Chị em phụ nữ quan tâm: Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Trễ kinh khiến chị em không khỏi mệt mỏi và lo lắng. Vậy bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Đây là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

» Bạn Quỳnh Ly, 34 tuổi, Quận Phú Nhuận chia sẻ: “Bác sĩ ơi, 2 tháng nay em bị trễ kinh kéo dài. Mong bác sĩ tư vấn giúp em, bị trễ kinh uống gì cho máu ra?”.

» Bạn Minh Hiền, 29 tuổi, Quận 1 có hỏi: “Em thường xuyên bị chậm kinh. Trước đây, em có đi khám thì được bác sĩ kê thuốc điều kinh. Tuy nhiên, em muốn sử dụng các phương pháp tự nhiên để uống cho ra máu kinh. Mong bác sĩ tư vấn giúp em”.

Kinh nguyệt có liên quan mật thiết đến sức khỏe sinh sản của chị em. Trước khi giải đáp câu hỏi “bị trễ kinh uống gì cho ra máu”, bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, chuyên gia sản phụ khoa, sẽ giúp bạn hiểu trễ kinh là gì? 

Kinh nguyệt xuất hiện ở tuổi dậy thì và kết thúc ở tuổi tiền mãn kinh. Kinh nguyệt có một số đặc điểm như sau: 

  • Chu kỳ kinh bình thường cách nhau 28 – 32 ngày.
  • Mỗi tháng kinh nguyệt xuất hiện 1 lần, kéo dài khoảng 3 – 7 ngày. 
  • Lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ dao động từ 50 – 80ml.

Chu kỳ kinh lớn hơn 32 ngày thì đó được gọi là CHẬM KINH. Nếu bạn bị chậm kinh 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng… đó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe phụ khoa của bạn có vấn đề cần đi thăm khám ngay.

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những thực phẩm “gọi kinh nguyệt” trở lại.

Thực phẩm giàu vitamin C

Bị trễ kinh uống gì cho máu ra?

Nhóm thực phẩm đầu tiên có tác dụng gọi kinh nguyệt trở lại đó là thực phẩm giàu vitamin C. Hoạt chất này có thể làm tăng hormone estrogen và progesterone giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi ngày, bạn nên bổ sung 60mg từ thực phẩm và kết hợp uống viên vitamin bổ sung.

Nếu bạn đang bị chậm kinh, đừng quá lo lắng. Hãy tích cực ăn nhiều trái cây, nước ép và các loại thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi, bông cải xanh, cải bó xôi…

Trong trường hợp bạn sử dụng viên uống vitamin C thì không nên dùng quá 60mg/ngày. Bởi lạm dụng quá nhiều sẽ khiến nội tiết tố của bạn bị rối loạn hơn. 

Bị trễ kinh nên uống gì cho máu ra: Dứa

Bị trễ kinh nên uống gì cho máu ra: Dứa

Bị trễ kinh nên uống dứa cho máu ra. Trong dứa có chứa rất nhiều vi chất bổ dưỡng như: vitamin, bromelain – một loại enzyme có ảnh hưởng đến estrogen, cùng nhiều loại hormone tốt cho cơ thể phụ nữ.

Ăn dứa sẽ thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt đến nhanh hơn. Đồng thời, dứa còn có công dụng giúp giảm viêm rất hiệu quả.

Trễ kinh uống gì cho ra máu? Rau mùi tây

Trễ kinh uống gì cho ra máu? Lá rau mùi tây có chứa nhiều chất myristicin và apoil, kích thích tử cung co bóp nhẹ nhàng. Từ đó, đẩy niêm mạc tử cung bong ra để có kinh nguyệt nhanh hơn. 

Cũng chính vì tác dụng này, nên từ xa xưa, trong dân gian các bà các mẹ đã sử dụng nhiều bài thuốc từ rau mùi tây để hỗ trợ cải thiện vấn đề chu kỳ kinh. 

Để thúc đẩy kinh nguyệt đến đúng ngày, chị em có thể tăng cường chế biến rau mùi tây trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, ép nước mùi tây cũng là cách được nhiều chị em áp dụng.

Gừng và nghệ

Gừng và nghệ là hai gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn, gừng và nghệ còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho chu kỳ kinh. 

Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau: 

Khi gần đến ngày kinh nguyệt bạn có thể pha bột nghệ với nước sôi uống từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng khi nước còn ấm để tăng khả năng hấp thụ vào cơ thể.

Bên cạnh đó, trà gừng cũng giúp làm tăng nhiệt cơ thể, thúc đẩy tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, chị em không nên lạm dụng quá nhiều gừng. Vì gừng có tính acid cao, có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Bị trễ kinh ăn gì cho mau ra – Nước ép cà rốt

Bị trễ kinh ăn gì cho mau ra - Nước ép cà rốt

Bị trễ kinh ăn gì cho mau ra? Đó chính là cà rốt. Trong cà rốt có chứa hàm lượng lớn beta-caroten giúp kích thích sự lưu thông và tuần hoàn máu. Uống nước ép cà rốt không chỉ giúp điều hòa nội tiết, cải thiện tình trạng chậm kinh, mà còn rất tốt cho vấn đề lưu thông máu lên não.

Bạn có thể chế biến cà rốt thành nhiều món ăn hoặc ép nước cà rốt cho thêm chút mật ong để tăng hương vị của đồ uống.

Trà quế cải thiện trễ kinh

Tương tự như trà gừng, trà nghệ, trà quế cũng hỗ trợ điều hòa kinh hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về kinh nguyệt. Hãy thưởng thức mỗi ngày một ly trà quế sẽ giúp giảm đau bụng kinh, buồn nôn, kích thích máu kinh ra đúng ngày.

Sữa ấm

Chị em bị trễ kinh nên uống gì cho ra máu? Sữa ấm

Cơ thể bị thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân chính gây chậm kinh, kinh nguyệt không đều. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, chị em nên uống một ngày một ly sữa ấm. 

Hàm lượng canxi trong sữa sẽ giúp điều hòa hormone trong cơ thể. Từ đó, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp điều hòa kinh nguyệt.

Sữa đậu nành

Nếu bạn thường xuyên bị trễ kinh, hãy sử dụng sữa đậu nành để khắc phục việc trễ kinh. Đậu nành là thực phẩm rất giàu hormone estrogen giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. 

 Bên cạnh đó, đậu nành còn chứa hàm lượng cao Phytoestrogen. Đây là nhóm hợp chất hữu cơ có công dụng tương tự như estrogen. Khi cơ thể hấp phụ phytoestrogen sẽ biến đổi thành estrogen. Từ đó, giúp cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể và cải thiện tình trạng chậm kinh.

Bị trễ kinh uống thuốc gì cho máu ra?

Thuốc Đông y

Chị em bị trễ kinh nên uống gì cho ra máu?

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng chậm kinh. Nhiều chị em còn tin dùng một số sản phẩm từ Đông y như: 

Bị trễ kinh uống gì cho mau ra máu: Cao ích mẫu

Cao ích mẫu là sản phẩm có chiết xuất hoàn toàn từ các vị thuốc Đông y có công dụng điều hòa kinh nguyệt được chị em sử dụng. 

Với các thành phần chính là: Hương phụ, ích mẫu, ngải cứu và một số loại tá dược khác. Nên thuốc có tác dụng cực kì hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan đến rối loạn kinh nguyệt như: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ…

Chị em nên đọc kỹ thông tin sử dụng trước khi dùng. Mỗi ngày chỉ uống 2 lần, mỗi lần 15ml.

Phụ huyết khang ngăn ngừa hiệu quả rối loạn kinh nguyệt

Phụ huyết khang ngăn ngừa hiệu quả rối loạn kinh nguyệt

Phụ huyết khang cũng là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên. Có khả năng giúp hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới, thiếu máu… Bên cạnh đó, phụ huyết khang còn làm giảm tình trạng đau bụng trong ngày đèn đỏ.

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên uống, nên dễ dàng sử dụng. Mỗi ngày chị em uống 3 lần, mỗi lần từ 2-3 viên. 

Lưu ý: Không sử dụng cho phụ nữ có thai và những người đang xuất huyết.

Kobayashi – Nhật Bản

Nếu bạn đang băn khoăn “bị trễ kinh uống gì cho ra máu”, đừng bỏ qua sản phẩm Kobayashi của Nhật. Sản phẩm này được bào chế từ 11 loại thảo dược Đông y như: bột quế, đại hoàng, sáp ong, gelatin, gồm arabic, axit silixic al…

Thuốc có công dụng giúp giảm nhanh những cơn đau bụng kinh. Đồng thời, hỗ trợ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, cân bằng hormone. 

Chị em nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4 viên sau ăn.

Rối loạn kinh nguyệt không nên ăn gì?

Để kinh nguyệt điều hòa và cải thiện tình trạng trễ kinh, bạn cần hạn chế các loại thực phẩm có liên quan đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:

  • Caffeine, rượu, bia
  • Thức ăn cay nóng
  • Đồ ăn quá mặn
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ngọt nhiều đường
  • Thực phẩm chế biến sẵn

Những lưu ý khi bị trễ kinh

Như đã nói ở trên, chậm kinh kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo an toàn, chị em nên chủ động đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. 

Các loại thực phẩm chức năng, cùng nhóm thực phẩm kể trên chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị. Chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh phụ khoa khác. Do đó, việc thăm khám và chữa trị theo đơn của bác sĩ vẫn cần được ưu tiên hơn cả.

Với những thông tin vừa cung cấp ở trên, chắc hẳn chị em đã có lời giải đáp cho câu hỏi “bị trễ kinh uống gì cho máu ra”. Lưu ý, nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Nếu chị em bị trễ kinh trong thời gian dài, tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ cụ thể.

Xem thêm bài viết: