Vỏ và hạt lựu có tác dụng gì? Chia sẻ cách chọn lựu tươi ngon

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :11/04/2023

Lựu là loại trái cây được nhiều người yêu thích, bởi chứa nhiều vitamin. Có rất nhiều người ăn lựu bỏ hạt, mà không biết hạt lựu có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Vậy hạt lựu có tác dụng gì? Tác dụng của vỏ hạt lựu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây:

Vỏ lựu có tác dụng gì

Hạt lựu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Lựu là loại trái cây bổ dưỡng, giàu dinh dưỡng. Với hương vị thơm ngon, đặc trưng, lựu được nhiều người ưa chuộng, nhất là chị em phụ nữ.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong quả lựu có chứa nhiều vitamin C, chất oxy hóa và nhiều dưỡng chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da,…

Chúng ta có thể sử dụng lựu để ăn hàng ngày, hoặc làm món nước ép lựu chua chua ngọt ngọt đầy hấp dẫn.

Trên thực tế, có nhiều người thích ăn lựu, nhưng bỏ đi phần hạt. Mà không biết rằng, hạt lựu cũng có giá trị dinh dưỡng tương đối cao. Vậy hạt lựu có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dưới đây là những công dụng của hạt lựu mà ít người biết đến:

Nhiều chất dinh dưỡng

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lựu là loại trái cây rất giàu dinh dưỡng, từ phần thịt lựu, hạt, vỏ.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hạt lựu cho chứa rất nhiều magie và vitamin E.

Giàu chất xơ

Trong hạt lựu có chứa đến 50% chất xơ, đây là kết quả thu được từ một cuộc nghiên cứu. Các loại chất xơ chính có trong thành phần của hạt lựu phải kể đến đó là lignin và cellulose. Đây là hai hợp chất không thể hòa tan và hầu như không thay đổi khi đi qua hệ thống tiêu hóa của bạn. Và thật ngạc nhiên, đây chính là thành phần của gỗ.

Nếu chẳng may nuốt phải hạt lựu, bạn không cần phải quá lo lắng. Vì hạt lựu an toàn với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều hạt lựu, nhất là trẻ em, sẽ dễ gây tắc nghẽn đường ruột khi các bé không nhai kỹ. Mặc dù trường hợp gặp phải rất hiếm, nhưng các bậc phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý.

Với những người trưởng thành có tiền sử bị táo bón mãn tính, cũng không nên ăn quá nhiều hạt lựu. Bởi nó sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Là chất chống oxy hóa

Hạt lựu có chứa chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không giàu như ở phần vỏ lựu. Trong hạt có chứa nhiều axit phenolic và polyphenol khác nhau, bao gồm tannin, lignin, flavonoid,….

Axit béo

Dầu hạt chiếm đến khoảng 12-20% ở trong hạt lựu. Loại dầu này bao gồm các thành phần chính như axit Punicic – một chất béo không bão hòa.

Vậy hạt lựu có tác dụng gì? Các nghiên cứu trên chuột và chuột cho thấy axit Punicic có trong hạt lựu có thể làm giảm viêm, cải thiện độ nhạy insulin và thúc đẩy giảm cân.

Hạt lựu có tác dụng gì

Một số công dụng khác của hạt lựu

  • Khắc phục chứng tiêu chảy kéo dài: Trong đông y, hạt lựu có tính ấm, chát, chỉ huyết, chỉ tả, khử trùng. Vì vậy, hạt lựu có công dụng trị đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài. Các thầy thuốc đông y thường lấy ruột quả lựu sấy khô, tán thành bột. Mỗi lần ăn uống 10-12g với nước cơm, để trị bệnh tiêu chảy kéo dài.
  • Giải nhiệt, chữa đau đầu: Hạt lựu còn có tác dụng ngăn ngừa ra nhiều mồ hôi, giải nhiệt, thanh thử, bởi trong thành phần quả lựa rất giàu vitamin C và nhiều khoáng chất như: vitamin C, B2, photpho, sinh tố B2,….và chữa chứng đau đầu ở phụ nữ. Kích thích tiêu hoát tốt ở trẻ em.
  • Hỗ trợ cải thiện tiêu hóa: Trong trường hợp bị tiêu hóa kém, thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy. Hãy lấy 2-3 quả lựu, bỏ vỏ, chỉ lấy cùi và hạt với một bát rưỡi nước. Sắp nửa bát rồi đổ vào một ít mật ong. Duy trì uống 2-3 lần trong ngày.
  • Tẩy giun: Vì có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong hạt lựu còn giàu chất oxy hóa, nên có khả năng chống lại được vi khuẩn. Vì thế, ăn hạt lựu sẽ có tác dụng tẩy giun. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, nhất là đối với trẻ em, vì có thể sẽ gây tắc ruột.

Các tác dụng của vỏ lựu đối với sức khỏe

Vỏ lựu có tác dụng gì? Ngoài hạt, vỏ lựu cũng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vỏ lựu có nhiều chất dinh dưỡng, chống viêm, kháng khuẩn. Dưới đây là các tác dụng của vỏ lựu đối với sức khỏe. Hãy cùng khám phá nhé:

Vỏ lựu có tác dụng chữa ho, đau họng

Ít người biết được công dụng này của vỏ lựu. Với đặc tính kháng khuẩn cao, nên vỏ lựu được dùng để chữa đau, viêm họng, trị các chứng bệnh ho khan, ho có đờm.

Để chữa bệnh từ vỏ của trái lựu, bạn cần đặt một ít bột vỏ lựu vào nước ấm. Sau đó, dùng để súc miệng hàng ngày, có thể giúp giảm sưng viêm một cách hiệu quả.

Vỏ lựu có tác dụng giải độc

Một tác dụng nữa của vỏ lựu không thể không nhắc đến đó là giải độc. Vì trong thành phần của vỏ lựu có chứa nhiều chất oxy hóa, nên có thể đào thải, loại bỏ các độc tố đang tích tụ trong cơ thể.

Chống lão hóa

Các enzyme có trong vỏ lựu, có thể phá vỡ collagen, thúc đẩy sự phát triển của tế bào. Từ đó, làm chậm quá trình lão hóa diễn ra.

Làm sạch mặt

Một công dụng nữa của hạt lựu ít người biết đến, đó là giúp làm sạch da mặt, loại bỏ mụn trứng cá và mụn nhọt. Bạn có thể sử dụng bột vỏ lựu pha với nước hoa hồng hoặc mật ong. Sau đó, đắp hỗn hợp lên mặt, để trong khoảng 15-20 phút thì rửa mặt.

Bột vỏ lựu có tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, giúp bạn có làn da mịn màng hơn.

Tác dụng của vỏ lựu đối với sức khỏe – Cải thiện sức khỏe xương

Tính kháng khuẩn, chống viêm có trong vỏ lựu sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương. Đặc biệt là ở phụ nữ mãn kinh. Vì vậy, chị em có thể thường xuyên sử dụng vỏ lựu để phòng tránh bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, nên rửa và ngâm nước muối cẩn thận để tránh ăn phải thuốc trừ sâu.

hạt lựu có tác dụng gì
Vỏ lựu còn có tác dụng phòng chống bệnh loãng xương

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Vỏ lựu có thể làm giảm nguy cơ ung thư da. Vì trong vỏ lựu có tính oxi hóa cao, có khả năng ngăn ngừa ung thư. Vỏ lựu hoạt động giống như một chất chống nắng hiệu quả.

Vỏ lựu giúp trái tim khỏe mạnh hơn

Vỏ lựu có thể giúp chống lại các bệnh về tim mạch. Đây là một trong những lợi ích to lớn, từ vỏ quả lựu. Chất oxy hóa dồi dào, có trong vỏ lựu có tác dụng loại bỏ gốc tự do có hại, bảo vệ cho trái khỏe mạnh.

Tác dụng của vỏ lựu còn ngăn ngừa gàu

Gàu nhiều khiến bạn ngứa ngáy khó chịu, làm mất tự tin khi giao tiếp. Hãy sử dụng ngay vỏ lưu để loại bỏ tình trạng gàu ngay. Bằng cách sử dụng bột vỏ lựu và dầu dừa ấm, trộn vào nhau. Sau đó, thoa lên đầu, ủ trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sách.

Kiên trì sử dụng trong 2 tuần để thấy được hiệu quả của mẹo trị gầu này.

Chia sẻ cách chọn lựu ngon ngọt

Lựu được chia thành hai loại chính đó là:

  • Lựu có kích thước thường, vỏ màu đỏ vàng hoặc cam đậm là lựu Việt Nam.  Vị của lựu Việt thường ngọt thanh, hơi chua nhẹ, tươi và có mùi thơm dễ chịu.
  • Lựu có kích thước khổng lồ, thường là giống nhập khẩu. Vỏ lựu tươi sáng và bóng bẩy hơn. Không có rám, màu hồng tươi bắt mắt. Khi bổ ra, cùi dày, hạt lựu đỏ tươi, nhưng có vị nhạt.

Dưới đây là cách chọn lựu ngon ngọt, bạn nên biết:

  • Bạn nên mua lựu trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 2. Bởi đây là thời gian lựu Việt cho trái.
  • Hãy chọn quả lựu có kích thước to, hình dáng tròn, có đường vân nổi cộm lên, lộ rõ múi lựu. Quả lựu to thường là quả lựu đã chín, hụt lựu mẩu, mọng nước.
  • Nên lấy quả lựu có màu vàng cam, tối màu, hoặc những quả nào có mảng màu đỏ, rám nâu,… Đây là những quả lựu đã chín đúng độ.
  • Phần đài hoa còn nguyên vẹn, không bị gãy, không bị úng thối,… điều này chính tỏ lựu vẫn còn tươi.

Hạt lựu có tác dụng gì

Đối với giống lựu khổng lồ, thường là hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi trái thường nặng từ 0,3 đến 0,8 kg tùy loại:

  • Bạn nên chọn những địa chỉ bán trái cây nhập khẩu uy tín.
  • Hãy chọn những loại trái có màu đỏ đậm, vỏ nhìn sáng láng nhưng khi sờ vào thấy hơi sần. Ấn vào cứng cáp, không được dập úng.
  • Vỏ lựu đỏ sẫm, sẽ lan sâu vào bên trong của quả lựu.
  • Hạt lựu đỏ thẫm, đậm màu, đều khin khít nhau. Hạt mọng nước, ngọt thanh, nhưng có vị chua nhẹ, thơm mát.
  • Đài hoa của lựu nhập khẩu phải còn nguyên, hơi khô và sẫm màu, điều này chứng tỏ trái lựu này đã chín.
  • Màng ngăn giữa các múi phía trong mỏng.

Thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết được hạt lựu có tác dụng gì? Công dụng của vỏ lựu và cách chọn lựu tươi ngon. Hi vọng rằng, bài viết dưới đã giúp các bà nội trợ có thêm kiến thức trong việc lựa chọn trái cây ngon.

Xem thêm bài viết

Ăn lựu có tốt không? Bất ngờ với 10+ tác dụng của lựu đem lại

Cơm cháy bao nhiêu calo? Ăn cơm cháy nhiều có tốt không?