Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Các tác dụng của lựu khi mang thai

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :10/04/2023

Lựu là loại quả rất tốt cho sức khỏe. Vậy với bà bầu thì sao? Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Bà bầu 3 tháng ăn lựu được không? Các tác dụng của lựu khi mang thai là gì? Ăn lựu khi mang thai trong một ngày như thế nào cho phù hợp? Đây là nội dung được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Nếu chị em đang có ý định ăn lựu để bổ sung dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng theo dõi bài viết để nắm rõ giá trị dinh dưỡng và cách dùng an toàn của loại quả này nhé.

Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?

Trong dân gian vẫn thường lưu truyền mẹo ăn lựu khi mang thai giúp con có má lúm đồng tiền. Trẻ sinh ra da trắng, môi đỏ đặc biệt xinh xắn. Cũng chính vì điều này mà quả lựu luôn nằm trong danh sách ưu tiên của các bà bầu.

Thực hư vấn đề này là sao? Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?

Giá trị dinh dưỡng của lựu

Lựu là loại quả hương vị thơm ngon, dễ ăn và rất giàu chất dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng của lựu trong 100g lựu lần lượt là:

  • Năng lượng: 68 kcal
  • Cacbohydrat: 17.17 g
  • Chất đạm: 0.95 g
  • Đường: 16.57 g
  • Chất xơ: 0.6 g
  • Chất béo: 0.3 g
  • Vitamin B1 (3%): 0.030 mg
  • Vitamin B2 (B2) (5%): 0.063 mg
  • Vitamin B3 (2%): 0.300 mg
  • Vitamin B6 (8%): 0.105 mg
  • Vitamin C (7%): 6.1 mg
  • Kẽm (1%): 0.12 mg
  • Sắt (2%): 0.30 mg
  • Folate (B9) (2%): 6 μg
  • Pantothenic acid (B5) (12%): 0.596 mg
  • Canxi (0%): 3 mg
  • Magiê (1%): 3 mg
  • Kali (6%): 259 mg
  • Phốt pho (1%): 8 mg

Quả lựu có tác dụng gì với bà bầu? 

Quả lựu nằm trong danh sách top 10 loại trái cây tốt nhất cho bà bầu. Trong thành phần của lựu chứa rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, giúp phát triển toàn diện.

Dưới đây là các tác dụng của lựu khi mang thai đã được khoa học chứng minh.

Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Lựu cung cấp nguồn năng lượng dồi dào

Uống nước ép lựu thường xuyên ở thời điểm mang thai giúp cơ thể cung cấp lượng calo cần thiết.  Cơ thể không bị thiếu hụt năng lượng, đủ sức khỏe để sinh hoạt, làm việc.

Nước ép lựu cũng giúp cơ thể luôn được giữ ẩm tốt nhất.

Quả lựu giúp mẹ bầu nâng cao hệ miễn dịch

Bên cạnh cam, xoài, ổi, … thì lựu cũng là loại trái cây cung cấp nguồn vitamin C dồi dào.

Đây là nhóm vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch. Tạo hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể của mẹ bầu khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có hại.

Giảm ốm nghén nhờ quả lựu

Ốm nghén là rắc rối thường gặp khi phụ nữ mang bầu. Nhiều mẹ bầu còn bị nôn ói, chán ăn khiến cơ thể suy nhược. Khi này, lựu có thể là cứu cánh giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Bạn đã từng rơi vào tình trạng ốm nghén chưa? Đó là khi những món ăn ngày thường có thể rất yêu thích giờ lại thành món ăn mẹ bầu sợ nhất. Ngược lại, những món trước nay không thích lại khiến mẹ bầu ăn mãi không chán.

Để xoa dịu cảm giác ốm nghén khó chịu, chị em nên tích cực ăn lựu mỗi ngày. Vị chua ngọt của loại trái cây này sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn. Đồng thời, kích thích vị giác, giúp bà bầu ăn uống ngon miệng.

Quả lựu giúp mẹ bầu ngăn ngừa rạn da

Sự căng giãn nhanh chóng do tăng cân và thai nhi lớn lên khiến cơ thể mẹ bầu bị rạn da. Đặc biệt là tại vùng bụng, đùi, ngực. Để ngăn chặn tình trạng rạn da xuất hiện ngày càng nhiều, chị em nên tăng cường ăn lựu.

Thành phần của quả lựu chứa lượng lớn chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng ngăn ngừa tổn thương trên da, giúp da đàn hồi và giữ ẩm tốt hơn.

Ăn lựu khi mang thai
Lựu giúp ngăn ngừa tổn thương trên da

Ăn quả lựu có tốt không? Không lo tiền sản giật

Lựu giúp thai phụ giảm nguy cơ tiền sản giật ở những tháng cuối thai kỳ. Nếu bạn vẫn luôn thắc mắc ăn quả lựu có tốt không, đừng ngần ngại lựa chọn nhé.

Nghiên cứu cho thấy, phytochemical là hợp chất cực tốt cho hệ tim mạch. Chất này có nhiều trong lựu, giúp cân bằng huyết áp và bảo vệ mẹ bầu tránh khỏi tiền sản giật.

Ăn lựu – Bí quyết giúp hệ xương của mẹ và bé chắc khỏe

Để giúp hệ xương của mẹ và bé luôn chắc khỏe, hãy thường xuyên ăn quả lựu. Một hệ xương tốt sẽ giúp cơ thể luôn được nâng đỡ và bảo vệ tốt nhất.

hạt lựu có tác dụng gì

Ăn lựu có tốt cho bà bầu không? Lựu giúp mẹ khỏe con đẹp

Nếu mẹ bầu muốn có làn da khỏe khoắn, sáng mịn, hãy đều đặn uống 1 ly nước ép lựu mỗi ngày.

Quả lựu tốt cho bà bầu nhờ có hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào. Những chất này có khả năng hỗ trợ tái tạo tế bào. Tăng cường lưu thông máu giúp da tươi tắn, giảm tàn nhang, ngừa lão hóa.

Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu ăn lựu thường xuyên khi sinh em bé còn có má lúm đồng tiền. Trẻ có làn da trắng mịn, môi đỏ hồng rất xinh xắn. Đúng chuẩn khỏe mẹ, đẹp con.

Quả lựu bổ sung chất xơ, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Lựu được biết đến là loại quả có lượng chất xơ dồi dào. Đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu thường bị đầy hơi, khó tiêu, nóng trong, táo bón. Ngoài việc tăng cường uống nước, ăn rau xanh và các loại hoa quả thì mẹ bầu cũng nên ăn lựu mỗi ngày.

Quả lựu sẽ giúp hệ tiêu hóa bà bầu làm việc tốt hơn, giúp cơ thể luôn được thoải mái, tránh táo bón.

Ngăn ngừa bệnh ung thư nhờ ăn lựu mỗi ngày

Ít người biết, chất polyphenol trong quả lựu có đặc tính chống ung thư hiệu quả.

Nước ép lựu giúp ức chế sự tăng sinh của các khối u và tế bào gây bệnh ung thư. Nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của mẹ và bé, đừng bỏ qua loại quả này.

Bà bầu 3 tháng ăn lựu được không? Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?

Que thử lên 2 vạch báo hiệu có thai là nỗi vui mừng khôn xiết của tất cả các cặp đôi đang mong ngóng con.

Khi này, việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu luôn được đặt lên hàng đầu. Từ việc dùng thuốc bổ, chế độ nghỉ ngơi cho đến dinh dưỡng. “Bà bầu 3 tháng ăn lựu được không?” do đó cũng là nội dung được nhiều người quan tâm.

Các chuyên gia cho biết, thai phụ có thể ăn lựu vào bất cứ giai đoạn nào. Dù là bình thường, trước hay 3 tháng đầu có thai, ăn lựu đều mang đến nhiều tác dụng hữu ích.

Đặc biệt, tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 thai kỳ, ăn lựu còn giúp ổn định huyết áp và tim mạch. Ngăn ngừa rạn da, tiền sản giật. Đồng thời, giúp trí não và hệ xương của bé chắc khỏe hơn.

1 quả lựu bao nhiêu calo

Ăn lựu khi mang thai trong một ngày như thế nào cho phù hợp?

Lựu là loại quả có nhiều công dụng tuyệt vời. Chẳng vậy mà từ thời Ai Cập cổ đại xưa cho đến y học hiện đại ngày nay đều lấy quả lựu là biểu tượng của khả năng sinh sản. Là trái cây “thập toàn đại bổ” dành cho cả mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là nên ăn càng nhiều lựu càng tốt. Để lựu phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên ăn đúng cách và phù hợp. Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai.

Ăn lựu khi mang thai trong một ngày như thế nào cho phù hợp? Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

  • Thời điểm ăn lựu tốt nhất là sau khi ăn 1- 2 tiếng. Như vậy sẽ giúp cơ thể hấp thụ tối đa hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong lựu.
  • Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 1-2 quả lựu trong một ngày. Nếu uống nước ép thì không nên uống quá 500ml/ngày. Lựu có vị ngọt nên uống quá nhiều có thể khiến bà bầu tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ.

Ăn hạt lựu có tốt cho bà bầu không?

Ăn hạt lựu có tốt cho bà bầu không là thắc mắc của nhiều chị em khi sử dụng loại trái cây này.

Khoa học đã chứng minh, hạt lựu có giá trị dinh dưỡng cao, chứa rất nhiều vitamin C, K. Đây là những hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, tẩy giun hữu ích.

Không những thế, hạt lựu còn rất giàu chất xơ. Ăn hạt lựu giúp no bụng lâu hơn, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Với những tác dụng như vậy, bà bầu hoàn toàn có thể ăn hạt lựu. Có 3 cách ăn phổ biến mà bạn có thể tham khảo đó là:

Ăn hạt lựu trực tiếp

Trái lựu sau khi được bổ đôi, tách vỏ, các bạn có thể ăn trực tiếp cả lựu và hạt.

Cầu kỳ hơn, chị em có thể dùng lựu ép lấy nước uống. Phần hạt đem trộn cùng sữa chua hoặc các loại nước uống khác.

Dùng hạt lựu làm món salat khai vị

Chị em có thể trổ tài vào bếp cùng món salat lựu để đổi vị cho cả gia đình. Nguyên liệu đơn giản gồm: Lựu, hành tây, cà chua, ớt, rau mùi, gia vị, dầu oliu.

Đem trộn tất cả các nguyên liệu trên với nhau là bạn đã có thể sử dụng ngay. Nếu thích vị mát lạnh, các bạn có thể để salat vào tủ lạnh chừng 1- 2 tiếng.

Trộn hạt lựu cùng các món nướng để tăng hương vị ngọt ngào

Bạn là tín đồ của đồ nướng? Đừng bỏ qua công thức ướp thịt từ nước ép và hạt lựu nhé. Món ăn không chỉ có màu sắc bắt mắt hơn mà hương vị đồ nướng cũng được gia tăng đáng kể đó.

Lưu ý: Hạt lựu có thể gây tắc nghẽn đường ruột gây táo bón thai kỳ nếu bạn ăn quá nhiều một lúc. Do đó, các mẹ nên chia lựu thành nhiều lần ăn trong ngày để tránh gặp rắc rối đáng tiếc.

Những loại quả khác hỗ trợ khi mang bầu. Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?

Trái cây rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là chị em trong giai đoạn thai nghén. Mỗi loại trái cây sẽ chứa các loại vitamin và dinh dưỡng khác nhau. Do đó, việc ăn đa dạng các loại trái cây sẽ giúp thai phụ và thai nhi luôn mạnh khỏe.

Ngoài quả lựu còn có những loại quả khác hỗ trợ khi mang bầu. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Mang bầu nên ăn nhiều quả bơ

Bơ là trái cây đặc biệt tốt cho phụ nữ mang bầu. Đây là loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, C, K, Kali, … Quả bơ cũng có lượng chất béo bão hòa và chất xơ dồi dào.

Ăn bơ thường xuyên ngay từ khi mang thai giúp mẹ bầu giảm đau nhức xương khớp, giảm chuột rút. Những rắc rối này xảy ra khá thường xuyên ở thời điểm 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

Ăn lựu có tốt cho bà bầu không
Bơ là trái cây đặc biệt cho phụ nữ mang bầu

Kiwi – Trái cây tốt cho phụ nữ mang bầu

Kiwi được ví von là “thực phẩm vàng” có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Lượng axit folic trong kiwi thuộc nhóm cao ngất ngưởng, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết thêm, quả kiwi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cả mẹ và bé. Mỗi ngày ăn 1 quả sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh eczema và hen xuyễn.

Bà bầu nên ăn nhiều Cam quýt, chanh, bưởi

Các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C như Cam quýt, chanh, bưởi giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch. Tại Việt Nam, những loại quả này có quanh năm, giá thành rẻ nên chị em có thể tận dụng tối đa.

Dâu tây – Loại quả giàu dinh dưỡng bà bầu nên lựa chọn

Trong danh sách những loại quả mẹ bầu nên ăn khi mang thai không thể thiếu được dâu tây.

Quả dâu tây gồm nhiều thành phần có ích như: Vitamin B, C, kẽm, kali, folate, cacbon hydrat, mangan, chất xơ, … Chúng không chỉ giúp mẹ bầu làm đẹp, bảo vệ sức khỏe mà còn tốt cho sự phát triển toàn diện của bé sau này.

bầu ăn lựu có tốt không
Dâu tây giàu dinh dưỡng thích hợp cho các mẹ bầu lựa chọn

Ăn lựu có giúp con thông minh?

Lựu mang đến rất nhiều tác dụng với sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nhưng, với sự phát triển trí não thì sao? Ăn lựu có giúp con thông minh hơn không?

Theo chia sẻ của các chuyên gia, nước ép lựu rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Bí mật nằm ở thành phần của loại quả này. Chúng chứa lượng lớn Natri, Niaxin, Canxi, Phốt pho, Các nhóm vitamin A, B, C, E, …

Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Giúp trẻ sinh ra giảm tối đa nguy cơ tổn thương ở não và tim mạch. Bên cạnh đó, chất polyphenol trong lựu còn giúp bảo vệ hệ thần kinh, giảm nguy cơ tổn thương não và các bệnh ung thư.

Bài viết trên đây vừa giúp chị em giải đáp thắc mắc: “Ăn lựu có tốt cho bà bầu không?”. Cùng với đó là những tác dụng và cách dùng lựu sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng, chị em đã có thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết liên quan:

Tác dụng của hạt lựu và vỏ lựu mà ít người biết tới

Thắc mắc 1 quả lựu bao nhiêu calo? Ăn lựu nhièu có mập không?