[Gợi ý] 5+ Cách nghe tim thai ở nhà đơn giản, chuẩn xác
Ngày cập nhật :27/08/2022
Tim thai hình thành là cột mốc đặc biệt đánh dấu sự tồn tại của thai. Thường tim thai xuất hiện từ tuần thứ 6. Vậy nhưng phải đến tuần 20, các mẹ mới có thể áp dụng cách nghe tim thai ở nhà.
Kiểm tra tình trạng tim mạch của thai thường xuyên sẽ giúp mẹ nắm rõ sức khỏe bé yêu. Đồng thời sớm phát hiện những bất thường để chủ động điều trị sớm.
Nội Dung Chính
- 1 Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của tim thai
- 2 Đâu là thời điểm thích hợp nghe tim thai không cần siêu âm?
- 3 Gợi ý 5+ cách nghe tim thai ở nhà đơn giản, chính xác
- 3.1 Nghe tim thai không cần siêu âm nhờ ống nghe
- 3.2 Máy Doppler – Thiết bị nghe tim thai tại nhà được hội bà bầu ưa chuộng
- 3.3 Ống nghe Pinard Horn – Cách nhận biết tim thai đập tại nhà
- 3.4 Cách nghe tim thai ở nhà bằng ống Fetoscope
- 3.5 Độc lạ cách nghe tim thai bằng điện thoại
- 4 Lời khuyên của chuyên gia
Tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển của tim thai
Ở tuần thứ 4 thai kỳ, bên trong phôi thai hình thành một mạch máu riêng biệt. Mạch máu này dần phát triển thành tim và hệ tuần hoàn của thai.
Tuần thứ 5, ống tim bắt đầu có những nhịp đập đầu tiên. Tuy nhiên, phải bước sang tuần 6 – 7, qua siêu âm các mẹ mới có thể lắng nghe âm thanh tim đập của con.
Cũng từ giai đoạn này, tim gần như hoàn thiện. Chúng phân chia thành buồng trái, phải. Nhịp đập tăng dần và đạt mức ổn định 120 – 160 nhịp/ phút.
Nhịp tim thai phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên ghi nhớ lịch khám thai định kỳ. Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra những thông báo và tư vấn rõ ràng. Kịp thời can thiệp, xử lý hiệu quả trong trường hợp xảy ra bất thường.
Đâu là thời điểm thích hợp nghe tim thai không cần siêu âm?
Không cần siêu âm vẫn có thể nghe được tim thai. Vậy nhưng, bố mẹ có biết đâu là thời điểm thích hợp nghe tim thai không cần siêu âm không?
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, “nhịp sống” của bé yêu bắt đầu từ tuần thứ 6. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phải đến tuần thứ 7-9.
Tim thai của bé khi này còn yếu do kích thước thai nhỏ và cấu tạo tim chưa hoàn chỉnh. Bố mẹ bắt buộc phải nhờ đến bác sĩ và kỹ thuật siêu âm hiện đại mới nắm rõ tình trạng tim thai.
Kể từ tuần thứ 20 trở đi, kích thước thai đã lớn hơn. Nhịp tim thai ổn định và rõ ràng hơn. Dao động trung bình là 120 – 160 nhịp/ phút. Chính thức từ thời điểm này, bố có thể nghe được tim thai của con mà không cần siêu âm.
Nhịp tim càng rõ ràng, mạnh mẽ càng chứng tỏ thiên thần nhí của chúng ta càng khỏe mạnh.
Gợi ý 5+ cách nghe tim thai ở nhà đơn giản, chính xác
Cách nghe tim thai ở nhà như nào, có khó không? Đây là nội dung được nhiều thai phụ quan tâm.
Thông thường, cứ 1 tháng mẹ bầu sẽ có lịch khám thai định kỳ 1 lần. Với người thường, thời gian 1 tháng quá đỗi ngắn ngủi. Nhưng với mẹ bầu, quãng thời gian này dài vô tận. Chỉ mong nhanh chóng đến lịch khám để được nhìn con trên màn hình siêu âm. Được nghe tiếng tim đập và biết rõ sự phát triển của con.
Với cách nghe tim thai ở nhà, mẹ có thể chủ động theo dõi tim thai của bé. Không cần ngày nào cũng phải thăm khám bác sĩ. Càng không phải lo lắng, bồn chồn với hàng loạt câu hỏi trong đầu con yêu ra sao.
Dưới đây là 5+ hình thức nghe tim thai ở nhà đơn giản, chính xác. Các mẹ có thể tham khảo và thực hiện tại nhà.
Nghe tim thai không cần siêu âm nhờ ống nghe
Cách nghe tim thai ở nhà đầu tiên là dùng ống nghe. Ống nghe có khả năng khuếch đại âm thanh từ những vật chất nó chạm vào. Chính nhờ công dụng này mà ống nghe được nhiều mẹ bầu sử dụng nghe tim thai tại nhà.
Về mặt cấu trúc, ống nghe bao gồm phần màng và phần ống. Tất cả những âm thanh màng nghe thu lại sẽ được truyền đến phần ống nghe. Sản phẩm được bán phổ biến tại các cửa hàng thiết bị y tế, hiệu thuốc.
Các mẹ dùng ống nghe đặt lên phần bụng. Di chuyển ống nghe lên xuống, qua trái phải để bắt được âm thanh rõ nét nhất. Tiếng nhịp tim thu được khá giống với tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ.
Chú ý: Mẹ nên nằm hoặc ngồi trên đệm ghế khi nghe tim thai. Chọn nơi yên tĩnh để nghe được dễ hơn. Áp ống nghe ở phần lưng thai sẽ nghe rõ tiếng nhịp tim đập nhất.
Máy Doppler – Thiết bị nghe tim thai tại nhà được hội bà bầu ưa chuộng
Cuộc sống hiện đại luôn có sự góp mặt đa dạng của các thiết bị điện tử tiên tiến. Máy Doppler chính là một minh chứng rõ nét nhất. Nó có thể giúp mẹ bầu dù không cần đến cơ sở y tế cũng tự theo dõi được nhịp tim bé yêu.
Cấu tạo máy Doppler gồm có máy chủ hiển thị kết quả và bộ phận đầu dò nghe nhịp tim. Doppler hoạt động tương tự như máy siêu âm tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, cách sử dụng có phần đơn giản hơn.
- Đầu tiên, chị em lấy một lớp gel mỏng thoa đều lên thành bụng.
- Tiếp đó, dùng đầu dò rà xung quanh bụng tìm vị trí thai nhi.
- Nếu bắt được tiếng tim đập, màn hình máy chủ sẽ có hiển thị số và âm thanh.
- Các mẹ di chuyển máy chậm, nhiều vị trí để kết quả được chuẩn xác.
Ống nghe Pinard Horn – Cách nhận biết tim thai đập tại nhà
Pinard Horn là ống nghe tim thai bằng gỗ có thiết kế gọn nhẹ. Rất nhiều mẹ bầu sắm loại ống này để tự theo dõi tình trạng tim đập của bé tại nhà. Đặc biệt là khi thai bắt đầu bước sang tuần thứ 18 – 20 của thai kỳ.
Ống nghe Pinard Horn có thiết kế 2 đầu. Phần đầu phẳng để áp vào tai. Phần còn lại lớn hơn dùng áp vào bụng thai phụ. Bạn chỉ cần di chuyển nhẹ nhàng ống nghe quanh bụng mẹ bầu cho đến khi nghe được tiếng tim đập.
Ưu điểm của loại ống này là chi phí thấp, dễ mang theo mọi lúc mọi nơi. Chất liệu gỗ không cần dùng pin, điện để hoạt động. Tuy nhiên, nhược điểm là mẹ không thể trực tiếp nghe tim thai. Chỉ có bố và các thành viên khác thực hiện việc này.
Cách nghe tim thai ở nhà bằng ống Fetoscope
Hiện nay, rất nhiều mẹ bầu rỉ tai nhau cách nghe tim thai ở nhà bằng ống Fetoscope. Thiết bị này hội tụ đầy đủ ưu điểm của ống nghe bác sĩ và Pinard Horn. Đồng thời khắc phục được tất cả những nhược điểm mà 2 loại ống trên còn tồn tại.
Theo đó, ống Fetoscope có chất liệu kim loại giúp dễ cầm, dễ vệ sinh. Âm thanh thu được nhanh chóng, rõ ràng, chính xác.
Với những đặc điểm ưu việt như vậy, ngoài chị em ống Fetoscope còn được rất nhiều bác sĩ sản khoa ưa chuộng.
Độc lạ cách nghe tim thai bằng điện thoại
Điện thoại của các mẹ thường dùng để làm gì? Nghe, gọi, xem phim, chơi điện tử, chụp ảnh, … Chắc chắn đây là những ứng dụng không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Vậy nhưng, ít mẹ biết điện thoại còn là cách giúp mẹ nghe tiếng tim thai tại nhà
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng điện thoại thông minh cho phép theo dõi nhịp tim thai nhi. Mẹ bầu khi sử dụng phần mềm này có thể lắng nghe tiếng thình thịch từ tim con. Từ màn hình điện thoại còn quan sát tần suất, số nhịp đập.
Tuy nhiên, bên cạnh những ứng dụng miễn phí thì cũng có ứng dụng mất phí. Các mẹ chỉ cần tải ứng dụng, chi trả khoản phí là có thể sử dụng hàng ngày.
Lời khuyên của chuyên gia
Cách nghe tim thai ở nhà mà các mẹ có thể áp dụng khá đa dạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những phương pháp hỗ trợ. Không thể thay thế việc thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế.
Chưa kể, việc nghe tim thai khi thiếu kiến thức y khoa khiến mẹ bầu đôi khi có những nhận định chưa chính xác. Điều này gây ảnh hưởng đến việc theo dõi, điều trị.
Để tim thai phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên giữ sức khỏe tốt. Tránh hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích. Kiểm soát lượng đường trong máu tốt kết hợp uống axit folic trước và trong khi mang thai.
Ngay khi gặp dấu hiệu tim thai bất thường, mẹ nên chủ động liên hệ để được bác sĩ trợ giúp.
Xem thêm bài viết: