Tá hỏa – Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào và cách điều trị

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Khi sảy thai mẹ bầu sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng, trong đó có xuất hiện cục thịt. Vậy cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Mẹ bầu cần nắm rõ để phân biệt tình trạng ra máu giữa sảy thai và ngày đèn đỏ để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? 

Cục thịt sảy thai là gì?

Sảy thai là tình trạng túi thai bị đẩy ra ngoài trước thời điểm dự sinh. Thông thường, tình trạng này thường diễn ra dưới 20 tuần tuổi. Trong đó có đến 80% ca sảy thai xuất hiện ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Khi sảy thai, vùng kín của mẹ bầu sẽ xuất hiện máu kèm các khối màu đỏ thường gọi là cục thịt. Đây chính là cục máu đông đặc và chắc. Trong khối máu này còn có lẫn mảnh mô hoặc toàn bộ túi thai.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh xuất hiện cục thịt sảy thai, mẹ bầu còn gặp các triệu chứng sau:

  • Đau thắt vùng bụng dưới.
  • Vùng kín ra máu.
  • Đau lưng.
  • Không còn xuất hiện các biểu hiện ốm nghén. 
  • Thai nhi không còn chuyển động.

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? 

Thông thường, nếu sảy thai mẹ bầu sẽ bắt đầu có triệu chứng đau quặn bụng dưới kèm chảy máu vùng kín bất thường. Tiếp đó, tử cung sẽ bắt đầu co bóp để tống túi thai, cục thịt ra ngoài. 

Tuy nhiên, chảy máu sảy thai và máu kinh nguyệt khá giống nhau. Chính vì thế, có rất nhiều mẹ bầu băn khoăn khi thấy xuất hiện cục máu thịt. Vậy cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?

Với máu sảy thai, thường sẽ có những đặc điểm sau:

  • Thời gian chảy máu: Máu sảy thai có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ. Thời gian xuất hiện triệu chứng này sẽ kéo dài từ 1 – 2 tuần. 
  • Màu sắc: Thời gian đầu máu sẽ có màu hồng, sau đó chuyển sang đỏ tươi, cuối cùng là màu nâu. 
  • Mùi: Mùi hơi tanh của máu tươi.
  • Kết cấu: Bao gồm túi thai và các cục máu đông.
  • Triệu chứng đi kèm: Đau bụng dưới, mất triệu chứng ốm nghén, đau lưng, người mệt mỏi.

Dấu hiệu nhận biết cục thịt sảy thai ra máu từ tuần 1 – 20

Để giúp chị em nắm rõ cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về máu sảy thai qua các tuần tuổi.

  • Tuần 1 – 4: Giai đoạn này phôi thai còn bé, có kích thước như hạt gạo. Nếu sảy thai mẹ bầu sẽ xuất hiện cục máu đông và dịch màu trắng hoặc xám. Thời gian chảy máu có thể kéo dài khoảng 2 tuần.
  • Tuần 5 – 7: Máu sảy thai lúc này sẽ bao gồm túi nhỏ chứa chất lỏng và phôi thai có kích thước bằng hạt đỗ đen.
  • Tuần 8 – 9: Phôi thai lúc này có kích thước bằng hạt đỗ. Cục thịt sảy thai sẽ như cục máu đông có màu đỏ thẫm hoặc nâu đậm.
  • Tuần 10 – 11: Đặc điểm của cục thịt sảy thai có màu đỏ thẫm, giống cục thạch và có lớp màng bên ngoài.
  • Tuần 12 – 15: Mẹ bầu sẽ thấy thai nhi có hình thù rõ ràng. Một số trường hợp sẽ có triệu chứng chảy dịch trước sau đó mới xuất hiện máu và cục máu đông.
  • Tuần 16 – 20: Phôi thai có kích thước lớn, các bộ phận của thai nhi có thể nhìn rõ ràng. Cục thịt sảy thai sẽ có màu đỏ, có cục máu đông và mô.

Sảy thai ra cục thịt thì phải làm gì?

Sảy thai ra cục thịt thì phải làm gì?

Sảy thai là một trong những biến chứng thai kỳ khiến các mẹ bầu lo lắng. Bên cạnh vấn đề cục thịt xảy thai ra máu như thế nào các chuyên gia cũng cho biết cách xử lý khi sảy thai ra cục thịt. Nếu xuất hiện cục thịt sảy thai, trước tiên mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra có chính xác là sảy thai hay không.

Nếu sảy thai, bác sĩ sẽ kiểm tra thai đã được đẩy hết ra ngoài hay chưa. Tùy vào từng trường hợp, tuổi thai sẽ tư vấn cho chị em một trong 2 cách điều trị dưới đây:

  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Misoprostol kết hợp Mifepristone. Sử dụng thuốc thường chỉ định cho thai dưới 7 tuần tuổi. Hoặc thai nằm sâu trong tử cung không thể hút hay nạo thai ra ngoài. 
  • Nạo hút thai: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nong âm đạo và gắp/hút phần thai còn sót lại ra khỏi cổ tử cung.

Mẹ cần làm gì khi sảy thai ra cục thịt?

Sảy thai khiến cho sức khỏe người mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì thế, sau khi điều trị tại các cơ sở y tế, chị em nên chú ý đến chế độ chăm sóc để sức khỏe sớm hồi phục. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các chị em.

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách, không nên thụt rửa khi vệ sinh. 
  • Thời gian đầu vùng kín sẽ chảy máu, chị em cần dùng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng, thay liên tục để hạn chế viêm nhiễm.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động hay làm việc nặng nhọc.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất như Vitamin và khoáng chất. Hạn chế sử dụng chất kích thích hay thực phẩm cay nóng.
  • Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng để tử cung hồi phục. Tuyệt đối không quan hệ sớm sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm, vết thương lâu lành.
  • Kiểm ra sức khỏe định kỳ để phát hiện những bất thường có thể xảy ra. Việc kiểm tra cũng sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe tốt nhất để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo.

Sảy thai bao lâu có thai lại?

Áp dụng đúng nguyên tắc sảy thai kiêng gì và nghỉ ngơi khoảng 3-6 tháng cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn. Chìa khóa vàng cho mẹ là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung kẽm, selen, a-xít folic. Đặc biệt, từ bỏ rượu, thuốc lá và hạn chế căng thẳng sẽ giúp mẹ nhanh chóng có tin vui thôi.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp mẹ bầu nắm rõ cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Nếu thấy vùng kín xuất hiện triệu chứng này, nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Xem thêm bài viết: