Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thành công hay thất bại?
Chuyển phôi là giai đoạn cuối cùng, đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của cả quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Vậy sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thành công hay thất bại? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu chuyển phôi thành công, dấu hiệu chuyển phôi thất bại trong nội dung bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Chuyển phôi IVF là gì?
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp dùng để hỗ trợ sinh sản được chỉ định dùng cho các trường hợp:
- Vợ bị tắc ống dẫn trứng
- Chồng bị bất thường ở tinh trùng
- Các cặp vợ chồng hiếm muộn không thể có thai bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản thông thường.
- Vợ chồng lớn tuổi có kèm bệnh lý rối loạn phóng noãn.
- Chị em bị lạc nội mạc tử cung.
- Những cặp đôi có bất thường về di truyền.
- Người bị vô sinh không rõ nguyên nhân.
Chuyển phôi là thủ thuật vô cùng quan trọng nằm trong quy trình IVF. Đây là quy trình cuối cùng của quá trình thụ tinh ống nghiệm. Ở giai đoạn chuyển phôi, các bác sĩ sẽ đưa phôi sau khi đã nuôi cấy trong ống nghiệm đưa vào buồng tử cung của người mẹ để phôi thai bám vào tử cung và phát triển thành thai nhi.
Thông thường, thủ thuật chuyển phôi sẽ được thực hiện vào ngày thứ 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt. Khi mà niêm mạc tử cung của người mẹ đạt đến độ dày chuẩn (9-10mm). Đồng thời, sức khỏe của mẹ tốt và sẵn sàng cho việc mang thai.
Sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thành công hay thất bại?
Sau chuyển phôi khoảng 14 ngày, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để đo nồng độ hCG, nhằm kiểm tra xem phôi có làm tổ thành công hay không?
Ngoài việc xét nghiệm, sau khi chuyển phôi, chị em có thể nhận biết việc mang thai sớm thông qua các biểu hiện của cơ thể.
Sau khi chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thành công hay thất bại? Dưới đây là những dấu hiệu chuyển phôi thành công và dấu hiệu chuyển phôi thất bại, chị em có thể tham khảo và biết các nhận biết sớm.
Dấu hiệu chuyển phôi thành công
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, sẽ xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu mang thai sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu chuyển phôi thành công chị em có thể dễ dàng nhận biết:
Chậm kinh
Là dấu hiệu đầu tiên, dễ nhận biết việc mang thai lúc này. Mẹ bầu nên đợi chậm kinh sau 3-4 ngày thì mua que về thử để xác nhận việc mang thai sẽ chính xác hơn.
Vòng một căng tức
Kích thước vòng 1 to căng đột ngột, hơi có cảm giác đau đầu vú,…. Là dấu hiệu ngầm báo quá trình chuyển phôi IVF của bạn đã thành công.
Triệu chứng này, cùng với dấu hiệu chậm kinh, thử que lên hai vạch, chị em có thể chắc chắn về việc mang thai của mình.
Chóng mặt, hoa mắt
Quá trình thụ thai thành công, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra lượng lớn hormone progesterone. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể của chị em mệt mỏi và luôn trong tình trạng buồn ngủ.
Bên cạnh đó, đường huyết ở mẹ bầu sẽ thấp hơn bình thường. Do bị tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi trong thời gian này.
Có cảm giác buồn nôn
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, mà chị em có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn. Đây còn gọi là biểu hiện ốm nghén, nhiều mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm sẽ rất khó chịu với mùi thức ăn và nhiều mùi lạ xung quanh. Gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn.
Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm bớt khi mẹ bầu bước sang tam cá nguyệt thứ 2.
Thèm ngủ
Dấu hiệu mang thai sớm sau chuyển phôi đó là bạn luôn có cảm giác buồn ngủ, cơ thể uể oải,mất tập trung trong công việc.
Nếu gặp phải triệu chứng này, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ở giai đoạn đầu, việc nghỉ ngơi sẽ giúp thai phát triển ổn định trong tử cung.
Ra máu báo thai
Có nhiều trường hợp mẹ bầu mới mang thai, bị ra chút máu ở đũng quần lót. Chị em đừng vội hoang mang, bởi đây có thể là hiện tượng ra máu báo thai. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do phôi thai được chuyển vào tử cung của người mẹ, sẽ bám vào thành tử cung. Điều này khiến lớp niêm mạc bị tổn thương, gây bong tróc và đẩy một lượng máu nhỏ ra bên ngoài.
Thử que 2 vạch
Bước cuối cùng để xác nhận việc bạn có mang thai hay không đó là mua que thử hai. Nếu que thử thai xuất hiện 2 vạch, thì bạn đang có tin vui.
Ngoài việc thử que, bạn có thể đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm máu để đo chỉ số beta hCG.
Dấu hiệu chuyển phôi không thành công
Dưới đây là những dấu hiệu chuyển phôi thất bại, chị em có thể dễ dàng nhận biết:
Ra máu âm đạo nhiều
Sau chuyển phôi, chị em bị ra ít máu âm đạo thì được gọi là máu báo. Nhưng trong trường hợp bạn bị ra nhiều máu màu nâu sẫm, kèm đau bụng dưới dữ dội,… thì đây là dấu hiệu của việc chuyển phôi thất bại.
Sau khi chuyển phôi mà phôi không làm tổ, cơ thể mẹ sẽ không sinh ra hormone. Điều này đồng nghĩa với việc niêm mạc tử cung sẽ bong ra, để sẵn sàng cho một chu kỳ kinh mới.
Nồng độ beta HCG không đạt mức
Để biết chắc chắn nhất chuyển phôi có thất bại không, bạn có thể thực hiện xét nghiệm nồng độ HCG.
Xét nghiệm HCG được làm vào khoảng tuần thứ 2 sau chuyển phôi. Nếu nồng độ HCG tăng chứng tỏ quá trình chuyển phôi đã thành công.
Trong trường hợp nồng độ này không đạt mức thì bạn cần tiếp tục theo dõi vì có thể đã chuyển phôi thất bại.
Không có dấu hiệu mang thai
Chuyển phôi không thành chị em sẽ thấy cơ thể không xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm như:
Chậm kinh
- Buồn nôn, nôn
- Chóng mặt
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi
Thử que một vạch
Sau 8 -14 ngày sau khi chuyển phôi, chị em mua que thử thai về thử. Nhưng không thấy xuất hiện 2 vạch, thì đây là dấu hiệu cho thấy việc chuyển phôi của bạn đã thất bại.
Không thấy dấu hiệu có thai sau chuyển phôi phải làm sao?
Thông thường các dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ ngày 8 đến ngày 14 sau chuyển phôi. Tuy nhiên có người xuất hiện triệu chứng, có người không.
Do đó, bạn không cần lo lắng mà hãy đợi đến ngày thứ 14, đến bệnh viện để được làm xét nghiệm máu. Để đo nồng độ Beta HCG, việc này sẽ giúp xác định chính xác có thai hay không.
Một số lưu ý để làm tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công
Dưới đây là một số lưu ý giúp tăng tỷ lệ chuyển phôi thành công như:
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục nhẹ nhàng, tạo sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh cảm cúm, ho, sốt…;
- Trước và sau chuyển phôi không ăn những thực phẩm gây khó tiêu, tác động xấu đến khả năng bám vào thành tử cung của phôi thai;
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…; Không ăn đồ cay nóng.
- Sau chuyển phôi không ăn đu đủ và rau ngót, không uống dừa tươi để tránh bị tuột phôi trong giai đoạn phân chia tế bào.
Hi vọng rằng, những thông tin giải đáp sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thành công hay thất bại. Mong rằng, những thông tin giải đáp trên đây đã giúp ích được cho chị em.
Xem thêm bài viết: