Da mặt bị ngứa là bệnh gì? Và cách điều trị tại nhà hiệu quả

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Da mặt bị ngứa thường do một số bệnh ngoài da gây lên. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân bên trong cơ thể. Vậy da mặt bị ngứa là bệnh gì? Cách điều trị bệnh tại nhà hiệu quả?…Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây. Hãy theo dõi và cùng tìm hiểu nhé!

Thế nào là ngứa da mặt? Da mặt bị ngứa là bệnh gì?

Ngứa da mặt là một trong những bệnh da liễu phổ biến từ trẻ nhỏ cho đến người già. Với những trường hợp cơn ngứa chỉ đến thoáng qua rồi tự hết, mọi người không cần lo lắng. Chỉ khi có cảm giác khó chịu, bứt rứt trên da mặt kéo dài và tái phát thường xuyên, bạn nên cảnh giác bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh ngoài da mãn tính nguy hiểm.

Da mặt bị ngứa có thể cảnh báo mọi người đang mắc một trong những bệnh da liễu sau đây:

Bệnh nổi mề đay, mẩn ngứa

Da mặt bị ngứa do mề đay

Khi bạn thấy mình bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ khắp trên mặt thì rất có thể bạn đã mắc bệnh nổi mề đay. Chứng bệnh này xuất hiện chủ yếu là do bản thân bị dị ứng với thời tiết, thực phẩm hay với một loại thuốc nào đó.

Da mặt bị ngứa do bệnh viêm da

Các bệnh viêm da thường gặp nhất hiện nay là viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc hay viêm da tiết bã nhờn… Đây là những bệnh da liễu mãn tính, diễn biến phức tạp và khó chữa.

Nguyên nhân chính gây nên các bệnh viêm da là do người bệnh sử dụng các loại mỹ phẩm, xà bông hay sữa rửa mặt có chất hóa học, không rõ nguồn gốc và không phù hợp. Điều này làm cho da dị ứng nổi mụn nhỏ li ti, sần sùi và tổn thương da, da mặt bị ngứa.

Bệnh chàm – Eczema

Khi bị chàm, người bệnh thường gặp các triệu chứng như da mặt bị ngứa đỏ, da sần sùi và khô, bong tróc thành vảy. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, tiết dịch của công trùng, chất tẩy rửa và các thực phẩm gây dị ứng.

Da mặt bị ngứa do bị nấm da

Nấm da xuất hiện và phát triển khi người bệnh có thói quen vệ sinh kém, tiếp xúc với những người hay vật nuôi bị nấm. Bên cạnh đó, dùng chung đồ vật như khăn tắm và khăn mặt bị nhiễm nấm… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh.

Khi bị nấm da, người bệnh thường có các biểu hiện như da mặt bị ngứa, nổi mụn trắng bọc nước, mụn mọc theo từng mảng có vành hồng trên da, da khô và bị rộp.

Tại sao bị ngứa da mặt? Do bệnh vẩy nến

Vẩy nến cũng là một căn bệnh về da liễu gây khó chịu và làm mất thẩm mỹ. Bởi những biểu hiện như ngứa mặt và da đầu, ngứa mặt và tai, ngứa ở cổ và vành tai, vảy đóng thành từng mảnh nổi cộm.

Có nhiều nguyên nhân khiến vảy nến phát triển như do chấn thương, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bị căng thẳng hay dị ứng với thời tiết. Thế nhưng, các chuyên gia da liễu cho rằng vảy nến có liên quan tới rối loạn hệ miễn dịch. Việc này làm cho các tế bào da tăng sinh nhanh dẫn đến tình trạng da khô bị rộp, đóng thành vảy, da mặt bị ngứa.

Các bệnh về gan

Da mặt bị ngứa là bệnh gì

Khi chức năng gan bị suy giảm, quá trình thải độc cho cơ thể sẽ bị suy yếu và chậm dần. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho độc tố tích tụ không thoát ra ngoài được. Từ đó gây nóng trong, sinh ra mụn nhọt, ngứa da thậm chí là nổi mẩn ngứa khắp vùng mặt.

Da mặt bị ngứa do thói quen uống ít nước

Cơ thể con người 70% là nước, thế nhưng hầu như mọi người lại có thói quen lười uống nước hay thậm chí không uống.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước sẽ làm cho tuyến bã nhờn hoạt động kém, làn da không duy trì được độ ẩm nên da bị khô, sần sùi, bong tróc ngứa, sần sùi gây tổn thương da.

Mặt ngứa nổi mụn nhỏ do vệ sinh chưa đúng cách

Da mặt là vùng da rất nhạy cảm lại thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, ánh nắng mặt trời, các chất độc hại cùng hóa mỹ phẩm… Nếu bạn không biết cách vệ sinh khoa học, làm cho bụi bẩn bám vào lỗ chân lông gây bít dẫn đến tình trạng nổi mụn, nổi mẩn.

Xem thêm: [Nguyên nhân mụn rộp ở môi] Và những điều ai cũng muốn tìm hiểu

Vậy bị ngứa da mặt có nguy hiểm không?

Những cơn ngứa da mặt thông thường sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh ngay. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện thường xuyên, mức độ nặng hoặc kéo dài, bạn có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm:

  • Tổn thương da mặt: Ngứa nhiều và gãi liên tục có thể khiến da mặt bị tổn thương, chảy máu, tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Mất thẩm mỹ: Những trường hợp nhẹ có thể chỉ gây ra những tổn thương tạm thời, sớm hồi phục sau khi áp dụng các biện pháp điều trị. Với những trường hợp nặng, da mặt có thể xuất hiện sẹo lồi, sẹo rỗ, vết thâm nám, tàn nhang, lão hóa… gây mất thẩm mỹ và khó hồi phục.
  • Mất tự tin: Mất thẩm mỹ là những nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị mất tự tin, e ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hằng ngày.
  • Nguy cơ lão hóa sớm: Các tổn thương trên da mặt do ngứa có thể khiến cấu trúc da bị phá hủy. Điều này sẽ khiến nguy cơ lão hóa tăng cao.

Da mặt bị ngứa có chữa được không?

Ngứa da mặt không phải là một bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên nếu người bệnh không có phương pháp điều trị kịp thời, kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ung thư da.

Da mặt bị ngứa có chữa được không?

Với những người bệnh bị ngứa da mặt nhẹ có thể điều trị bằng một số mẹo tại nhà. Chỉ cần áp dụng đúng cách, kiên trì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Đối với những trường hợp da mặt bị ngứa do các bệnh về da, kèm theo một số triệu chứng khác, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa trên các kết quả xét nghiệm cùng các biểu hiện bệnh để kê một số loại thuốc tây giúp điều trị dứt điểm tình trạng.

Do vậy, bệnh ngứa da mặt hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu như người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời.

10+ Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng da mặt bị ngứa. Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ ngứa, bạn có thể cân nhắc áp dụng những cách chữa dưới đây:

Sử dụng nha đam (lô hội)

Sử dụng nha đam trị ngứa ở mặt

Gel nha đam có tác dụng làm dịu và mát da, giảm ngứa ngứa da mặt mùa hè. Bạn lấy 1 lá nha đam, gọt vỏ, lấy phần ruột bôi trực tiếp lên da. Thoa đều lên mặt, để 15 phút và sau đó vệ sinh sạch với nước.

Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho da mặt, đồng thời giúp kiểm soát triệu chứng dị ứng da mặt và phục hồi tình trạng tổn thương trên da.

Cách làm:

  • Sau khi vệ sinh da mặt bằng nước ấm, dùng sữa chua không đường thoa đều lên mặt
  • Tiến hành massage nhẹ nhàng và nằm thư giãn
  • Rửa lại mặt bằng nước ấm sau đó 20 – 30 phút

Baking soda trị ngứa ra mặt

Sử dụng baking soda trị dị ứng da mặt rất tốt, nó có tác dụng giúp cân bằng độ pH trên da, hạn chế tình trạng khô và bong tróc da.

Đồng thời, các hoạt chất chứa trong nguyên liệu này hoạt động như một chất chống viêm, giúp làm giảm đau rát và giảm thiểu tình trạng nổi mẩn đỏ và mề đay trên da mặt.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, trộn 4 muỗng canh baking soda với 12 muỗng nước cất, khuấy đều
  • Sau đó thoa đều lên mặt và massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phú rồi rửa lại bằng nước sạch
  • Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để làm giảm triệu chứng dị ứng da mặt. Ngoài ra, bên cạnh cách dùng hước, người bệnh cũng có thể làm tăng tính hiệu quả điều trị dị ứng da mặt bằng cách phối trộn bột baking soda với dầu dừa.

Dùng bột yến mạch chữa ngứa mặt

Công dụng của bột yến mạch là kháng viêm, chống oxy hóa và giúp làm dịu da, giảm hiện tượng da mặt ngứa râm ran hiệu quả.

Cách thực hiện: Cho 1 – 2 thìa cà phê yến mạch vào bát, trộn thêm nước để hỗn hợp sền sệt. Sau đó cho thêm 1 ít dầu dừa vào khuấy đều. Dùng hỗn hợp đắp đều lên mặt, để khoảng 15 phút và rửa lại với nước. Thực hiện 1 tuần 2 – 3 lần.

Hoặc bạn có thể dùng bột yến mạch để rửa mặt, Cho 1 chén bột vào 1 chậu nước nhỏ, hòa tan. Dùng nước này để rửa và massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút.

Dùng dầu dừa để trị da mặt bị ngứa

Dầu dừa có nhiều công dụng tuyệt vời, trong đó có làm đẹp da. Dầu dừa giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm triệu chứng dị ứng, mẩn ngứa da mặt.

Dùng dầu dừa để trị da mặt bị ngứa

Cách thực hiện: Vệ sinh mặt và lau khô. Lấy dầu dừa thoa đều lên da mặt, massage nhẹ nhàng, để khoảng 15 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm.

Hoặc người bệnh có thể kết hợp dầu dừa và bột trà xanh để đắp mặt. Lấy 1 thìa cà phê bột trà xanh, cho thêm dầu dừa và trộn đều, tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa lên mặt và để thư giãn khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch.

Sử dụng mướp đắng (khổ qua)

Trong quả mướp đắng có chứa các thành phần kháng viêm, có công dụng giảm ngứa mặt, nổi mẩn đỏ và phục hồi da bị tổn thương.

Cách dùng: Lấy 1 quả mướp đắng, bổ đôi và bỏ ruột, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng 10 phút. Thái mỏng, xay nhuyễn, đắp đều lên mặt và để 15 phút. Rửa mặt lại với nước ấm. Đắp mướp đắng khoảng 2 – 3 lần/tuần.

Hoặc bạn có thể lấy mướp đắng, bỏ ruột, xay nhuyễn và cho thêm nước. Đổ hỗn hợp vào khay đá, để ngăn đông. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 viên chà nhẹ lên da mặt.

Dùng mật ong

Mật ong có tác dụng chống khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương và trị dị ứng da mặt hiệu quả.

Cách dùng: Lấy 1 thìa mật ong và thoa đều khắp mặt, để 30 phút và rửa sạch bằng nước ấm. Mỗi ngày đắp 2 hoặc 3 lần.

Ngoài ra, mọi người còn có thể khắc phục da mặt bị ngứa tại nhà bằng các nguyên liệu khác như: Sữa chua, nước muối loãng, lòng trắng trứng gà…

Lòng trắng trứng gà

Để trị dị ứng da mặt, bệnh nhân cũng có thể sử dụng lòng trắng trứng gà để cải thiện tình trạng làn da bị thương tổn. Cách làm đơn giản sau đây:

  • Sử dụng lòng trắng của một quả trứng gà đem đánh đều lên và trộn thêm 1 thìa mật ong
  • Sau khi rửa mặt xong, dùng bông gòn thấm dung dịch và thoa đều lên mặt
  • Vệ sinh lại mặt bằng nước ấm sau 15 phút thoa hỗn hợp lòng trắng trứng

Dầu dừa và bột trà xanh

Không chỉ riêng dầu dừa, bột trà xanh có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, giúp làn da bị tổn thương nhanh chóng bình phục. Bên cạnh đó, các hoạt chất chứa trong trà xanh còn có tác dụng giảm ngứa và làm dịu da mặt.

Cách làm:

  • Lấy 1 muỗng cà phê bột trà xanh trộn đều với dầu dừa tạo thành hỗn hợp sền sệt
  • Dùng bông gòn thấm đều và thoa lên mặt
  • Nằm thư giãn trong vòng 30 – 60 phút và rửa lại mặt bằng nước ấm

Nước muối loãng – Trị da mặt bị ngứa

Nước mối loãng trị ngứa ra mặt

Đây cũng là một mẹo trị dị ứng da mặt tại nhà hiệu quả cao. Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, tẩy tế bào chết. Giúp làm sạch da từ sâu bên trong, đồng thời giúp tránh tình trạng nhiễm trùng do dị ứng. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng nước muối loãng để kiểm soát triệu chứng dị ứng da mặt.

Cách làm:

  • Sử dụng 1 thìa cà phê muối cho vào cốc nước, khuấy đều để muối hòa tan hòa toàn
  • Để khoang 2 – 3 phút cho cặn bẩn lắng xuống
  • Sử dụng bông gòn thấm nước muối và lau nhẹ lên vùng da mặt bị dị ứng
  • Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch
  • Với cách chữa trị dị ứng da mặt này, bệnh nhân nên áp dung 3 lần mỗi ngày sẽ giúp tình trạng dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

Lưu ý: Các cách này chỉ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, không có tác dụng điều trị. Nguyên nhân là do dược tính thấp không thể điều trị dứt điểm căn nguyên. Mề đay sẽ lại tái phát sau khi ngưng áp dụng. Nhiều trường hợp lạm dụng hoặc áp dụng sai cách khiến mề đay nghiêm trọng hơn, thậm chí bội nhiễm nguy hiểm.

Da mặt bị ngứa khi nào cần đi khám bác sĩ?

Tình trạng da mặt bị ngứa ở mức độ nặng, kéo dài, không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Để tránh nguy cơ biến chứng có thể xảy ra, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu ngay khi có những triệu chứng như:

  • Da mặt bị ngứa kéo dài trên 2 tuần, không có dấu hiệu cải thiện khi thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà và các loại kem không kê đơn.
  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau, mụn nước, mụn mủ, chảy dịch…
  • Có triệu chứng toàn thân đi kèm như sút cân, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức…
  • Ngứa kéo dài ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây khó chịu, mất tập trung…

Xem thêm: [Tổng hợp] 20+ Nguyên nhân và cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà hiệu quả

Điều trị da mặt bị ngứa bằng thuốc Tây y

Thuốc uống trị ngứa da mặt

Với những trường hợp đã áp dụng các mẹo dân gian không khỏi, bạn nên sử dụng một số loại thuốc Tây y uống và thuốc bôi ngoài da, đã được bác sĩ kê đơn sau khi thăm khám.

Bởi những loại thuốc Tây y đều có tác dụng làm giảm ngứa nhanh, kháng viêm giảm sưng hiệu quả. Một số loại thuốc Tây y trị da mặt bị ngứa thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc kháng sinh Histamin có tác dụng giảm ngứa.
  • Các loại thuốc có chứa thành phần corticoid giúp chống viêm.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da với công dụng làm lành da, cải thiện tổn thương cho da.
  • Kem dưỡng ẩm có khả năng se khít lỗ chân lông, làm mềm da, sáng da và giúp da khỏe mạnh.

Tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc tây bôi hay uống nào, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tránh lạm dụng vì thuốc Tây có nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể.

Da mặt bị ngứa đỏ nên ăn gì? Kiêng gì?

Song song với việc áp dụng các cách chữa ngứa da mặt bằng thuốc và không dùng thuốc. Các chuyên gia cho rằng, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và điều trị hằng ngày như:

  • Các loại rau xanh: Mồng tơi, bắp cải, rau má, diếp cá, rau cải, súp lơ…
  • Các loại trái cây tươi giàu vitamin C: Cam, bưởi, quýt, dâu…
  • Các thực phẩm giàu Omega 3, kẽm: Cá hồi, cá thu, ngao, hạt óc chó, hạt chia, rau chân vịt…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt
  • Các thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Trà xanh, gừng, tỏi, sữa chua…
  • Uống nhiều nước

Bên cạnh đó chị em cần chú ý kiêng ăn một số loại thực phẩm dưới đây khi bị ngứa ra mặt.

  • Thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ..
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp
  • Nước ngọt, nước trái cây đóng chai
  • Các món ăn lên men như dưa cà muối
  • Thực phẩm có nhiều gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt…
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt đỏ, lạc, đậu phộng…
  • Đồ uống có cồn, bia rượu, thuốc lá, cà phê, đồ uống có gas, chất kích thích khác

Da mặt bị ngứa đỏ cần làm gì, tránh làm gì?

Da mặt bị ngứa đỏ cần làm gì, tránh làm gì? Người bệnh có cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu. Không tự ý mua, bôi hoặc uống bất kỳ loại thuốc nào không có trong đơn thuốc.
  • Chủ động tránh xa các tác nhân gây ngứa như hóa chất, mỹ phẩm dị ứng, bụi bẩn, lông thú…
  • Che chắn da mặt cẩn thận khi đến nơi nhiều bụi bẩn, hóa chất, ánh nắng mặt trời…
  • Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm nếu thấy da mặt bị ngứa đỏ, nổi mụn hoặc các dấu hiệu dị ứng khác. Với các sản phẩm làm sạch, skincare hằng ngày, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phù hợp.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ hằng ngày.
  • Không cào gãi, chà xát hoặc chạm tay lên da mặt vì có thể khiến tình trạng ngứa da trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp, có thành phần lành tính cho da nhạy cảm để cải thiện các tổn thương trên da. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Phòng ngừa ngứa ra mặt như thế nào?

Phòng ngừa ngứa da mặt

Nếu da mặt hay bị ngứa, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, ưu tiên nước khoáng, nước tinh khiết
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý, cân bằng, đủ chất. Tăng các thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, kẽm, omega 3. Để tăng cường khả năng miễn dịch, đề kháng cho da.
  • Rèn luyện thân thể, tập thể dục thường xuyên. Để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố qua da.
  • Không thức khuya, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để tránh stress quá mức.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, đặc biệt là với những người có cơ địa mẫn cảm.
  • Sử dụng kem chống nắng và che chắn da khi ra ngoài, di chuyển dưới trời nắng.
  • Lưu ý khi lựa chọn các loại mỹ phẩm dành cho da mặt có nguồn gốc rõ ràng. Thành phần lành tính, an toàn, không gây hại cho da, không chứa chất bảo quản, hương liệu độc hại
  • Sử dụng nước sạch để vệ sinh da mặt hằng ngày
  • Thăm khám bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da mặt.

Da mặt bị ngứa là tình trạng phổ biến có thể gặp ở hầu hết mọi người. Với những trường hợp da mặt hay bị ngứa. Mức độ nặng và kéo dài, người bệnh nên cảnh giác với các bệnh lý nguy hiểm. Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết các xử lý, khắc phục hiệu quả.