và đưa ra hướng khắc phục kịp thời, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Đường kính lưỡng đỉnh như thế nào là bình thường? Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh

Đường kính lưỡng đỉnh như thế nào là bình thường? Thông thường, khi đi siêu âm, bác sĩ sẽ là người giúp mẹ bầu theo dõi các chỉ số siêu âm và phát hiện những bất thường nếu có. 

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu muốn tìm hiểu, thì cũng có thể tự theo dõi và đọc các chỉ số và so sánh các chỉ số lưỡng đỉnh theo tuổi thai. 

Dưới đây là bảng chỉ số lưỡng đỉnh đạt chuẩn có thai nhi theo từng tuổi thai: 

chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai
Bảng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh theo tuần thai

Lưu ý: Bảng chỉ số lưỡng đỉnh theo tuổi thai ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Không chính xác 100% bởi các thông số sẽ có sự xê dịch và sai số nhất định. Các bác sĩ sẽ xem xét các chỉ số và đưa ra kết luận. Nếu vẫn ở trong mức bình thường, thì mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm. 

Một số chỉ số khác cần quan tâm khi siêu âm

Bên cạnh chỉ số lưỡng đỉnh BPD, còn một vài chỉ số khác quan trọng không kém mẹ cần nắm vững để đánh giá về thể trạng của thai nhi.

Một số chỉ số ảnh hưởng kết quả siêu âm có thể bao gồm:

  • Đường kính ngực của thai nhi (THD)
  • Đường kính xương chẩm của thai nhi (OFD)
  • Độ dài xương khuỷu tay (Ulna)
  • Độ dài xương ống chân ( Tibia)
  • Độ dài xương quay mác (Fibula)
  • Chiều dài xương đùi (FL)
  • Chiều dài đầu mông (CRL)
  • Chiều dài đầu chân
  • Đường kính sau bụng (APTD)
  • Chu vi đầu (HC)
  • Chu vi vòng bụng (AC)
  • Đường kính tiểu não của thai nhi (CER)
  • Tuổi thai (GA)
  • Cân nặng theo ước tính (EFW)
  • Độ dài xương tay (HUM)

Những lưu ý để thai nhi có đường kính lưỡng đỉnh chuẩn 

Để thai nhi có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh chào đời và có chỉ số lưỡng đỉnh bình thường. Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau: 

Chế độ dinh dưỡng 

Chế độ ăn hàng ngày vô cùng quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý cung cấp đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất đường bột, các loại vitamin, chất béo, cùng các vi chất cần thiết. 

Ngoài ra, mẹ bầu nên chú ý bổ sung thêm kẽm, sắt, canxi và các loại vitamin nhóm B… Dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng rất cần thiết cho thai nhi phát triển toàn diện. 

Nghỉ ngơi và vận động 

Thời gian mang bầu, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi mệt mỏi. Do đó, chị em cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong quá trình mang bầu. Nghỉ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái cũng là các giúp cơ thể mẹ nghỉ ngơi và thai nhi phát triển. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên vận động, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 15- 30 phút. Sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng để chống lại các bệnh cảm cúm thông thường. 

Khám thai định kỳ 

Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu theo dõi được sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, thông qua việc siêu âm, sẽ giúp bác sĩ phát hiện những bất thường và có hướng khắc phục kịp thời. 

Tiêm phòng uốn ván

Trong lúc mang thai từ tuần 20 trở lên, mẹ bầu cần tiêm phòng uốn ván 2 mũi (với những chị em sinh con lần đầu). Mỗi mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng. Nếu bạn sinh con lần thứ 2, chỉ cần tiêm một mũi. 

Có thể thấy, đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi đi khám thai định kỳ, mẹ bầu nên theo dõi đường lưỡng đỉnh để biết thai nhi có bất thường gì không? Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh. 

 Xem thêm bài viết: