Máu kinh nguyệt màu nâu: Hé lộ 10+ nguyên nhân không ngờ

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :03/12/2021

Máu kinh nguyệt màu nâu, kinh nguyệt màu nâu có thai không, chậm kinh và ra máu nâu… Những triệu chứng này khiến chị em lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và khắc phục như thế nào. Bởi sự thay đổi của máu kinh phản ánh chân thực sức khỏe sinh sản của chị em.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Cũng như giải pháp khắc phục hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Tại sao máu kinh nguyệt đổi màu?

Khi bé gái bước vào tuổi dậy thì từ 12 – 13 tuổi sẽ bắt đầu có kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ kéo dài từ 21 – 35 ngày, ngày hành kinh khoảng 2 – 7 ngày.

tại sao máu kinh nguyệt đổi màu

Máu kinh nguyệt là sự bong tróc của niêm mạc trong tử cung, đây là dấu hiệu của chu kỳ rụng trứng. Các thành phần có trong máu kinh bao gồm:

  • Máu: Nội mạc tử cung bị phá vỡ, các mạch máu dẫn máu đến nội mạc tử cung bị lộ ra và gây ra hiện tượng chảy máu.
  • Nội mạc tử cung: Chủ yếu là các tế bào, dấu hiệu nhận biết là những mô hoặc cục máu đông xuất hiện trong ngày hành kinh.
  • Trứng: Không thể quan sát bằng mắt thường, có số lượng rất ít.

Máu kinh nguyệt là một trong những yếu tố để chẩn đoán nhiều vấn đề về sức khỏe. Chị em có thể thấy máu kinh nguyệt có màu đỏ tươi, màu nâu, màu cam hoặc đen.

Hầu hết, màu sắc của kinh nguyệt được xem là bình thường. Nhưng nhiều trường hợp có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Do đó, chị em cần quan sát và có hướng xử lý kịp thời.

Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?

Thông thường, máu kinh sẽ có màu đỏ sáng, đỏ tươi hoặc nâu sẫm. Nhiều trường hợp màu máu kinh sẽ thay đổi màu vào đầu hoặc cuối chu kỳ. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe cần phải khắc phục.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, các màu sắc của máu kinh được xem làm bình thường bao gồm:

Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Con gái đến tháng làm gì để đỡ đau bụng?

  1. Máu màu đỏ tươi

Chị em ra máu kinh màu đỏ tươi là máu mới được sản xuất, đây là máu hình thành từ niêm mạc tử cung và vừa được bong và thoát ra ngoài.

Chị em có thể thấy máu màu đỏ tươi hoặc sáng hơn nếu dòng chảy của kinh nguyệt nhẹ và thường xuyên. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở những ngày đầu của chu kỳ.

Ngoài ra, máu kinh màu đỏ tươi còn có thể do:

  • Rối loạn nội tiết tố;
  • Rụng trứng;
  • Dấu hiệu mang thai;
  • Bệnh lây qua đường tình dục;
  • U xơ, Polyp cổ tử cung;
  • Ung thư cổ tử cung (rất hiếm).
  1. Máu màu đỏ sẫm hoặc nâu

Ra máu màu nâu hoặc đỏ sẫm là dấu hiệu của máu cũ, xuất hiện vào đầu hoặc cuối của chu kỳ kinh. Hiểu rõ hơn đây là máu tích trữ từ lâu bên trong tử cung. Các tế bào máu có thời gian để phá vỡ, bắt đầu đông lại ở trong ống âm đạo. Hoặc do tiếp xúc với không khí nên bị đổi màu.

Tình trạng này được là dấu hiệu bình thường. Máu màu nâu thường xuất hiện vào buổi sáng và có thể vón cục. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sau:

  • Dấu hiệu mang thai sớm;
  • Sảy thai, thai ngoài tử cung;
  • Dịch tiết âm đạo sau sinh.
  1. Ra máu màu đen

Kinh nguyệt màu đen cũng được xem là bình thường, xuất hiện ở đầu hoặc cuối chu kỳ. Màu đen của kinh nguyệt là biểu hiện của máu cũ hoặc máu cần nhiều thời gian để rời khỏi tử cung. Nên máu có thời gian oxy hóa và chuyển màu.

Ngoài ra, máu kinh màu đen có thể do máu bị kẹt trong các nếp gấp ở thành tử cung. Thông thường, kinh nguyệt màu đen có số lượng nhỏ, dòng máu chảy nhẹ và có thể xuất hiện cục máu đông.

Một số trường hợp khác có thể tắc nghãn máu trong âm đạo.

  1. Máu kinh nguyệt màu hồng

Sự kết hợp giữa máu và dịch ở cổ tử cung có thể gây máu kinh có màu hồng. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối chu kỳ, dòng chảy nhẹ. Nếu ra máu kinh hồng suốt chu kỳ hành kinh chứng tỏ nồng độ estrogen trong cơ thể thấp.

Một số nguyên nhân khác:

  • Do quan hệ tình dục;
  • Giảm cân đột ngột;
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh;
  • Thiếu máu.
  • Sảy thai.
  1. Máu kinh nguyệt màu vàng

Thực chất đây không phải là máu mà là dịch tiết từ cổ tử cung hoặc dịch đã tiếp xúc với không khí. Triệu chứng này thường xuất hiện khi mang thai hoặc xuất hiện nếu nồng độ estrogen cao.

Vì sao máu kinh nguyệt màu nâu?

Máu kinh nguyệt màu nâu do đâu? Dưới đây là một số thủ phạm chính gây nên triệu chứng này.

Vì sao máu kinh nguyệt màu nâu

  1. Máu kinh nguyệt màu nâu nhạt do mang thai

Trong quá trình phôi thai di chuyển vào tử cung để làm tổ sẽ tác động đến niêm mạc tử cung. Lúc này, niêm mạc tử cung sẽ bị bong tróc và gây chảy máu nhẹ. Chính vì thế, chị em sẽ thấy ra máu kinh nguyệt màu nâu.

Nhiều chị em có băn khoăn kinh nguyệt màu nâu có thai không. Câu trả lời là có. Tuy nhiên, không phải chị em nào mang thai cũng gặp triệu chứng này.

Do đó, để kiểm tra chắc chắn, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được làm xét nghiệm và siêu âm.

  1. Chậm kinh và ra máu nâu do suy giảm nội tiết tố

Vì nhiều lý khiến cho nội tiết tố bị suy giảm, rối loạn. Điều này sẽ gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Điển hình đó là chậm kinh và ra máu nâu.

  1. Bệnh viêm phụ khoa – Nguyên nhân kinh nguyệt màu nâu vón cục ra ít

Khi mắc các bệnh viêm phụ khoa, chị em sẽ gặp một số dấu hiệu kinh nguyệt màu nâu vón cục ra ít. Kèm theo đó là triệu chứng vùng kín có mùi hôi, khí hư ra nhiều, ngứa vùng kín.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa nếu phát hiện sớm sẽ điều trị dễ dàng. Nhưng nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản.

  1. Máu kinh nguyệt màu nâu ra ít do suy giảm của buồng trứng, tuyến giáp

Buồng trứng và tuyến giáp là 2 cơ quan quan trọng đối việc việc sinh sản của nữ giới. 2 bộ phận này có nhiệm vụ sản sinh nội tiết tố nữ.

Nếu một trong hai bộ phận này bị suy giảm chức năng thì sẽ gây rối loạn kinh nguyệt. Lượng máu kinh cũng sẽ ít đi, máu kinh nguyệt màu nâu, thời gian hành kinh kéo dài.

  1. U xơ cổ tử cung và polyp tử cung – Nguyên nhân máu kinh nguyệt màu nâu đỏ

Chị em mắc Polyp tử cung hay u xơ tử cung có thể gây tắc hoặc cản trở quá tình lưu thông máu từ tử cung đến âm đạo, cổ tử cung. Từ đó, gây nên hiện tượng máu kinh nguyệt màu nâu đỏ.

  1. Máu kinh ra ít có màu nâu do tâm trạng căng thẳng, tiêu cực

Thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt san. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị chậm, máu kinh ra ít có màu nâu.

  1. Dùng thuốc – Nguyên nhân máu kinh nguyệt màu nâu sẫm

Máu kinh nguyệt màu nâu sẫm có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc. Điển hình như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc kháng sinh, thuốc an thần…

  1. Bong mô niêm mạc dạ con – Nguyên nhân máu kinh nguyệt màu nâu đen

Trong quá trình hành kinh, cơ thể sẽ loại bỏ lớp niêm mạc và một số chất khác. Những chất này chính là nguyên nhân máu kinh nguyệt màu nâu đen.

  1. Do số lượng máu kinh ít

Ra máu kinh nguyệt màu nâu cũng có thể do số lượng máu kinh ít. Lúc này, máu sẽ chảy ra bên ngoài và ứ đọng bên trong tử cung một thời gian.

Hemoglobin bị giáng hóa nên sẽ khiến máu chuyển sang màu đen. Triệu chứng này thường xảy ra vào cuối chu kỳ kinh.

  1. Ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt do sảy thai

Nếu chị em thấy ra máu màu nâu trước kỳ kinh nguyệt kèm đau bụng dưới dữ dội. Có thể là triệu chứng sảy thai, thai chết lưu. Những vấn đề này đề đe dọa đến tính mạng của chị em nếu không điều trị kịp thời.

  1. Sinh mổ

Vết mổ ở tử cung có thể tạo khe hở nhỏ. Trong quá trình hành kinh, máu kinh có thể ứ đọng ở khe hở này rồi mới thoát ra. Do đó, máu có thể chuyển sang màu nâu.

Vết mổ ở tử cung sẽ cần một thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, nếu vét sẹo gây viêm nhiễm hay các biến chứng khác. Chị em nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Máu kinh nguyệt màu nâu có sao không?

Ra máu kinh nguyệt màu nâu có sao không? Kinh nguyệt màu nâu là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề. Nếu nguyên nhân do mang thai, bong tróc niêm mạc da con hay máu kinh ít. Thường sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nên không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là do các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, sẹo tử cung, rối loạn nội tiết tố… Chị em cần phải thăm khám sớm để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tính mạng.

Xem thêm: [Mẹo hay] Vuốt môi trên hết đau bụng kinh

Phương pháp điều trị kinh nguyệt có màu nâu

Cách điều trị máu kinh nguyệt màu nâu sẽ phụ thuộc nguyên nhân và mức độ của từng tường hợp. Cụ thể như sau:

Phương pháp điều trị kinh nguyệt có màu nâu

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc bổ sung homrone, thuốc tránh thai nội tiết để cân bằng nội tiết tố. Khi nội tiết tố được ổn định, màu sắc kinh nguyệt sẽ bình thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng sinh trong trường hợp bị viêm.
  • Phẫu thuật: Áp dụng trong trường hợp bị polyp cổ tử cung, sẹo tử cung… Ngoài ra, trường hợp thai chết lưu cũng cần phải làm phẫu thuật.

Với những bệnh như u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung… Chị em nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không chủ quan để tránh biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Cần làm gì để hạn chế kinh nguyệt có màu nâu?

Để phòng tránh tình trạng máu kinh nguyệt màu nâu, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không giao hợp trong ngày đèn đỏ: Nếu quan hệ trong thời điểm này có thể khiến niêm mạc âm đạo bị tổn thương và xung huyết. Ngoài ra, còn tăng khả năng bị viêm nhiễm, mắc bệnh lây qua đường tình dục.
  • Tránh lạnh dụng dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp: Việc lạm dụng sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố và thay đổi màu máu kinh. Thay vào đó, chị em nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Giữ tâm trạng thoải mái: Giúp tránh rối loạn nội tiết tố.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Trong ngày hành kinh, tử cung sẽ mở để đẩy máu kinh ra ngoài. Nên nếu chị em vệ sinh vùng không đúng cách sẽ dễ bị viêm nhiễm và mắc bệnh phụ khoa. Do đó, chị em nên vệ sinh vùng sạch sẽ 2 – 3 lần/ngày. Thay băng vệ sinh 4 giờ/lần.
  • Mặc quần rộng và thoáng mát: Nên mặc quần rộng rãi, chất liệu thấm hút để giảm cảm giác khó chịu.
  • Không nạo phá thai bừa bãi: Phá thai nhiều lần và không an toàn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thay đổi màu kinh nguyệt.

Trên đây là những thông tin về máu kinh nguyệt màu nâu. Chị em hãy thận trọng với những bất thường của máu kinh. Tốt nhất hãy đi thăm khám nếu tình trạng thường xuyên lặp lại và gây ra nhiều triệu chứng khác.