[Đau vai trái] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngày cập nhật :03/02/2023
Đau vai trái, đau bả vai trái lan xuống cánh tay, đau bả vai trái sau lưng, đau bả vai trái khó thở,… là tình trạng rất thường gặp. Vậy nguyên nhân gây đau vai trái làm gì? Cách chữa đau bả vai trái hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
- 1 Đau bả vai trái là gì?
- 2 Biểu hiện của đau bả vai trái lan dần xuống cánh tay
- 3 Nguyên nhân gây đau vai trái
- 4 Đau vai trái là bệnh gì? Nguyên nhân bệnh lý
- 5 Đau nhức bả vai và cánh tay có nguy hiểm không?
- 6 Cách chữa đau vai tại nhà
- 6.1 Dành thời gian nghỉ ngơi
- 6.2 Tác dụng nhiệt giúp giảm đau vai gáy
- 6.3 Giảm đau bả vai trái bằng cách massage
- 6.4 Tránh tư thế xấu
- 6.5 Thay đổi tư thế ngủ
- 6.6 Bài tập kéo giãn cơ
- 6.7 Kiểm soát căng thẳng
- 6.8 Thay đổi chế độ ăn uống
- 6.9 Thiền
- 6.10 Học người Nhật cách chữa đau vai gáy tại nhà
- 6.11 Mẹo chữa đau vai trái tại nhà theo phương pháp dân gian
- 6.12 Thuốc giảm đau tại chỗ
- 7 Đau vai gáy khi nào cần khám bác sĩ?
Đau bả vai trái là gì?
Cơn đau bả vai trái hoặc vai phải lan sang cổ và xuống cánh tay khá phổ biến. Triệu chứng này không chỉ làm giảm hiệu quả công việc. Mà còn khiến bạn gặp khó khăn ngay cả khi thực hiện các thao tác cơ bản như mặc quần áo, nấu ăn, lái xe…
Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây đau vai trí như: căng cơ do lạm dụng vai, cánh tay quá mức; chấn thương ở vai, cổ; bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân…
Bả vai và cánh tay trái bị đau không phải bệnh lý. Nhưng đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nên, khi cảm giác đau nhức kéo dài hơn 2 tuần, không thuyên giảm mặc dù bạn đã nghỉ ngơi, không dùng sức ở vai và cánh tay. Hãy đến gặp bác sĩ để thực hiện các thủ tục chẩn đoán, để có hướng điều trị phù hợp.
Biểu hiện của đau bả vai trái lan dần xuống cánh tay
Đau vai và đau cánh tay trái (hoặc vai và tay phải) thường liên quan đến nhiều vấn đề như: thói quen vận động, tổn thương xương khớp và bệnh lý toàn thân. Tuy nhiên, những gì bạn có thể cảm nhận được một cách rõ rệt nhất đó là:
- Đau và cứng ở bả vai, lan tỏa xuống cánh tay và dâng lên cổ, thậm chí ảnh hưởng đến cả lưng.
- Cảm giác tê, ngứa như châm chích ở bả vai và cánh tay.
- Cử động vai, cánh tay thiếu linh hoạt.
- Lực cánh tay yếu, không giữ được đồ vật lâu.
Cơn đau vai và cánh tay có thể xuất hiện ngay lập tức sau chấn thương hoặc âm ỉ, khởi phát từ từ tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý. Trường hợp bị bệnh toàn thân giai đoạn nặng, cơn đau bả vai trái sẽ kèm theo những triệu chứng như:
- Suy nhược cơ thể.
- Buồn nôn, choáng váng và đổ mồ hôi lạnh.
- Khó chịu ở ngực, dạ dày và hàm.
Mức độ đau bả vai trái nặng hay nhẹ và phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để loại bỏ hiệu quả tình trạng này.
Xem thêm: Polygynax: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng
Nguyên nhân gây đau vai trái
Đau bả vai trái do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để tiện theo dõi, chúng ta có thể phân loại những nguyên nhân này thành 2 nhóm là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh học.
Nguyên nhân cơ học
Những tác động từ bên ngoài (chủ quan hoặc khách quan) gây áp lực lên vùng bả vai và cánh tay dẫn đến cảm giác đau nhức bao gồm:
Chấn thương
Hiện tượng đau bả vai trái là hậu quả của các chấn thương ở xương hoặc mô quanh khớp vai như gãy xương cánh tay trái, gãy xương đòn, gãy xương bả vai hay rách dây chằng bả vai…
Làm việc và vận động quá mức
Khi làm việc hoặc vận động quá mức khiến cơ xung quanh vai và cánh tay trở nên yếu, dễ bị co thắt và nhói đau khi cử động. Đó là lý do khiến những người làm công việc như khuân vác, lái xe, đánh máy tính… và vận động viên chơi tennis, bóng chuyền, cầu lông trở thành đối tượng dễ bị đau vai, cánh tay.
Ngủ sai tư thế
Nằm ngủ trong tư thế nghiêng sang vai bên trái và đè lên cánh tay trái sẽ gây ra hiện tượng căng cứng và đau bả vai trái khi ngủ dậy.
Đau vai trái là bệnh gì? Nguyên nhân bệnh lý
Triệu chứng đau bả vai cảnh báo nhiều bệnh lý mà chúng ta không ngờ tới, trong đó phải kể đến như:
Đau bả vai trái lan xuống cánh tay do gai cột sống cổ
Gai cột sống cổ cũng là một trong những bệnh lý gây ra các cơn đau kéo dài từ bả vai trái – phải lan xuống cánh tay. Gai cột sống cổ xảy ra khi lượng canxi ở thân sống và dây chằng bị lắng đọng và kết tủa lại. Theo thời gian, chúng sẽ hình thành nên các mỏm gai xương.
Ban đầu, các gai xương thường có kích thước chỉ vài milimet. Tuy nhiên, theo thời gian các gai xương sẽ phát triển và có kích thước lớn hơn. Khi ấy, chúng sẽ gây chèn ép lên ống tủy và rễ dây thần kinh. Dẫn đến các cơn đau từ bả vai trái – phải lan xuống cánh tay.
Đau bả vai trái sau lưng do thoát vị đĩa đệm cổ
Thông thường, phần xương ở vùng cột sống của mỗi người gồm có 24 đốt. Và kéo dài từ đốt sống cổ đến thắt lưng. Ở giữa các đốt sống chính là đĩa đệm.
Trong đĩa đệm thường có lớp nhân nhầy ở bên trong và lớp bao xơ ở bên ngoài. Khi phần bao xơ ở đĩa đệm bị rách, các nhân nhầy sẽ thoát ra bên ngoài. Dẫn đến hiện tượng chèn ép lên các rễ dây thần kinh.
Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ vùng bả vai lan xuống cả hai cánh tay. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác châm chích, tê ngứa rất khó chịu.
Ngủ dậy bị đau bả vai do thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thường gặp ở những người ở trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Hiện nay, bệnh đang có xu hướng ngày một trẻ hóa dần. Do tính chất của công việc hoặc do tác động từ các chấn thương bên ngoài.
Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, phần sụn và xương ở cột sống cổ sẽ bị suy yếu dần. Lúc này, hệ thống dây chằng sẽ bị xơ cứng dần và gây ra các cơn đau âm ỉ ở vùng vai gáy xuống cánh tay.
Thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra phổ biến hơn cả ở các đốt C5 – C6 – C7.
Đau bả vai trái khó thở, đau thắt lồng ngực
Tim không được cung cấp đủ oxy làm cho lồng ngực bị co thắt dữ dội. Tình trạng này gây đau cánh tay trái và thường kèm theo cảm giác khó chịu ở vai, cổ, lưng hoặc hàm.
Ngoài ra, khi căng thẳng về thần kinh, mới thực hiện phẫu thuật (ở những vị trí gần vai và cánh tay) hoặc nhiễm lạnh cũng là yếu tố làm gia tăng cơn đau ở vai và cánh tay. được đánh giá và quản lý bởi các bác sĩ chuyên khoa về đau kết hợp với các bác sĩ phẫu thuật.
Viêm dây thần kinh phế quản
Viêm dây thần kinh phế quản thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên. Trường hợp này có khả năng dẫn tới ảnh hưởng tới rất nhiều cơ quan cũng như cơ quan trong cơ thể bao gồm:
- Ngực
- Vai
- Cánh tay
- Bàn tay
Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy ra khi những dây thần kinh truyền tín hiệu giữa hệ thống thần kinh trung ương đến các bộ phận khác trong cơ thể mắc gián đoạn. Một số biểu hiện thường bao gồm gây ra đau đớn cũng như mất chức năng ở bộ phận mắc ảnh hưởng.
Dây thần kinh phế quản gặp trục trắc, sẽ dẫn đến đau đột ngột ở vai cũng như lan xuống cánh tay. Trường hợp này thường chỉ dẫn đến ảnh hưởng tới một bên cơ thể. Bên cạnh đấy, những cơn đau thường có xu hướng trở cần nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
Cơn đau có khả năng tự cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác liên quan tới vai và cánh tay như:
- Mất sức mạnh
- Thay đổi chức năng phản xạ
- Tê, ngứa hay mất cảm giác
Thông thường viêm dây thần kinh phế quản có thể tự khỏi mà không cần trị. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm. Nhằm giảm các cơn đau nhức thần kinh. Khi một số cơn đau giảm đi, người bệnh cần thực hiện một vài bài tập để tăng cường vận động ở vai và cánh tay.
Đau nhức bả vai và cánh tay có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của đau nhức bả vai lan xuống cánh tay thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh lý. Thời gian đầu, những cơn đau nhức này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nhất là họ thực hiện các cử động.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan không điều trị. Bệnh sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Trong đó có thể kể đến như:
Rối loạn tiền đình gây thiếu máu não:
Tình trạng này thường gặp khi người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ. Một khi hệ thống các rễ dây thần kinh ở vùng đốt sống cổ bị chèn ép. Sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy lên não bộ.
Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi.
Tủy sống vùng cổ bị chèn ép
Khi tủy sống vùng cổ bị chèn ép, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mất cảm giác ở tay, chân. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, liệt chi, liệt nửa người.
Gây tổn thương lên các đám rối thần kinh ở vùng cánh tay
Trong trường hợp này, người bệnh rất có nguy cơ cao bị tê liệt ở vùng ngón tay, bàn tay và cánh tay. Khả năng vận động cũng bị suy giảm một cách đáng kể.
Cách chữa đau vai tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau vai gáy tại nhà để khắc phục triệu chứng. Từ đó làm giảm phiền toái cũng như mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là 12 cách chữa đau vai gáy tại nhà được áp dụng phổ biến:
Dành thời gian nghỉ ngơi
Trên thực tế, phần đa các cơn đau vai gáy đều có xu hướng từ từ thuyên giảm khi được nghỉ ngơi. Nhất là với các trường hợp bị đau từ nhẹ tới trung bình. Cơn đau có thể tự giảm dần mà không cần chăm sóc y tế.
Tốt nhất, khi bị đau vai gáy, người bệnh nên ngừng lại công việc và dành thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên cả khi nằm nghỉ hay ngồi nghỉ đều cần chú ý đến tư thế.
Có thể sử dụng gối mềm hoặc khăn kê ngay dưới bả vai để có được tư thế thoải mái nhất
Tác dụng nhiệt giúp giảm đau vai gáy
Tác dụng nhiệt là một trong những cách chữa đau vai gáy tại nhà rất đơn giản và dế thực hiện. Tuy nhiên cần căn cứ vào biểu hiện của triệu chứng để lựa chọn tác động nhiệt nóng hay nhiệt lạnh.
Chườm lạnh:
Thích hợp với những người bị đau vai gáy có kèm theo biểu hiện sưng mô mềm và cơ. Nhiệt độ thấp làm tê liệt tạm thời các rễ dây thần kinh cảm giác. Từ đó giúp làm dịu rất nhanh cơn đau.
Ngoài ra, nhiệt lạnh còn giúp làm giảm tạm thời sự cấp máu cho vùng bị sưng viêm. Điều này có tác dụng làm giảm tình trạng sưng một cách hiệu quả, mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
- Chuẩn bị khoảng vài ba viên đá cho vào túi chườm
- Chườm nhấp nhả lên vùng vai gáy bị đau 15 – 20 phút
- Không nên dùng đá chườm trực tiếp bởi có thể gây bỏng lạnh
- Sau khi hết sưng có thể chuyển qua chườm nóng
Chườm nóng:
Mẹo này có thể áp dụng với những cơn đau đơn thuần không kèm sưng viêm. Hoặc trường hợp bị đau nhức và co cứng gân cơ cũng có thể áp dụng.
Hơi nóng từ túi chườm có tác dụng thư giãn cơ và giải phóng hệ thống rễ dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài tác dụng giảm đau thì còn giúp tăng cường lưu thông máu. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương ở mô mềm, gân cơ và cả khớp xương.
- Chuẩn bị 1 túi chườm ấm hoặc 1 chai nước ấm
- Chườm trực tiếp lên vùng bị đau khoảng 15 – 20 phút
- Chú ý nhiệt độ của túi chườm, không sử dụng nhiệt quá nóng
Giảm đau bả vai trái bằng cách massage
Xoa bóp, massage cũng là mẹo làm giảm đau vai gáy tại nhà được áp dụng phổ biến. Cách này không chỉ dễ thực hiện mà còn đem lại hiệu quả cao và phù hợp với nhiều đối tượng.
Massage có tác dụng làm giảm đau và thư giãn hệ thống gân cơ, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra còn giúp tăng cường lưu thông máu và đem lại cảm giác thoải mái.
Cách này nên thực hiện vào buổi tối trước khi ngủ. Vừa ngăn ngừa cơn đau xảy ra khi ngủ lại. Lại giúp hạn chế tình trạng co cứng cổ vai gáy khi ngủ dậy.
Cách thực hiện:
- Chọn không gian thông thoáng để có được cảm giác thoải mái nhất
- Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho nóng lên
- Massage trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau nhức theo chuyển động tròn
- Có thể thao tác lên cả vùng đầu và khu vực xung quanh
- Kết hợp với các động tác day, miết, lăn, ấn để nhận được kết quả tốt hơn
- Thực hiện trong khoảng 15 – 20 phút cho 1 lần massage
Ngoài ra, có thể thoa 1 chút dầu nóng ngoài da trước khi massage. Cách này sẽ nâng cao hiệu quả. Việc tự xoa bóp vùng vai gáy cho bản thân thường không dễ dàng. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân hoặc tới các cơ sở massage chuyên nghiệp.
Tránh tư thế xấu
Việc thực hành các tư thế xấu hay duy trì tư thế tĩnh quá lâu có thể gây căng thẳng ở các khớp, gân cơ và gây đau vai gáy. Các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không sớm điều chỉnh.
Bạn có thể hạn chế áp lực lên vùng cổ vai gáy bằng cách:
- Tránh ngồi quá lâu khi làm việc: Việc ngồi quá lâu dễ khiến cho cột sống cổ và các cơ bị co cứng. Hãy cố gắng đứng dậy và đi lại sau mỗi giờ làm việc. Trường hợp công việc quá khắt khe thì hãy cân nhắc đến việc thay đổi nếu cần thiết.
- Thay đổi tư thế: Nếu đang duy trì các tư thế sai thì bạn cần sớm thay đổi. Hãy luôn giữ cho cổ, vai và lưng được thẳng hàng. Điều này sẽ giúp hạn chế các áp lực đè nén lên cột sống, khớp và gân cơ.
- Thực hiện các động tác thư giãn: Bạn có thể thực hiện một số động tác thư giãn tại chỗ nếu cảm thấy vùng vai gáy bị áp lực nhiều. Đơn giản chỉ cần vươn tay hay xoay cổ, nghiêng cổ sang 2 bên là có thể cảm thấy tốt hơn.
Thay đổi tư thế ngủ
Tình trạng đau vai gáy rất dễ xảy ra khi bạn ngủ không đúng tư thế. Đôi khi khu vực này còn bị căng cứng và không thể cử động sau khi ngủ dậy. Cần chú ý điều chỉnh tư thế ngủ để tránh cơn đau kéo dài hay tiến triển nặng nề.
Chú ý đến một số vấn đề sau:
- Lựa chọn gối phù hợp dựa vào tư thế ngủ.
- Có thể ngủ không cần gối trong 1 vài ngày nếu như bị đau cổ vai gáy.
- Đảm bảo độ đàn hồi của nệm.
- Tránh nằm sấp. Ngủ với tư thế này sẽ gây áp lực cho vùng cổ vai gáy và cột sống.
- Cố gắng ngủ đủ từ 7 – 8 giờ mỗi đêm. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tự phục hồi và có đủ khả năng chữa lành các tổn thương.
Bài tập kéo giãn cơ
Trong rất nhiều trường hợp, đau vai gáy có thể đi kèm với chứng co cứng cơ và hạn chế vận động. Tình trạng này có thể thuyên giảm nhanh khi thực hiện một chuỗi các động tác kéo giãn cơ. Ngoài giảm đau còn giúp tăng cường sức mạnh gân cơ để phòng ngừa cơn đau diễn ra trong tương lai.
Tuy nhiên cần chú ý tập luyện đúng cách để tránh gặp phải rủi ro. Một số bài tập kéo giãn cơ cổ vai gáy rất dễ thực hiện bao gồm:
Gập đầu, ngửa đầu:
- Người bệnh ngồi thẳng trên ghế, giữ thẳng đầu, cổ và cột sống
- Thả lỏng cơ thể, mở rộng vai ngực
- Kéo giãn cơ cổ trước bằng động tác cúi đầu và kéo cằm về phía ngực
- Sau đó ngửa cổ và nâng cằm lên để kéo giãn cơ cổ sau
- Thực hiện động tác này liên tục khoảng vài ba phút
Nghiêng đầu sang 2 bên:
- Bài tập này có tác dụng kéo giãn cơ 2 bên cổ
- Thực hiện động tác nghiêng đầu về 2 bên vai
- Làm liên tục đến khi thấy cơn đau dịu và các cơ không còn căng cứng
Xoay đầu qua trái, qua phải:
- Thực hiện động tác xoay đầu theo chuyển động tròn
- Xoay chiều từ trái qua phải một vài phút
- Sau đó thực hiện tương tự với chiều từ phải qua trái
- Cần thao tác chậm rãi để hạn chế lực quá mạnh lên vùng cổ vai gáy
Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng kéo dài gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt là có khả năng gây ra hoặc làm nghiêm trọng thêm triệu chứng đau vai gáy. Chính vì vậy, kiểm soát tốt căng thẳng là một cách chữa đau vai gáy tại nhà được khuyến khích áp dụng.
Để kiểm soát căng thẳng cần loại bỏ các thói quen xấu. Đồng thời thiết lập và duy trì các thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày. Bao gồm:
- Tránh làm việc quá sức, nhất là vào buổi tối. Nên biết cách cân bằng hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi.
- Tuyệt đối không thức khuya, tốt nhất hãy đi ngủ trước 23 giờ. Đồng thời đảm bảo giấc ngủ ban đêm kéo dài ít nhất 6 tiếng.
- Luôn suy nghĩ tích cực, loại bỏ các phiền toái và áp lực trong công việc cũng như cuộc sống thường ngày.
- Nếu căng thẳng có thể dùng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền, tập yoga… để cân bằng lại.
- Trường hợp bị căng thẳng kéo dài thì nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn trị liệu tâm lý nếu cần thiết.
Xem thêm: Chàm môi: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Thay đổi chế độ ăn uống
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh rất hữu ích với việc tăng cường sức khỏe xương khớp. Xương khớp, cột sống và gân cơ luôn cần đầy đủ dưỡng chất để nâng đỡ cơ thể cũng như thực hiện các chức năng cần thiết.
Điều này có ý nghĩa quan trọng với việc cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng cổ vai gáy. Người bị đau nhức cổ vai gáy nên chú ý bổ sung các dưỡng chất sau:
Canxi:
Tăng cường lượng canxi trong cơ thể sẽ giúp hệ thống xương khớp khỏe mạnh hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với những người cao tuổi.
Đầy đủ canxi giúp duy trì mật độ xương cần thiết và ngăn ngừa loãng xương. Canxi có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa, một số loại cá hay rau có lá màu xanh đậm.
Vitamin D3:
Đây là dưỡng chất không thể thiếu giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Việc thiếu hụt vitamin D3 có thể khiến xương trở nên mỏng, giòn và dễ biến dạng.
Từ đó dẫn tới các cơn đau vai gáy không rõ nguyên nhân. Vitamin D3 được tìm thấy trong một số loại cá béo, hải sản, lòng đỏ trứng và gan động vật.
Vitamin C:
Loại vitamin này đặc biệt cần thiết cho quá trình hình thành collagen – là một phần quan trọng với quá trình hình thành các tế bào mô. Ngoài ra vitamin C còn có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ.
Bổ sung đầy đủ vitamin C là yếu tố quan trọng giúp bảo đảm ức khỏe của xương khớp và gân cơ. Trái cây có múi, quả mọng, kiwi, ổi… là những thực phẩm có chứa lượng vitamin C dồi dào.
Protein:
Protein là thành phần không thể thiếu của cấu trúc xương. Việc bổ sung đầy đủ protein cho cơ thể giúp thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương ở mô sụn và cải thiện các cơn đau xương khớp.
Tuy nhiên cần chú ý chọn nguồn protein lành mạnh từ thịt trắng, trứng, cá, đậu nành, nấm…
Thiền
Thiền được biết đến là một giải pháp dưỡng tâm và bảo vệ sức khỏe rất tuyệt vời. Đặc biệt với những người bị đau vai gáy thì đây là giải pháp rất hữu hiệu.
Ngồi thiền có thể giải phóng các hormone nhằm tạo cảm giác dễ chịu, đặc biệt là endorphin. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng lo lắng và căng thẳng, giúp người bệnh kiểm soát cơ thể tốt hơn.
Khi ngồi thiền đúng cách, cột sống sẽ được kéo giãn và giữ được tư thế tự nhiên. Các cơ đứng, cơ mở rộng lưng, cơ vai gáy và cơ bụng quanh cột sống sẽ đi vào trạng thái cân bằng.
Hướng dẫn tư thế thiền:
- Ngồi thẳng lưng, giữ thẳng đầu, cổ và cột sống
- Xếp chân lại ở tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái nhất
- Có thể đặt tay lên đầu gối hoặc đùi đều được
- Thả lỏng cơ thể và khép hờ mắt
- Hít thở đều đặn, tập trung vào nhịp thở
- Cài chế độ hẹn giờ khoảng 10 phút hoặc hơn
- Bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng khi thở nếu muốn
Hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn đang được đặt ở chế độ im lặng khi ngồi thiền. Thời điểm thích hợp nhất để thiền là trước khi đi ngủ. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để nhận được nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Học người Nhật cách chữa đau vai gáy tại nhà
Chữa đau vai gáy theo cách của người Nhật cũng là một giải pháp tương đối đơn giản và hiệu quả. Mẹo này đặc biệt phù hợp với những người thường xuyên duy trì tư thế tĩnh quá lâu hay lười vận động.
Cách thực hiện:
- Người bệnh nằm thẳng ở trên giường.
- Sử dụng 1 chiếc khăn tắm nhỏ cuộn tròn lại.
- Đặt khăn xuống kê ngay dưới bả vai phải.
- Đưa cánh tay trái đặt lên vai phải.
- Cánh tay phải để vuông góc và hướng bàn tay lên đầu.
- Chú ý giữ tay phải trên không và không chạm xuống giường.
- Thả lỏng toàn thân và giữ tư thế này trong khoảng 10 giây.
- Cần thả lỏng phần cơ vai bị co cứng, hít thở đều.
- Thực hiện tương tự với bên vai còn lại.
Ngoài ra, người bệnh có thể tẩm 1 ít tinh dầu hương thảo hoặc kinh giới vào khăn tắm. Sau đó dùng massage nhẹ nhàng lên vùng vai gáy đang bị đau. Thực hiện trong khoảng 20 phút/ lần và duy trì đều đặn mỗi ngày.
Mẹo chữa đau vai trái tại nhà theo phương pháp dân gian
Sử dụng thảo dược tự nhiên chữa đau vai gáy là mẹo đơn giản dễ dàng thực hiện tại nhà. Trên thực tế, nhiều loại thảo dược ngoài khả năng làm giảm đau, chống viêm thì còn giúp cường gân, mạnh cốt.
Đặc biệt, các loại thảo dược tự nhiên đa phần đều lành tính và thân thiện với cơ địa người Việt. Khi bị đau vai gáy có thể tận dụng chúng để khắc phục mà ít phải lo ngại đến các tác dụng ngoại ý.
Dùng lá lốt
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi đem ngâm nước muối loãng 5 phút
- Rửa lại nhiều lần cho sạch rồi để ráo nước
- Cho thảo dược vào cối, thêm 1 ít muối hạt vào giã sơ qua
- Sau đó cho lên chảo sao nóng và bọc vào trong miếng vải sạch
- Chờ bớt nóng rồi chườm trực tiếp lên vùng vai gáy bị đau
- Thực hiện 15 phút/ lần đều đặn 1 – 2 lần/ ngày
Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi cùng 1 ít giấm ăn
- Thảo dược cần rửa thật sạch rồi để ráo
- Cho vào cối giã sơ qua rồi đổ 1 ít giấm ăn vào trộn chung
- Sau đó sao nóng trên chảo đến khi khô hết nước
- Bọc thảo dược trong miếng vải, chờ bớt nóng rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau
- Thực hiện 15 phút/ lần, khoảng 1 – 2 lần/ ngày
Tinh dầu
Trên thực tế, có rất nhiều loại tinh dầu phát huy tốt công dụng giảm đau và chống viêm. Hơn nữa còn giúp thư thái tinh thần và chăm sóc tốt cho giấc ngủ. Điều này sẽ đáp ứng với các triệu chứng đau vai gáy.
Một số loại tinh dầu như nhũ hương, gừng, bạch đàn hay oải hương đều mang lại nhiều lợi ích. Khi bị đau vai gáy, có thể dùng chúng để thoa lên vùng bị ảnh hưởng. Sau đó dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút.
Cần duy trì việc xoa bóp với tinh dầu đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 tuần liên tục. Ngoài giúp cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức thì còn thư thái tinh thần. Bên cạnh cách xoa bóp thì người bệnh có thể thêm tinh dầu vào bồn tắm nước ấm hay khuếch tán chúng trong không gian.
Châm cứu
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, châm cứu cũng là một giải pháp hữu hiệu đáp ứng với cả trường hợp bị đau vai gáy mãn tính. Đây là phương pháp điều trị phổ biến trong y học cổ truyền. Có thể được thực hiện nhằm hỗ trợ cho các giải pháp khác trong việc khắc phục chứng đau mỏi cổ vai gáy.
Theo y học cổ truyền, châm cứu sẽ trực tiếp tác động lên các huyệt vị cần thiết trên cơ thể. Điều này phát huy công dụng giảm trì trệ và cải thiện quá trình lưu thông máu. Ngoài ra, châm cứu có thể giúp giải phóng opioid. Đây là chất có công dụng ngăn ngừa các tín hiệu đau của não bộ và dự phòng cơn đau kích hoạt.
Châm cứu là một trong những cách trị đau lưng tại nhà hiện đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên tốt nhất người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện để tránh những vấn đề rủi ro ngoại ý.
Thuốc giảm đau tại chỗ
Trong một số trường hợp, cơn đau vai gáy có thể âm ỉ kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống thường ngày. Lúc này người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau tại chỗ để khắc phục nhanh triệu chứng.
Đa phần các thuốc giảm đau tại chỗ đều tương đối an toàn, ít gây ra tác dụng ngoại ý. Đặc biệt là không cần phải sử dụng theo toa của bác sĩ.
Người bệnh có thể ra các quầy thuốc Tây để mua một số sản phẩm ở dạng gel, kem, thuốc xịt hoặc miếng dán để sử dụng. Các thuốc này mặc dù có tác dụng nhanh và hiệu quả nhưng không phải là giải pháp lâu dài. Tuyệt đối tránh tình trạng lạm dụng.
Đau vai gáy khi nào cần khám bác sĩ?
Trong một số trường hợp, đau vai gáy có liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị y tế. Hãy chủ động thăm khám trong các trường hợp sau:
Cơn đau không thuyên giảm:
Cơn đau vai gáy do các vấn đề bệnh lý thường không tự lành. Điển hình như đau do chứng bó dây thần kinh hay thoái hóa cột sống cổ. Lúc này cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Lo lâu quá mức:
Lo âu quá mức có thể gây đau vai gáy hoặc khiến cho cơn đau nghiêm trọng thêm. Nếu bạn tin rằng triệu chứng của mình là do căng thẳng thần kinh gây ra thì nên tìm đến bác sĩ hay chuyên viên tư vấn đề trao đổi về các giải pháp giải tỏa lo âu.
Cảm thấy các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện:
Đau mỏi vai gáy được xác định là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm màng não. Đây là bệnh lý nguy hiểm do nhiễm khuẩn gây ra các khối u sưng phù quanh não. Ngoài ra đau cổ vai gáy còn có thể liên quan đến bệnh đau tim. Hãy đi khám ngay khi phát hiện các triệu chứng sau:
- Sốt
- Buồn nôn, nôn ói
- Đau ngực hay đau cánh tay trái
- Choáng váng
- Gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống và đi lại
- Gặp khó khăn khi cúi đầu
Các cách chữa đau vai gáy tại nhà có thể giúp thư giãn và làm dịu cơn đau tạm thời. Cần theo dõi thêm biểu hiện của triệu chứng để thăm khám khi cần thiết. Tùy thuộc vào vấn đề nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến triệu chứng đau vai trái, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Hi vọng rằng, bài viết vừa rồi đã giúp ích được cho tất cả mọi người.