Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi như thế nào?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Tử cung có nhiệm vụ chứa đựng và nuôi dưỡng thai. Thai càng phát triển, tử cung sẽ thay đổi để phù hợp với kích thước của thai nhi. Để biết chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi như thế nào? Hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé!

chiều dài cổ tử cung theo tuần thai

Cổ tử cung và vai trò của cổ tử cung

Cổ tử cung là khu vực trung gian nối tử cung và âm đạo. Đây là cửa ra vào của tử cung. Cổ tử cung là bộ phận vô cùng quan trọng trong cả quá trình mang thai và sinh nở.

Khi mang bầu, chiều dài cổ tử cung sẽ tăng lên theo tuần thai, để bao bọc được thai nhi. Bào thai nằm trong buồng tử cung, cổ tử cung sẽ khép chặt nhờ nút nhầy để bảo vệ thai nhi. 

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung sẽ co ngắn lại và mở to ra từ  1 – 10cm, giúp em bé dễ dàng chui khỏi buồng tử cung và chào đời.

Chiều dài cổ tử cung bình thường là bao nhiêu?

Với những chị em có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý, cổ tử cung sẽ có chiều dài khoảng 30mm, hình dáng tròn và săn chắc.

Khi bạn mang thai, chiều dài cổ tử cung sẽ bắt đầu có những thay đổi. Khi thai phát triển lớn, cổ tử sẽ dài ra để giữ thai. 

  • Độ dài cổ tử cung khi mang thai sẽ dài khoảng 30-50mm là bình thường.
  • Cổ tử cung dưới 25mm thì được coi là cổ tử cung ngắn. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ sinh non, sảy thai, chuyển dạ sớm. 

Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai

Như đã nói ở trên, thông thường chiều dài cổ tử cung sẽ dài khoảng từ 30mm. Tử cung tròn đều săn chắc. Tùy vào từng tuần thai, chiều dài của cổ tử cung sẽ có sự thay đổi.

  • Ở tuần thai đầu đến tuần thai thứ 12: Chiều dài cổ tử cung cũng có nhiều sự thay đổi, chỉ dao động từ khoảng 30 – 32mm. 
  • Tuần thai thứ 13 – 32: Chiều dài cổ tử cung sẽ có những thay đổi rõ rệt. Kích thước cổ tử cung to hơn bình thường, dao động từ 32 – 40mm.
  • Từ tuần thứ 32 – 40 tuần: Chiều dài cổ tử cung có thể lên đến 50mm. Gần đến ngày sinh, cơ thể chị em xuất hiện cơn chuyển dạ. Lúc này, những cơn co sẽ kích thích cổ tử cung ngắn lại và mở to ra từ 1cm tới 10cm. Để tạo thuận lợi cho em bé chui ra khỏi bụng mẹ. Sau sinh, cổ tử cung sẽ dần hồi phục kích thước ban đầu.

Trong những lần siêu âm kiểm tra thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo chiều dài cổ tử cung để tầm soát nguy cơ sảy thai, sinh non. Nếu chiều dài cổ tử cung theo tuần dưới 25mm, được gọi là cổ tử cung ngắn. Lúc này, chị em sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh non rất cao. 

Do đó, bầu nhất thiết phải đi thăm khám và kiểm tra định kỳ để theo dõi kích thước cổ tử cung theo tuần thai. Nếu phát hiện tình trạng cổ tử cung quá ngắn, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp khắc phục kịp thời để duy trì thai kỳ.

Vai trò của siêu âm đo chiều dài cổ tử cung trong dự phòng sinh non

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc thăm khám và đo chiều dài cổ tử cung theo tuần thai vô cùng quan trọng, giúp tầm soát, dự phòng các vấn đề sảy thai và sinh non. 

Chuyển dạ sớm và sinh con ở tuần thứ 22 đến trước tuần thứ 37 thì được gọi là sinh non. Trẻ sinh non thường đi kèm với nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy giảm thính giác, thị giác, bại não, sa sút trí tuệ, thậm chí là tử vong.

Vai trò của siêu âm đo chiều dài cổ tử cung trong dự phòng sinh non

Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, tỷ lệ tử vong là hơn 10%. Trẻ sinh non càng sớm, nguy cơ gặp phải vấn đề về sức khỏe càng cao, cụ thể: 

  • Trẻ sinh non ít hơn 23 tuần, khả năng sống sót gần bằng 0.
  • Sinh non ở tuần 23, tỉ lệ sống 15%
  • Sinh ở tuần thứ 24, tỉ lệ sống 55%
  • Ở tuần thứ 25, tỉ lệ sống 80%.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ sinh non đó là cổ tử cung của người mẹ quá ngắn. Nguyên nhân khiến cổ tử cung ngắn có thể là do:

  • Bẩm sinh: Bộ phận sinh sản kém phát triển, dị dạng hoặc nhi hóa tử cung.
  • Do phẫu thuật cắt cổ tử cung hoặc phẫu thuật khoét chóp tử cung.

Về cơ bản, cổ tử cung ngắn sẽ không gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý hay khả năng thụ thai. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, cổ tử cung ngắn lại là nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai và sinh non.

Vì sao cổ tử cung ngắn

Theo các bác sĩ thì những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cổ tử cung rất ngắn lúc có bầu có thể kể đến:

  • Do bộ phận sinh dục phát triển kém bẩm sinh, nhi hóa cổ tử cung
  • Do phẫu thuật khoét chóp cắt đoạn cổ tử cung.
  • Hơn thế nữa, cổ tử cung cũng có một số giai đoạn sinh lý thay đổi kích thước. Trong thời kỳ mang thai cổ tử cung sẽ phát triển dài ra để đỡ thai nhi. Đến cuối thời kỳ mang bầu cổ tử cung quá ngắn lại dần dần để chuẩn bị cho kỳ sinh nở. Sau thời kỳ hậu sản cổ tử cung sẽ trở lại dạng hình bình thường.

Những yếu tố khác làm tác động tới chiều dài cổ tử cung như:

  • Do sự khác biệt về cơ địa của từng người
  • Tử cung được kéo dài cũng như xa quá mức
  • Mẹ gặp phải các hậu quả chảy máu trong thai kỳ
  • Viêm niêm mạc tử cung
  • Nhiễm khuẩn âm đạo
  • Tử cung yếu khiến cổ tử cung không đủ chức năng co giãn.

Siêu âm đo chiều dài tử cung như thế nào?

Để phát hiện những bất thường về chiều dài cổ tử cung, chị em cần thường xuyên đi khám thai, siêu âm định kỳ. Siêu âm đo chiều dài cổ tử cung sẽ được tiến hành bằng nhiều cách như: siêu âm bụng, siêu âm qua âm đạo, siêu âm qua môi lớn… Trong đó, siêu âm qua đường âm đạo là phương pháp có độ chính xác cao nhất.

Trước khi thực hiện siêu âm qua âm đạo (siêu âm đầu dò), chị em cần đi tiểu sạch. Bác sĩ sẽ đưa một đầu dò nhỏ (được bọc sạch bằng bao cao su và bôi trơn) đưa vào sâu bên trong âm đạo. Sau đó, di chuyển đầu dò để khảo sát và đo chiều dài cổ tử cung.

Siêu âm đầu dò qua âm đạo không hề đau đớn, chỉ gây khó chịu một chút và không làm ảnh hưởng đến thai kỳ.

Tuy nhiên, với sự phát triển của máy móc hiện đại, để giảm tải những khó chịu trong quá trình siêu âm. Đa phần bác sĩ sẽ chỉ siêu âm bụng, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ mới tiến hành siêu âm đầu dò để xác định lại.

Khi nào đi siêu âm chiều dài cổ tử cung theo tuần thai?

Bà bầu nên đến bệnh viện làm siêu âm để đo chiều dài cổ tử cung khi gặp các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non sau:

  • Tử cung bị co thắt liên tục, cứ khoảng 10 phút lại xuất hiện một lần.
  • Đau thắt lưng liên tục, đau âm ỉ, thường đau ở phần lưng dưới. Mặc dù bạn đã thay đổi nhiều tư thế và tìm cách xoa dịu nhưng cơn đau vẫn không giảm.
  • Cảm thấy vùng chậu bị đau tức.
  • Bụng dưới bị đau quặn, giống như cảm giác khi bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi hoặc lúc bị kinh nguyệt.
  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống với cảm cúm như buồn nôn, tiêu chảy.
  • Chảy máu âm đạo.

Khi bị cổ tử cung ngắn thai phụ nên làm gì?

  • Không làm việc nặng, hạn chế đi lại và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định Progesterone hỗ trợ kéo dài thai kỳ.
  • Bác sĩ sẽ xem xét chỉ định một số biện pháp hỗ trợ như: khâu eo cổ tử cung hoặc đặt vòng nâng cổ tử cung trong trường hợp có hở eo cổ tử cung.
  • Nếu thai phụ có các triệu chứng chuyển dạ sinh non sẽ được chỉ định nhập viện, hỗ trợ trưởng thành phổi đối với thai kỳ dưới 36 tuần và sử dụng thuốc cắt cơn gò tử cung để giúp kéo dài thai kỳ càng lâu càng tốt.

Để biết được chiều dài cổ tử cung theo tuần thai, chị em nên đi thăm khám, siêu âm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường về chiều dài cổ tử cung, bác sĩ sẽ có giải pháp để khắc phục kịp thời.

Xem thêm bài viết:

Bài Liên Quan