[Viêm nang lông] Nguyên nhân, triệu chứng và 20+ cách chữa hiệu quả
Ngày cập nhật :04/12/2021
Viêm nang lông là căn bệnh ngoài da phổ biến. Vậy nguyên nhân, triệu chứng viêm nang lông là gì. Cách trị viêm nang lông ở chân, ở lưng hiệu quả. Hãy tham khảo phần bài biết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Viêm nang lông là gì?
- 2 Các vị trí trên cơ thể dễ bị viêm nang lông
- 3 Nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến nhất
- 4 Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm nang lông
- 5 Triệu chứng viêm nang lông dễ nhận biết
- 6 Bệnh viêm nang lông có lây không? Con đường lây truyền là gì?
- 7 Viêm nang lông có chữa được không? Điều trị bao lâu?
- 8 Cách chẩn đoán bệnh viêm lỗ chân lông
- 9 Tổng hợp các cách trị viêm nang lông
- 10 Cách phòng ngừa viêm nang lông tái phát
Viêm nang lông là gì?
Lỗ chân lông bao phủ trên khắp bề mặt da, bao gồm nang lông và dầu tự nhiên. Giúp da cân bằng dưỡng chất, độ ẩm. Đồng thời, bộ phận này còn giúp điều hòa thân nhiệt, bài tiết các chất từ bên trong cơ thể ra bên ngoài.
Viêm nang lông (tên tiếng anh là Folliculitis) là tình trạng viêm nhiễm tại các lỗ chân lông. Khiến da có biểu hiện ngứa ngáy, nổi cục và sưng đỏ. Bệnh xảy ra chủ yếu do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Ngoài ra, việc cạo nhổ lông không đúng cách, mặc quần áo bí và bó sát, da bài tiết nhiều mồ hôi… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Căn cứ vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh, viêm nang lông được phân loại thành 2 thể gồm:
- Viêm nang lông nông: Tình trạng này liên quan đến một phần nang trứng. Xảy ra do vi khuẩn Staphylococcus aureus, nấm Pityrosporum hoặc sử dụng dao cạo lông sai cách…
- Viêm nang lông sâu: Là thể bệnh nghiêm trọng, liên quan đến toàn bộ nang trứng. Xảy ra do các vi khuẩn gram âm, viêm ở râu (nam giới) hoặc viêm nang lông bạch cầu ái toan…
Các bác sĩ da liễu nhận định, bệnh lý này hiếm khi gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, việc bề mặt da xuất những nốt mụn đỏ, có mủ, ngứa và đau rát dễ tạo cảm giác khó chịu. Đồng thời, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Từ đó, bệnh gây ra tâm lý e ngại, mất tự tin khi giao tiếp với người khác.
Các vị trí trên cơ thể dễ bị viêm nang lông
Theo các bác sĩ da liễu, viêm nang lông thường xuất hiện nhiều ở những vị trí sau:
Viêm lỗ chân lông vùng mặt
Viêm nang lông ở mặt do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, nấm, u mềm lây, nhiễm Demodex folliculorum… ở nang lông gây ra.
Biểu hiện viêm nang lông ở mặt:
- Nổi mụn đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen.
- Ngứa da và mẩn đỏ.
- Da sần sùi,.
- Lông mặt bị mọc ngược và xoắn vào trong.
Viêm nang lông mặt bao gồm cả viêm nang lông vùng râu. Viêm nang lông ở khu vực mọc râu chủ yếu do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Đôi khi còn nhiễm đồng thời các vi khuẩn gram âm, nấm sợi, virus herpes, nhiễm Demodex gây tổn thương giống trứng cá đỏ.
Bệnh thường dai dẳng, khó chữa và dễ tái phát nhiều lần. Các chân râu bị viêm có mụn đỏ, khi mụn vỡ sẽ có vết trầy và đóng vảy. Các mụn có thể nằm rải rác hoặc thành từng đám.
Sau khi viêm nang lông vùng mặt, râu khỏi hết thường không để lại sẹo nhưng có thể để lại vết thâm tồn tại trong thời gian dài. Nếu tình trạng viêm nặng, nhiễm trùng lan sâu, gây áp xe hoặc thậm chí là nhọt.
Trường hợp áp xe, tổn thương nang lông tuyến bã có thể để lại sẹo sau khi khỏi bệnh. Ngoài vùng râu, chân tóc vùng gáy, nách, tóc mai, lông mu,… cũng có thể bị viêm nang lông do tụ cầu vàng.
Xem thêm: Cây mã đề: Công dụng, Liều dùng + Lưu ý trong điều trị bệnh
Viêm chân lông vùng da đầu
Viêm nang lông da đầu còn được gọi là viêm chân tóc, viêm nang tóc. Bệnh phổ biến ở người da đầu nhiều dầu, làm việc trong môi trường nóng, ẩm và ô nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do:
- Vi khuẩn tụ cầu vàng,
- Vi khuẩn gram âm và nấm Trichophyton.
- Khí hậu nóng ẩm
- Môi trường ô nhiễm.
- Da đầu đẫm mồ hôi.
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong thời gian dài.
- Người mắc bệnh đái tháo đường, suy thận mạn tính, lao, suy giảm miễn dịch,…
- Những trường hợp gội đầu quá nhiều, dùng dầu gội có độ tẩy gàu cao cũng làm mất lớp ceramide bảo vệ da đầu. Tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập.
Biểu hiện viêm nang tóc:
- Nổi các sẩn nhỏ như hạt kê ở chân tóc, có vảy
- Gây ngứa nhiều ở vùng gáy, hai bên tóc mai.
- Nếu viêm nặng có thể lan tới vùng râu, lông mi, lông nách, tiến triển dai dẳng nhiều năm.
- Trường hợp gãi nhiều có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát, gây chốc lở, nổi hạch đau 2 bên cổ.
Viêm chân tóc mạn tính dễ dẫn tới suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay cáu kỉnh, suy giảm trí nhớ,…
Viêm nang lông vùng kín
Viêm lông vùng kín do nhiều nguyên nhân gây ra như:
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
- Tẩy lông vùng kín.
- Lớp sừng trên da quá dày.
- Do cơ địa (tuyến bã nang lông vùng kín nữ giới hoạt động mạnh mẽ hơn trong kỳ kinh nguyệt).
- Do dị ứng sản phẩm chăm sóc vùng kín.
- Mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt,…
Bệnh nhân bị viêm nang lông vùng kín có biểu hiện:
- Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy khó chịu.
- Nổi nốt đỏ hoặc mụn có lông ở giữa.
- Mụn có thể vỡ ra, chảy máu hoặc có mủ, cảm giác đau, rát vùng kín,…
Viêm lỗ chân lông ở lưng
Tình trạng viêm nang lông ở lưng là hiện tượng các nang lông ở khu vực này bị nhiễm trùng do vi khuẩn, tụ cầu,…
Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông lưng là:
- Do bẩm sinh.
- Cạo, tẩy lông không đúng cách (dụng cụ tẩy lông nhiễm trùng).
- Vệ sinh cá nhân kém.
- Dị ứng hoặc nhiễm khuẩn.
- Ma sát thường xuyên vào áo làm từ chất liệu thô cứng, không thấm hút mồ hôi,…
Biểu hiện viêm nang lông ở lưng là:
- Trên lưng xuất hiện nhiều nốt sần đỏ.
- Có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở lưng.
- Nếu bị nặng, các nốt sần sẽ trở thành nhọt, đinh râu ở lưng, khi khỏi để lại các nốt thâm đen, sẹo…
Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời thì viêm nang lông có thể phát triển thành mãn tính, gây nhiễm trùng sâu trong da, thậm chí có thể lan tới hạch bạch huyết và dẫn vào máu.
Viêm nhiễm nang lông chân
Là hiện tượng vùng lỗ chân lông trên da chân xuất hiện các nốt nhỏ li ti, màu đỏ hoặc nâu. Điều này khiến làn da trở nên sần sùi, ngứa ngáy, thô ráp mất thẩm mỹ.
Đồng thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, dẫn đến mụn nhọt, mụn mủ.
Viêm nang lông ở mông
Khi lỗ chân lông vùng mông bị viêm nhiễm sẽ dễ dẫn đến hình thành mụn đỏ, mụn nhọt, mụn đinh hay mụn mủ. Hiện tượng này gây sưng đau, khó chịu và khiến người bệnh cảm thấy bất tiện khi ngồi.
Nếu không xử lý đúng cách, các nốt mụn có thể bị vỡ ra khiến bệnh lây lan sang những vùng da lân cận.
Nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến nhất
Bệnh lý này xảy ra bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây viêm nhiễm tại nang lông là do các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh. Cụ thể như sau:
- Tụ cầu vàng Staphylococcus aureus: Vi khuẩn này thường gây ra viêm lỗ chân lông ở các vùng da như gáy, chân tóc mai, râu, nách, lông mu hay gây ra viêm nang lông tuyến bã.
- Viêm nang do nấm Microporum (nấm sợi): Thường gây ra tổn thương cho vùng da đầu. Bệnh lý này có thể gây rụng tóc, sẹo da đầu hoặc làm tăng nguy cơ bị hói đầu.
- Do nấm Malassezia: Nấm này thường gây viêm nang lông ở da mặt, gáy, lưng, cánh tay. Chúng phát triển mạnh khi thời tiết nóng ẩm.
- Do vi khuẩn gram âm: do người bệnh uống kháng sinh dài ngày, gây ra hiện tượng nổi sẩn ở vùng da mặt.
- Do virus herpes: Loại virus này thường gây viêm lỗ chân lông ở ria mép.
- Viêm nang lông do virus Molluscum contagiosum (Virus u mềm lây): dễ gây bệnh ở vùng ria mép, râu cằm. Virus u mềm lây không tồn tại trên da mà thường lây từ người khác.
- Viêm nang lông do Demodex: Đây là một loại ký sinh trùng phát triển mạnh trên da khi vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
- Tăng bạch cầu ái toan: Yếu tố này thường gặp ở người bị suy giảm hệ miễn dịch
- Tiếp xúc hóa chất, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi: Điều này khiến da bị bít tắc, tổn thương.
- Do vi khuẩn Pseudomonas: Thường gặp ở những người tắm nước nóng có clo hay độ pH không cân bằng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm nang lông
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh kể trên, bệnh lý da liễu này còn dễ xảy ra hơn nếu gặp những điều kiện thuận lợi sau:
- Da bị mụn trứng cá
- Mặc quần áo bó sát, chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi
- Không khí có độ ẩm cao, thời tiết nóng
- Da tiết nhiều mồ hôi, da dầu
- Sử dụng mỹ phẩm, sữa tắm có chứa thành phần dễ gây kích ứn da
- Tẩy lông, nhổ lông, cạo râu không đúng cách
- Sử dụng thuốc bôi, thuốc uống có chứa corticoid trong thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển
- Vệ sinh da không sạch sẽ
- Tắm bồn nước nóng
- Người mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, suy thận, suy giảm hệ miễn dịch, thiếu máu do thiếu sắt… cũng thường bị viêm nang lông hơn so với người khỏe mạnh.
Triệu chứng viêm nang lông dễ nhận biết
Tùy thuộc vào từng thể bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng viêm nhiễm nang lông sẽ có sự khác biệt.
Những triệu chứng chung dễ nhận biết của bệnh lý này gồm:
- Da nổi sẩn đỏ, mụn nhỏ ở nang lông
- Xuất hiện quầng đỏ tươi xung quanh nang lông bị viêm
- Sau vài ngày, mụn sẽ có mủ và dễ bị vỡ, sau đó khô lại, bong vảy.
- Da có cảm giác ngứa rát, khó chịu.
- Trên một số vùng da, mụn có thể mọc dày thành từng đám, gây ngứa ngáy, viêm đỏ, sưng đau và có thể để lại sẹo.
Bệnh viêm nang lông có lây không? Con đường lây truyền là gì?
Theo bác sĩ da liễu, thông thường bệnh viêm nang lông không lây từ người sang người. Tuy nhiên, nếu gặp một số điều kiện thuận lợi, bạn vẫn có thể bị lây viêm nang lông từ người khác.
Cụ thể, một số con đường lây nhiễm của bệnh như sau:
- Viêm lỗ chân lông do sử dụng chung bể tắm nước nóng, bồn tắm với người bị bệnh.
- Tiếp xúc da kề da với người bệnh
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn tắm, dao cạo râu…
Ngoài ra, tình trạng viêm lỗ chân lông có thể lan rộng từ vùng da này sang vùng da khác. Điều này chủ yếu xảy ra khi người bệnh chăm sóc, điều trị không đúng cách. Chữa trị không triệt để khiến bệnh dai dẳng, dễ tái phát.
Đồng thời, khi các nốt mụn mủ, mụn bọc bị vỡ ra. Vi khuẩn, virus có thể theo dịch mủ mà lây lan sang các vùng da khỏe mạnh và gây bệnh.
Chính vì vậy, các bác sĩ da liễu khuyên người bệnh nên sớm đi khám và điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Viêm nang lông có chữa được không? Điều trị bao lâu?
Nhiều người bệnh thường thắc “viêm nang lông có chữa được không?” hay “viêm nang lông bao lâu thì khỏi?”.
Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết: Bệnh viêm lỗ chân lông dai dẳng, dễ tái phát. Nhưng bệnh hoàn toàn có thể điều trị được triệt để.
Chữa viêm nhiễm nang lông bao lâu thì hết? phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, phương pháp chữa và cơ địa, thói quen của người bệnh. Cụ thể:
- Với thể bệnh nhẹ, mới hình thành: Lúc này các vùng da bị tổn thương nhẹ, sâu nên việc điều trị sẽ không mất quá nhiều thời gian. Người bệnh có thể áp dụng các mẹo trị bệnh dân gian tại nhà. Đồng thời, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sau một liệu trình điều trị từ 7 – 10 ngày, bệnh có thể khỏi hẳn.
- Với thể bệnh nặng: da đã bị tổn thương sâu, hình thành các nốt mụn bọc, mụn đinh… thì quá trình điều trị sẽ khó khăn, lâu dài hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cả thuốc kháng sinh tại chỗ và toàn thân. Thoa thuốc sát khuẩn, thậm chí là rạch, chích mụn để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Ngoài thời gian sử dụng thuốc Tây, người bệnh còn cần chăm sóc, phục hồi làn da hư tổn nên thời gian điều trị bệnh sẽ kéo dài từ 1 – 3 tháng hay thậm chí lâu hơn.
Cách chẩn đoán bệnh viêm lỗ chân lông
Để chẩn đoán chính xác bệnh lý này, bác sĩ thường tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng. Cụ thể gồm các bước như sau:
- Bước 1: Quan sát triệu chứng bệnh
- Bước 2: Trao đổi với người bệnh các thông tin về triệu chứng, tiểu sử bệnh, thói quen sinh hoạt, ăn uống,…
- Bước 3: Sử dụng máy soi da để kiểm tra bề mặt da qua kính hiển vi, xác định chính xác mức độ tổn thương da.
- Bước 4: Lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện các xét nghiệm như: Soi gram âm, nhuộm gram, nuôi cấy, soi nấm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm sinh thiết da để loại trừ các yếu tố nguy cơ khác.
- Bước 5: Chẩn đoán bệnh dựa trên kết quả thu được từ 4 bước trên, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Tổng hợp các cách trị viêm nang lông
Hiện nay, để điều trị viêm nang lông phổ biến nhất là 3 cách: Chữa theo Tây y, dùng thuốc Đông y và chữa bằng các mẹo dân gian tại nhà. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh sẽ có các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Chữa bệnh viêm nang lông tại nhà bằng mẹo dân gian
Khi bệnh mới hình thành, các triệu chứng bệnh còn nhẹ. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian tại nhà để chữa viêm lỗ chân lông đơn giản như sau:
Trị viêm nang lông bằng tinh dầu dừa
Dầu dừa có thành phần chính là axit lauric. Đây là chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Hơn nữa, nó còn có tác dụng chống lại sự hình thành của nấm. Tiêu diệt các nguyên nhân gây tổn thương các tế bào mô. Ngăn chặn sự hình thành của các tác nhân gây hại bên trong nang lông.
Dầu dừa còn chứa một lượng vitamin E dồi dào. Vitamin E giúp da tươi trẻ, mềm mịn. Vitamin E còn tăng sức đề kháng cho da, giúp da khỏe mạnh.
Có hai cách để khắc phục tình trạng viêm nang lông bằng tinh dầu dừa như sau:
- Thoa trực tiếp tinh dầu dừa lên vùng da bị viêm nang lông kết, hợp massage nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Có thể dùng dầu dừa thoa lên da hàng ngày, để thu được hiệu quả nhanh chóng.
- Chúng ta còn có thể tắm bằng hỗn hợp dầu dừa và nước cốt chanh. Trộn 4-5 thìa dầu dừa cùng với nước cốt chanh. Lấy vỏ chanh nhúng vào hỗn hợp và thoa lên vùng da bị viêm. Sau đó, massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút cho thấm đều rồi tắm lại với nước ấm. Axit tự nhiên của chanh kết hợp với dầu dừa sẽ trả lại cho các chị em một làn da trắng mịn, không còn viêm nang lông.
Trị viêm nang lông bằng muối
Muối là nguyên liệu có tính kháng viêm cao, giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da. Đồng thời, muối có thể tẩy tế bào chết. Ngăn chặn tối đa tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông gây ra viêm chân lông.
Loại muối dùng để điều trị viêm nhiễm nang lông là muối biển. Đây là muối đã được xử lý sạch, không lẫn các tạp chất khác và rất an toàn cho làn da.
Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Hòa tan 1 thìa muối biển vào một cốc nước ấm. Sau khi vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng bông gòn thấm nước muối rồi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm chân lông. Thực hiện hai lần một ngày để có hiệu quả cao, giảm sưng đỏ trên vùng da bị bệnh.
- Cách 2: Trộn muối biển với sữa chua không đường thoa lên vùng da khô ráp do viêm chân lông để lại, massage nhẹ nhàng 15 phút. Sữa chua có thể làm mềm vùng da bị sừng hóa do viêm.
Chữa viêm chân lông bằng lá trầu không
Lá trầu không có chứa rất nhiều các chất kháng viêm tự nhiên. Những chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, mầm nấm gây hại cho da. Lá trầu được áp dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh viêm nhiễm, mẩn ngứa.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 5-6 lá trầu không, rửa sạch, giã nát cùng với một chút muối. Muối sẽ lấy đi các tế bào chết trên da, tăng hiệu quả diệt khuẩn trị viêm.
- Sau đó dùng một chiếc khăn mỏng, sạch, cho lá trầu không đã giã nát cùng với muối vào đó. Sau đó, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm lỗ chân lông trong khoảng 15 phút.
- Rửa sạch vùng da viêm chân lông lại với nước.
- Thực hiện cách trị viêm nang lông bằng lá trầu không 3 lần một tuần để có kết quả cao nhất.
Chữa viêm nang lông bằng mật ong, chanh và đường
Nhờ thuộc tính dưỡng ẩm và chống viêm của mình, mật ong cũng được dùng trong làm đẹp và chăm sóc da. Mật ong chứa các dưỡng chất như sắt, phốt-pho, canxi, Vitamin C, B, … Mật ong giúp kháng viêm và khử trùng, giúp da luôn khỏe mạnh.
Chanh lại có một lượng axit tự nhiên dồi dào giúp làn da luôn tươi trẻ và có thể làm trắng da và mờ vết thâm. Đường kính có công dụng làm trẻ hóa làn da và giúp tẩy tế bào chết.
Cách làm như sau:
- Trộn đều khoảng 5 thìa mật ong, hai thìa chanh và một thìa đường kính với nhau. Sao cho đường tan hết trong chanh và mật ong, tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
- Đắp hỗn hợp này lên vùng da bị viêm nang và massage nhẹ nhàng để các chất thấm sâu vào trong da.
- Sau 15 phút, rửa sạch da với nước ấm.
- Thực hiện đều đặn liên tục 3 lần mỗi tuần.
Sử dụng sữa chua kết hợp với muối
Sữa chua thường được sử dụng chữa các bệnh về da bởi nó có tính kháng khuẩn, làm mềm và làm sạch da hiệu quả.
Muối cũng được biết đến là nguyên liệu có khả năng diệt khuẩn cao. Kết hợp hai thành phần này cùng với nhau sẽ tạo thành bài thuốc trị viêm chân lông đơn giản nhưng hiệu quả:
Chuẩn bị:
- 1 thìa muối
- 1 thìa sữa chua không đường
Cách thực hiện:
- Trộn đều sữa chua và muối
- Vệ sinh da sạch sẽ, lau nhẹ bằng khăn mềm
- Thoa hỗn hợp sữa chua, muối lên da, massage khoảng 15 phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da
- Rửa sạch da lại với nước, lau khô bằng khăn mềm
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần, sau vài ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
Lưu ý:
- Nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tránh thực hiện vào ban ngày và không lạm dụng quá nhiều. Axit tự nhiên trong chanh có thể làm bào mòn làn da và bắt nắng.
Thuốc uống thuốc bôi viêm nang lông
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị viêm nang lông phù hợp. Cụ thể như:
Chữa trị viêm chân lông bằng cách sử dụng thuốc bôi kết hợp thuốc uống:
Tác dụng chung của những thuốc này là giảm viêm đỏ, sát trùng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm,… Và mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với mỗi nguyên nhân gây bệnh và mức độ của các triệu chứng khác nhau như:
Các dung dịch sát khuẩn:
Có tác dụng cuốn trôi các tác nhân gây bệnh , làm sạch các tổn thương da, hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các dung dịch thông dụng như: Chlorhexidine 4%, Hexamidine 0,1%, Povidon – iod 0.1% được sử dụng 2 – 4 lần/ ngày để mang lại kết quả tốt nhất.
Thuốc kháng sinh tại chỗ:
Nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn bám sâu ở nang lông sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn. Giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát.
Một số loại thuốc có thể sử dụng như: thuốc mỡ Neomycin, thuốc mỡ Mupirocin, dung dịch Clindamycin, dung dịch Erythromycin sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt chúng tận gốc.
Kháng sinh đường uống:
Một số loại thường dùng như: Ciprofloxacin, Metronidazol, B – lactam, Cephalosporin, Amoxicillin,… Tất cả những thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh đã phát triển nặng. Tuy nhiên, việc sử dụng phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide:
Được chỉ định trong trường hợp viêm nang lông ở mặt do sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài. Ngưng uống kháng sinh và thay vào đó là sử dụng Benzoyl peroxide để giúp sát khuẩn, bong lớp sừng và tróc vảy da.
Thuốc kháng nấm:
Canesten, Mycoster, Nizoral là các thuốc dạng bôi được sử dụng để chữa viêm nang lông do nấm gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn sử dụng đến các thuốc kháng nấm dạng uống, giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng hơn.
Thuốc kháng virus:
Thuốc này được sử dụng dưới dạng uống hoặc dạng bôi. Có tác dụng tiêu diệt các virus gây bệnh đặc biệt là virus herpes.
Xem thêm: Tổng hợp 10+ cách chữa viêm lỗ chân lông bằng phương pháp dân gian tại nhà
Chữa trị viêm chân lông bằng phương pháp hiện đại
Nếu trong quá trình điều trị bệnh cứ tái phát nhiều lần, các chị em nên cân nhắc đến những phương pháp điều trị này:
Chữa viêm nang lông bằng liệu pháp ánh sáng
Dưới sự kết hợp giữa hai nguồn ánh sáng sinh học là ánh sáng quang phổ và sóng siêu âm cường độ cao. Sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả hơn. Đối với phương pháp này ta có thể áp dụng chữa viêm nang lông toàn thân.
Triệt lông bằng tia laser
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp viêm nang do nhổ và cạo lông không đúng cách. Dưới ánh sáng xung cường độ cao, vùng da có những lỗ chân lông to, xù xì sẽ được cải thiện rõ rệt.
Không chỉ có khả năng điều trị, sử dụng tia laser còn có chức năng phòng bệnh rất hiệu quả. Giúp da sáng mịn hơn, kích thích collagen phát triển, giúp da săn chắc, đàn hồi và khỏe mạnh hơn. Không những vậy đây còn là phương pháp giúp bạn cải thiện thẩm mỹ rất tốt. Giúp hạn chế thâm nám sau nhiều lần nhổ, cạo lông.
Tiểu phẫu
Được thực hiện với những trường hợp viêm nang phát triển mạnh, hình thành những nốt mụn mủ to,… Bác sĩ sẽ chỉ định tiểu phẫu để loại bỏ mủ, giảm sưng đau. Giúp bệnh nhanh chóng phục hồi. Tuyệt đối không được chích, nặn mủ tại nhà, bởi sẽ làm bệnh phát tán nhanh chóng và trở nên nặng hơn.
Cách phòng ngừa viêm nang lông tái phát
Để hạn chế bệnh viêm nang lông tái phát. Đồng thời hỗ trợ kết quả điều trị bệnh thì người bệnh nên lưu ý những điều sau:
- Không gãi: Điều này sẽ làm vỡ các nốt mụn khiến mủ chảy ra vùng da lân cận khiến vùng da bị tổn thương ngày càng rộng.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày
- Sử dụng sản phẩm vệ sinh cơ thể có tính diệt khuẩn để loại bỏ tác nhân gây bệnh.
- Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi để vi khuẩn không bám dính, sinh sôi trên da.
- Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, bồn tắm, dao cạo râu với người bị bệnh.
- Uống nhiều nước để tăng hiệu quả thải độc da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Người bị viêm nang lông nên kiêng ăn nội tạng động vật, thực phẩm chứa nhiều muối, đường, đồ chiên xào, cay nóng hay chất kích thích.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có tính kháng khuẩn như: Cà rốt, cam, bưởi, rau xanh, uống trà xanh, tỏi…
Trên đây là thông tin chi tiết, đầy đủ nhất về bệnh viêm nang lông (viêm lỗ chân lông). Hi vọng rằng, qua bài viết này, độc giả đã hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này.
Lưu ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và chữa bệnh bằng phương pháp phù hợp nhất
Bài Liên Quan