[Rối loạn vận mạch não là gì] Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Rối loạn vận mạch não là chứng bệnh rất thường gặp với biểu hiện lâm sàng là triệu chứng đau nửa đầu. Rất nhiều người chủ quan với triệu chứng này mà không biết rằng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng cho sức khỏe. Như dẫn đến tai biến mạch máu não, liệt chi, teo não…
Trong nội dung bài dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về hội chứng rối loạn vận mạch não, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Nội Dung Chính
Rối loạn vận mạch não là gì?
Rối loạn vận mạch não (Migraine) hay còn gọi là đau đầu vận mạch là một phần của chứng đau nửa đầu Migraine. Bệnh xảy ra do sự co thắt của các vùng mạch máu ở khu vực đầu hoặc cổ. Khi các mạch máu ở đầu bị căng (nới rộng), thậm chí viêm. Sẽ làm thay đổi nhịp đập của mạch, dẫn đến những cơn đau nhói.
Cơn đau có thể kéo dài và âm ỉ hoặc đau dữ dội khi người bệnh hoạt động thể chất mạnh.
Cách nhận biết triệu chứng rối loạn vận mạch não
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, các triệu chứng rối loạn vận mạch não sẽ khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh, bạn có thể dễ dàng nhận biết:
- Mức độ đau đầu ở mỗi người sẽ không giống nhau. Có người đau đầu dữ dội, nhưng cũng có trường hợp chỉ đau thoáng qua.
- Chứng đau đầu vận mạch não thường đi kèm với buồn nôn.
- Cơn đau đầu có thể xuất hiện ở cả hai bên hoặc chỉ đau một bên đầu. Có thể đau ở phía trước trán hoặc đau phía sau đầu. Một số trường hợp còn bị đau quanh mắt và má.
- Mỗi khi đau đầu, người bệnh còn kèm theo cảm giác tim đập nhanh và mạnh hơn.
- Người bệnh nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn hơn bình thường.
- Cơn đau đầu sẽ nguy hiểm hơn khi người bệnh hoạt động thể mạnh, nhất là khi tập thể thao.
- Do nhận thức về bệnh chưa đúng và đủ, nên rất nhiều người chủ quan không đi khám, điều trị bệnh lý này. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu không điều trị sớm, cơn đau đầu có thể kéo dài từ 4h – 72h. Làm suy giảm chất lượng cuộc sống và là yếu tố gia tăng các bệnh lý về thần kinh – vận động.
Nguyên nhân gây rối loạn vận mạch não
Các bác sĩ chuyên khoa lý giải về nguyên nhân gây đau đầu vận mạch não là do lượng máu lên não ít. Gây thiếu oxy và dẫn đến đau đầu. Bên cạnh đó, sự co thắt của mạch máu vùng đầu, sọ não, thái dương… sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tạm thời, gây nên những cơn đau nửa đầu.
Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng đau nửa đầu:
- Do nội tiết tố nữ thay đổi trong ngày đèn đỏ, mang thai, tiền mãn kinh… dễ gặp phải tình trạng đau đầu vận mạch.
- Sử dụng thuốc nội tiết sẽ khiến tình trạng đau đầu vận mạch trầm trọng hơn.
- Dùng chất kích thích như rượu bia, đồ uống chứa caffeine… sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não.
- Stress, trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc căng thẳng quá mức cũng có thể dẫn đến tình trạng đau nửa đầu.
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ quá nhiều… cũng là yếu tố kích thích cơ đau nửa đầu.
- Luyện tập thể thao không đúng cách như: hoạt động thể chất với cường độ quá cao, tập quá sức… sẽ khiến đầu bị đau nhói.
- Một số loại phụ gia thực phẩm như chất tạo ngọt, chất bảo quản bột ngọt (MSG). Có thể kích thích cơn đau đầu ở những người có cơ địa quá mẫn cảm.
- Thời tiết thay đổi, áp suất không khí bất ngờ… cũng là yếu tố khiến cơ đau đầu ghé thăm bạn.
Rối loạn vận mạch não có nguy hiểm không?
Rối loạn vận mạch não có nguy hiểm không? Câu trả là có CÓ. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu để chứng đau đầu vận mạch kéo dài không chữa trị. Bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến sang mạn tính. Kèm theo đó là nhiều nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể như:
- Cơn đau đầu sẽ xuất hiện nhiều với tần suất nặng hơn. Thời gian đau đầu kéo dài từ 4h-72h. Mỗi lần phát bệnh sẽ kéo dài từ 2-3 tuần.
- Chứng bệnh này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
- Như đã nói ở trên, cơ chế hình thành bệnh đau đầu rối loạn vận mạch là do sự co giãn bất thường của mạch máu não bộ. Khiến lượng oxy và dưỡng chất cung cấp đến tế bào não không đủ, không thường xuyên. Nếu thiếu oxy lên não từ 4 -5 phút sẽ làm tổn thương não vĩnh viễn không thể phục hồi. Đây là biến chứng nặng nề nhất của căn bệnh này.
- Trường hợp không cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến liệt nửa người hoặc mất một phần trí nhớ.
- Đau nửa đầu kéo dài sẽ khiến các tế bào não bị teo hoặc chết đi vĩnh viễn. Khi đó, sẽ sinh ra một loạt các bệnh lý khác như: teo não, thiểu năng tuần hoàn não, suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ đột quỵ…
Khi nào đến gặp bác sĩ?
Chứng đau đầu nếu không được chẩn đoán và không được điều trị có thể làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống. Nếu bạn thường xuyên có các dấu hiệu và triệu chứng của chứng đau đầu do rối loạn vận mạch, hãy ghi lại các triệu chứng xuất hiện trước, trong cơn đau. Hãy đi khám sớm chuyên khoa thần kinh.
Ngay cả khi bạn có tiền sử đau đầu, hãy đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng thay đổi hoặc cơn đau đầu đột nhiên khác lạ.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào sau đây:
- Đau đầu đột ngột, dữ dội như sấm sét
- Nhức đầu kèm theo sốt, cứng cổ, lú lẫn, co giật, nhìn đôi, tê hoặc yếu ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, có thể là dấu hiệu của đột quỵ
- Đau đầu sau chấn thương đầu
- Đau đầu mãn tính tồi tệ hơn sau khi ho, gắng sức, gắng sức hoặc chuyển động đột ngột
- Đau đầu mới sau 50 tuổi
Phương pháp điều trị rối loạn vận mạch não
Thông qua việc thăm khám, tùy thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị rối loạn vận mạch não phù hợp cho người bệnh.
- Ở giai đoạn cấp tính: Sử dụng thuốc để giảm đau tức thì, đồng thời ngăn cơn đau đầu tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng. Nhằm giảm tần suất tái phát và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau.
- Giai đoạn mãn tính: Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị bằng thuốc. Kết hợp liệu pháp oxy, vật lý trị liệu để kích thích dây thần kinh… giúp máu tuần hoàn tốt hơn.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa cũng như khắc phục bệnh lý này. Mỗi chúng ta cần thay đổi hành vi và lối sống khoa học, cụ thể như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đủ 4 nhóm chất, để có một cơ thể khỏe mạnh.
- Hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Xây dựng thời gian biểu khoa học, cụ thể như: đi ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn hoặc sự rung lắc mạnh.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể massage, bấm huyệt, châm cứu, thiền, tập yoga… để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, xua tan những cơn đau nửa đầu.
Hi vọng rằng, với những thông tin giải đáp trên đây, người bệnh đã hiểu rõ hơn về chứng rối loạn vận mạch não – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Từ đó, biết cách phòng tránh hiệu quả căn bệnh này.
Xem thêm bài viết: