Phân biệt sự khác nhau tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Ngày cập nhật :13/10/2022
Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Đây là hai cơ quan vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi chất của cơ thể con người. Hay tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về chức năng của các tuyến này nhé!
Nội Dung Chính
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
Để phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn về tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết.
Tìm hiểu về tuyến nội tiết
Tuyến nội tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng với mọi tế bào và cơ quan trong cơ thể. Tuyến này bao gồm một mạng lưới những tuyến có nhiệm vụ tiết hormone nhằm tạo mối liên kết giữa các tế bào với nhau.
Hormone nội tiết sẽ tạo ra các tác dụng kiểm soát tâm trạng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa các cơ quan. Đây cũng là bộ máy giúp vận chuyển hormone vào máu và đưa tới các tế bào ở khắp cơ thể.
Hệ nội tiết sẽ bao gồm nhiều tuyến đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như:
- Tuyến yên: Sẽ nhận thông tin từ não bộ để thông báo, phân chia nhiệm vụ cho các tuyến khác.
- Tuyến tùng: Tiết ra chất Melatonin giúp bạn dễ ngủ hơn.
- Tuyến giáp: Kiểm soát và điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
- Tuyến cận giáp: Bao gồm 4 tuyến nhỏ nằm sau tuyến giáp. Có nhiệm vụ củng cố sức khỏe xương, kiểm soát lượng canxi và photpho.
- Tuyến thượng thận: Tiết ra hormone corticosteroid và epinephrine để duy trì chức năng sinh lý.
- Tuyến ức: Có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ. Tuyến này sẽ co dần lại khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.
- Tuyến tụy: Vừa có nhiệm vụ duy trì nội tiết, vừa tham gia hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Tinh hoàn ở nam giới: Tiết ra testosterone giúp hình thành lông trên cơ thể. Đồng thời, kích thích dương vật phát triển, tạo ra tinh trùng để duy trì nòi giống.
- Buồng trứng nữ: Sản xuất hormone progesterone và estrogen giúp phát triển ngực, điều hòa kinh nguyệt và khả năng thụ thai.
Tuyến ngoại tiết là tuyến gì? Giữ nhiệm vụ gì?
Tuyến ngoại tiết bao gồm tuyến nước bọt, mồ hôi, tuyến lông mi, tuyến nước mắt, tuyến vú, tuyến bã nhờn. Những tuyến có chức năng dẫn xuất và tiết ra các sản phẩm lên bề mặt biểu mô.
Tuyến ngoại tiết được chia thành 3 nhóm chính:
- Tuyến tiết nhày: Chất tiết ra có đặc tính nhớt, giàu carbohydrate
- Tuyến tiết dịch: Tiết ra các dung dịch gần giống như nước, giàu protein
- Tuyến bã nhờn (tuyến tiết dầu): Chứa nhiều lipid.
Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết – điểm giống và khác nhau
Dựa vào những thông tin về 2 tuyến nội và ngoại tiết kể trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về vai trò và chức năng của hai tuyến này. Dưới đây là một vài điểm giống và khác nhau của tuyến nội và tuyến ngoại tiết:
Điểm giống nhau:
- Cùng một cơ chế đó là sản sinh ra các chất tiết.
- Các sản phẩm tiết ra đều đóng vai trò quan trọng tham gia vào hoạt động sinh lý của cơ thể
Điểm khác nhau:
- Kích thước tuyến nội tiết nhỏ hơn tuyến ngoại tiết.
- Tuyến nội tiết không có ống dẫn, mà ngấm thẳng vào máu. Còn tuyến ngoại tiết thì có ống dẫn.
- Lượng hormone tiết ra ít nhưng hoạt tính mạnh. Tuyến ngoại tiết thì ngược lại.
Như đã nói ở trên, tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì mọi hoạt động của cơ thể. Nếu hai tuyến này gặp trục trặc, có thể sẽ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Dưới đây là những căn bệnh có liên quan đến tuyến nội tiết và ngoại tiết thường gặp:
Bệnh tiểu đường
Là bệnh lý có liên quan đến tuyến nội tiết. Nguyên nhân gây bệnh là do không cung cấp đủ insulin cho cơ thể, dẫn đến tình trạng rối loạn Cacbonhydrat.
Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ có khả năng bị tai biến, hoại tử, suy giảm ham muốn tình dục, suy thận… thậm chí có thể gây tử vong.
Viêm tụy
Là căn bệnh có liên quan đến cả tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Bệnh xảy ra khi các enzym tiêu hóa được kích hoạt quá sớm nên tấn công tuyến tụy. Dẫn đến viêm tụy cấp, viêm tụy mạn… bệnh kéo dài có thể dẫn đến ung thư tụy.
Viêm tuyến giáp
Do các vi khuẩn, virus xâm nhập và gây viêm tuyến giáp. Bệnh lý này có liên quan đến tuyến nội tiết. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh sẽ bị suy giáp, cường giáp hoặc đôi khi là bị cả hai.
Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó bạn không nên chủ quan mà cần đi khám và có phương pháp điều trị kịp thời.
Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp bạn đọc phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Cũng như hiểu rõ hơn về vị trí, chức năng của tuyến này. Nếu mắc phải các bệnh lý liên quan đến tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, bạn cần nhanh chóng đi khám để có hướng điều trị kịp thời.
Xem thêm bài viết: