Cây mã đề: Công dụng, Liều dùng + Lưu ý trong điều trị bệnh
Ngày cập nhật :04/12/2021
Cây mã đề là cây thuốc mọc hoang được sử dụng để làm rau ăn kèm và thuốc chữa nhiều bệnh lý. Để hiểu rõ tác dụng, cách dùng đạt hiệu quả cao nhất của loại cây này. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
- 1 Thế nào là cây mã đề?
- 2 Có mấy loại cây mã đề?
- 3 Thành phần dưỡng chất có trong cây
- 4 Cây mã đề thường sinh trưởng ở đâu?
- 5 Thu hái và sử dụng cây mã đề
- 6 Cách bảo quản cây mã đề phơi khô
- 7 Sử dụng mã đề để làm dược liệu
- 8 Công dụng của cây bông lá đề
- 9 Một số bài thuốc sử dụng cây mã đề vào điều trị bệnh
- 9.1 Bài thuốc cây mã đề chữa viêm bàng quang
- 9.2 Sử dụng cây mã đề trị mụn, vết côn trùng cắn
- 9.3 Điều trị phù thũng bằng bông lá đề
- 9.4 Hỗ trợ đắc lực trong điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang
- 9.5 Sử dụng cây mã đề trị nám
- 9.6 Cây mã đề chữa rắn cắn
- 9.7 Trị ho, tiêu đờm hiệu quả
- 9.8 Trị nóng gan mật, người nổi mụn nhọt
- 9.9 Trị chảy máu cam
- 9.10 Bài thuốc chữa trị rụng tóc từ mã đề
- 9.11 Cây mã đề trị chốc lở ở trẻ nhỏ
- 9.12 Bài thuốc chữa viêm cầu thận
- 9.13 Bài thuốc chữa trị đau sưng đỏ mắt do can nhiệt
- 9.14 Bài thuốc điều trị tiêu chảy
- 10 Hướng dẫn cách dùng cây mã đề đúng cách
- 11 Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề vào điều trị bệnh
Thế nào là cây mã đề?
Cây mã đề thường được gọi cây bông lá đề, có tên khoa học là Plantago asiatica. Chúng là một loại dược liệu thân thảo thường mọc hoang ở nhiều nơi. Đây cũng là loài cây sống lâu năm với phần thân ngắn và lá dài, to, rộng. Cây mã đề có hai loại đó là cây mã đề nước và cây mã đề khô. Đặc điểm nhận biết của cây mã đê đó chính là:
- Lá của cây mã đề khá lớn và chúng mọc thành một cụm lớn ở phần thân của gốc. Khác với phần thân ngắn, phần cuống lá ở đây khá dài. Hình dạng lá cây bông mã đề có thể tương tự như hình một chiếc thìa lớn. Dọc theo các phiến lá đó là những đường gân lá.
- Phần hoa của cây cũng rất đặc biệt. Hoa có hương thẳng đứng và mọc thành một bông dài vươn thẳng lên cao. Đây là loài hoa lưỡng tính.
- Quả của cây này sẽ có hình hộp. Bên trong mỗi quả như vậy sẽ chứa rất nhiều hạt với số lượng có thể dao động từ 8 – 20 hạt nhỏ. Những hạt nhỏ này sẽ có màu đen hoặc nâu bóng.
Có mấy loại cây mã đề?
Dựa theo đặc điểm sinh trưởng và mục đích sử dụng, người ta chia loại thảo dược này thành 2 loại là cây mã đề khô và cây mã đề nước. Hai loại này có những đặc điểm như sau:
- Cây mã đề khô: Thường sống ở những vùng đất cao, khô và có khả năng chịu hạn tốt. Tác dụng của cây mã đề khô giúp điều trị một số chứng bệnh: nhiệt miệng, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi…
- Cây mã đề nước: Còn được gọi là cây vợi hay hẹ nước, là loại cây thủy sinh và sinh sống ở ao hồ nên có gốc, rễ ngập trong bùn. Loại cây này có đặc điểm là thân rất ngắn, gần như không có thân. Lá nước mềm, hình bầu dục và mọc thành từng cụm ở gốc. Hoa mã đề nước mọc trên cuống dài, có nhiều màu sắc như trắng, trắng đục hoặc tím nhạt.
- Thông thường, cây mọc thành từng bụi ở ao, kênh rạch, suối hay những ruộng trũng có nước quanh năm. Dược liệu này có thể được dùng làm thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày, có công dụng tốt trong việc điều trị một số bệnh: giảm mỡ máu, hạ huyết áp, béo phì, tăng huyết áp…
Xem thêm: [30+ Review] Cách tẩy tế bào chết an toàn, hiệu quả, không tốn 1 xu
Thành phần dưỡng chất có trong cây
Lá cây mã đề có tác dụng gì? thành phần hoạt tính của lá cây mã đề là rất tốt cho cơ thể. Trong lá mã đề, có thể tìm thấy nhiều dưỡng chất khác nhau, chẳng hạn như:
- 2-3% Iridoid glycoside (aucubin, catalpol)
- 2-6,5% chất nhầy; flavonoid (apigenin, luteolin)
- 6,5% tanin
- Axit oleanilic
- Axit thực vậT
- 1% axit silicic
- Khoáng chất (kẽm, kali, sắt)
- Phenylethanoid (acteoside)
- Axit chlorogenic
- Vitamin (A, C và K).
Không chỉ lá mà toàn thân của cây cũng hội tụ rất nhiều hoạt chất Glucozit. Bên cạnh đó, chúng còn có nhiều chất nhầy, chất đắng. Cũng như các Vitamin quan trọng cho cơ thể.
Đây là loại cây có thể dùng tươi hoặc khô. Do đó, việc thu hoạch cũng sẽ linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng.
Cây mã đề thường sinh trưởng ở đâu?
Loại cây này có thể được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên. Chúng thường mọc hoang và được người dân hái về để làm thực phẩm hoặc làm thuốc. Cây mã đề sống dưới nước hay nói đúng hơn là chúng thích sống trong những khu vực ẩm ướt hoặc những vùng đất mềm.
Cây mã đề sống dưới nước hay nói đúng hơn là chúng thích sống trong những khu vực ẩm ướt hoặc những vùng đất mềm.
Cây mã đề sống dưới nước hay nói đúng hơn là chúng thích sống trong những khu vực ẩm ướt hoặc những vùng đất mềm.
Do đó, để trồng mã đề, tốt nhất nên lựa chọn những nơi gần nguồn nước hoặc những khu vực thoát nước. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ sinh trưởng mạnh mẽ trong tháng 7, 8 và đây cũng là thời gian lý tưởng để trồng loại dược liệu này.
Thu hái và sử dụng cây mã đề
Tất cả các bộ phận của mã đề, từ rễ cho đến thân, lá hoa và thậm chí là quả đều có thể được sử dụng.
Chúng phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt là trong điều trị bệnh. Vào những tháng mùa thu, người ta sẽ tiến hành thu hoạch cây vì đây là khoảng thời gian cây phát triển mạnh mẽ nhất. Hơn hết là phần lá cũng được xanh tốt và quả đã bắt đầu chín.
Cây sau khi được thu hoạch sẽ được loại bỏ đất và đem khi phơi khô. Trong khi đó phần quả sẽ được đập ra để lấy hạt.
Hạt sau đó cũng sẽ được đem đi sấy khô để bảo quản. Đây là loại cây có thể dùng tươi hoặc khô. Do đó, việc thu hoạch cũng sẽ linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng.
Cách bảo quản cây mã đề phơi khô
Sau khi được phơi khô, chỉ cần cất giữ ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Đồng thời nên bọc kỹ để tránh côn trùng tấn công.
Sử dụng mã đề để làm dược liệu
Hầu hết trong các bài thuốc dân gian đều có nhắc đến loại dược liệu này và đây cũng là một vị thuốc quý dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Hạt của cây mã đề sau khi được thu hoạch và phơi khô sẽ được gọi là Xa tiền tử. Trong khi đó, Mã đề thảo hoặc Xa tiền thảo được dùng để gọi phần thân cây sau khi đã được làm khô hoàn toàn.
Công dụng của cây bông lá đề
Cây bông mã đề có rất nhiều công dụng quý. Chúng có thể được dùng để điều trị nhiều bệnh lý và loại bỏ các vấn đề sức khỏe. Chẳng hạn như lợi tiểu, tác dụng kháng sinh, chữa trị ho, chữa trị đái dầm hay đái khá nhiều ở trẻ em, điều chỉnh hơi thở, chữa cao huyết áp,…
Cây mã đề giúp cải thiện sức khỏe đường hô hấp
Một trong những công dụng truyền thống phổ biến nhất của loại thảo mộc này là hỗ trợ sức khỏe của phổi.
Lá cây mã đề rất giàu chất nhầy, có tác dụng bảo vệ và khử mùi hôi trên đường hô hấp. Chúng làm ẩm và bao phủ đường hô hấp bằng một lớp bảo vệ giúp giảm kích ứng gây ho khan.
Lá cây mã đề có tác dụng chống lại bệnh viêm phế quản mãn tính. Chứa glycerol và pectin có đặc tính khử màu tự nhiên, Nhờ đó, có tác dụng làm dịu phổi, kích thích sản xuất nhiều chất nhờn giúp giảm khó chịu và kích ứng.
Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng cho các trường hợp ho và kích ứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Loại thảo mộc này có các đặc tính giúp giảm kích ứng trong phổi đồng thời hỗ trợ hệ thống miễn dịch loại bỏ nhiễm trùng.
Giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Lá cây mã đề có hàm lượng vitamin A và C tăng cường miễn dịch, và hàm lượng tanin cao. Mang lại đặc tính làm se giúp giảm viêm và chống nhiễm trùng bằng cách lấy đi chất dinh dưỡng của vi khuẩn.
Một trong những thành phần hoạt tính ít được biết đến của Plantain là hợp chất plants majonoside. Chúng có cấu trúc phân tử tương tự với thành phần hoạt chất trong Echinacea, echinacoside. Và đã được chứng minh là có tác dụng tương tự trong việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch.
Cây bông mã đề hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa
Hàm lượng chất nhầy cao của cây mã đề, cùng với đặc tính chống viêm của chúng làm cho loại thảo mộc này trở thành giải pháp tuyệt vời với nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Các loại thảo mộc giàu chất nhầy hấp thụ chất độc trong ruột và thải ra phân. Chúng góp phần vào thời gian vận chuyển của ruột bằng cách hấp thụ nước trong ruột kết và tạo ra hiệu ứng làm mềm và phồng phân.
Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng có đặc tính làm se nên có hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy, viêm dạ dày và viêm đại tràng. Có thể giúp khôi phục sự cân bằng axit giúp điều chỉnh tiết dịch vị và có thể điều trị chứng viêm trong dạ dày và ruột.
Hỗ trợ các bệnh viêm đại tràng mãn tính
Cây mã đề cũng là thuốc điều trị hiệu quả các bệnh viêm đại tràng mãn tính, viêm dạ dày cấp tính, viêm ruột và viêm ruột.
Với đặc tính làm dịu, giảm đau, chúng giúp khôi phục lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương, giúp bảo vệ chống lại vết loét.
Nếu vết loét đã hình thành, hàm lượng tanin cao của mã đề sẽ mang lại cho loại thảo mộc này đặc tính chống loét. Tanin phản ứng với các protein tiếp xúc trong vết loét để tạo thành liên kết ngang. Do đó giúp đóng vết thương và tạo lớp bảo vệ. “Lớp da thứ hai” này ngăn ngừa tổn thương thêm và cho phép các lớp bên trong lành lại.
Các iridoid và flavonoid có trong loại cây này còn có tác dụng chống co thắt mạnh. Nhờ vậy, có thể giúp giảm đau bụng và đau bụng bằng cách thư giãn các cơ trơn trong dạ dày.
Cây mã đề giúp tăng cường sức khỏe da
Mã đề là một loại thuốc chữa vết thương tuyệt vời với khả năng cầm máu và chữa lành các vết bầm tím, bao gồm vết thương do va chạm, vết cắn, vết đốt của ong.
Đồng thời cây mã đề trị mụn và cả vết loét. Khi điều trị vết cắt và các vết thương hở khác, chúng không chỉ cầm máu mà còn ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách loại bỏ bụi bẩn và khử trùng vết thương.
Một đặc điểm độc đáo khiến mã đề khác biệt với hầu hết các loại cây chữa bệnh ngoài da khác là khả năng tuyệt vời. Chúng hút ra chất độc từ vết rắn cắn, từ vết cắn của động vật, côn trùng và cả ong đốt.
Thêm vào đó, loại thảo mộc đa năng này có chứa một hợp chất được gọi là allantoin – một chất làm dịu da mạnh mẽ. Giúp khuyến khích sự phát triển của tế bào. Nhờ đó, chúng sẽ có thể được sử dụng để làm dịu da tự nhiên khỏi cháy nắng, điều trị mụn trứng cá và giữ cho làn da khỏe mạnh, sáng và không có vết thâm.
Cây mã đề chữa sỏi thận và suy thận
Các vấn đề mà thận thường xuyên mắc phải đó chính là suy thận và sỏi thận. Trong cây mã đề người ta tìm thấy rất nhiều những dưỡng chất thiết yếu, chúng được xem là giải pháp hữu hiệu để nâng cao chức năng thận và phục hồi thận bị suy yếu.
Ngoài ra, sỏi thận cũng được xem là một trong những bệnh lý phổ biến. Và nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ tạo nên những cơn đau dữ đội và tệ hơn sẽ ảnh hưởng đến thận cũng như các cơ quan khác trong cơ thể.
Thay vì sử dụng các biện pháp điều trị y tế hoặc sử dụng thuốc tây y. Thì nhiều người lựa chọn sử dụng các dược liệu tự nhiên. Trong đó có cây mã đề và công dụng của chúng đã được chứng minh là rất hiệu quả.
Một số bài thuốc sử dụng cây mã đề vào điều trị bệnh
Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng cây mã đề vào điều trị bệnh. Mọi người có thể tham khảo:
Bài thuốc cây mã đề chữa viêm bàng quang
Các dưỡng chất có trong dược liệu hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị viêm bàng quang, làm giảm những triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng của bệnh lý này. Với cách sử dụng cây mã đề chữa bàng quang, có thể áp dụng bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 300gr cây mã đề khô
Các bước thực hiện:
- Làm sạch dược liệu trước khi sử dụng rồi để ráo nước.
- Đun cùng 1 lít nước, đun sôi rồi để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong khoảng 30 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 400ml thì tắt bếp.
- Sử dụng phần thuốc đó 3 lần trong ngày. Kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của dược liệu.
Bài thuốc 2
Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr mã đề, 12gr phục linh, 12gr hoàng liên, 12gr hoàng bá, 12gr rễ cỏ tranh, 8gr bán hạ chế, 8gr hoạt trạch, 8gr trư kinh, 8gr mộc thông.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch, sơ chế các thảo dược đã chuẩn bị.
- Sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Chia nước thành 2-3 lần uống và sử dụng trong ngày. Cây mã đề nấu nước uống cùng các dược liệu khác có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm bàng quang.
Sử dụng cây mã đề trị mụn, vết côn trùng cắn
Với bài thuốc trị mụn nhọt, vết côn trùng cắn, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi rồi thực hiện theo những bước sau đây:
- Rửa thật sạch lá mã đề tươi, giã dập dược liệu.
- Vệ sinh vị trí bị mụn nhọt và những vùng xung quanh.
- Đắp lá mã đề giã dập lên vết mụn rồi sử dụng một miếng vải nhỏ băng bó lại. Giữ trong khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng rồi có thể tháo băng.
Điều trị phù thũng bằng bông lá đề
Nguyên liệu chuẩn bị
- 30gr mã đề
- 20gr phục linh bì
- 20gr vỏ bí xanh
- 15gr đại phúc bì
Các bước thực hiện
- Làm sạch tất cả những nguyên liệu trên trước khi sắc thuốc.
- Đun cùng với 1 lít nước, đun cạn chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
- Chia thành nhiều lần uống và sử dụng trong ngày để đảm bảo được hiệu quả sử dụng. Cần phải sử dụng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất.
Hỗ trợ đắc lực trong điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 30gr mã đề
- 30gr ngư tinh thảo
- 30gr kim tiền thảo
Các bước thực hiện:
- Đun tất cả các dược liệu cùng với 700ml nước. Đun sôi rồi để thật nhỏ lửa, đun cho tới khi các dưỡng chất của dược liệu ngấm ra thuốc thì tắt bếp.
- Chia thuốc thành 2 lần và sử dụng ngay trong ngày.
Sử dụng cây mã đề trị nám
Với bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá mã đề tươi hoặc 15gr – 20gr dược liệu khô và thực hiện theo các bước sau đây:
- Rửa sạch dược liệu trước khi sắc thuốc rồi để ráo nước.
- Đun cùng 400ml nước và đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút rồi tắt bếp.
- Bỏ bã và chắt thuốc, sử dụng luôn trong ngày.
Cây mã đề chữa rắn cắn
Bài thuốc này bắt buộc phải sử dụng ngọn mã đề tươi. Người bị rắn cắn phải nhai kỹ ngọn mã đề và nuốt lấy phần nước. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sơ cứu cơ bản trong tình thế cấp bách. Để có thể chữa được rắn cắn, cần phải nhanh chóng đưa người bệnh tới những cơ sở ý tế gần nhất. Để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng chuyển biến nặng hơn.
Trị ho, tiêu đờm hiệu quả
Với dược liệu mã đề, người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dưới đây.
Bài thuốc 1
Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nắm mã đề tươi hoặc đã bào chế khô.
Các bước thực hiện:
- Sắc dược liệu cùng với khoảng 600ml nước, đun khoảng 20-25 phút thì tắt bếp.
- Lọc bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng ngay trong ngày và không để thuốc qua đêm.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr thân mã đề khô, 2gr cam thảo, 2gr cát cánh.
Các bước thực hiện:
- Làm sạch các dược liệu rồi đun với 600ml nước.
- Đun sôi và để nhỏ lửa, tiếp tục đun trong 20 phút thì tắt bếp và sử dụng.
- Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng cho tới khi tình trạng ho giảm hẳn.
Trị nóng gan mật, người nổi mụn nhọt
Sử dụng một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn to tầm một bàn tay. Thái nhỏ, xào hoặc nấu thành canh dùng ăn kèm bữa cơm. Dùng liên tục 6 – 7 ngày sẽ thấy kết quả.
Có thể dùng một ít lá Bông mã đề tươi, giã nát đắp vào phần bị mụn, băng bó lại cẩn thận để điều trị mụn nhọt.
Lưu ý: Kiêng thức ăn cay nóng và không uống rượu bia hoặc chất kích thích để đạt hiệu quả chữa hiệu quả nhất.
Trị chảy máu cam
Dùng rau bông lá đề tươi, giã nát, hòa cùng một ít nước, vắt lấy nước cốt, dùng uống.
Ngoài ra người hay chảy máu cam có thể nằm yên trên giường, đầu kê cao. Sử dụng lá mã đề giã nhuyễn đắp lên trán kết hợp uống nước mã đề. Sau vài ngày sẽ khỏi.
Xem thêm: Chim yến và 10+ bí mật ít người biết về đặc tính, thức ăn, chu kỳ phát triển
Bài thuốc chữa trị rụng tóc từ mã đề
Việc rụng tóc là một vấn đề gây nhiều phiền toái. Và để điều trị chứng rụng tóc thì cách tốt nhất là sử dụng lá mã đề khô.
Sau đó đốt phần lá này và trộn chung với giấm đen. Sau khi ngâm khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng để thoa lên da đầu.
Cây mã đề trị chốc lở ở trẻ nhỏ
Với những trẻ bị chốc lở thì cách tốt nhất đó chính là sử dụng lá mã đề tươi nấu chung với giò heo.
Canh giò heo mã đề được xem là một bài thuốc bổ. Đặc biệt là rất công hiệu và giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.
Bài thuốc chữa viêm cầu thận
Để chữa trị viêm cầu thận cấp tính thì có thể cân nhắc bào thuốc sau.
- Cây mã đề: 16g
- Đại táo: 12g
- Bạch truật: 12g
- Mộc thông: 8g
- Gừng: 6g
- Quế chi: 6g
- Cam thảo: 6g sắc
Với mỗi thang thuốc này, đem sắc với lượng nước thích hợp và lưu ý là chỉ nên uống một thang/ ngày. Đồng thời tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ đông y trước khi tăng liều lượng thuốc.
Bài thuốc chữa trị đau sưng đỏ mắt do can nhiệt
Khi gặp phải các tình trạng mắt sưng và đỏ do vấn đề can nhiệt thì có thể sử dụng bài thuốc sau.
Các vị thuốc cần chuẩn bị sẽ bao gồm: Xa tiền tử, Mật mông hoa, Bạch tật lê, Thảo quyết minh, Long đởm thao, Khương hoạt, Hoàng cầm, Cúc hoa. Khối lượng giữa các loại nên được lấy bằng nhau.
Sau đó sẽ tán chúng thành bột mịn để sử dụng. Lưu ý là mỗi lần uống chỉ nên dùng khoảng 10g.
Bài thuốc điều trị tiêu chảy
Cây mã đề cũng có tác dụng điều trị tiêu chảy hiệu quả.
Các thành phần trong bài thuốc này sẽ bao gồm Xa tiền tử (12g), Bạch phục linh (12g), Trư linh (12g), Đảng sâm (12g), Hương nhu (10g). Cùng với đó là Đăng tâm (2g). Sau đó, sắc với nước và uống hàng ngày.
Bên cạnh đó, cũng có thể cân nhắc sử dụng Xa tiền tử và Sơn tra để sắc lấy nước uống. Hai loại dược liệu này cũng rất công dụng trong việc điều trị tiêu chảy.
Đối với trẻ em thì chỉ nên dùng khoảng 30g Xa tiền tử. Sau đó bọc lại trong một lớp vải sạch và sắc chung với nước. Để trẻ dễ uống hơn thì nên cho thêm đường. Tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện rõ rệt.
Hướng dẫn cách dùng cây mã đề đúng cách
Mọi người không nên sử dụng quá nhiều loại dược liệu này mà không biết được liều lượng chính xác. Ở đây theo các khuyến cáo, thì chỉ nên tiêu thụ khoảng từ 10 – 30g mỗi ngày.
Không chỉ được dùng làm thuốc mà mã đề còn được sử dụng như một loại thực phẩm hữu ích. Bạn hoàn toàn có thể dùng chúng để chế biến các món ăn ngon cho gia đình.
Món ăn từ cây mã đề có thể được chế biến đa dạng giống như các loại rau xanh khác. Tùy theo khẩu vị của mỗi gia đình mà có thể dùng chúng để xào, luộc và thậm chí là nấu canh.
Nhưng liệu cây mã đề ăn sống được không? Thực tế, phần lá non có thể được sử dụng để ăn sống và vẫn đảm bảo cung cấp được những dưỡng chất cần thiết. Tránh sử dụng phần lá già vì chúng có thể hơi khó để nhai.
Ngoài ra, một cách thông dụng khác đó là sử dụng mã đề để sắc nước uống. Phần mã đề phơi khô có thể sử dụng như trà và uống thay thế nước lọc hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng cũng được tán mịn thành bột để phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề vào điều trị bệnh
Bất cứ loại dược liệu nào cũng vậy, nếu không sử dụng đúng cách thì không chỉ không phát huy được tác dụng. Mà thêm vào đó chúng có thể phản tác dụng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ. Vậy nên khi sử dụng cây mã đề, hãy lưu ý những vấn đề sau đây:
- Sử dụng đúng liều lượng và không nên lạm dụng. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai nên tránh sử dụng. Việc tự ý sử dụng hoặc dùng không đúng cách có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Trường hợp xấu hơn là có thể dẫn đến sảy thai.
- Trẻ nhỏ và nhất là trẻ dưới 3 tuổi nên tránh sử dụng.
- Không nên tự kết hợp các thành phần dược liệu với nhau. Đặc biệt là nếu không biết công dụng hoặc dược tính của chúng. Ngay cả với việc chế biến mã đề với các thực phẩm khác cũng nên được xem xét kỹ.
- Để đạt được công dụng hiệu quả, hãy tránh việc sử dụng bia rượu trong quá trình điều trị hoặc sử dụng cây mã đề.
Trên đây là những đặc điểm, công dụng, cách dùng và những bài thuốc từ cây mã đề – dược liệu rất tốt cho sức khỏe. Để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học. Chúc các bạn sức khỏe!