Hoa cứt lợn: 20 Bài thuốc và những công dụng bất ngờ
Ngày cập nhật :24/11/2022
Hoa cứt lợn từ lâu được biết đến với công dụng chữa viêm xoang. Ngoài ra, còn nhiều bài thuốc khác cũng sẽ được đề cập sau đây.
Nội Dung Chính
- 1 Hoa cứt lợn, hoa xuyến chi là hoa gì?
- 2 Vị thuốc hoa cứt lợn
- 3 Bài thuốc chữa bệnh có hoa cứt lợn
- 3.1 Trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt bằng hoa cứt lợn
- 3.2 Bài thuốc điều trị bệnh viêm họng từ hoa cứt lợn
- 3.3 Hoa cứt lợn trị cảm mạo gây sốt ( theo Quảng Tây trung thảo dược)
- 3.4 Hoa cứt lợn chữa rong huyết ở phụ nữ sau sinh
- 3.5 Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc
- 3.6 Chữa mụn nhọt độc gây sưng đau bằng hoa cứt lợn
- 3.7 Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân (theo Phúc Kiến dân gian thảo dược)
- 3.8 Điều trị xuất huyết do ngoại thương bằng hoa cứt lợn
- 3.9 Hoa cứt lợn trị cảm mạo, sốt rét ( theo Văn Sơn trung thảo dược)
- 3.10 Điều trị bệnh ở yết hầu
- 3.11 Chữa mụn nhọt có mủ nhưng chưa vỡ (theo Quảng Tây trung thảo dược)
- 3.12 Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc” (sưng hạch bên trái hoặc bên phải do bị giang mai)
- 3.13 Điều trị bệnh viêm miệng áp tơ (nga khẩu sang), mụn đinh nhọt sưng đau và tấy đỏ
- 3.14 Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, gãy xương (sau khi đã được băng cố định)
- 3.15 Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu
- 3.16 Chữa viêm nhiễm ở đường hô hấp
- 3.17 Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày
- 3.18 Chữa băng huyết, chảy máu không ngừng ở phụ nữ sau sinh
- 3.19 Điều trị bệnh chàm da (eczema), chốc đầu
- 3.20 Điều trị viêm tai
- 4 Những lưu ý khi dùng hoa cứt lợn
Hoa cứt lợn, hoa xuyến chi là hoa gì?
Hoa cứt lợn, hoa xuyến chi là hoa gì? Loài cây này còn được biết với các tên gọi khác như cỏ hôi, cỏ cứt heo, cây bù xích, cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, thắng hồng kế. Tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Do khi vò cây có mùi hôi gây nôn nên người ta đặt tên cây như trên. Một số người thấy hoa cứt lợn có tác dụng tốt. Nhưng lại mang tên xấu xí nên đã đặt tên là cây hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị.
Thực tế hoa ngũ sắc, ngũ vị thường dùng chỉ cây bông ổi (trâm hôi, tứ thời, tứ quý, trâm ổi, thơm ổi – Lantana camara L.).
Ở nước ta, loại cây này thường mọc ở những vùng đất hoang, bờ ruộng. Người ta dùng toàn cây bỏ rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Đem về rửa sạch đất cát, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường dùng tươi hơn.
Về mặt dược liệu, cây cứt lợn lại có nhiều công dụng tốt. Đặc biệt có thể chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau như chứng bệnh viêm xoang.
Đặc điểm thực vật
- Thân: Cây cứt lợn còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cỏ hôi. Một loại thực vật nhỏ có thân mềm, mọc thẳng. Chiều cao trung bình của cây khoảng 25 – 50 cm. Thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng.
- Lá cứt lợn: Hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, một đầu ngọn. Kích thước mỗi lá tầm 2 – 6 cm (chiều dài ) và 1- 3 cm (bề ngang). Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn. Mặt trên và dưới lá đều có lông. Lá màu xanh nhưng mặt dưới nhạt hơn. Vò lá đưa lên mũi ngửi thấy có mùi rất hắc.
- Hoa: Mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu tím, trắng hay tím xanh. Mỗi bông được tạo thành bởi nhiều cánh nhỏ li ti. Dựa vào màu sắc của hoa mà dân gian chia thảo dược này thành 2 loại. Gồm cây hoa cứt lợn trắng và cây hoa cứt lợn tím.
- Quả: Cây hoa cứt lợn cho quả bế, màu đen, có 3 – 5 sống dọc.
Phân bố
Hoa cứt lợn có thể thích nghi được với mọi loại đất nên có thể mọc hoang ở khắp nơi. Từ các khu đất trống, bên vệ đường, bờ ruộng. Hay trong vườn nhà đều có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này.
Bộ phận dùng
Trừ rễ ra thì tất cả các bột phận còn lại của cây đều có tác dụng trị bệnh.
Thu hái – Sơ chế
Cây cỏ hôi mọc quanh năm nên có thể thu hái bất cứ lúc nào. Những cây trưởng thành được nhổ về, cắt bỏ rễ và loại bỏ những lá sâu bệnh, héo úa. Tiếp đó, dược liệu được rửa đi rửa lại qua nhiều lần nước. Để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Có thể dùng tươi hoặc khô.
Nếu dùng tươi, cần ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng. Trường hợp dùng khô, băm nhỏ cây hoa cứt lợn thành những khúc ngắn cỡ 2 – 3 cm. Trước khi đem phơi hoặc sấy khô.
Bảo quản
Với dược liệu tươi, bạn nên dùng ngay để giữ được trọn vẹn dược tính có trong cỏ hôi. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì phải để thật ráo nước. Cho vào túi ni lông rồi đục vài lỗ nhỏ. Tuy nhiên làm như vậy cũng chỉ tích trữ được thuốc từ 2 – 3 ngày.
Khi bảo quản cứt lợn khô, bạn chỉ cần tránh để nơi ẩm ướt là được.
Thành phần hóa học
- Tinh dầu
- Saponin
- Caryophllen
- Ancoloid
- Demetoxygeratocromen
- Cadinne
- Acid fumaric,
- Phenol
- Quercetin
- Cumarins
- Resins
- Tanins
- Kaempferol
- Charomones
- Acid cafeic
Vị thuốc hoa cứt lợn
Tiếp theo là thông tin về vị thuốc hoa cứt lợn.
Tính vị
Hoa cứt lợn tính mát, vị cay, đắng nhẹ.
Quy kinh
Cứt lợn có khả năng tác động tới 2 kinh gồm:
- Kinh Thủ thái âm Phế.
- Kinh Thủ quyết âm Tâm bào.
Hoa cứt lợn có tác dụng gì?
- Theo y học cổ truyền:
Đông y cho rằng hoa cứt lợn có tác dụng giải nhiệt, tiêu sỏi, thải độc, giảm sưng, chống chảy máu. Chủ trị các chứng bệnh sau:
+ Mụn nhọt
+ Viêm họng
+ Rong huyết, băng huyết sau sinh
+ Sỏi đường tiết niệu
+ Viêm mũi xoang
+ Đau nhức xương khớp, phong thấp…
- Theo y học hiện đại:
+ Hoa cứt lợn thể hiện rõ đặc tính kháng viêm, tiêu sưng.
+ Năm 2012, một công bố được đăng tải trên tạp chí African Health Sciences cho biết. Thử nghiệm chiết xuất từ hoa cứt lợn trên chuột bị bệnh đái tháo đường. Các nhà khoa học nhận thấy lượng đường huyết của chúng đã giảm xuống 39,1%.
+ Với hàm lượng magie cao, chiết xuất cỏ hôi cũng rất có ích trong việc ngăn ngừa. Chống lại các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.
+ Cây hoa cứt lợn cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào nhờ chứa hàm lượng chất xơ và protein dồi dào.
+ Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pathog Glod Health vào năm 2014. Chiết xuất từ hoa cứt lợn có thể ức chế hoạt động và tiêu diệt ký sinh trùng Trypomastigote. Gây độc tính lên các nhóm ký sinh trùng khác là Leishmania, Leishmania
+ Ngoài ra, thành phần etanol trong cứt lợn còn có khả năng làm se bề mặt các vết lở loét ở ngực phụ nữ cho con bú do dòi gây ra. Tỷ lệ lành bệnh lên đến 92,7%.
Cách dùng và liều lượng
Liều lượng khi dùng theo đường uống: 15 – 30g cứt lợn khô ( tương đương 30 – 60g tươi).
–Hình thức sử dụng:
- Sắc uống.
- Giã nát, lọc nước cốt uống hoặc bôi ngoài da.
- Nấu nước xông.
- Đốt cháy để hun khói.
Độc tính
Trước rất nhiều công dụng mà loại thảo dược này mang lại. Các nhà nghiên cứu đặt ra nghi vấn là các thành phần của nó có gây độc không.
Để tìm ra câu trả lời chính xác. Năm 1975, nhóm nghiên cứu của Việt Nam đã nghiên cứu hàm lượng độc tố cấp trong loại cây này. Bằng cách uống trực tiếp 82g/kg liên tục trong 1 tháng.
Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy các chỉ số của gan và thận bình thường. Đồng thời, họ cũng không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào. Cho thấy cơ thể đang bị bất ổn.
Trước đó, thử nghiệm độc tố trong loại dược liệu này được tiến hành ở động vật. Kết quả cũng tương tự.
Xem thêm: [Bật mí 23+] Tác dụng của tỏi – không phải ai cũng biết
Bài thuốc chữa bệnh có hoa cứt lợn
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh hoa cứt lợn. Các bạn chỉ tham khảo, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
-
Trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt bằng hoa cứt lợn
Lấy 200g cây tươi đem nấu chung với 20g quả bồ kết nướng.
Dùng nước này gội đầu 3 lần trong tuần.
-
Bài thuốc điều trị bệnh viêm họng từ hoa cứt lợn
Kết hợp cây cứt lợn và kim ngân hoa (mỗi vị 20g), cam thảo đất (16g), lá giẻ quạt (6g).
Sắc một thang thuốc lấy 300ml nước chia 2 lần uống hết trong ngày.
-
Hoa cứt lợn trị cảm mạo gây sốt ( theo Quảng Tây trung thảo dược)
Chuẩn bị 60g cây cỏ hôi tươi.
Sắc nước chia 3 – 4 lần uống trong ngày cho đến khi khỏi bệnh.
-
Hoa cứt lợn chữa rong huyết ở phụ nữ sau sinh
Chuẩn bị 30 – 50g cây cứt lợn tươi.
Rửa sạch dược liệu, ngâm với nước muối pha loãng để tiệt trùng.
Giã nát, lọc lấy nước cốt uống làm 3 lần trong ngày.
Dùng thuốc trong 3 – 4 ngày liền để điều hòa kinh nguyệt. Chấm rứt hiện tượng rong kinh sau sinh.
-
Chữa viêm xoang bằng hoa ngũ sắc
Chữa viêm xoang bằng cây ngũ sắc là công dụng được nhiều người sử dụng. Với nguyên liệu này, các bạn có thể áp dụng một trong những bài thuốc sau.
- Cách 1: Lấy lá cứt lợn giã nát rồi dùng bông gòn thấm nước nhét vào bên lỗ mũi bị bệnh.
- Cách 2: Dùng 15 – 30g cành và lá khô của cây hoa cứt lợn sắc với 1/2 lít nước lấy 200ml. Khi thuốc còn đang bốc hơi mạnh. Lấy xông mũi cho đến khi nguội thì chia 2 lần uống.
- Cách 3: Chuẩn bị thang thuốc gồm có các thành phần 30g cây cứt lợn, 12g thương nhĩ tử (ké đầu ngựa). 20g kim ngân hoa và 16g cam thảo đất. Sắc lấy nước chia làm 3 lần uống. Dùng mỗi ngày 1 thang để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang từ bên trong.
- Cách 4: Kết hợp 100g cây hoa cứt lợn với 10g lá chanh và 50g long não. Tất cả các vị trên dùng ở dạng tươi, đem sắc với 300ml cho cạn còn 100ml. Dùng xông mũi ngày 3 lần trong 10 ngày liên tục.
-
Chữa mụn nhọt độc gây sưng đau bằng hoa cứt lợn
Chuẩn bị 1 nắm cây cứt lợn (dùng cả thân, lá, hoa), rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ.
Trộn dược liệu chung với cơm nguội và 1 thìa muối, giã nát.
Dùng làm thuốc đắp trực tiếp lên khu vực có nhọt độc.
Băng gạc cố định lại, thay thuốc mỗi ngày 2 lần.
-
Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân (theo Phúc Kiến dân gian thảo dược)
Cây cứt lợn đem rửa sạch, phơi khô.
Khi sử dụng lấy một nắm đốt cháy, đưa chỗ đau lại gần để hun khói.
-
Điều trị xuất huyết do ngoại thương bằng hoa cứt lợn
Dùng 1 nắm cây hoa cứt lợn, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối.
Giã nát đắp lên khu vực bị tổn thương ngày 2 lần.
-
Hoa cứt lợn trị cảm mạo, sốt rét ( theo Văn Sơn trung thảo dược)
Chuẩn bị cành và lá cây cỏ hôi khoảng 15 – 20g.
Sắc kỹ lấy nước đặc chia uống 2 lần trong ngày.
-
Điều trị bệnh ở yết hầu
- Cách 1:
+ Dùng 30 – 60g lá của cây cứt lợn, giã nát.
+ Thêm vào 1 cốc nước đun sôi để nguội, khuấy đều, lọc lấy nước cốt.
+ Số thuốc thu được chia làm 3 lần sử dụng. Khi uống pha thêm chút đường phèn cho vừa đủ ngọt.
- Cách 2:
+ Hái lá cây hoa cứt lợn số lượng lớn, đem rửa sạch.
+ Phơi hoặc sấy khô thuốc rồi tán thành bột mịn.
+ Mỗi ngày 3 lần lấy một ít bột thuốc ngậm trong miệng rồi nuốt từ từ cho trôi xuống cổ họng.
-
Chữa mụn nhọt có mủ nhưng chưa vỡ (theo Quảng Tây trung thảo dược)
Chuẩn bị: 1 nắm hoa cứt lợn, 1 ít đường đỏ.
Cả hai cho vào cối giã chung, đắp vào nơi bị mụn nhọt.
-
Điều trị chứng “ngư khẩu tiện độc” (sưng hạch bên trái hoặc bên phải do bị giang mai)
Kết hợp 100 – 120g lá cây cỏ hôi và 15g trà bính.
Giã nát tất cả rồi đem sao nóng đắp vào khu vực bị bệnh
Kiên trì áp dụng theo bài thuốc này đều đặn hàng ngày để mau thấy kết quả.
-
Điều trị bệnh viêm miệng áp tơ (nga khẩu sang), mụn đinh nhọt sưng đau và tấy đỏ
Hái 10 – 15g cành và lá cây cứt lợn.
Rửa qua vài lần nước cho sạch hết đất cát, bụi bẩn.
Sắc lấy 500ml nước chia uống vài lần trong ngày cho hết.
-
Chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, gãy xương (sau khi đã được băng cố định)
Hái 1 nắm cây hoa cứt lợn tươi rửa cho thật sạch sẽ, để ráo nước.
Giã nát, đắp vào khu vực bị đau nhức.
-
Điều trị bệnh sỏi đường tiết niệu
Dùng cây cỏ cứt lợn và mã đề (mỗi vị 20g), bạch nhĩ thảo (16g). Râu ngô (12g, xa tiền (20g), cam thảo đất (16g).
Sắc mỗi ngày 1 thang uống làm 2 – 3 lần. Kết hợp uống nhiều nước để dễ dào loại bỏ viên sỏi ra ngoài
-
Chữa viêm nhiễm ở đường hô hấp
Thành phần của bài thuốc gồm 16g bạch nhĩ thảo, 20g cỏ cứt lợn, 12g lá bồng bồng.
Đem thuốc sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 1/3.
Chia 2 lần uống. Dùng khi còn ấm sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.
-
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư dạ dày
Dùng thang thuốc gồm 20g cây hoa cứt lợn, 30g cây cỏ mực, 30g kim nữu khấu. 30g bạch đầu ông, 15ml nước sắc cây ma phong.
Các vị thuốc rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt.
Trộn thêm nước cây ma phong vào chia uống sau bữa ăn sáng và tối.
-
Chữa băng huyết, chảy máu không ngừng ở phụ nữ sau sinh
Dùng 30 – 50 g cây hoa cứt lợn trắng hoặc tím. Rửa và ngâm nước muối cho đảm bảo sạch khuẩn.
Xay lấy nước uống trong 3 – 4 ngày liền để cầm máu.
-
Điều trị bệnh chàm da (eczema), chốc đầu
Hái 1 nắm cỏ hôi tươi đem nấu với1000ml nước.
Đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp.
Chờ cho nước nguội lấy rửa vùng da bị tổn thương.
Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 2 lần.
-
Điều trị viêm tai
Hái 1 nắm lá hoa cứt lợn tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt.
Dùng tăm bông thấm nước cứt lợn nhẹ nhàng ngoái vào bên tai bị viêm.
Xem thêm: [Bất ngờ] Với 25+ công dụng từ dứa_Không nên bỏ qua
Những lưu ý khi dùng hoa cứt lợn
Để dùng hoa cứt lợn chữa bệnh tốt nhất, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây cứt lợn
- Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hàng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.
- Tránh nhầm lẫn giữa cây cứt lợn với cỏ lào hoặc cây ngũ sắc bởi chúng có tên gọi gần giống nhau.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về hoa cứt lợn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về thảo dược này.