Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở triệu chứng của bệnh gì?

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :12/01/2023

Rất nhiều người lo lắng vì thường xuyên thấy chân tay bủn rủn người mệt khó thở. Nếu triệu chứng này chỉ xuất hiện một vài lần không đáng lo ngại. Còn nếu xuất hiện trong thời gian dài cần phải thận trọng vì đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Vậy đau đầu, chóng mặt buồn nôn chân tay bủn rủn khó thở là bệnh gì? Theo dõi bài viết sau để nắm rõ những thủ phạm và cách xử lý trong trường hợp này.

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở

Mệt mỏi, người bủn rủn tay chân là triệu chứng của bệnh gì?

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở không phải là dấu hiệu hiếm gặp. Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý, phổ biến phải kể đến những bệnh dưới đây:

Bệnh tiểu đường

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi chóng mặt là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như:

  • Có cảm giác đói thường xuyên, thích đồ ngọt. Mặc dù ăn nhiều nhưng cơ thể lại bị sụt cân không rõ lý do.
  • Tim đập nhanh bất thường.
  • Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mắt.

Nếu gặp các triệu chứng này, người bệnh nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chẩn đoán kiểm tra cụ thể.

Thiếu máu não

Mệt mỏi, người bủn rủn tay chân là triệu chứng của bệnh gì?

Tim đập nhanh, tay chân run, khó thở… hãy thận trọng vì có thể là dấu hiệu của thiếu máu não. Một số đặc trưng của bệnh phải kể đến như:

  • Thường xuyên bị đau đầu.
  • Mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon, khó đi vào giấc ngủ, tỉnh giấc liên tục.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Trí nhớ bị suy giảm.
  • Ù tai.
  • Chân tay bủn rủn, nhức mỏi.

Huyết áp thấp

Khó thở tay chân bủn rủn là bệnh gì? Huyết áp thấp cũng khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng này. Với những người có huyết áp < 90/60mmHg sẽ được xem là huyết áp thấp.

Một số dấu hiệu của tình trạng huyết áp thấp gồm:

  • Hoa mắt, chóng mắt, bị ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh, khó chịu ở tim.
  • Ăn không ngon miệng, chướng bụng.
  • Chân tay bị bủn rủn, chảy mồ hôi.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Cường giáp

Cường giáp xảy ra khi hormone tuyến giáp tăng bất thường. Với những người mắc bệnh lý này, sẽ gặp triệu chứng chân tay bủn rủn người mệt khó thở. Đánh trống ngực, thường xuyên bị hồi hộp, nhạy cảm với nhiệt độ.

Hạ đường huyết

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi, buồn nôn cũng có thể do hạ đường huyết gây ra. Lúc này, lượng đường trong máu bị giảm đột ngột. Khiến cho cơ thể xuất hiện các triệu chứng tim đập nhanh, chân tay bủn rủn, ra nhiều mồ hôi. Trường hợp này cần phải bổ sung đường kịp thời để tránh bị ngất.

Cơ thể bị suy ngược 

Với những trường hợp không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, làm việc quá độ, thường xuyên bị stress… Sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. Các dấu hiệu khi cơ thể bị suy nhược bao gồm:

  • Cơ thể sụt cân nhanh chóng.
  • Chân tay bủn rủn, đi không vững.
  • Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị ốm.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là tình trạng lo lắng, căng thẳng quá mức mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Về triệu chứng, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, bồn chồn, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh…

Rối loạn thần kinh thực vật

Bủn rủn chân tay và mồ hôi cũng có thể do rối loạn thần kinh thực vật gây ra. Tình trạng này khiến cho hệ giao cảm và hệ phó giao cảm mấy cân bằng. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Tim đập nhanh, khó thở, hồi hộp.
  • Tâm trạng bất thường, dễ cáu gắt.
  • Chân tay run, mỏi, khó cầm nắm.
  • Cơ thể nóng ran, khó chịu dọc xương sống.
  • Bàn tay và bàn chân ra nhiều mồ hôi.
  • Suy giảm ham muốn, nữ giới có kinh nguyệt bất thường, nam giới bị di tinh.

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở có nguy hiểm không?

Tâm lý của người bệnh khi gặp triệu chứng bụng cồn cào chân tay bủn rủn đó là lo lắng, sợ hãi bản thân mắc bệnh lý nào đó. Theo các bác sĩ, nếu dấu hiệu này chỉ xuất hiện vài lần thì không đáng lo ngại. Các bạn nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý sẽ cải thiện.

Còn nếu triệu chứng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở diễn ra thường xuyên. Chứng tỏ cơ thể đang mắc các bệnh lý kể trên. Trường hợp này cần phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ để cải thiện. Nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống người bệnh.

Làm sao để hết bủn rủn tay chân khó thở?

Khi gặp dấu hiệu bủn rủn tay chân khó thở, người bệnh cần phải bình tĩnh để xử lý. Có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện các triệu chứng:

  • Ho mạnh: Khi ho sẽ tạo áp lực lên lồng ngực nên tim sẽ đập chậm hơn.
  • Hít thở: Các bạn hãy hít thở và giữ nguyên từ 3 – 5s rồi thở ra. Lặp lại liên tục khoảng 10 lần sẽ thấy dễ chịu hơn:
  • Rửa mặt hoặc uống nước: Giúp tinh thần được phấn chấn, nhịp tim được ổn định.
  • Nghiệm pháp Valsalva: Bịt mũi, ngậm miệng sau đó ép hơi thở mạnh nhưng không để hơi ra khoảng 15s. Phương pháp này sẽ tạo áp lực lên ngực ổn định nhịp tim.

Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Một số lời khuyên từ bác sĩ khi có triệu chứng chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở

Chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Chính vì thế, nếu gặp phải dấu hiệu này, các bạn nên đi kiểm tra và điều trị. Bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người bệnh cần phải nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian tập luyện nhẹ nhàng.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, nếu thường xuyên bị stress nên đọc sách, tập yoga, gặp gỡ bạn bè.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Nên ưu tiên các loại rau xanh, trái cây, các loại hạt giàu vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa.
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu Omega 3 và Magne tốt cho thần kinh.
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya để tránh ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Tránh xa các chất kích thích, thuốc lá, cà phê…

Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục chân tay bủn rủn người mệt mỏi khó thở. Như vậy, triệu chứng này cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh nên chủ động kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để sớm cải thiện.

Xem thêm bài viết:

Bài Liên Quan