Nổi mụn nước là bị bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng mụn nước

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :04/12/2021

Khi bạn bị nổi mụn nước trên cơ thể, có thể báo hiệu rằng bạn đang gặp vấn đề gì nhất định. Để hiểu hơn những trường hợp gì có thể xảy ra, cũng như cách xử lý khi có triệu chứng trên, hãy cùng  chúng tôi tìm hiểu qua bào viết dưới đây nhé!

Mụn nước là gì?

Mụn nước là trường hợp hình thành có nốt mẩn đỏ, chứa đầy chất lỏng hình thành ngoài da của bệnh nhân. Đây là phản ứng để bảo vệ lúc cơ thể mắc tổn thương. Bình thường mụn nước nên một thời gian khá lâu để trị lành. Nhưng, quý ông có khả năng áp dụng các biện pháp nhằm đẩy nhanh khá trình hồi phục cũng như tái tạo da.

Hầu hết những nốt mụn nước chứa chất lỏng trong suốt (huyết thanh). Tuy nhiên, những tình trạng, mụn có khả năng chứa máu, mủ hay hỗn dịch ký sinh trùng khi nam giới bị nhiễm trùng.

Mụn nước là gì

Nguyên nhân nào gây ra nổi mụn nước

Phần lớn các yếu tố gây ra mụn nước đều đến từ bên trong cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố đến từ bên ngoài tác động đến hiện tượng này. Vậy những yếu tố đó là gì?

Nguyên nhân đến từ cơ thể

  • Cơ thể suy giảm khả năng giải độc: Cụ thể là các tác động tại gan (nóng gan, gan nhiễm mỡ,…). Khi gan trở nên suy yếu, những phản xạ kích ứng, yếu tố gây hại xâm nhập dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra bệnh.
  • Thể trạng: Tùy vào mỗi tình trạng sức khỏe, cơ địa của mỗi người, mức độ nổi mụn nước sẽ thể hiện ở các mức độ khác nhau. Với những người có cơ địa nhạy cảm, những triệu chứng sẽ có điều kiện tiến triển nhanh hơn.
  • Trường hợp đã mắc bệnh lý nền sẵn: Như thủy đậu hay zona,… sẽ có biểu hiện nổi mụn nước ở tay, cùng nhiều vị trí khác trên khắp cơ thể. Tùy theo cơ địa, sự tiến triển của các triệu chứng mà biểu hiện của các loại nốt nước sẽ có đôi phần khác nhau, cũng như khác biệt về mức độ lây lan và tính chất lành tính hay nghiêm trọng.
  • Biến chứng từ các bệnh lý về da khác: như viêm da dị ứng cũng là nguyên nhân gây xuất hiện các vết mụn nước. Ngoài các biểu hiện sưng đỏ, ngứa ngáy,… kèm theo một lượng dịch lỏng. Tùy thuộc vào mức độ dị ứng thì độ dày của những vết tấy và mụn này sẽ khác nhau.

Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài

  • Tiếp xúc với các thành phần gây kích ứng: làn da sẽ đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích ứng cho da như hóa chất, bụi bẩn, các yếu tố dị ứng tùy vào mỗi cơ địa (côn trùng, hải sản, sữa, đậu phộng,…) trong thời gian dài.
  • Môi trường: tình trạng không khí ô nhiễm, nguồn nước nhiễm bẩn,… cũng góp phần vào dẫn đến các triệu chứng bất thường trên cơ thể. Nếu trong nước ô nhiễm có chứa hàm lượng kim loại nặng và hóa chất độc hại cao, người tiếp xúc không chỉ đối mặt với nguy cơ với làn da, mà còn rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Xem thêm: [Đau vai trái] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bị nổi mụn nước là mắc bệnh gì?

Nếu bản thân bạn bị nổi mụn nước, đừng chủ quan bởi rất có thể bạn đang mắc phải một số bệnh lý sau:

Chàm da eczema

Chàm da eczema là một dạng tổn thương da nông, mãn tính, dai dẳng và hay tái phát. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy kéo dài, từ âm ỉ đến dữ dội tùy thể bệnh và giai đoạn tiến triển.

Trong đó tổn thương điển hình nhất là tình trạng da đỏ, ngứa, dày sừng, bong vảy và nứt nẻ. Tùy tình trạng bệnh, lượng mụn sẽ xuất hiện nhiều hoặc ít trên da. Sau một thời gian, mụn nước bắt đầu bong ra, làn da của bạn trở nên khô cứng, đóng vảy trông rất mất thẩm mỹ.

Một số thể của bệnh chàm eczema gồm: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng tiếp xúc, chàm thể đồng tiền, viêm da thần kinh, viêm da ứ đọng…

Hiện nay, do chưa xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây bệnh chàm eczema nên quá trình điều trị này còn gặp nhiều khó khăn. Mục đích chính trong điều trị chàm là kiểm soát tiến triển bệnh, làm giảm thương tổn da, cải thiện ngứa ngáy và ngăn ngừa biến chứng.

Zona thần kinh

Zona thần kinh hay còn gọi là giời leo. Khi bạn có tiền sử bị thuỷ đậu, những siêu vi này có thể bùng lên trở lại gây triệu chứng.

Bệnh thường có biểu hiện là phát ban và nổi các mụn nước thành từng dải, kèm theo triệu chứng đau, nóng rát và khó chịu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ và chán ăn uể oải.

Một số trường hợp Zona xuất hiện ở mắt, ở tai có thể gây suy giảm thị lực, thính lực. Ngoài ra, zona thần kinh vẫn mang đến nguy cơ gây viêm phổi, viêm gan như thuỷ đậu. Những trường hợp này cần điều trị ngay để tránh những biến chứng không mong muốn.

Thuỷ đậu

Thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái rạ – là một bệnh lý truyền nhiễm, do nhiễm virus Varicella Zoster gây ra. Triệu chứng ban đầu có thể biểu hiện đặc điểm chung của nhiễm siêu vi:

  • Đau đầu, đau cơ.
  • Chán ăn.
  • Sốt, đau họng.
  • Mệt mỏi, uể oải.

Sau đó xuất hiện các mụn nước rải rác khắp cơ thể, tập trung nổi bật nhiều ở vùng lưng, cánh cẳng tay, bẹn đùi, mặt và có thể quanh các lỗ tự nhiên.

Các mụn bóng nước to dần, thường hoại tử tạo chấm đen ở giữa. Khi bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ thành mụn mủ. Bệnh gây cảm giác rất ngứa, làm loét miệng và đau họng, khiến việc ăn uống sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bệnh có thuốc đặc trị và hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Rôm sảy

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ em khi thời tiết nóng bức. Lúc này, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng các ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh. Mồ hôi không thoát ra ngoài hết và bị ứ đọng lại.

Mặt khác, ống bài tiết dễ bít kín do bụi hoặc ghét bẩn khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng. Tình trạng này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được mặc quá nhiều quần áo.

Triệu chứng của rôm sảy là những nốt nổi mẩn đỏ to như đầu kim, hình tròn hoặc lấm tấm. Đầu rôm có một chút nước, đỏ xung quanh, xuất hiện ở đầu, cổ, ngực, lưng… Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát.

Vì vậy, khi trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa dễ làm da bị lở do viêm nhiễm.

Ghẻ nước

Khi xuất hiện, ghẻ nước có thể gây ra một số dấu hiệu ngoài da như:

  • Ngứa: Cơn ngứa ghẻ nước có tính chất dữ dội và ban đêm sẽ bị ngứa nhiều hơn ban ngày do ghẻ cái hay đào hang, đẻ trứng vào ban đêm.
  • Da nổi nhiều mụn nước: Vùng da bị ghẻ sẽ xuất hiện tổn thương dạng mụn nước, chứa đầy dịch lỏng bên trong và có thể bị vỡ ra khi gãi ngứa hay ma sát với quần áo. Trường hợp xuất hiện ở vùng kín, mụn nước thường có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ hạt đậu tương hoặc nhỏ hơn nhưng rất ngứa.
  • Xuất hiện các rãnh ghẻ: Ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da. Chúng có chiều dài khoảng 2 – 4 mm.

Cơn ngứa ghẻ nước có tính chất dữ dội và ban đêm sẽ bị ngứa nhiều hơn ban ngày

Tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C) kèm đau họng, đau rát răng và miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, có thể tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

  • Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
  • Loét miệng: Niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.
  • Trên mông của trẻ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
  • Rối loạn tri giác, mê sảng, co giật.

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn thì cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

Bị nổi mụn nước là mắc bệnh gì

Nhiễm virus Herpes 

Nhiễm Herpes virus có đặc điểm là nổi các mụn nước ở môi, miệng và ở cơ quan sinh dục. Các mụn nước nằm trên nền da sưng đỏ và đau nhức. Vùng mụn nước phồng rộp có thể vỡ ra, bội nhiễm vi trùng và rất đau.

Ngoài ra, bạn còn có thể mắc phải một số triệu chứng toàn thân như: Sốt, đau nhức cơ, sưng nổi hạch. Sau khi bệnh ổn định có thể có nhiều đợt tái phát sau đó.

Bệnh bóng nước tự miễn

Bệnh bóng nước tự miễn do kháng thể tự miễn làm tổn thương da và niêm mạc gây ra. Có nhiều loại Pemphigus khác nhau được phân chia tuỳ thuộc vào nguồn gốc và vị trí của tổn thương.

Những trường hợp này thường có triệu chứng rầm rộ: Bóng mụn nước kích thước thay đổi, thường lớn hơn; phân bổ nhiều nơi, có thể tập trung ở thân trên, ở nếp gấp tứ chi, vị trí tiết mồ hôi; dễ vỡ, bong tróc và đau; nền da đỏ tấy hoặc cũng có thể bình thường.

Một số trường hợp bệnh nhân có thể kèm thêm các triệu chứng khác như: Sụt cân, ăn uống kém.; đau loét họng, khó nuốt, khàn tiếng; chảy máu cam; viêm kết mạc mắt; tiểu khó.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Cách chẩn đoán

Khi tình trạng bệnh xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như công việc, các bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn để điều trị kịp thời.

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra các vết da tay nổi mụn nước để chẩn đoán bệnh. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân, tránh nhầm lẫn với các bệnh viêm da khác.

Những loại xét nghiệm này bao gồm:

  • Xét nghiệm dị ứng da: Khi bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là từ các tác nhân dị ứng tạo thành thì bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm dị ứng da.
  • Sinh thiết da: Sinh thiết da là việc sử dụng một mảng da nhỏ trên tay (khu vực da tay bị ngứa nổi mụn nước) để mang đi xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Việc sinh thiết sẽ loại trừ những nguyên nhân như nhiễm nấm,… gây ra mụn nước. Từ đó, có hướng xác định nguyên nhân gây bệnh chính xác hơn.

Xem thêm: Polygynax: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng

Cách điều trị bị ngứa nổi mụn nước hiệu quả tại nhà

Việc điều trị tại nhà bằng những biện pháp đơn giản có thể giúp các triệu chứng ngứa và mụn cải thiện nhanh chóng. Một số biện pháp điều trị tại nhà có thể mang lại hiệu quả như:

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh lên các vùng da bị nổi mụn nước ngứa sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác tại đây. Do đó, nó có tác dụng tốt trong việc cắt cơn ngứa.

Cách thực hiện:

  • Bọc 2 đến 3 viên đá nhỏ vào một chiếc khăn tay sạch. Tốt nhất nên sử dụng loại mềm và mỏng.
  • Chườm khăn tay đá lạnh lên vùng da bị ngứa nổi mụn nước. Chườm đi chườm lại khoảng 15 phút để đạt hiệu quả.
  • Thực hiện hàng ngày cho đến khi các mụn nước bị xẹp hẳn đi.

Rửa bằng nước muối biển

Trong muối biển có các hợp chất hỗ trợ làm sạch da, tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi trùng lưu trú tại các vết mụn trên vùng da tay bị nổi mụn nước.

Do đó, có tác dụng làm giảm những cơn ngứa ngáy và khiến các vết mụn bớt sưng đỏ. Ban đầu khi bôi muối có thể chúng ta sẽ cảm giác hơi xót, tuy nhiên không cần lo lắng vì đây là biểu hiện bình thường khi muối tiếp xúc với da.

Biện pháp dùng muối biển để điều trị tình trạng bị ngứa nổi mụn nước được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng bị bệnh nổi mụn nước
  • Nặn hết tất cả các mụn to nhỏ cho ra hết nước.
  • Sau đó, dùng muối hạt nhẹ nhàng chà lên vùng da bị bệnh vừa được nặn mụn.
  • Mỗi ngày thực hiện 2 đến 3 lần để muối biển phát huy tốt tác dụng.

Bôi kem đánh răng

Trong kem đánh răng có chứa các tinh chất kháng khuẩn, kháng viêm. Việc dùng kem đánh răng để làm giảm cảm giác ngứa ngáy và làm khô bề mặt mụn nước rất hiệu quả.

Hãy rửa sạch sẽ vùng da bị nổi mụn bằng nước ấm. Sau đó, thoa lên bề mặt da bị ngứa nổi mụn nước một lớp kem đánh răng mỏng. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần theo phương pháp này sẽ giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Đắp nha đam

Đem rửa sạch và gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài của một nhánh nha đam. Rửa sạch sẽ tay và thoa phần nhựa nha đam nhẹ nhàng lên vùng da có mụn nước.

Lưu trên da mặt nạ nha đam khoảng 20 phút thì rửa sạch với nước mát. Mỗi ngày làm 2 đến 3 lần việc bôi nhựa nha đam sẽ làm giảm các triệu chứng da tay nổi mụn nước.

Uống nước rau má

Tác dụng thanh nhiệt, giải độc của rau má rất tốt. Do vậy uống nước rau má cũng sẽ cải thiện được tình trạng mụn nước một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm nước muối loãng một nắm rau má.
  • Vớt rau má ra và cho vào xay nhuyễn, rồi lọc lấy nước uống. Có thể thêm một chút đường vào nước rau má để dễ uống.
  • Nếu được hãy uống nước rau má hàng ngày để giảm hẳn tình trạng da bị nổi mụn nước.

điều trị bị ngứa nổi mụn nước hiệu quả tại nhà

Sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm

Việc sử dụng kem dưỡng ẩm cũng là một biện pháp tốt cho quá trình điều trị bệnh bị ngứa nổi mụn nước. Kem dưỡng ẩm sẽ cung cấp cho da một lượng ẩm vừa đủ. Đảm bảo cho da hoạt động hiệu quả, không bị khô nứt, ngứa ngáy.

Lưu ý nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu, chất lượng tốt. Đặc biệt nó phải phù hợp với cơ địa cũng như tính chất của làn da. Không gây kích ứng da khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên

Một số loại tinh dầu tự nhiên được công nhận là có hiệu quả tốt cho việc điều trị các vấn đề viêm da như bị ngứa da  nổi mụn nước.

Chúng ta có thể sử dụng dầu lá trà hoặc dầu oải hương bôi lên các vết mụn. Tác dụng của các loại tinh dầu này sẽ điều trị những tổn thương trên da. Và cung cấp cho da một lượng ẩm thích hợp.

Chế độ ăn uống khoa học

Các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da.

Do vậy, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cũng là một biện pháp điều trị tình trạng bị ngứa nổi mụn nước được các bác sĩ khuyên thực hiện. Để phòng ngừa bệnh, chúng ta nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau:

  • Sữa đậu nành
  • Bột ca cao hoặc các loại thực phẩm có chứa socola.
  • Lúa mì và mầm lúa mì, hạt kiều mạch
  • Bông cải xanh, rau bina, măng tây
  • Lê, chuối.
  • Các loại thực phẩm đóng hộp.

Thay vào đó, hãy sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều vitamin A cho chế độ ăn uống. Ngoài ra, tham khảo thêm sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên tốt nhất.

Điều trị ngứa nổi mụn nước bằng thuốc

Các bác sĩ sẽ có những chỉ định y tế phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân sau khi thăm khám kỹ càng. Thông thường, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc sau đây:

Thuốc ức chế miễn dịch

Đối với các bệnh nhân bị dị ứng hoặc không muốn dùng thuốc Steroid để trị bệnh tay bị ngứa nổi mụn nước. Các bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc thông dụng như  Protopic và Elidel.

Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra một số những tác dụng phụ cho người sử dụng và tình trạng nhiễm trùng da nếu như không sử dụng đúng cách.

Thuốc có chứa corticosteroid

Thuốc mỡ Corticosteroid và các loại kem có chứa thành phần này được sử dụng cho việc điều trị vấn đề ngứa da nổi mụn nước.

Chúng ta có thể bôi trực tiếp thuốc lên các vùng da bị tổn thương rồi băng lại để thuốc nhanh phát huy tác dụng.

Ngăn ngừa nổi mụn nước như thế nào?

Tình trạng nổi mụn nước do chưa thể xác định được nguyên nhân rõ ràng nên việc phòng ngừa còn gặp nhiều khó khăn. Để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn nước gây ngứa thì bạn cần đặc biệt chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với kim loại nặng như coban, niken. Hay các loại hóa chất độc hại từ nước rửa bát, xà phòng, chất tẩy rửa…
  • Sử dụng các loại xà bông dịu nhẹ để vệ sinh da. Cần tránh các loại xà bông có tính kiềm cao bỏi chúng thường gây khô da và dẫn tới việc nổi mụn nước.
  • Sử dụng nước ấm hay nước mát để vệ sinh hay tắm rửa. Dùng nước nóng thường xuyên có thể khiến cho da bị khô. Và tăng nguy cơ phát sinh mụn nước.
  • Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kim loại. Hay dung môi thì cần sử dụng găng tay và đồ bảo hộ lao động.
  • Nên tham khảo bác sĩ để lựa chọn các loại sản phẩm phù hợp. Dưỡng ẩm thường xuyên cho da tay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước. Bổ sung thêm rau củ quả tươi vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
  • Đồng thời hạn chế sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ uống có cồn. Và các chất kích thích hay thực phẩm dễ gây dị ứng.

Tình trạng nổi mụn nước gây ngứa là vấn đề dễ gặp phải mà bạn tuyệt đối không được chủ quan. Khi các giải pháp tại nhà không thể đáp ứng hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ.