Bệnh viện Tim Hà Nội – Chia sẻ 10+ kinh nghiệm thăm khám ít người biết

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :23/12/2022

Bệnh viện Tim Hà Nội là chuyên khoa đầu ngành về Tim mạch của thủ đô và cả nước. Do đó, lịch khám, giá khám, quy trình luôn được người bệnh quan tâm.

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê từ A- Z thông tin về bệnh viện. Hy vọng sẽ mang đến cho các bạn những chia sẻ hữu ích.

Nội Dung Chính

Giới thiệu về Bệnh viện Tim Hà Nội

Ngày 15/11/2001, dựa trên Quyết định số 6863/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bệnh viện Tim Hà Nội đã được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Bệnh viện Hoàn Kiếm.

Bệnh viện Tim Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa hạng I. Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.

Ngày 20/5/2005, theo Quyết định số 3251/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Bệnh viện hoạt động với tư cách là một đơn vị sự nghiệp có thu và tự hạch toán toàn bộ chi phí hoạt động.

Bên cạnh đó, bệnh viện làm việc với nhiệm vụ tiếp nhận, thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tim mạch. Đồng thời thực hiện các công tác phòng bệnh, phòng dịch.

Ngoài ra tại đây còn chuyên phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong nước hoặc ngoài nước để nghiên cứu và điều trị các bệnh lý về tim…

Xem thêm: Bệnh viện k tân triều_15+ Thông tin không nên bỏ qua

Bệnh viện Tim Hà Nội khám chữa những bệnh gì?

Bệnh viện phục vụ mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi có nhu cầu khám tim mạch từ cơ bản đến chuyên sâu. Có thể kể đến một số bệnh lý tim mạch như:

Hở van động mạch chủ

Các triệu chứng bao gồm khó thở khi gắng sức, sau đó dần dần xuất hiện khó thở khi nằm, cơn khó thở kịch phát về đêm, cuối cùng là các dấu hiệu của suy tim toàn bộ.

Bệnh van động mạch phổi

Các triệu chứng điển hình là tiếng thổi tâm thu tống máu ở khoang liên sườn 3-4 trái, giảm cường độ khi hít vào,…

Bệnh động mạch ngoại biên

Các triệu chứng bao gồm đau cơ hoặc chuột rút ở chân hoặc cánh tay, kích hoạt bởi các hoạt động như đi bộ, nhưng biến mất sau một vài phút nghỉ ngơi. Các vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của các động mạch bị tắc hay hẹp. Đau khối cơ là phổ biến nhất.

Bệnh van tim

Các triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, nhịp tim bất thường, phù chân hoặc mắt cá chân, đau ngực, …

Rối loạn nhịp tim

Gồm các triệu chứng như tăng nhịp tim, trống ngực có thể diễn ra đơn lẻ, không đáng chú ý nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm khi thường xuyên gây ra chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng ngất cho người bệnh,…

Rung nhĩ

Một số bệnh nhân sẽ không có triệu chứng nhưng phần lớn bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn ở ngực, chóng mặt, khó thở, mệt,…

Các bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu,…

Các khoa của bệnh viện tim HN

Bệnh viện Tim Hà Nội bao gồm những chuyên khoa sau:

Khoa lâm sàng

  • Khoa Cấp cứu
  • Khoa Tim mạch can thiệp
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Nội
  • Khoa Ngoại
  • Khoa Gây mê hồi sức
  • Khoa Hồi sức tích cực
  • Khoa Tim mạch chuyển hóa
  • Khoa Hồi sức tích cực nhi
  • Khoa Nội Nhi
  • Các bệnh mạch máu.

5 khoa cận lâm sàng

  • Khoa Dược
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

6 đơn nguyên

  • Khám và điều trị tự nguyện
  • Sơ sinh
  • Thăm dò điện sinh lý và rối loạn nhịp
  • Can thiệp tĩnh mạch
  • Tim mạch can thiệp cơ sở 2
  • Chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao.

9 phòng chức năng

  • Tổ chức cán bộ
  • Kế hoạch tổng hợp
  • Hành chính quản trị
  • Công nghệ thông tin
  • Vật tư – Thiết bị y tế
  • Điều dưỡng
  • Công tác xã hội
  • Tài chính kế toán
  • Quản lý chất lượng bệnh viện.

Cơ sở vật chất của Bệnh viện Tim Hà Nội 

Bệnh viện Tim có cơ sở hạ tầng khang trang, đồng bộ, thân thiện. Khu vực tiếp đón và phòng khám theo tiêu chuẩn Bệnh viện khách sạn.

Trang thiết bị hiện đại, ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới. Cụ thể như sau:

  • 2 máy chụp mạch DSA hãng Philips
  • máy CEC
  • cộng hưởng từ 1.5 Tesla
  • CT 128 dãy
  • 25 máy siêu âm tim trong đó có nhiều máy siêu âm 4D thế hệ mới nhất
  • Siêu âm và điện tim gắng sức
  • Hệ thống máy và thiết bị hiện đại trong phòng mổ và hồi sức cấp cứu…
  • 300 Giường nội trú
  • 50 phòng khám
  • 3 Phòng tim mạch can thiệp (Cathlab)
  • 4 phòng mổ tim mở…

Đặc biệt, đối với bệnh nhân là trẻ em, Bệnh viện có bố trí phòng khám chuyên khoa nhi thân thiện với trẻ và phòng chơi cho các em.

Một số bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện tim Hà Nội

Nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự thành công, là cái gốc của công việc chuyên môn, do vậy các cán bộ nhân viên tại Bệnh viện Tim Hà Nội đều được đào tạo bài bản và do trực tiếp Giám đốc Bệnh viện tuyển chọn, phê duyệt.

Trước khi đi khám, người bệnh có thể tham khảo danh sách bác sĩ dưới đây:

Ths. Bs Dương Thu Anh

  • Phó trưởng Đơn nguyên Khám và điều trị Tự nguyện – Phụ trách Khoa KBTN
  • Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 2005
  • Tốt nghiệp bác sĩ Nội trú Tim mạch Đại học Y Hà Nội khóa XXX năm 2010
  • Tốt nghiệp khóa Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch năm 2010
  • Tốt nghiệp lớp Siêu âm tim thai năm 2010 tại Viện Tim TP Hồ Chí Minh
  • Làm việc tại BV Tim Hà Nội từ năm 2011 đến nay

Ts. Bs. Vũ Quỳnh Nga

  • Ủy viên BCH Hội Tim mạch quốc gia Việt Nam
  • Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến

Ts. Bs. Phạm Như Hùng

  • Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam
  • Trưởng đơn nguyên thăm dò điện sinh lý và rối loạn nhịp

Ts. Bs. Bùi Thị Thanh Hà

  • Thầy thuốc ưu tú – Ủy viên BCH Hội Nội khoa Việt Nam
  • Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện Hữu Nghị

Bs CK II. Nguyễn Thị Đức Hiền

  • Thầy thuốc ưu tú – Công dân thủ đô ưu tú – Bác sỹ nội trú tại Cộng hòa Pháp
  • Nguyên Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Saint Paul

Ths. Bs. Trần Văn Dương

  • Giảng viên chính trường Đại học Y Hà Nội

Ngoài ra còn các Trưởng, Phó khoa, các Bác sĩ chuyên khoa khác có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực điều trị, can thiệp và hồi sức tim mạch làm việc thường xuyên tại khoa.

Bệnh viện Tim Hà Nội ở đâu

Bệnh viện Tim Hà Nội hiện có 2 cơ sở hoạt động chính, bao gồm:

  • Cơ sở 1: số 92 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Cơ sở 2: đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Thông tin liên hệ:

  • Email: hanoibvt@gmail.com
  • Website: http://benhvientimhanoi.vn/
  • Hotline: 0243 9422430

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố Hà Nội, hàng ngày Cơ sở 1 đều nhận được sự quan tâm của nhân dân thủ đô với nhiều lượt người đến và đi. Bài viết này sẽ chủ yếu chia sẻ các thông tin về Cơ sở 1 để người bệnh có sự chuẩn bị cần thiết trước khi đi khám, cũng như để việc khám chữa bệnh có thể đạt hiệu quả cao.

Đường đi đến Bệnh viện Tim Hà Nội như thế nào?

Ngoài xe máy, ô tô, người bệnh có thể di chuyển đến bệnh viện Tim Hà Nội bằng xe bus. Các tuyến đường cụ thể như sau.

Từ Bến Xe Giáp Bát (khoảng 7 km)

Đi thẳng đến Lê Duẩn (hướng đi cắt qua đường Kim Đồng) -> qua Công viên Thống Nhất rẽ phải vào Trần Nhân Tông -> Đến gần Hồ Thiền Quang rẽ trái vào Trần Bình Trọng -> Đi thẳng đến Trần Hưng Đạo rẽ trái và đi thẳng đến Bệnh viện Tim Hà Nội (ở bên tay phải).

Từ Bến Xe Mỹ Đình (khoảng 9 km)

Đi thẳng đến Tôn Thất Thuyết (cắt đường vành đai 3),đến vòng xuyến rẽ trái vào Trần Thái Tông -> Đến đèn đỏ thứ 2 rẽ phải vào Đường Cầu Giấy -> Đi thẳng đến đường Kim Mã -> Rẽ phải vào đường Nguyễn Thái Học -> rẽ phải vào Lê Duẩn -> Đến Ga Hà Nội rẽ trái vào Trần Hưng Đạo, Bệnh viện Tim Hà Nội nằm bên tay trái.

Từ Bến Xe Gia Lâm (khoảng 7 km)

Từ Bến xe Gia Lâm đi thẳng (hướng cắt qua Hồ vườn hoa Ngọc Lâm),rẽ trái vào Ngọc Lâm -> rẽ trái vào Long Biên – Xuân Quan -> Lên cầu Chương Dương -> Đến đường vòng xuyến rẽ phải vào Đường Trần Quang Khải -> Đi thẳng đến Vườn hoa Bác Cổ rẽ vào Tràng Tiền -> Đến đường vòng xuyến vẫn đi thẳng tiếp đường Tràng Tiền rồi rẽ trái vào Phố Ngô Quyền -> qua Đại sứ quán Indonesia thì rẽ phải vào Trần Hưng Đạo.

Lưu ý: Nếu người bệnh sử dụng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy thì gửi trước Cổng viện hoặc tại Cung văn hóa Hữu Nghị Việt Xô.

Xem thêm: Bệnh viện nhiệt đới trung ương – Địa chỉ thời gian quy trình thăm khám

Thời gian làm việc của Bệnh viện Tim Hà Nội

Bệnh viện nhận khám cả vào thứ 7 và Chủ Nhật, cụ thể như sau:

  • Thứ 2 đến thứ 6: 5h30 đến 16h30
  • Thứ 7: 7h30 đến 14h30
  • Chủ nhật: 7h30 đến 12h

Lưu ý: Vì thứ 7 thông thường ít người đến khám nên các bác sĩ sẽ nghỉ sớm, bệnh nhân lưu ý cần đến Bệnh viện sớm, vào khoảng thời gian đầu giờ khám.

Quy trình khám chữa bệnh

Bệnh viện Tim Hà Nội cung cấp các bước cơ bản trong quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 1 và quy trình khám chữa bệnh đối với bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2.

Các bước cơ bản trong quy trình khám chữa bệnh giúp bệnh nhân linh hoạt và thuận tiện hơn trong quá trình thăm khám và điều trị.

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 1

  • Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện và đi thẳng vào quầy tiếp đón
  • Bước 2: Lấy số đóng tiền khám
  • Bước 3: Đóng chi phí khám bệnh tại quầy thu ngân
  • Bước 4: Đo huyết áp
  • Bước 5: Đến quầy tiếp đón để được phân phòng khám
  • Bước 6: Vào phòng khám bác sĩ, ngồi ghế và chờ đến lượt. Sau khi khám bệnh, nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa
  • Bước 7: Đến quầy thu ngân đóng chi phí cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ
  • Bước 8: Đến phòng cận lâm sàng thực hiện các xét nghiệm, làm điện tim, siêu âm tim, chụp X-quang
  • Bước 9: Quay lại phòng khám ban đầu, gặp bác sĩ chuyên khoa để đọc kết quả bệnh lý dựa trên các kết quả cận lâm sàng
  • Bước 10: Nếu không có chỉ định nhập viện: Bệnh nhân lấy đơn thuốc từ bác sĩ ->Lãnh thuốc hoặc mua thuốc tại quầy dược->Hẹn tái khám->Ra về.
  • Bước 11: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ, bệnh nhân đến quầy tiếp đón làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở 2

  • Bước 1: Bệnh nhân đến bệnh viện và đi thẳng vào quầy tiếp đón
  • Bước 2: Lấy số đóng tiền khám tại máy lấy số tự động
  • Bước 3: Đo huyết áp
  • Bước 4: Đóng chi phí khám bệnh tại quầy thu tiền bệnh nhân khám mới
  • Bước 5: Đến quầy tích chỉ định
  • Bước 6: Đến khu vực lấy máu xét nghiệm và tiến hành xét nghiệm
  • Bước 7: Nộp giấy làm siêu âm và điện tim
  • Bước 9: Đến phòng cận lâm sàng thực hiện siêu âm, điện tim và chụp X-quang
  • Bước 10: Lấy số đọc kết quả
  • Bước 11: Phân loại bệnh và vào phòng khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế
  • Bước 12: Gặp bác sĩ đọc kết quả bệnh lý dựa trên các kết quả cận lâm sàng
  • Bước 13: Nếu không có chỉ định nhập viện: Bệnh nhân lấy đơn thuốc từ bác sĩ ->Lãnh thuốc hoặc mua thuốc tại quầy dược->Hẹn tái khám->Ra về.
  • Bước 14: Nếu có chỉ định nhập viện từ bác sĩ, bệnh nhân đến quầy tiếp đón làm thủ tục nhập viện theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Giá khám tự nguyện tại bệnh viện Tim Hà Nội

Bệnh nhân có bảo hiểm y tế và có giấy chuyển tuyến đều được hưởng bảo hiểm y tế như quy định

Khám bệnh tự nguyện 1 (khám với tiến sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa II)

Chi phí: 600,000 đồng (chưa bao gồm phí siêu âm, chụp chiếu, xét nghiệm…). Gồm phí khám bệnh (300,000 đồng) và phí dịch vụ (300,000 đồng).

Có hướng dẫn viên hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh. Đưa bệnh nhân đi làm xét nghiệm, lấy kết quả, tập hợp kết quả mang vào phòng khám cho bác sĩ kết luận.

Lịch khám: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, lễ tết)

Khám bệnh tự nguyện 2 (khám với thạc sĩ, phó / trưởng khoa)

Chi phí: 500,000 đồng (chưa bao gồm phí siêu âm, chụp chiếu, xét nghiệm…) gồm phí khám bệnh (200,000 đồng) và phí dịch vụ (300,000 đồng).

Có hướng dẫn viên hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh, đưa bệnh nhân đi làm xét nghiệm, lấy kết quả, tập hợp kết quả mang vào phòng khám cho bác sĩ kết luận.

Lịch khám: từ thứ 2 đến thứ 6 (trừ ngày nghỉ, lễ tết)

Khám bệnh tự nguyện 3 (khám với thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa I)

Chi phí: 300,000 đồng (chưa bao gồm phí siêu âm, chụp chiếu, xét nghiệm…) gồm phí khám bệnh (100,000 đồng) và phí dịch vụ (200,000 đồng).

Có hướng dẫn viên hướng dẫn tại các phòng siêu âm, chụp chiếu, xét nghiệm… lấy kết quả, tập hợp kết quả vào phòng khám cho bác sĩ kết luận.

Có phòng khám Nhi và phòng siêu âm riêng cho các bé dưới 15 tuổi.

Lịch khám: từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày nghỉ, lễ tết). Tuy nhiên khám tự nguyện 3 chưa nhận đặt lịch khám trước khi đến.

Ưu điểm khi khám chữa bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Dưới đây là một vài ưu điểm trong quá trình người bệnh khám chữa bệnh tại Bệnh viện:

Người bệnh có thể đặt lịch hẹn trước

Hiện tại Bệnh viện mới nhận đặt lịch hẹn khám cho Khám Tự nguyện 1 và 2. Khám Tự nguyện 3 sẽ được triển khai việc đặt khám theo hẹn sau một thời gian nữa.

Người bệnh có quyền được chọn bác sĩ khám

Bệnh nhân có quyền lựa chọn bác sĩ nếu bác sĩ đó có lịch ở phòng khám. Trường hợp bác sĩ không có lịch khám ngày hôm đó, Bệnh viện sẽ liên hệ với bác sĩ đó và bệnh nhân có thể được khám bác sĩ đó nếu bác sĩ đồng ý.

Chất lượng phục vụ tốt

Khoa Khám bệnh tự nguyện có hệ thống tài chính riêng, đảm bảo cho bệnh nhân đến khám không phải chờ đợi để làm các thủ tục tài chính.

Tất cả bệnh nhân đến bệnh viện khám đều được khám hết trong ngày. Các bệnh nhân cần can thiệp cấp cứu sẽ được thực hiện trong vòng 1 tiếng từ khi đến Bệnh viện.

Các bệnh nhân khám bệnh tại khoa Khám bệnh tự nguyện khi vào viện cũng được ưu tiên khi điều trị nội trú.

Về chế độ BHYT khi điều trị nội trú: đối với bệnh nhân trong diện cấp cứu thì được hưởng BHYT cấp cứu, đối với các trường hợp khác vào viện không trong diện cấp cứu thì cần xin chuyển tuyến theo quy định của BHYT.

Hình thức thanh toán đa dạng

Người bệnh có thể thanh toán bằng tiền mặt và/hoặc thẻ tín dụng (Master card/Visa card) và/hoặc thẻ ATM của các ngân hàng trong nước.

Kinh nghiệm khi đi khám ở Bệnh viện Tim Hà Nội

Bệnh viện Tim Hà Nội

Lần đầu đi thăm khám tại bệnh viện Tim Hà Nội sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ. Để giúp bạn chủ động hơn khi thăm khám. Đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau đây.

Cần mang theo những gì cho cuộc hẹn với bác sĩ?

Để làm thủ tục đăng kí và cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ, người bệnh cần mang theo:

  • Thẻ bảo hiểm y tế, nếu có
  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu hoặc thẻ học sinh, giấy khai sinh (với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi) hoặc các giấy tờ tùy thân tương đương
  • Giấy chuyển tuyến từ các cơ sở y tế hoặc từ bác sĩ của quý vị, giấy hẹn khám lại, nếu có
  • Đơn thuốc hoặc các thuốc đang dùng, nếu có
  • Các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu (trong vòng 6 tháng),nếu có

Có được chọn bác sĩ khám không?

Bạn có thể lựa chọn bác sĩ chữa trị cho mình nếu lịch hẹn của bạn trùng với lịch làm việc của bác sĩ.

Người bệnh nên đến Bệnh viện để khám chữa bệnh vào lúc nào?

Quá trình khám bệnh của người bệnh thông thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-3 tiếng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, số lượng chỉ định cận lâm sàng và số lượng bệnh nhân khám trong ngày.

Với các bệnh nhân có kết quả khám bất thường hoặc cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Thời gian khám có thể kéo dài hơn. Vậy nên người bệnh cần cân nhắc sắp xếp thời gian đến khám cho phù hợp.

Thời điểm đông bệnh nhân khám: khoảng 9h – 11h sáng các ngày.

Thời điểm vắng bệnh nhân khám: Buổi chiều các ngày, vào mùa hè và vào ngày rằm hay mùng 1 âm lịch.

Trên đây là những thông tin về bệnh viện tim Hà Nội mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Đây là cơ sở hàng đầu chuyên về tim mạch. Vì vậy sức khỏe tim mạch có vấn đề bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi điều trị tại đây. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết khi đi khám chữa bệnh tại bệnh viện tim Hà Nội.