Đau quặn bụng dưới khi có kinh cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Ngày cập nhật :17/03/2023
Vùng bụng dưới của chị em có mối liên hệ trực tiếp đến các cơ quan sinh sản. Bởi vậy nếu chị em bị đau quặn bụng dưới khi có kinh cần phải chú ý. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em làm sáng tỏ vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Đau bụng dưới là gì?
- 2 Đau quặn bụng dưới khi có kinh cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
- 2.1 Đau bụng do rụng trứng
- 2.2 Đau quặn bụng dưới do mắc u xơ tử cung
- 2.3 Hẹp cổ tử cung gây đau quặn bụng dưới khi có kinh
- 2.4 Bệnh viêm vòng trứng
- 2.5 Ung thư cổ tử cung
- 2.6 Lạc nội mạc tử cung
- 2.7 Hội chứng tiền kinh nguyệt
- 2.8 Có thai ngoài tử cung gây đau quặn bụng dưới âm ỉ
- 2.9 Đau quặn bụng dưới khi có kinh do vùng chậu
- 3 Cách chữa giảm thiểu cơn đau quặn bụng dưới khi có kinh
Đau bụng dưới là gì?
Với chị em vùng bụng dưới được xem là một trong những phần rất quan trọng của cơ thể. Bởi tại đây chứa rất nhiều các cơ quan liên quan đến hoạt động sống. Điển hình như ruột già, một phần ruột nong đường tiết niêu và đặc biệt là cơ quan sinh sản của chị em.
Đau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới ngang rốn. Xuất hiện các cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc đau quặn bụng dưới. Tùy vào nguyên nhân gây ra đau quặn bụng dưới mà sẽ có những biểu hiện đặc điểm. Cũng như tính chất cơn đau cũng như tư thế chống đau khác nhau.
Đau quặn bụng dưới khi có kinh cảnh báo bệnh lý nguy hiểm
Nếu chị em bị đau quặn bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuyệt đối không được chủ quan bởi rất có thể đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cụ thể như:
Xem thêm: Miếng dán đau bụng kinh có tốt không – Review 3 loại miếng dán của Nhật
Đau bụng do rụng trứng
Nếu chị em bị đau quặn bụng dưới với những cơn đau nhói, âm ỉ vào thời kỳ rụng trứng. Thì điều này hoàn toàn bình thường và xảy ra ở rất nhiều người. Khi rụng trứng, buồng trứng thường rụng một quả trứng. Đi kèm với một số chất dịch và máu. Điều này gây kích ứng niêm mạc của bụng gây ra các chứng đau bụng dưới âm ỉ ở chị em.
Đau quặn bụng dưới do mắc u xơ tử cung
U xơ tử cung vốn chỉ là một trong những bệnh lý lành tính và ít gây ra biesn chứng thành ung thư về sau. Tuy nhiên không phải đồng nghĩa với việc u xơ tử cung không nguy hiểm. Nếu chị em đang trong độ tuổi sinh sản mà mắc phải u xơ có thể gặp phải một số phiền toái như:
- Bị táo bón thường xuyên và đi đại tiện ra máu tươi
- Có triệu chứng tiểu rắt cũng như suy thận.
- Chị em bị đau quặn bụng dưới một cách dữ dội.
- Vào ngày hành kinh thường ra rất nhiều máu và cơ thể vô cùng mệt mỏi.
Hẹp cổ tử cung gây đau quặn bụng dưới khi có kinh
Nếu chị em bị đau quặn bụng dưới khi có kinh cũng có thể là biểu hiện của bệnh hẹp cổ tử cung. Bệnh lý này có thể do bẩm sinh cũng có thể xuất hiện do tác động của quá trình nạo hút thai gây ra. Vì vậy khi đến chu kỳ kinh chị em thường xuất hiện những cơn đau quặn bụng dưới từ nhẹ đến nặng.
Bên cạnh đó khi chị em có quan hệ tình dục, bệnh lý này còn gây ra tình trạng đau đớn cũng như chảy máu bất thường ở âm đạo. Ở một số chị em lại đây ra hiện tượng vô kinh, chận kinh bất thường. Tuy nhiên với những trường hợp chị em mắc phải bệnh lý hẹp cổ tử cung thường rất khó có con.
Bệnh viêm vòng trứng
Đau quặn bụng dưới khi có kinh có thể là biểu hiện của bệnh viêm vòi trứng. Hoặc cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý viêm nhiễm khác. Chị em nếu mắc phải bệnh lý này trong những ngày rụng trứng, trứng khó di chuyển qua vòi trứng.
Ung thư cổ tử cung
Khi mắc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu chị em sẽ không có bất kỳ biểu hiện bệnh rõ ràng nào. Tuy nhiên, khi các tế bào ác tính xâm nhập thì có thể gây nên một số triệu chứng bệnh như:
- Dịch âm đạo tiết ra một cách bất thường.
- Vùng chậu bị đau, đau vùng bụng dưới rốn, thỉnh thoảng bị đau dữ dội trong kì kinh nguyệt.
- Chảy máu âm đạo bất thường không nguyên nhân.
- Đau khi quan hệ.
- Chân bị đau và phù.
Có thể nói rằng ung thử cổ tử cung là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm ở nữ giới. Nếu có những biểu hiện bệnh trên thì nên thăm khám ngay lập tức để điều trị càng sớm càng tốt.
Lạc nội mạc tử cung
Trong tử cung của chị em thường có một lớp gọi là lớp nội mạc tử cung. Trong những ngày đèn đỏ thì các mô này sẽ bong ra sau đó đẩy ra ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, một số yếu tố tác động lại khiến cho mô này bị đi lạc vào trong khoang bụng, trực tràng hay buồng trứng và bám lại ở đó. Đây chính là lạc nội mạc tử cung. Có những chị em không có bất cứ biểu hiện bệnh nào. Có người phải chịu những cơn đau dữ dội.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể xảy ra ở bất kỳ chị em nào trong độ tuổi sinh sản. Làm cho tính khí của chị em trở nên thất thường, có hiện tượng nổi mụn trứng cá, nhức đầu, đau bụng, chuột rút. Thay đổi nội tiết trong chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Vì vậy chị em cần tăng cường vận động thể dục thể thao. Cũng như bổ sung vitamin để có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt này.
Có thai ngoài tử cung gây đau quặn bụng dưới âm ỉ
Đây là tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng của chị em. Hiện tượng này xảy ra khi một phôi thai hình thành và phát triển ở ngoài tử cung, thường là ống dẫn trứng.
Các triệu chứng có thai ngoài tử cung xuất hiện bao gồm đau vùng chậu mạnh. Hoặc chuột rút (đặc biệt là ở một bên), chảy máu âm đạo, buồn nôn và chóng mặt. Trong trường hợp này chị emcần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Đau quặn bụng dưới khi có kinh do vùng chậu
Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh viêm vùng chậu là vô sinh ở nữ giới.
Bệnh có thể gây ra tổn thương ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Các triệu chứng bao gồm như: đau quặn bụng dưới khi có kinh, sốt, dịch tiết âm đạo bất thường. Hay đau khi quan hệ tình dục hoặc són tiểu, trong trường hợp nặng có thể phải phẫu thuật.
Xem thêm: [Bạn nên thử] Tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thì
Cách chữa giảm thiểu cơn đau quặn bụng dưới khi có kinh
Ngay cả khi chị em đã biết chắc chắn đó là những cơn đau sinh lý bình thường. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản và có những chu kỳ kinh nguyệt thoải mái, chị em vẫn nên thực hiện một số việc sau đây:
Thăm khám định kỳ
Duy trì việc khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần/năm. Chị em nếu có những bất thường của đau bụng quặn bụng dưới khi có kinh. Kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, chóng mặt, vượt quá sức chịu đựng. Chị em hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dùng thuốc
Khi bị đau quặn bụng dưới chị em muốn giảm các cơn đaucó thể dùng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc giúp giảm đau bao gồm paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống co thắt… Tuy nhiên, không nên lạm dụng. Bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng quá liều, làm ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
Chườm ấm bụng
Đây là cách làm rất đơn giản giúp giảm đau nhanh. Chị em có thể cho nước ấm vào một chiếc chai thủy tinh hoặc sử dụng túi chườm ấm rồi đặt chúng lên bụng. Chườm ấm giúp làm giãn cơ, tạo cảm giác dễ chịu cho bạn trong những ngày ấy.
Thực phẩm bổ dưỡng
Trong những ngày “đèn đỏ”, chị em nên bổ sung những thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, súp lơ xanh, quả bơ,… Đây là những loại thược phẩm giúp chống viêm, giảm đau. Sữa chua có nhiều canxi và giúp tăng sức đề kháng. Lưu ý, tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, quá nhiều gia vị cay nóng, và các đồ uống như cà phê, nước ngọt có gas,… Để không làm cho tình trạng trầm trọng hơn.
Giảm lượng công việc
Do cơ thể yếu hơn lại bị những những cơn đau quặn bụng dưới khi có kinh làm phiền. Chị em hãy giảm bớt khối lượng công việc. Bởi làm việc quá sức cùng với tình trạng căng thẳng sẽ khiến cơ thể mệt lả. Vì thế, chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn và ngủ đủ giấc giúp cơ thể đủ sức để thích nghi với những cơn đau bụng kinh.
Tập thể dục
Hãy chọn môn thể thao nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ,… Tập luyện 30 phút mỗi ngày sẽ giúp khí huyết lưu thông. Giúp ác cơ quan vận động nhịp nhàng, mang lại sự thoải mái trong chu kỳ “đèn đỏ”.
Mong rằng với những chia sẻ bên trên đã giúp chị em có thêm nhiều thông tin về đau quặn bụng dưới khi có kinh. Từ đó có cách phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Đồng thời, chị em đừng quên sử dụng những cách trị đau bụng kinh được gợi ý bên trên. Để không còn nỗi lo xuất hiện cơn đau quặn bụng dưới khi có kinh nữa nhé. Chúc chị em sức khỏe!