[Mẹ bầu quan tâm] Lịch khám thai chuẩn của bộ y tế năm 2023

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :12/01/2023

Trong giai đoạn mang thai, ngoài việc chú trọng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Mẹ bầu còn quan tâm đến lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế. Việc khám thai định kỳ, sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe và sự phát triển của bé. Từ đó, có biện pháp kịp thời xử lý nếu phát hiện bất thường. Dưới đây là lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ y tế mẹ bầu cần biết.

Lịch khám thai chuẩn của bộ y tế năm 2023

Khám thai sẽ khám những gì? 

Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, phát hiện sớm những bất thường trong sức khỏe của cả mẹ và bé để có hướng khắc phục kịp thời. 

Ngay khi phát hiện ra mình có thai bằng việc test que thử tại nhà. Mẹ bầu nên đi khám thai sớm, để biết thai đã vào tử cung hay chưa? Có một hai đa thai, tuổi thai và ngày dự kiến sinh. 

Trong mỗi lần khám thai, việc quan trọng nhất vẫn là thực hiện siêu âm thai. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, đo huyết áp… Để phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ như: cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, bệnh tim mạch,… 

Sau khi khám thai bác sĩ sẽ được ra những tư vấn hoặc chỉ định cần thiết tốt cho sức khỏe của thai phụ. 

Vì sao cần khám thai định kỳ? 

Khám thai là hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cơ sở y tế cùng bác sĩ chuyên khoa. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần theo sát và thực hiện đầy đủ lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế. 

Bởi khám thai định kỳ sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe của cả mẹ và bé như: 

  • Giúp người mẹ theo dõi được sự phát triển của thai nhi. Tầm soát, kiểm tra xem thai nhi có gặp phải bất thường hoặc có nguy cơ bị dị tật hay không? 
  • Đi khám thai định kỳ để biết thai nhi phát triển đạt tiêu chuẩn hay không? Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu chế độ dinh dưỡng hợp lý, tốt cho thai nhi. 
  • Khám thai còn giúp bác sĩ phát hiện được các nguy cơ tiềm ẩn. Cũng như những dị tật bẩm sinh của thai, để đưa ra hướng xử lý kịp thời. 

Mỗi xét nghiệm trong các lần khám thai sẽ chỉ phù hợp trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, thai phụ cần thực hiện lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế để theo dõi sát thai kỳ. 

Thông qua việc khám thai, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng. Cũng như các loại thực phẩm chức năng tốt cho từng giai đoạn thai kỳ. 

Lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế 

Theo Bộ y tế, trong suốt thai kỳ, người mẹ cần đi khám ít nhất 3 lần, rơi vào 3 giai đoạn quan trọng của thai kỳ đó là: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. 

lịch khám thai chuẩn của bộ y tế

Tuy nhiên, để thực hiện khám thai đầy đủ, mẹ bầu cần khám 7 lần. Dưới đây là những mốc siêu âm thai chuẩn của Bộ y tế, mẹ bầu có thể tham khảo: 

Lịch khám thai lần thức nhất (nên đi khám lúc 6 – 8 tuần) 

Đây là lần khám thai đầu tiên, trong lần khám này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ siêu âm để kiểm tra thai đã vào tử cung chưa? Nếu thai đã vào thì hai có đang phát triển hay không. 

Ngoài ra, có thể bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu làm thêm xét nghiệm máu. Để phát hiện một số bệnh lý kèm theo như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật… 

Từ kết quả thăm khám thu được, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu cách bổ sung dinh dưỡng để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi gặp vấn đề, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu có nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ. 

Lưu ý: Trong lần khám thai đầu tiên này, vì thai nhi còn đang rất nhỏ nên mẹ bầu cần uống nhiều nước và nhịn tiểu. Khi bàng quang căng chứa nhiều nước, sẽ đẩy thai lên, giúp quá trình thăm khám dễ dàng hơn. 

Lịch khám thai thứ 2: Chị em nên đi khám trong khoảng tuần thai 11 đến 14 tuần) 

Đây là mốc khám thai rất quan trọng, bác sĩ sẽ kết hợp siêu âm 2D và siêu âm 4D, để xác định chính xác ngày dự sinh của thai nhi. Đồng thời, kiểm tra sự phát triển của thai nhi. 

Ngoài ra, lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành đo độ mờ da gáy. Dựa vào đó để dự đoán một số bất thường trên nhiễm sắc thể gây ra các bệnh lý như: dị dạng tim, down, thoát vị cơ hoành… 

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu làm thêm xét nghiệm Double Test bằng việc lấy máu. Việc lấy máu này sẽ giúp xác định sự bất thường trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của thai nhi. Giúp phát hiện dấu hiệu của một số bệnh bất thường nhiễm sắc thể tam bội như : Hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Patau (Trisomy 13). 

Với xét nghiệm này, chị em hoàn toàn có thể ăn uống bình thường, sẽ không ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm. 

Lịch khám thai chuẩn của bộ y tế lần thứ 3 ở giai đoạn 16 tuần 

Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ siêu âm 2D thông thường, để kiểm tra chỉ số phát triển của thai nhi có đạt chuẩn hay không. Dựa vào thăm khám siêu âm thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu làm thêm một số xét nghiệm khác nếu cần. 

Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể chẩn đoán tương đối rõ ràng sự phát triển của thai nhi. Những giai đoạn thăm khám sau này, khi thai càng lớn thì các dị tật càng khó quan sát không. 

Lịch khám thai lần thứ 4: Ở tuần 22-23 tuần 

Đây là mốc khám thai quan trọng, thông qua siêu âm sẽ giúp tầm soát các loại dị tật về hình thái của thai nhi. Như: hở môi hàm ếch, sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng… Trong trường hợp chẳng may phát hiện các dị tật của thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp phù hợp. 

Khám thai lần thứ 5: ở tuần 26 

Đây là mốc khám và siêu âm bình thường để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé có bất thường gì không. Thời điểm này, mẹ bầu có thể đi tiêm vacxin uốn ván. Nếu mang thai lần đầu, mẹ bầu cần tiêm 2 mũi vacxin. Còn mang thai lần 2 cách lần đầu dưới 5 năm, thì chỉ cần tiêm 1 mũi vacxin. 

Lịch khám thai lần thứ 6: Lúc 31 – 32 tuần 

Giai đoạn này, thông qua siêu âm bác sĩ sẽ phát hiện một số vấn đề xảy ra muộn ở tim, giãn não thất, động mạch…. Nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân gây suy thai, dẫn đến ngạt sau sinh. 

Thời điểm này, mẹ bầu tiêm mũi 2 uốn ván, với những mẹ bầu mang thai lần đầu. 

Khám thai lần thứ 7: Ở tuần thứ 36

Mốc khám thai này, bác sĩ sẽ đo tim thai và sự chuyển động của thai, kiểm tra lượng nước ối. Đồng thời, đưa dự báo về cân nặng của bé lúc sinh. Nếu trọng lượng của thai không đủ, bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng kịp thời. 

Căn cứ vào vị trí thai, bác sĩ sẽ tiên lượng về phương pháp sinh của mẹ bầu: sinh mổ hoặc sinh thường. 

Trên đây là lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế với 7 mốc khám thai quan trọng. Sau lần khám thai thứ 7 này, mẹ bầu vẫn tiếp tục đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Chị em có thể cần tiếp tục đi khám 2 tuần/ lần hoặc 1 tuần/lần cho tới khi sinh. 

Càng gần ngày sinh, bác sĩ sẽ chỉ siêu âm thông thường để theo dõi chỉ số cân nặng, lượng ối. Đồng thời, chỉ định đo monitor để theo dõi cơn gò của thai nhi để biết thời điểm chuyển dạ. 

Nhưng lưu ý khi đi khám thai

Ngoài việc phải nắm được lịch khám thai chuẩn. Chị em cần lưu ý một số vấn đề dưới đây, để quy trình khám thai diễn ra thuận lợi: 

  • Chọn quần áo thoải mái: Mẹ bầu nên mặc quần, áo thoải mái. 
  • Vấn đề ăn uống: Trước khi đi siêu âm, mẹ bầu không nên sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích… Nếu phải kiểm tra đường huyết, mẹ bầu cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ nhịn đói trước bao nhiêu tiếng. 
  • Mang theo tất cả những giấy tờ siêu âm trước đó: Tất cả những giấy tờ khám thai, siêu âm trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu nên để riêng trong một túi clear bag. Và luôn mang theo mình mỗi lần siêu âm. 
  • Đặt lịch nhắc ngày khám thai trước đó: Để không quên lịch, mẹ bầu nên đặt lịch hẹn trước để nhắc ngày khám thai. 

Trên đây là lịch khám thai chuẩn của Bộ y tế đưa ra. Việc khám thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng việc siêu âm quá nhiều sẽ gây tốn kém và thời gian đi lại. 

Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến thai kỳ. Mẹ bầu có thể gọi đến hotline 03.8558.1111 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm bài viết: