Cây mật gấu: Công dụng, cách sử dụng và những lưu ý nên biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :24/11/2022

Cây mật gấu là một trong những loại dược liệu tự nhiên quý hiếm ở nước ta, có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau như đau nhức xương khớp, đái tháo đường, đau họng hay ho có đờm. Để mọi người có thể hiểu hơn về loại thuốc này, dưới đây chúng chúng tôi sẽ chia sẻ về đặc điểm, công dụng và cách dùng vị dược liệu này. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là cây mật gấu?

Cây mật gấu được biết đến là dòng cây thuộc họ cúc, với tên khoa học là Gymnanthemum Amygdalinum. Ngoài ra, cây còn được biết đến với những cái tên khác nhau là cây mật gấu Nam hay cây lá đắng.

Mật gấu thuộc loài thực vật thân thảo nên phần thân mềm và sinh trưởng, phát triển thành từng bụi. Thông thường, cây trưởng thành sẽ có chiều cao từ 2 – 5 mét, chiều cao phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất, chất lượng ánh sáng.

Cây mật gấu

Khi nhìn phần lá của cây, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy lá có hình trái xoan. Có độ cứng vừa phải, hai bên rìa lá có những mép răng cưa khá nhỏ. Với những cây trưởng thành thì lá có thể dài từ 6 đến 10 cm và rộng từ 2 đến 4 cm.

Mùa hoa của cây này sẽ rơi vào tháng 2-4 hàng năm, các cụm hoa màu vàng nhạt. Có đến 6 cánh hoa trên một bông và mỗi bông có khá nhiều phần lá đài ở dưới. Các lá đài này sẽ xếp thành 3 vòng liên tiếp dưới hoa. Vị trí nở hoa của loài cây này khá đặc biệt, các cụm hoa nở tại phần ngọn thân của cây.

Sau khi hoa tàn, phần quả xanh bắt đầu xuất hiện trên các cụm hoa. Đợi đến khi quả chín sẽ là tháng 5 đến tháng 6 hàng năm. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy những quả mật gấu màu xanh nâu chín trên phần ngọn cây.

  • Tên khác: Cây mật gấu Nam, cây lá đắng;
  • Tên khoa học: Gymnanthemum amygdalinum;
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

Thành phần có trong cây lá đắng

Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây mật gấu là:

  • Xanthone;
  • Vitamin B1;
  • Vitamin B2;
  • Vitamin A;
  • Vitamin E;
  • Vitamin C;
  • Terpene;
  • Steroid;
  • Tannin;
  • Flavonoid;
  • Axit phenolic;
  • Các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng,…
  • Nước;
  • Magie;

Thu hái và bào chế của cây mật gấu

Lá và thân là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Cây mật gấu có đặc điểm nổi bật là có thể thu hoạch quanh năm.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, để công dụng cây mật gấu được đảm bảo. Thời điểm thích hợp nhất để thu hái là khi cây trưởng thành, không quá non cũng không quá già.

Sau khi thu hoạch thảo dược, việc sơ chế được thực hiện theo những cách dưới đây:

  • Sơ chế dược liệu để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn rồi dùng tươi.
  • Rửa sạch bằng nước rồi sấy hoặc phơi khô và sắc thuốc.
  • Ngâm rượu thuốc để dùng dần.

Sau khi sơ chế, việc bảo quản thảo dược cũng cần phải được chú ý:

  • Với dược liệu tươi, sau khi sơ chế có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần, tương tự như việc bảo quản rau xanh.
  • Với rượu thuốc, sử dụng vại hoặc bình thủy tinh đậy nắp kín, đặt tại nơi thoáng mát, tránh khu vực ẩm thấp.
  • Với dược liệu khô, bảo quản bằng túi bóng kín rồi đặt tại khu vực khô ráo, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Công dụng của cây mật gấu

Cây mật gấu đem lại rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng điển hình của mật gấu:

công dụng của cây mật gấu

Chữa bệnh đau dạ dày

Là một trong những bài thuốc công hiệu với những người mắc bệnh đau dạ dày mãn tính.

Trong mật gấu có tính năng sát khuẩn cao, ngoài ra còn là phương thuốc bổ trợ hữu hiệu cho việc khắc phục những căn bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, hoặc bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Tuy nhiên với cách dùng mật gấu để chữa bệnh đau dạ dày các bạn nên kết hợp cùng với mật ong. Hoặc áp dụng công thức phù hợp với cây mật gấu ngâm rượu đặc biệt là pha đậm đặc mật ong và mật gấu vào lúc đói sẽ tăng cường hiệu quả hơn rất nhiều.

Chữa đau bụng giun

Đau bụng giun phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Chữa đau bụng gin bằng cây mật gấu là biện pháp để đẩy lùi bệnh đau bụng giun. Sau đó kết hợp cho tẩy giun để khắc phục căn bệnh một cách triệt để nhất. Cũng giống như với bài thuốc trị đau dạ dày các bạn có thể kết hợp pha với mật ong.

Cây mật gấu trị mụn

Rễ cây lá đắng trị mụn công hiệu, cắt rễ cây thành những lát nhỏ sau đó ngâm với rượu. Sử dụng bông gòn để chấm hỗn hợp rượu với mật gấu lên các nốt mụn. Có thể để qua đêm và thực hiện mỗi ngày cho đến khi hết mụn.

Giúp phòng và điều trị bệnh sỏi thận

Cây mật gấu đã có những nghiên cứu cụ thể chứng minh giúp phòng và điều trị bệnh sỏi thận tốt. Nhiều phương thuốc có kết hợp rễ cây, thân cây hay lá cây mật gấu hoặc những thuốc có chứa thành phần mật gấu được sản xuất để nhằm chữa trị căn bệnh này.

Các bệnh về gan

Công dụng công hiệu của cây lá đắng là chữa các bệnh về gan.

Trong đó đã có những nghiên cứu chứng minh mật gấu có tác dụng làm bình ổn gan. Những người bị men gan cao, viêm gan hay gan yếu đều có thể sử dụng để trị bệnh. Thậm chí mật gấu còn có tác dụng phục hồi gan đã tổn thương đến 80%.

Phục hồi các chấn thương

Công dụng của cây lá mật gấu với bệnh về gan, dạ dày, đường tiêu hóa hay trị mụn thì ai cũng biết. Tuy nhiên tác dụng lá cây trong việc phục hồi các chấn thương thì không phải ai cũng biết.

Tính chất phục hồi chấn thương của cây là làm tan các vết máu tụ và giảm đau phục hồi ở những mô đã bị dập nát. Ngoài ra những chấn thương cũng được phục hồi khi sử dụng mật gấu làm giảm các chỉ số Cholesteron và lipid máu…

Cây mật gấu giảm cân

Lá cây mật gấu chữa bệnh gì thì giúp giảm cân được xem là một trong những tác dụng chính.

Bài thuốc uống nước cây mật gấu bằng cách nấu lá mật gấu tươi. Giống như pha chè và uống chia làm 3 lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Tuần tự đều đặn hàng ngày với cách này. Sẽ giúp cho cơ thể bạn đào thải lượng độc tố cần thiết. Cũng là cách giảm cân an toàn hiệu quả cũng như không gây ra các tác dụng phụ.

Như vậy giảm cân cũng là một trong những công dụng của lá cây đó và nếu bạn chưa biết cây ngâm rượu uống có tác dụng gì thì đây chính là một trong những công hiệu chính đó!

Chữa bệnh tiểu đường

Tác dụng của cây mật gấu trị tiểu đường, bạn có thể dùng thân hoặc lá mật gấu tươi đun với một lít nước đợi sôi để dùng. Có thể uống thường xuyên để thay trà trong ngày.

Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý khi dùng cây thuốc mật gấu để trị bệnh tiểu đường là mỗi ngày chỉ nên uống từ 2-3 ly và không thay thế cho nước lọc uống trong ngày.

Chữa chứng đau nhức

Công dụng cây mật gấu chữa chứng đau nhức. Có thể trị được chứng đau nhức chủ yếu do nguyên nhân thời tiết thay đổi. Kết hợp dạng đường uống hoặc bôi đều được.

Mọi người có thể tận dụng mọi phần của cây mật gấu như hoa, lá và rễ để chữa các căn bệnh liên quan đến chứng nhức mỏi.

Bên cạnh đó mật gấu còn có một số tác dụng quan trọng như:

  • Giảm cholesterol xấu
  • Là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào
  • Ức chế sự tăng trưởng và tăng sinh tế bào ung thư vú, ngăn ngừa bệnh gan. Cải thiện hệ miễn dịch trong cơ thể, ngăn chặn các hoạt động của các tế bào ung thư dạ dày, tế bào gây ung thư vú
  • Lá mật gấu là nguồn giàu axit béo linoleic và linolenic. Giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch
  • Lacton andrographolide, glucosides, fiterpene và flavonoid trong lá mật gấu có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của cơ thể, giảm sốt
  • Điều trị sốt rét
  • Làm hạ huyết áp nhờ kali trong lá có tác dụng loại bỏ nước và muối trong cơ thể
  • Điều trị viêm ruột thừa
  • Lá mật gấu trị tiểu đường nhờ chất andrographolide
  • Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do virus, vi khuẩn hoặc các sinh vật khác gây ra
  • Điều trị bệnh lỵ Bacillary

Đối tượng sử dụng

Mật gấu là một cây dược liệu lành tính nên có thể dùng cho mọi đối tượng. Đặc biệt là các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân viêm gan, xơ gan cổ trướng, vàng da, men gan cao.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia.
  • Bệnh nhân tiểu đường, viêm dạ dày, viêm đại tràng.
  • Người bị sỏi mật, cao huyết áp.
  • Người mắc các chứng bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
  • Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt cho cơ thể, bảo vệ gan.

Cây mật gấu có mấy loại?

Đây là câu hỏi của nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về dược liệu này. Theo kinh nghiệm dân gian, cây thuốc có hai loại là cây mật gấu miền bắc và cây mật gấu miền nam.

Đặc điểm nhận biết đơn giản nhất của hai giống cây này là mật gấu miền bắc có thân đỏ và mật gấu miền nam là thân trắng. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và bệnh lý, người bệnh sẽ lựa chọn cây thuốc phù hợp.

Xem thêm: Cây xạ đen – 10+ Công dụng, bài thuốc và những điều cần lưu ý

Cây mật gấu thường mọc ở đâu? Phân bổ như thế nào?

Có thể dễ dàng tìm kiếm dược liệu này ở nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ và Việt Nam.

Ở nước ta, cây phân bổ chủ yếu ở các vùng núi cao phía Bắc – nơi có thời tiết mát mẻ và tốt cho sự sinh trưởng của nhiều loại dược liệu. Trong đó, các tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn… là nơi xuất hiện nhiều cây lá đắng nhất.

Trên cao nguyên Langbiang – Lâm Đồng cũng xuất hiện nhiều cây mật gấu. Tuy nhiên, so với vùng núi phía Bắc, sự phân bổ này không thật sự nhiều.

Ngoài việc cây sinh trưởng trong tự nhiên, hiện nay, có rất nhiều trung tâm, cơ sở dược liệu trên toàn quốc đã phối giống và nuôi trồng thành công loại thảo dược quý này.

Hướng dẫn sử dụng cây lá đắng

Lá và thân là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Cây mật gấu có đặc điểm nổi bật là có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, để công dụng cây mật gấu được đảm bảo, thời điểm thích hợp nhất để thu hái là khi cây trưởng thành, không quá non cũng không quá già.

Sau khi thu hoạch thảo dược, việc sơ chế được thực hiện theo những cách dưới đây:

  • Sơ chế dược liệu để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn rồi dùng tươi.
  • Rửa sạch bằng nước rồi sấy hoặc phơi khô và sắc thuốc.
  • Ngâm rượu thuốc để dùng dần.

Sau khi sơ chế, việc bảo quản thảo dược cũng cần phải được chú ý:

  • Với dược liệu tươi, sau khi sơ chế có thể bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng dần, tương tự như việc bảo quản rau xanh.
  • Với rượu thuốc, sử dụng vại hoặc bình thủy tinh đậy nắp kín, đặt tại nơi thoáng mát, tránh khu vực ẩm thấp.
  • Với dược liệu khô, bảo quản bằng túi bóng kín rồi đặt tại khu vực khô ráo, tránh mối mọt, ẩm mốc.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu mà người bệnh có thể tham khảo:

bài thuốc từ cây mật gấu

Rượu thuốc mật gấu chữa đau xương khớp

Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì trong quá trình điều trị một số bệnh lý về xương khớp? Theo kinh nghiệm của ông cha ta, sử dụng rượu thuốc mật gấu giúp kiểm soát và giảm những cơn đau hiệu quả, tình trạng bệnh được cải thiện khá rõ rệt

Với bài thuốc chữa bệnh này, người dùng chuẩn bị khoảng 200gr cây và rễ mật gấu cùng 2 lít rượu trắng 40 độ để ngâm.

Các bước thực hiện:

  • Sơ chế sạch sẽ cây mật gấu đã chuẩn bị, thái thành từng khúc nhỏ rồi sấy khô.
  • Sử dụng một bình thủy tinh có nắp đậy, cho tất cả các dược liệu vào bình và đổ 2 lít rượu trắng ngập hết dược liệu.
  • Đậy nắp kín, bảo quản tại nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt và ngâm trong khoảng thời gian 20 ngày.
  • Khi rượu thuốc bắt đầu ngả vàng hoặc vàng đậm thì có thể sử dụng.
  • Mỗi ngày chỉ được dùng 1 – 2 chén rượu nhỏ, tránh dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Kiên trì dùng rượu thuốc trong khoảng thời gian dài để thấy được hiệu quả của bài thuốc.

Sử dụng mật gấu điều trị hạ sốt, kháng viêm

Một số thành phần có trong cây mật gấu như glycosides, lacton andrographolide, diterpene, flavonoid có khả năng hạ sốt nhanh chóng và giải tỏa được sự căng thẳng của cơ thể.

Với bài thuốc này, người dùng phải chuẩn bị 10gr lá mật gấu cùng mật ong nguyên chất.

Các bước thực hiện:

  • Lá mật gấu phải rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, để ráo nước rồi sao vàng hoặc sấy khô làm thuốc.
  • Sắc thuốc cùng với 400ml nước. Đun sôi thuốc rồi vặn nhỏ lửa, đun cho tới khi nước chỉ còn khoảng 200ml và các dưỡng chất từ dược liệu đã ngấm ra nước thuốc thì tắt bếp.
  • Cho một ít mật ong vào thuốc và dùng ngay khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
  • Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày và sử dụng hàng ngày cho tới khi hạ sốt thì dừng lại.

Tác dụng của lá mật gấu tươi khi điều trị ho khan, đau họng

Tình trạng đau họng, ho khan xuất hiện ở nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau. Sự dụng hay quá lạm dụng vào thuốc Tây sẽ khiến cơ thể bị nhờn thuốc và ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Với triệu chứng này, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá mật gấu tươi để điều trị.

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 – 3 lá mật gấu tươi.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch lá mật gấu với nước rồi ngâm cùng nước muối loãng.
  • Sử dụng dược liệu bằng cách nhai trực tiếp lá tươi để điều trị đau họng, ho có đờm. Nên áp dụng bài thuốc vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Theo những chuyên gia trong ngành Đông y, người bệnh phải đặc biệt lưu ý tới liều lượng sử dụng khi áp dụng bài thuốc này, tránh dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bài thuốc điều hòa huyết áp từ cây mật gấu

Trong thành phần của thảo dược mật gấu có chứa hàm lượng kali dồi dào, có tác dụng điều hòa huyết áp hiệu quả. Với bài thuốc này, người bệnh chuẩn bị 5 lá mật gấu tươi và thực hiện theo cách làm sau đây:

  • Sơ chế nguyên liệu và ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn.
  • Đun cùng với khoảng 5 – 6 bát nước, đun nhỏ lửa cho tới khi nước cạn chỉ còn khoảng 2 bát thì tắt bếp, bỏ bã lá.
  • Dùng thuốc trong ngày và kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài để thấy được kết quả từ bài thuốc này.

Bài thuốc lá mật gấu trị tiểu đường, đái tháo đường

Hàm lượng andrographolide có trong dược liệu có hiệu quả trong việc giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu. Từ đó hỗ trợ tích cực điều trị bệnh lý đái tháo đường, tiểu đường.Bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị 5gr lá mật gấu tươi rồi thực hiện theo các bước sau đây:

  • Loại bỏ chất bẩn của dược liệu bằng cách rửa sạch với nước rồi ngâm khoảng 10 phút với nước muối loãng.
  • Hãm nước lá mật gấu giống như hãm nước chè và dùng 1 – 2 lần trong ngày. Buổi sáng và buổi tối là lúc tốt nhất để dùng thuốc.
  • Bệnh nhân buộc phải kiên trì áp dụng bài thuốc này để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Bài thuốc điều trị nhiễm trùng đường hô hấp với cây mật gấu

Uống lá mật gấu có tác dụng trong quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 9 – 15gr lá mật gấu đã sao vàng hoặc phơi khô.

Các bước thực hiện:

  • Đun dược liệu với khoảng 600ml nước. Đun sôi và để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 20 phút, khi nước thuốc chỉ còn 300ml thì tắt bếp.
  • Chắt lấy nước và sử dụng ngay trong ngày. Cần phải sử dụng thuốc theo liệu trình từ 1 – 2 tháng để thấy được kết quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan

Bài thuốc này, người bệnh cần phải kết hợp cây mật gấu với một số dược liệu khác. Nguyên liệu chuẩn bị như sau:

  • 36gr mật gấu khô hoặc 50gr mật gấu tươi
  • 15gr cây cỏ gà
  • 12gr diệp hạ châu

Cách thực hiện:

  • Sơ chế và rửa sạch tất cả các dược liệu đã chuẩn bị và để ráo nước. Trong trường hợp người bệnh dùng mật gấu tươi, hãy ngâm với nước muối loãng để loại bỏ các chất bẩn.
  • Sắc thuốc cùng 1.5 lít nước, đun sôi rồi cho nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn khoảng 800ml nước, các dưỡng chất từ thảo được cũng đã ngấm ra nước thuốc thì tắt bếp.
  • Dùng thuốc trong ngày để đảm bảo được dược tính, chia thành 3 lần uống và kiên trì sử dụng trong 2 tháng theo đúng liệu trình để có được hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc từ cây mật gấu trị mụn

Người dùng thường quen với việc xông hơi hoặc đắp mặt khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu để trị mụn. Tuy nhiên, với cây mật gấu, có thể sử dụng phương pháp ngâm rượu thuốc thoa lên da để lấy lại làn da mịn màng, căng bóng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1kg mật gấu khô và 3 lít rượu khoảng 40 độ.

Cách thực hiện:

  • Trước khi ngâm rượu cần tráng qua rễ mật gấu với một lượt rượu.
  • Bỏ lượt rượu đó đi rồi ngâm dược liệu cùng 3 lít rượu trắng, đổ rượu vào bình sao cho ngập thảo dược.
  • Ngâm trong khoảng thời gian 3 tuần thì có thể sử dụng.
  • Bôi trực tiếp rượu thuốc vùng da có mụn, massage nhẹ nhàng và giữ thuốc trong 30 phút thì rửa sạch mặt.
  • Sử dụng rượu thuốc mật gấu khiến lớp da cũ bong ra, trị mụn và kháng viêm hiệu quả. Trong khoảng thời gian 1 đến 2 tháng, nếu kiên trì áp dụng sẽ thấy được sự cải thiện đáng kể.

Lưu ý khi sử dụng cây mật gấu

Là một bài thuốc quý trong Đông y với nhiều công dụng tuyệt vời, tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh cần phải lưu ý những điều cơ bản sau đây để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất:

  • Cần phải thăm khám, làm rõ nguyên nhân bệnh lý để áp dụng các bài thuốc phù hợp nhất.
  • Sử dụng thuốc theo đúng liệu trình bác sĩ đứa ra. Không nên dùng quá nhiều hoặc dùng quá ít, không tuân theo một liệu trình cụ thể.
  • Mức độ bệnh và cơ địa từng người bệnh khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.
  • Không được phép tự ý kết hợp cây mật gấu với các loại thảo dược khác khi chưa được bác sĩ kê đơn thuốc cụ thể.
  • Việc áp dụng bài thuốc từ dược liệu mật gấu đòi hỏi người dùng phải kiên trì mới có được kết quả điều trị tốt nhất.
  • Trong thành phần của mật gấu có chứa chất dễ làm sảy thai, các chị em phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.
  • Không được tự ý điều trị song song thuốc tây với mật gấu.
  • Tìm hiểu về những thực phẩm, món ăn phải kiêng kỵ trong quá trình điều trị bằng lá mật gấu.
  • Kết hợp với lối sống khoa học, ăn uống hợp lý để hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.

Xem thêm: Cây cà gai leo:10+ Thông tin về cây dược liệu không phải ai cũng biết

Cây mật gấu bán giá bao nhiêu?

Với những công dụng tuyệt vời của cây mật gấu, hiện nay có không ít cơ sở, trung tâm dược liệu nuôi trồng và tung ra thị trường sản phẩm này.

Cây mật gấu hiện có giá giao động 300.000 VNĐ/ kg tùy vào từng điểm bán khác nhau. Tuy nhiên cũng bởi sự phổ biến của nó mà người dùng cần phải lưu ý khi mua sản phẩm.

Hãy lựa chọn những địa điểm nổi tiếng, có uy tín, tránh trường hợp mua dược liệu kém chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình sử dụng.

Trên đây là những thông tin về cây mật gấu với nhiều công dụng khác nhau. Nắm rõ được hiệu quả, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp người bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng dược liệu trong điều trị bệnh.