[ Giải đáp thắc mắc] Bị rong kinh uống thuốc gì?Gợi ý 10+ Loại thuốc

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :20/11/2021

Bị rong kinh uống thuốc gì? Thuốc gì điều trị rong kinh nhanh khỏi? Nên uống thuốc gì khi bị rong kinh?… Là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ và cũng là nội dung chính của bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Xem thêm: Rong kinh là gì – Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Nội Dung Chính

Thế nào là rong kinh?

Chị em khi bước vào độ tuổi dậy thì (13 – 14 tuổi) thì bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt. Hay nói cách khác, lần ra máu đầu tiên cột mốc đánh dấu sự dậy thì của con gái.

Một người bình thường thì sau 28 – 30 ngày, kinh nguyệt sẽ đến một lần và chấm dứt chu kỳ trong khoảng 3 – 7 ngày. Tuy nhiên con số này luôn thay đổi tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống, luyện tập, thời tiết, quan hệ tình dục,… Khiến cho chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc chậm hơn.

Còn trường hợp một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì sẽ gọi là rong kinh.

Thế nào là rong kinh?

Dựa vào các yếu tố tác động dẫn đến rong kinh thì người ta chia hiện tượng này làm hai loại:

  • Rong kinh cơ năng: đây là loại xuất phát chủ yếu từ sự rối loạn nội tiết tố. Nên thường gặp ở người vừa bắt đầu giai đoạn dậy thì hoặc phụ nữ đến lúc mãn kinh.
  • Lúc này, nội tiết tố nữ không ổn định khiến buồng trứng gặp vấn đề nên gây ra hiện tượng rong kinh. Hoặc rong kinh do thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống.
  • Rong kinh thực thể: Đây là trường hợp bị rong kinh do các tác động bên ngoài khiến các quá trình sinh lý của cơ thể thay đổi nên gặp nhiều ở giai đoạn sau khi dậy thì. Như: u xơ tử cung, polyp tử cung,…
  • Nếu trong giai đoạn này, hiện tượng rong kinh thực thể kéo dài và liên tục thì cần phải có sự chăm sóc, tư vấn của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Tác hại của bệnh rong kinh

Khi bệnh rong kinh kéo dài cơ thể gây nên rất nhiều tác hại đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Đặc biệt có thể gây nên một vài tình trạng phổ biến như sau:

Mất nhiều máu sẽ khiến cơ thể chị em suy yếu

Khi lượng máu kinh trong chu kỳ tiết ra quá nhiều sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe chị em.

Biểu hiện của tình trạng này chính là những cơn đau đầu đi kèm hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và đôi khi là cả ngất xỉu. Mất máu quá nhiều rất nghiêm trọng và cần phải bổ sung sắt kịp thời để giúp tình trạng này khả quan hơn.

Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập

Khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá lâu tạo nên cảm giác bức bối khó chịu vùng kín cho chị em.

Bên cạnh đó, đây cũng là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn xâm nhập gây viêm âm đạo, tử cung, nấm… nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh phụ khoa

Các bệnh phụ khoa sẽ dễ dàng hình thành do tình trạng máu kinh tiết ra quá nhiều.

Có rất nhiều bệnh phụ khoa nghiêm trọng như u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Hay buồng trứng đa nang và thậm chí cả ung thư cổ tử cung… Cũng có biểu hiện ban đầu là chứng rong kinh.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, nặng nhất là vô sinh

Chứng rong kinh nếu kéo dài quá lâu sẽ tác động đến buồng trứng. Và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở chị em phụ nữ.

Chính vì vậy, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Chị em không nên chủ quan mà cần kịp thời gặp ngay các bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày

Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em bị xáo trộn, ảnh hưởng bởi chứng rong kinh là điều không thể tránh khỏi.

Bởi khi kinh nguyệt tiết ra quá nhiều dễ gây cảm xúc tiêu cực ở chị em. Khiến các chị em dễ dàng nổi nóng cáu gắt ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.

Bên cạnh đó, khi gặp phải chứng rong kinh sẽ gây ra tâm lý lo lắng dẫn đến stress nếu kinh nguyệt vẫn tiếp tục kéo dài.

Các bài thuốc Nam chữa rong kinh ở chị em

Cây thuốc Nam luôn có trong vườn của mỗi gia đình Việt. Bởi vậy khi bị rong kinh chị em có thể sử dụng ngay chính những cây thuốc đó để điều trị bệnh. Hãy cùng tham khảo một số bài thuốc Nam chữa rong kinh ở chị em dưới đây:

Bị rong kinh uống thuốc gì? Gừng tươi

Gừng có tính nóng, cay, có tác dụng chống lạnh, làm ấm cơ thể, hồi dương, ôn trung,…Từ xa xưa, gừng đã được ông bà ta dùng để chữa một số loại bệnh như: cảm cúm, ho, viêm họng, hạ huyết áp, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ rất tốt.

Tính ấm của gừng sẽ làm giảm triệu chứng đau bụng, lưu thông máu và điều chỉnh lượng máu ra đều hơn. Sau đây là cách chữa rong kinh bằng củ gừng:

Gừng tươi 1 củ, rửa và gọt sạch vỏ, thái chỉ nhỏ, sau đó thả vào nồi đun sôi với một bát nước nhỏ. Lọc lấy phần nước, pha thêm với 1 thìa mật ong, uống vào buổi tối. Cách này sẽ giúp cải thiện rong kinh và giúp cho chu kỳ của bạn đều đặn hơn..

Lưu ý: Nếu đang có bệnh liên quan tới huyết áp, bệnh gan, sỏi mật, bệnh trĩ, đang bị cảm nắng thì tuyệt đối không được ăn gừng.

Cây ngải cứu- Bài thuốc Nam trị rong kinh

Ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp là một vị thuốc nam có nhiều công dụng hữu hiệu.

Người ta dùng lá ngải cứu tươi hoặc dạng phơi khô để chữa các chứng như suy nhược cơ thể, đau đầu, ho, cảm cúm, đau nhức xương khớp…

Nổi bật nhất là công dụng trị các chứng liên quan tới rối loạn kinh nguyệt như là thống kinh, rong kinh, rong huyết.

Cây ngải cứu- Bài thuốc Nam trị rong kinh

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch và đun với lượng nước vừa phải. Sau khi nước cạn còn phân nửa thì chắt ra để uống hằng ngày. Nếu thấy khó uống, bạn có thể cho thêm chút đường. Nên dùng trước khi hành kinh khoảng 1 tuần.
  • Cách 2: 20g cỏ hôi; 16g ngải diệp; hy thiêm, ích mẫu mỗi vị 12g; hương chế 10g. Các vị thuốc được rửa sạch, phơi khô. Sau đó, đem sắc kỹ với khoảng 600ml nước, cho đến khi nước cạn còn 1/4 thì tắt bếp, để nguội. Uống nước thuốc 2 lần/ngày. Bài thuốc dùng trong 2 – 3 tháng để có hiệu quả.

Lưu ý: Những phụ nữ đang mang thai, cơ địa nóng trong, huyết áp thấp, người bị bệnh gan hay rối loạn đường ruột cấp tính thì không nên sử dụng ngải cứu để trị bệnh rong kinh.

Cây nhọ nồi- Bị rong kinh uống thuốc gì?

Cây nhọ nồi còn được gọi là cây cỏ mực, là loại thảo dược có tính lạnh, vị ngọt, không độc. Nhọ nồi có tác dụng cầm máu rất tốt thế nên nó thường được dùng trong các bài thuốc chữa rong kinh.

Sau đây là một vài bài thuốc dân gian trị rong kinh bằng cây nhọ nồi:

  • Cách 1: 12g nhọ nồi, 12g lá sen, 12g lá hòe, đem rửa sạch và sắc với lượng nước vừa phải để uống. Mỗi ngày uống 1 thang.
  • Cách 2: Lấy 2 – 3 nắm lá nhọ nồi tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó, bỏ vào máy xay, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt để uống. Các chị em nên uống nước nhọ nồi trước và trong những ngày hành kinh để cải thiện kinh nguyệt.

Lưu ý: Những ai hay bị đầy bụng, khó tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng những bài thuốc này.

Cây huyết dụ

Cây huyết dụ (tên gọi khác: thiết dụ, chổng đeng, hồng trúc, phất dũ) có màu sắc rất bắt mắt nên được nhiều người trồng làm cây cảnh quanh nhà.

Một số công dụng chính của cây thuốc này đó là: trị bệnh kiết lị ra máu, trĩ, đi ngoài ra máu, thổ huyết, lao phổi, chảy máu cam, rong kinh, băng kinh, rong huyết.

Một số bài thuốc trị rong kinh với cây huyết dụ:

  • Cách 1: Rửa sạch 3 – 4 lá huyết dụ tươi, thái nhỏ. Nấu với khoảng 200ml nước (một bát nước nhỏ) cho đến khi nước cạn còn phân nửa thì tắt bếp. Uống nước khi nguội hẳn 2 lần/ ngày.
  • Cách 2: 20g lá huyết dụ tươi, 10 g rễ cỏ tranh, 20g xơ mướp, 8g gừng tươi thái chỉ. Đem thang thuốc sắc với 200ml nước (khoảng 2 bát nước nhỏ) cho đến khi còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Uống ngày 2 lần, liên tục trong thời gian 2 – 3 tuần.
  • Cách 3: Lá huyết dụ, rễ cỏ tranh, nghệ mỗi vị 20g, xơ mướp 20g sao vàng. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý: Nên uống nước huyết dụ trong thời gian khoảng 15 ngày trước khi tới ngày kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh vẫn còn sót nhau hoặc nữ giới sau sảy thai, nạo phá thai thì không nên dùng các bài thuốc từ cây huyết dụ..

Thuốc gì trị rong kinh? Cây ích mẫu

Ích mẫu (cây sung úy, cây chói đèn) là loại thảo dược chữa bệnh phụ nữ rất quen thuộc. Ích mẫu cùng họ với bạc hà. Loài cây này hay mọc dại ở những vùng đất ven sông, suối, bờ ruộng.

Cây ích mẫu có vị cay, tính mát, có tác dụng điều trị tình trạng ứ máu ở phụ nữ sau sinh, bế kinh tắc kinh, băng kinh, rong huyết, rong kinh. Ngoài ra, đây còn là vị thuốc trong các bài thuốc gia truyền chữa huyết áp cao, viêm thận, phù thũng…

Theo khoa học hiện đại, người ta tách chiết được các alkaloid và leonurin từ loài cây này và được sử dụng làm thuốc điều kinh nguyệt tự nhiên.

Cách trị rong kinh bằng cây ích mẫu: Dùng 30g ích mẫu phơi khô sắc với 300ml nước cho đến khi sôi kỹ, nước còn phân nửa. Chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày.

Lưu ý: Trước khi sử dụng cây ích mẫu trị bệnh rong kinh các chị em nên tham khảo kỹ hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn. Phụ nữ có thai và những người huyết hư, đồng tử giãn thì không nên dùng để tránh gây biến chứng.

Cách trị bệnh rong kinh tại nhà bằng cây hương phụ

Cây hương phụ còn được gọi là cây cỏ gấu. Loại cây này thường mọc dại ở nhiều nơi. Mọi bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.

Cây hương phụ có vị đắng, tình bình, được dùng làm thuốc điều kinh, thuốc chữa viêm tử cung hay một số bệnh ở phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, loại thảo dược này cũng rất tốt để chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa.

Các thành phần trong loại thảo dược này có tác dụng ức chế sự co bóp quá mức của tử cung và có tác dụng giảm đau hiệu quả. Vì thế, người ta thường dùng cây hương phụ để chữa các chứng liên quan tới rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.

Cách trị rong kinh bằng hương phụ:

  • Cách 1: Hương phụ sao qua tán mịn, mỗi lần uống 6g với nước cháo hoặc nước hồ nếp. Hoặc có thể kết hợp hương phụ với ngải diệp, ích mẫu cũng sao đen rồi uống như vậy. Cách này rất tốt để cầm máu trị rong kinh.
  • Cách 2: Hương phụ 8g, ngải cứu 8g, ích mẫu 10g, bạch đồng nữ (mò hoa trắng) 10g. Các vị thuốc rửa sạch, nấu với 600ml nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút, rồi chắt nước ra uống trong ngày. Có thể thêm chút đường cho dễ uống.

Cách trị bệnh rong kinh tại nhà bằng cây cứt lợn

Cây cứt lợn dân gian còn gọi là cây cỏ hôi, thắng hồng kế, cây bù xít, cây cỏ cứt heo…Đây là loài thảo dược thuộc họ cúc, thường mọc hoang tại khắp vùng miền.

Theo y học cổ truyền, loài cây này có vị cay, đắng, tính mát, tác dụng vào hai kinh chính là thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào.

Cây chủ yếu được dùng làm thuốc trừ mạo cảm, phát sốt, giải nhiệt, sát trùng, chữa ung nhọt, viêm mũi dị ứng.  Ngoài ra, cây cứt lợn cũng có tác dụng chữa các bệnh sa tử cung, u xơ tử cung và rối loạn kinh nguyệt.

Lấy khoảng 50g cây cứt lợn tươi, đem rửa sạch, giã nát, cho thêm một ít nước ấm. Sau đó rây lọc lấy nước cốt để uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong 4 ngày..

Cách trị rong kinh bằng rau dền

Rau dền cơm (rau dền gai) mọc hoang ở nhiều vùng miền khác nhau. Người ta thường sử dụng làm món ăn dân dã thường ngày.

Dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh

Bài thuốc chữa rong kinh với rau dền:

  • Cách 1: Rau dền cơm 15g, bạc thau 20g, sắc uống.
  • Cách 2: Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.
  • Cách 3: 50g trắc bá diệp, 10g rau dền cơm đem sắc lên lấy nước uống mỗi ngày sắc một thang lấy nước uống.

Lưu ý: Rau dền cơm chế biến chung với thịt ba ba có thể gây ngộ độc. Tránh kết hợp chúng chung với nhau hoặc sử dụng cùng thời điểm.

Cách trị bệnh rong kinh tại nhà bằng bột quế

Quế là loại gia vị quen thuộc, cũng là phương thuốc dân gian dùng để điều hòa kinh nguyệt, cầm máu, giảm đau bụng kinh ở phụ nữ. Trong bột quế có chứa thành phần hydroxychalcone giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể và điều này được cho là có ảnh hưởng đến sự đều đặn của kinh nguyệt.

Để giảm rong kinh, bạn có thể dùng 1 thìa bột quế pha vào cốc nước lạnh. Mỗi ngày uống 3 lần, hiện tượng rong kinh sẽ dần được khắc phục.

Lưu ý: Khi dùng quế thì không nên ăn hành, phụ nữ có thai hoặc những người bị nóng trong thì tránh dùng bài thuốc từ quế.

Cách trị bệnh rong kinh tại nhà bằng quả đu đủ xanh

Đu đủ là loại trái cây yêu thích của hầu hết mọi người. Không những vậy, đu đủ xanh còn có rất nhiều lợi ích với sức khỏe của chúng ta.

Đối với những bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt. Đu đủ có tác dụng hạn chế lượng máu ra nhiều trong thời gian “đèn đỏ”, chữa rong kinh rất tốt.

Ngoài ra, enzyme papain trong đu đủ có thể giúp điều hòa tâm lý. Giảm căng thẳng với phụ nữ trong những ngày ấy.

Đu đủ xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa phải rồi cho vào máy ép để lấy nước. Mỗi ngày uống 2 cốc nước ép đu đủ xanh trước khi hành kinh để cải thiện tình trạng rong kinh.

Lưu ý: Những chị em hay bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, bệnh loãng máu hoặc đang mang thai thì không nên uống nước đu đủ xanh.

Bị rong kinh uống thuốc gì? Chữa rong kinh bằng Đông y

Trong đông y, phụ nữ bị rong kinh thường là do những nguyên nhân sau: huyết nhiệt, huyết ứ hay thấp nhiệt, khí uất…

Vì vậy, tùy thuộc vào căn nguyên cũng như triệu chứng, độ tuổi của bệnh nhân. Mà các thầy thuốc sẽ bắt mạch kê đơn, gia giảm đơn thuốc phù hợp.

Bài thuốc Bổ trung ích khí thang (trị rong kinh do khí hư)

  • Đẳng sâm 16g; bạch truật, phục linh, đương quy mỗi vị 12g, hoàng kỳ 20g, cam  thảo 4g, thăng ma 8g, sài hồ, kinh giới mỗi vị 10g.
  • Cách dùng: sao đen, sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc Tứ vật thang (trị rong kinh do huyết nhiệt)

  • Sinh địa 30g, đương quy 20g, xuyên khung, bạch thược mỗi vị 16g, hoàng liên, hoàng cầm, cỏ mực mỗi vị 10g, cam thảo 6g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc Tứ vật thang có gia giảm (trị rong kinh do huyết ứ)

  • Thục địa 20g, xuyên khung, xích thược, ích mẫu, đương quy mỗi vị 16g, uất kim 12g, hương phụ 10g, ngải cứu 8g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần/ ngày.

Bài thuốc Lục vị thang có gia giảm (trị rong kinh do thận âm hư)

  • Thục địa 30g, hoài sơn 18g, đơn bì, phục linh, sơn thù, bạch thược mỗi vị 14g, quy bản, trắc bá diệp mỗi vị 12g, trạch tả 10g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống 2 – 3 lần/ ngày.

Bài thuốc Tứ quân có gia giảm (trị rong kinh do thấp đảm)

  • Đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 6g, trần bì 10g, bán hạ 8g, hương phụ 12g, thán khương 10g.
  • Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần/ ngày.

Thuốc Đông y có hiệu quả chậm hơn thuốc Tây. Tuy nhiên, các bài thuốc này có hiệu quả kéo dài lại ít tác dụng phụ. Không những vậy, các bài thuốc còn có thêm nhiều công dụng khác, giúp bồi bổ cơ thể.

Thông thường, đối với những người bị rong kinh thể nhẹ thì chỉ cần dùng các bài thuốc uống khoảng 2 – 3 tháng. Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng thì thời gian uống thuốc sẽ dài hơn. Do vậy, các chị em nên kiên trì sử dụng để chữa bệnh có hiệu quả.

Xem thêm: [Chia sẻ]: 10+ Mẹo vặt chữa rong kinh [Đã thử và thành công]

Top 10+ Loại thuốc nên sử dụng khi bị rong kinh

Bị rong kinh uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc chữa rong kinh hiệu quả mà chị em có thể tham khảo:

Thuốc cầm máu rong kinh (tranexamic acid)

Bên cạnh sắt hữu cơ giúp bổ máu, các chị em cũng có thể được các bác sĩ kê đơn loại thuốc giúp cầm máu nhanh chóng là Tranexamic acid.

Loại thuốc này mang tác dụng giúp ức chế và phân hủy các plasminogen. Giảm sự phân hủy fibrin trong máu đông. Tranexamic acid đã được các chuyên gia nghiên cứu kỹ và nhận thấy khả năng giảm chảy máu chu kỳ từ 30-60%.

Tranexamic acid không mang tác dụng nào khác ngoài việc giảm khả năng chảy máu của chu kỳ kinh nguyệt. Loại thuốc cầm máu này thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng từ ngày hành kinh thứ nhất đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy mang lại hiệu quả cầm máu rong kinh nhưng khi sử dụng Tranexamic acid các chị em cũng cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Có thể xuất hiện các tác dụng phụ như đau bụng, mệt mỏi, đau đầu. Cũng như đau cơ, lưng, khớp, gây chảy nước mũi và thiếu máu.
  • Tuyệt đối không được sử dụng đối với những người có tiền sử mắc các bệnh về rối loạn đông máu. Hay huyết khối não, tắc động mạch võng mạc…
  • Không nên sử dụng nếu không có chỉ định đến từ các bác sĩ chuyên khoa.

Top 10+ Loại thuốc nên sử dụng khi bị rong kinh

Thuốc kháng viêm không steroid (mefenamic acid)

Với những trường hợp chị em phụ nữ mắc chứng rong kinh nhẹ hơn. Thuốc kháng viêm không steroid (mefenamic acid) sẽ là một lựa chọn thích hợp.

Các bác sĩ có thể kê đơn cho các chị em sử dụng loại thuốc này để giúp giảm 20-50% lượng máu tiết ra khi bị rong kinh.

Loại thuốc này tuy không hiệu quả nhiều như tranexamic acid. Nhưng lại có thêm tác dụng giúp giảm đau bụng kinh và hạn chế được các tác dụng phụ hơn. Mefenamic acid thường được chỉ định sử dụng bắt đầu từ ngày kinh đầu tiên đến khi hết.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, các chị em cũng không thể không lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chống chỉ định với những trường hợp dị ứng với aspirin hoặc các NSAID khác. Viêm hoặc loét đường tiêu hóa , suy thận.
  • Có thể gây nên một số tác dụng phụ đi kèm. Như: ợ nóng, chuột rút bụng, buồn nôn, khó tiêu, đau đầu, căng thẳng, ù tai…

Thuốc điều trị rong kinh sử dụng hormon – thuốc ngừa thai

Trong thuốc điều trị rong kinh sử dụng hormon – thuốc ngừa thai có chứa estrogen và progesteron, làm ức chế sự rụng trứng, ngăn chặn sự gia tăng của nội mạc tử cung.

Thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh, đau ngực, giúp giảm lượng máu mất đi khoảng 43%. Đây là thuốc chữa rong kinh hiệu quả nhất. Thường được sử dụng cho phụ nữ bị rong kinh mà không tìm ra nguyên nhân

Loại thuốc này thường mang lại một vài tác dụng phụ. Như: phù nề, suy tĩnh mạch, đau nửa đầu, vô kinh, xuất huyết bất thường, buồn nôn, chuột rút… Vì là dạng thuốc ngừa thai nên tuyệt đối các chị em không nên sử dụng nếu chưa có sự chỉ định đến từ các bác sĩ.

Bị rong kinh uống thuốc gì?- Thuốc chữa rong kinh Danazol

Loại thuốc chữa rong kinh này góp phần giúp ức chế hoạt động của các estrogen và progestogen. Có tác dụng chống tăng sinh nội mạc tử cung và làm chậm tiến trình sản xuất gonadotropins ở tuyến yên gây rụng trứng.

Loại thuốc này giúp giảm 50% lượng máu kinh khi chị em gặp phải chứng rong kinh.

Tuy nhiên, loại thuốc này lại có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Như: Phù nề, tăng huyết áp, rụng tóc, mụn trứng cá, phát ban. Rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, phì đại âm vật, giảm kích thước vú. Đau vùng chậu, dị cảm, tiểu máu, u gan… cực kỳ nguy hiểm.

Nếu không phải trong trường hợp khẩn cấp, các y bác sĩ cũng sẽ không dùng đến loại thuốc này do các tác dụng phụ của thuốc gây ra là quá lớn.

Dụng cụ đặt tử cung có chứa levonorgesterl

  • Tác dụng: Phù hợp với người vừa muốn điều trị rong kinh, vừa muốn tránh thai lâu dài. Giảm máu từ 70-90%, hiệu quả khi sử dụng ít nhất 6 chu kì kinh. Ngăn chặn gia tăng nội mạc tử cung, ngăn chặn rụng trứng
  • Liều dùng: Từ ngày đầu chu kì kinh nguyệt, đưa 1 đơn vị vào khoang tử cung trong 7 ngày
  • Tác dụng phụ: Trầm cảm, đau đầu, mụn trứng cá, đau bụng. Chảy máu âm đạo, tử cung, đau vùng chậu

Lưu ý: Không sử dụng với bệnh nhân viêm vùng chậu, bất thưởng tử cung, viêm âm đạo, cổ tử cung. Thận trọng với người bị: rối loạn đông máu, tiểu đường, bệnh tim. Hay có tiền sử thai ngoài tử cung, người sử dụng thuốc chống đông máu.

Loại thuốc tiêm trị rong kinh

Trong trường hợp chị em mắc chứng rong kinh nặng gây thiếu máu cấp tính các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng biện pháp tiêm estrogen.

Loại thuốc tiêm này sẽ mang tác dụng làm ngưng tình trạng chảy máu cấp tính ở người bệnh. Tuy nhiên cần theo dõi sát sao trong vòng 24h, nếu vẫn nhận thấy tình trạng ra máu cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được giải quyết.

Thuốc tiêu sợi huyết (axit tranexamic, axit aminocaproic)

Loại thuốc này có tác dụng giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh bằng cách ngăn chặn những cục máu đông vỡ ra sau khi nó hình thành.

Vì vậy chị em có thể tin tưởng sử dụng khi bị rong kinh.

Bị rong kinh uống thuốc gì?- Viên uống bổ sung sắt

Những trường hợp bị rong kinh kéo dài có dấu hiệu thiếu máu. Hay cơ thể suy nhược thì cần phải uống thêm viên bổ sung sắt.

Đây cũng là một trong những loại thuốc chị em nên bổ sung nếu bản thân bị rong kinh kéo dài.

Lưu ý khi sử dụng thuốc rong kinh ở chị em

Thông thường, những bài thuốc trên chỉ có hiệu quả với những chị em bị rong kinh nhẹ hoặc vừa. Một số người bị rong kinh kéo dài mà chữa bằng dân gian hay uống thuốc Đông – Tây y không khỏi. Cần phải tới bệnh viện khám để biết rõ nguyên nhân.

Bởi tình trạng rong kinh có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Hoặc những căn bệnh toàn thân khác. Như là: U nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, bệnh tuyến giáp, rối loạn chảy máu,….

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này không thay thế cho chỉ định chữa bệnh của các y bác sĩ. Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc về bị rong kinh uống thuốc gì? Chúc chị em luôn khỏe mạnh và có cuộc sống hạnh phúc.