[Bất ngờ] Với 25+ công dụng từ dứa_Không nên bỏ qua

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :08/12/2022

Dứa( trái thơm) là loại trái cây rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Loại quả này không chỉ giúp giải khát mà còn có rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của quả dứa trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về dứa

Theo wikipedia: “dứa có các tên gọi khác như là: Khóm, Thơm (có nơi gọi là khớm) hay gai (miền Trung) hoặc trái huyền nương. Tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.

dứa

Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các “mắt dứa”.

Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp. Có hai loại dứa, dứa có gai và không có gai.

Mô tả

Cây dứa không chỉ là cây ăn quả mà còn là một cây thuốc quý.

  • Cây có thân ngắn.
  • Lá mọc thành hoa thị, cứng, dài, ở mép có răng như gai nhọn (khóm) có khi rất ít (thơm).
  • Khi cây trưởng thành, thì từ chùm lá đó mọc ra một thân dài 20-40cm, mang 1 bông hoa. Tận cùng bằng một chùm lá bắc màu tím, các hoa này dính nhau.
  • Khi hình thành quả thì các lá bắc mọng nước tụ họp với trục của bông hoa. Thành một quả mọng kép có màu vàng hay gạch tôm.
  • Các quả thật thì nằm trong các mắt dứa.
  • Cây thường ra hoa quả vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Quả, nõn cây và rễ cây – Fructus, Gemma et Radix Ananatis.

Nơi sống và thu hái

Dứa có nguồn gốc ở Brazin, loại quả này được trồng khắp nơi để lấy quả ăn và xuất khẩu.

Thu hoạch quả và rễ quanh năm, nõn thu hái tốt nhất vào mùa xuân; thường dùng tươi.

Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang.

Tổng sản lượng cả nước năm 2007 đạt 529.100 tấn. Nhiều địa phương xây dựng thương hiệu đặc sản quả dứa như dứa Đồng Giao (Tam Điệp – Ninh Bình), Kiên Giang, Tiền Giang. Những địa phương này đều có những nhà máy chuyên sản xuất, chế biến các thực phẩm từ quả dứa.

Xem thêm: Lá tía tô: 10+ công dụng tuyệt vời không phải ai cũng biết

Thành phần dinh dưỡng có trong Dứa

Một chén dứa tươi chứa khoảng:

  • 82 calo
  • 0,2 g chất béo
  • 2 mg Natri
  • 21,65 g Carbohydrate (bao gồm 16 g đường và 2,3 g chất xơ)
  • 0,89 g Protein
  • Vitamin C 131%
  • Mangan 76%
  • Vitamin B6 9%
  • Đồng 9%
  • Thiamin 9%
  • Kali 5%
  • Magiê 5%
  • Folate 7%
  • Niacin 4%
  • Axit pantothenic 4%
  • Riboflavin 3%
  • Sắt 3%

Dứa đặc biệt giàu vitamin C và Mangan có thể hỗ trợ nâng cao hệ thống miễn dịch, duy trì quá trình trao đổi chất và chống oxy hóa. Do đó, sử dụng Dứa thường xuyên là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe và chống lại nhiều bệnh lý.

Tìm hiểu về tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Dứa thường được sử dụng để tráng miệng, bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa.

Bên cạnh đó, đôi khi Dứa có thể được sử dụng như một loại dược liệu điều trị các bệnh lý tiêu hóa và viêm. Dưới đây là những công dụng của dứa đối với sức khỏe:

tác dụng của dứa đối với sức khỏe

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Ăn dứa có tác dụng gì? Chỉ cần ăn một khẩu phần thơm là bạn đã nạp trên 130% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể hàng ngày. Do đó, không có gì lạ khi thơm là một trong những nguồn thực phẩm giàu axit ascorbic nhất và có vị ngon nhất.

Vitamin C chủ yếu liên quan đến việc làm giảm bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch. Bằng cách kích thích hoạt động của bạch cầu và hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể chống lại các tác động xấu của các gốc tự do.

Các gốc tự do là các sản phẩm phụ nguy hiểm của quá trình trao đổi chất tế bào. Có thể làm hỏng các hệ thống cơ quan khác nhau và phá vỡ chức năng cũng như làm cho các tế bào khỏe mạnh đột biến thành các tế bào ung thư.

Tác dụng của dứa hỗ trợ tăng cường sức khỏe của xương

Dứa chứa nhiều vitamin C, Manga có thể củng cố xương và các mô liên kết. Một cốc nước ép dứa tươi chứa hơn 70% lượng mangan cần thiết hàng ngày.

Một số nghiên cứu cho biết, trẻ em, người lớn và người cao tuổi nên ăn một vài miếng Dứa mỗi ngày. Việc này sẽ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, bổ sung quả này thường xuyên cũng được cho là có thể ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ sau khi mãn kinh.

Hỗ trợ cải thiện sức khỏe xoang

Vitamin C và Bromelain có trong trái thơm có thể hỗ trợ làm giảm chất nhầy trong cổ họng và mũi.

Do đó, người thường xuyên bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng theo mùa có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống. Sẽ giúp cải thiện các dấu hiệu dị ứng.

Tác dụng của dứa giúp giảm căng thẳng

Dứa chứa nhiều vitamin B, rất tốt cho não bộ và hoạt động của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, sử dụng dứa thường xuyên được cho là giúp cơ thể chống lại căng thẳng, lo âu và stress.

Hỗ trợ làm giảm cục máu đông

Một tác dụng của dứa không thể không kể đến đó là làm giảm cục máu đông. Bởi trong trái thơm có thành phần Bromelain.

Các nhà khoa học khuyến cáo những người thường xuyên sử dụng máy bay. Như tiếp viên hàng không và người thường xuyên di chuyển bằng phương tiện này, sẽ có nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Vì vậy, nên thường xuyên sử dụng Dứa.

Tăng cường sức khỏe của mắt

Nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hóa và vitamin C cao. Dứa có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, cải thiện thị lực và các vấn đề liên quan đến lão hóa.

Ngoài ra, Dứa chứa nhiều Beta Carotene. Đây là một khoáng chất cần thiết cho thị lực và giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.

Phòng ngừa hen suyễn

Dứa có chứa Beta Carotene và Bromelain, có tác dụng làm giảm các triệu chứng hen suyễn và giúp hệ thống hô hấp luôn khỏe mạnh. Một vài nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ dứa thường có nguy cơ hen suyễn thấp.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa hen suyễn. Còn được tìm thấy trong thực phẩm thực vật màu cam, vàng và xanh đậm. Bao gồm dứa, xoài, đu đủ, quả mơ, bông cải xanh, dưa đỏ, bí ngô và cà rốt.

Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 được khuyến khích tiêu thụ nhiều chất xơ để làm giảm lượng đường huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được cho là nên bổ sung chất xơ. Để cải thiện lượng đường trong máu, Lipid và Insulin.

Một quả Dứa cung cấp khoảng 13 g chất xơ, gần bằng với lượng chất xơ cần thiết cho người trưởng thành. Do đó, bệnh nhân tiểu đường có thể thường xuyên bổ sung loại trái cây này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

Cải thiện hệ thống tiêu hóa

Dứa chứa nhiều chất xơ và nước. Điều này hỗ trợ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy nhu động ruột và giúp hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Ngoài ra, Dứa cũng rất giàu Bromelain. Đây là một loại enzyme giúp cơ thể tiêu hóa Protein. Tuy nhiên, Bromelain cũng làm giảm các tế bào miễn dịch viêm và làm hỏng lớp lót đường tiêu hóa.

Dứa tăng cường khả năng sinh sản

Các chất chống oxy hóa trong trái thơm có thể hỗ trợ cải thiện khả năng sinh sản. Bởi vì các gốc tự do có thể gây tổn thương và làm mất chức năng của hệ thống sinh sản.

Do đó, các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như dứa. Thường được khuyến khích ở những người cố gắng thụ thai, vô sinh, hiếm muộn.

Ngoài các chất chống oxy hóa, các vitamin C, khoáng chất đồng, kẽm, Folate và Beta Carotene,….. đều có khả năng cải thiện chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.

Cải thiện làn da

Các loại vitamin C và chất chống oxy hóa có trong trái thơm có thể chống lại các tổn thương trên bề mặt da do ánh nắng mặt trời, ô nhiễm. Ăn hoặc bôi dứa lên da có thể làm giảm nếp nhăn, trị mụn trứng cá và cải thiện kết cấu da tổng thể.

Ngoài ra, Vitamin C cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, cải thiện sức khỏe của da.

Tác hại của dứa giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp

Quả khóm chứa nhiều Bromelain, có đặc tính chống viêm, giảm đau. Hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra, bromelain được cho là có thể giảm sưng, bầm tím và hỗ trợ việc chữa lành các vết thương sau chấn thương, phẫu thuật.

Điều trị ho và cảm lạnh

Nhờ vào một lượng lớn Bromelain chống viêm và vitamin C, công dụng của trái Thơm có thể hỗ trợ điều trị ho và cảm lạnh.

Bromelain cũng được cho là có thể làm giảm sưng và các vấn đề khác trong hệ thống hô hấp. Bên cạnh đó, các loại enzym trong trái thơm có thể hỗ trợ làm sạch chất nhầy, giảm viêm và khó chịu trong hệ thống hô hấp.

Tăng cường sức khỏe của răng và lợi

Dứa có chứa các chất làm se. Do đó, sử dụng dứa thường xuyên có thể làm săn chắc các mô nướu. Thậm chí là ngăn ngừa ung thư trong miệng.

Trong thực tế, dứa thường được sử dụng để làm co lại nướu và chữa răng lung lay, không vững chắc. Vì vậy, nhai hoặc ăn dứa thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng và lợi.

Công dụng của dứa giúp hỗ trợ làm giảm huyết áp

Dứa chứa rất nhiều Kali, có tác dụng làm giãn mạch tự nhiên. Điều này giúp các mạch máu thư giãn và thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Khi các mạch máu thư giãn, huyết áp sẽ giảm xuống, lưu lượng máu sẽ bị hạn chế. Vì vậy tiêu thụ dứa thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng đột quỵ và xơ vữa động mạch.

Tác dụng làm giảm buồn nôn

Dứa có tác dụng cải thiện và ngăn ngừa các cơn buồn nôn. Do đó, nếu bạn thường xuyên buồn nôn, say tàu xe có thể sử dụng một ly nước ép Dứa. Ngoài ra, Dứa được cho là an toàn cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Tăng cường sức khỏe móng tay

Thiếu hụt Vitamin A và B có thể làm móng tay bị gãy, nứt, mềm. Do đó, để móng tay chắc khỏe, người dùng có thể bổ sung thêm nguồn vitamin A và B tự nhiên.

Dứa chứa một lượng vitamin dồi dào và phù hợp để bổ sung thường xuyên để chăm sóc sức khỏe móng tay.

Tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật

Chất bromelain có liên quan đến khả năng giảm sưng, bầm tím và đau nhức xảy ra sau khi phẫu thuật.

Ngoài ra, đặc tính chống viêm của bromelain cũng giúp giảm viêm mô sau quá trình tập thể dục nặng.

Điều trị vết nứt chân

Dứa có thể làm giảm viêm và sưng nhẹ. Người dùng có thể sử dụng một miếng dứa tươi sau đó chà xát lên gót chân nứt nẻ. Điều này sẽ kích thích và hỗ trợ chữa lành các vết nứt, giúp chân luôn mịn màng và hồng hào.

Bên cạnh đó, Dứa cũng được cho là có thể điều trị nứt môi. Trộn Dứa với dầu dừa và dùng ngậm ở môi. Điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng da môi và giúp môi hồng hào hơn.

Ngăn ngừa rụng tóc và giúp tóc dày hơn

Dứa có đặc tính chống oxy hóa và vitamin C. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc.

Chiết xuất Dứa có thể thoa lên da đầu để cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng cho các nang tóc. Việc này giúp tóc phát triển tốt hơn, dày hơn và bóng mịn hơn.

Giúp cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn

Dứa chứa nhiều Mangan có thể thúc đẩy các enzyme sản xuất năng lượng trong cơ thể. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi và uể oải, người dùng có thể ăn một vài miếng dứa hoặc uống một ly nước ép trái thơm để cải thiện tình trạng.

Xem thêm: [Bật mí 23+] Tác dụng của tỏi – không phải ai cũng biết

Tác dụng của quả dứa _Phòng chống ung thư

Trong một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho biết dứa tươi chứa các hoạt chất có thể chống lại các tế bào ung thư. Nước ép từ lõi, thân và thịt dứa có thể kìm hãm sự phát triển các tế bào ung thư buồng trứng và ung thư ruột kết.

Loại quả này có chứa các chất chống oxy hóa giúp thu giữ và chống lại các gốc tự do. Điều này làm chậm quá trình tổn thương tế bào. Do đó ngăn ngừa một số loại ung thư. Ngoài ra, các enzyme có trong Dứa có thể thu nhỏ hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư.

Trái thơm tốt cho mô và tế bào

Ngoài các tác dụng trên, vitamin C có trong quả dứa cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo ra collagen cho cơ thể.

Bởi collagen là thành phần protein thiết yếu tạo nên thành mạch máu, da, các cơ quan và xương. Hàm lượng vitamin C cao trong quả thơm có thể chữa lành vết thương và tổn thương cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra còn giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng và bệnh tật.

Vài cách trị bệnh từ trái thơm

Dứa được dùng trong các trường hợp viêm nhiệt, tiểu tiện khó khăn, đại tiện táo bón, sỏi thận, tiểu tiện có mủ. Cụ thể như:

cách trị bệnh từ trái thơm

  • Viêm thận: 60g quả dứa, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc uống thay nước hàng ngày.
  • Viêm phế quản: 120g quả dứa, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
  • Sỏi thận: 1 quả dứa chín nguyên quả vỏ hoặc khoét ở cuống một lỗ nhỏ bằng ngón tay cho vào khoảng 7 – 8g phèn chua giã nhỏ rồi đậy lại. Đem quả dứa đó nướng chín trên than đỏ hoặc lùi vào lửa cho cháy xém hết vỏ, dứa chín mềm. Để nguội, ép lấy nước (bỏ bã) để uống. Mỗi ngày 1 trái.
  • Nam suy thận, nữ lãnh cảm uống ngày 3 lần nước dứa ép (150ml) với món súp gồm 100g chim câu, 15g hạt sen và 10 quả táo tàu đỏ hầm nhừ sau 30 phút. Ăn 3 lần ngày, liên tục 2 tuần.
  • Viêm ruột, tiêu chảy: lá dứa 30 gam sắc uống.
  • Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
  • Rối loạn tiêu hóa: 1 quả dứa, 2 quả quýt, ép lấy nước uống.

Một số cách bổ sung dứa phổ biến

Dứa có vị ngọt, tiện lợi và dễ kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Dứa có thể được ăn tươi, chế biến thành sinh tố, salad hoặc thêm vào công thức nấu ăn.

Một số gợi ý sử dụng Dứa như sau:

  • Chế biến loại trái cây này thành món sinh tố, nước ép hoặc dùng ăn để tráng miệng.
  • Làm món salad trái cây với trái thơm, cam, quýt, dâu tây và nho.
  • Thêm dứa vào món gỏi với tôm, thịt gà, hành tây, cà chua bi.
  • Làm bánh nhân dứa, vị dứa.

Một số lưu ý khi sử dụng dứa

Mặc dù dứa rất bổ dưỡng và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng trái thơm cần sử dụng với liều lượng hợp lý. Cụ thể như:

  • Dứa có thịt mềm, ăn quá nhiều có thể dẫn đến đau miệng, môi, lưỡi và má. Tình trạng này có thể tự cải thiện trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu người dùng bị khó thở, nổi mề đay mẩn ngứa hoặc khó thở, cần đến bệnh viện ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu dị ứng Dứa.
  • Dứa chứa nhiều Vitamin C. Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều Vitamin C có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc ợ nóng.
  • Lượng Bromelain cực cao trong trái thơm có thể gây phát ban da, nôn mửa, tiêu chảy và chảy máu kinh nguyệt quá nhiều.
  • Những người dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống co giật. Thuốc Benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng nên cẩn thận không ăn quá nhiều dứa.
  • Ăn dứa chưa chín có thể gây ngộ độc dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa nghiêm trọng.
  • Không nên tránh ăn lõi, bởi các sợi xơ trong đó, có thể gây cản trở hệ thống tiêu hóa và đầy hơi chướng bụng.

Lưu ý: Các chất dinh dưỡng và khoáng chất của dứa có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý về liều lượng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quả dứa. Thành phần dinh dưỡng, công dụng và một số lưu ý khi sử dụng. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho quý độc giả.