Chè vằng: 10+ Công dụng bất ngờ và cách sử dụng an toàn
Ngày cập nhật :15/12/2022
Chè vằng được biết đến với nhiều công dụng như lợi sữa, làm đẹp da, giảm cân. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chữa được nhiều bệnh lý khác.
Nội dung bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ về cây chè vằng. Cũng như tất tần tật công dụng của chè vằng. Mọi người cùng tham khảo nhé.
Nội Dung Chính
Mô tả cây chè vằng
Đầu tiên sẽ là những thông tin về cây chè vằng.
Đặc điểm cây chè vằng
Chè vằng hay còn có tên gọi khác là cước man, lài bà ngâu, cẩm vân, cây dây vằng. Tên khoa học là Jasminum subtriplinerve.
Thuộc loại cây bụi nhỏ có đường kính thân khoảng 6mm. Thông thường thân cứng và dài đến hàng chục mét, phân thành nhiều nhánh. Phần vỏ thân thường nhẵn và có màu xanh lục.
Phần lá mọc đối xứng hình mác có cuống tròn, mũi nhọn có ba gân chính nổi rõ lên mặt trên. Phần hoa thường mọc ở đầu cành và có hình cầu.
Theo dân gian thì cây cước man có 3 loại là cây vằng sẻ, cây vằng trâu và cây vằng núi.
Trong đó, cây vằng núi không được sử dụng làm thuốc. Còn vằng sẻ có lá nhỏ, mỏng khi khô có màu xanh nhạt. Cũng có màu tương tự khi nấu nước uống. Với cây vằng trâu thì có công dụng điều trị thấp hơn. Có thân và lá to, có màu nâu, khi nấu nước cũng có màu nâu sẫm và không có mùi.
Nếu không để ý thì sẽ dễ nhầm cây chè vằng với lá ngón. Vì hình dạng bên ngoài tương đối giống nhau. Người ta thường dựa vào đặc điểm lá, hoa và quả để phân biệt hai loại cây này.
Phân bố
Cây vằng là một loại cây bụi mọc hoang nhiều ở vùng trung du và miền núi. Rải rác khắp nơi nhưng được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực miền Trung. Đặc biệt là ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Loại cây này có sức sinh trưởng mạnh mẽ, có thể sống ở nhiều điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau. Thường thấy ở bìa rừng, đồi trọc, cạnh các cây to trong rừng và xanh tốt quanh năm.
Một số khu vực có sản lượng lài bà ngâu lớn nhất nước ta gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hoà Bình… Đặc biệt là núi Mồng Gà thuộc dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Hiện nay, cây vằng là một sản phẩm có giá trị kinh tế. Nếu trước đây người dân bản địa thu hoạch cây trong tự nhiên. Thì hiện nay, số lượng cây vằng đang giảm sút, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.
Do đó, tại một số địa phương người dân đã chủ động nuôi trồng cây bằng cách gieo hạt hoặc trồng cây con. Kỹ thuật trồng cây không quá khó, loại cây này có khả năng sinh tồn rất tốt. Cây và rễ phát triển mạnh chỉ sau 3 tháng. Sau đó, cây có thể tự thích nghi mà không cần chăm sóc đặc biệt.
Bộ phận dùng
So với nhiều dược liệu khác, cây chè vằng sử dụng cả cành và lá để làm thuốc. Thu hoạch quanh năm và được dùng bằng nhiều phương pháp. Như dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô.
Thu hái – sơ chế
Cây có thể thu hái quanh năm, người dân thu hái thân cành và lá quanh năm. Chọn những cây đã trưởng thành, lá cây không bị sâu. Sau khi thu hoạch, có thể dùng lá chè tươi, lá khô hoặc bào chế thành các chế phẩm như cao chè vằng, viên nén.
- Dược liệu tươi: Thu hoạch thân cành và lá, rửa sạch sẽ. Chặt thành từng đoạn nhỏ và dùng để nấu nước uống.
- Dược liệu khô: Cây tươi vừa thu hoạch về, rửa sạch và chặt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó đem phơi, sấy khô hoặc sao vàng trên bếp để dùng dần. Cách sử dụng phổ biến nhất là pha trà hoặc sắc thuốc.
- Cao chè vằng: Dùng lá tươi, đun trong 3 ngày 3 đêm cho đến khi cô đặc thành dạng cao, bảo quản và sử dụng dần.
- Viên nén: Bào chế từ thân cành và lá bằng công nghệ hiện đại.
Bảo quản
Vị thuốc thường được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Không sử dụng nguyên liệu khi đã có dấu hiệu ẩm mốc.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của cẩm vân có chứa Ancaloid, flavonoid, glycozit với công dụng cụ thể như sau:
- Flavonoid: Ngăn chặn quá trình oxi hóa đồng thời có khả năng chống độc, bảo vệ hoạt động của gan.
- Glycozit có khả năng cải thiện tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng.
- Ancaloid có tác dụng chống ung thư, hạ huyết áp. Diệt khuẩn, tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Vị thuốc chè vằng
Tiếp đến là những thông tin về vị thuốc của thảo dược này.
Tính vị
Hơi đắng, tính mát.
Xem thêm: Bất ngờ với 18+ tác dụng của nghệ đen đối với sức khỏe
Tác dụng dược lý và chủ trị của chè vằng
Theo quan niệm của Đông y, nguyên liệu này có khả năng thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng tốt đối với phụ nữ sau sinh. Giúp có da dẻ mịn màng, kích thích giấc ngủ.
Còn các nhà khoa học thì khẳng định nguyên liệu có khả năng giải độc, lợi tiểu. Cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị huyết áp cao, ung thư, các bệnh về thần kinh.
Cách dùng và liều lượng
Thông thường được cắt nhỏ phơi khô, khi dùng sẽ nấu cùng nước và uống trong ngày.
Tùy theo từng đối tượng mà sử dụng liều lượng phù hợp. Thông thường phụ nữ sau khi sinh chỉ nên dùng khoảng 20g đến 30g cây dây vằng khô. Còn cao dây vằng thì chỉ nên dùng 1g mỗi ngày.
Độc tính
Cây hầu như không có độc tính. Một số ít trường hợp có thể do cơ địa mà xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi sử dụng.
Chè vằng có tác dụng gì?
Chè vằng hơi đắng, chát, tính ấm chứa nhiều thành phần dưỡng chất. Vì vậy mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe là điều hiển nhiên mà không thể phủ nhận. Theo nghiên cứu của Đông y thì thảo dược có các tác dụng sau.
-
Tác dụng giúp giải khát thanh nhiệt
Tác dụng phổ biến nhất của cước man được nhiều người biết đến đó là thanh nhiệt và giải khát. Khi sử dụng nước uống cước man giúp đào thải các chất độc hại ra cơ thể. Làm cho người dùng cảm giác vô cùng thoải mái và khỏe khoắn.
Có thể sử dụng thay thế nước trà hàng ngày để mang tới nguồn sức khỏe dồi dào.
-
Tác dụng của chè vằng sau sinh
Tác dụng của chè vằng sau sinh cũng được rất nhiều chị em áp dụng.
Lài bà ngâu từ lâu đã được sử dụng như một thức uống giúp lợi sữa tuyệt hay. Theo kinh nghiệm dân gian, người xưa thường có câu: “Nhất chè vằng, nhì ý dĩ”.
Uống lài bà ngâu được cho là có tác dụng kích thích tuyến sữa. Giúp khắc phục tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh. Bé yêu của bạn sẽ không còn khát sữa nếu mẹ bỉm chăm uống trà mỗi ngày.
Để điều trị viêm nhiễm cho phụ nữ sau khi sinh một cách nhanh chóng thì dùng chè vằng để pha nước uống mỗi ngày. Trong dược liệu có thành phần flavonoid. Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Giúp kháng viêm, kháng trùng.
-
Chữa mất ngủ
Ở những người cao tuổi hay đàn ông trung niên thường sẽ xảy ra tình trạng mất ngủ và ăn không ngon. Một phần là do stress, áp lực cuộc sống công việc. Thứ hai là do lối sống không lành mạnh trong thời gian dài cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Sử dụng cẩm vân mỗi ngày trong thời gian dài sẽ giúp bạn cảm nhận rõ rệt về hiệu quả mà dược liệu này mang lại.
-
Tác dụng hạ huyết áp, tiểu đường
Tiểu đường hay huyết áp là những căn bệnh mãn tính, không thể chữa lành. Nếu để tình trạng quá nặng sẽ dẫn đến nhiều biến trứng nguy hiểm.
Dùng dược liệu cây dây vằng trong vòng 1 tháng giúp hạ huyết áp và giảm lượng đường xuống mức trung bình. Bên cạnh đó còn giúp giải độc gan và điều trị gan nhiễm mỡ.
-
Ngăn ngừa ung thư
Ancaloid chứa trong dược liệu có tác dụng chống oxy hóa. Ngăn chặn sự xâm nhập của các tế bào gốc tự do. Từ đó ngăn ngừa các bệnh ung thư.
Bên cạnh đó, flavonoid cũng là chất chống oxy hóa. 2 chất này kết hợp sẽ làm tăng tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh mẽ. Đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
-
Chữa vết thương do côn trùng đốt
Việc bị côn trùng đốt gây đau nhức, khó chịu. Giờ đây bạn sẽ không lo về vấn đề đó nữa. Sử dụng cước man pha nước mỗi ngày giúp chữa những vết thương do côn trùng gây ra rất hiệu quả.
Vì dược liệu có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn rất hữu ích. Ngoài ra, để chữa vết thương hở, sưng viêm có mủ, mụn trứng cá. Chỉ cần đun sôi nước lá cẩm vân và rửa vết thương mỗi ngày. Hoặc có thể dùng cẩm vân ngâm đem mài với dấm thanh và đắp lên.
-
Tác dụng của chè vằng giảm cân
Tiếp đến là tác dụng của chè vằng giảm cân
Tình trạng thừa cân hiện nay khá nhiều dẫn đến mệt mỏi và rất nhiều người mong muốn sỡ hữu dáng đẹp. Điển hình là các chị em phụ nữ. Muốn giảm cân hiệu quả thì sử dụng cây dây vằng đun sôi với nước uống mỗi ngày.
Kết hợp với chế độ ăn khoa học như ăn nhiều rau xanh giảm lượng tinh bột. Lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Để nhanh chóng lấy lại vóc dáng và có dáng vẻ như mong muốn.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả thải loại mỡ thừa ở eo, bụng, đùi. Có thể kết hợp thêm vị thuốc có tính xổ là phan tả diệp.
Chè vằng chữa bệnh gì?
Tác dụng mà cẩm vân giúp điều trị bệnh được nhiều người công nhận. Dược liệu không có độc tính vì thế có thể yên tâm trong quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó, tìm hiểu về những bài thuốc với liều lượng và cách dùng phù hợp. Sẽ mang lại cho bạn hiệu quả điều trị cao hơn.
-
Chữa bệnh cao huyết áp, mỡ máu, gan nhiễm mỡ
Dược liệu có tính giải nhiệt, tiêu viêm, mát gan. Vì vậy điều trị các bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp rất hiệu quả.
Các chuyên gia khuyên người bệnh nên sử dụng dược liệu mỗi ngày trong thời gian dài để mang hiệu quả rõ rệt.
-
Chè vằng chữa bệnh viêm gan, vàng da
Chuẩn bị các nguyên liệu 20g ngấy hương, 20g cước manđã phơi khô. Đem đi đun sôi cùng với 200ml nước đến khi nước cạn còn 50ml thì tắt bếp. Uống hết trong ngày.
-
Chữa kinh nguyệt không đều
Khi có các triệu chứng của bệnh này thì chuẩn bị các vị thuốc sau: 20g cước man, 16g ích mẫu, 16g hy thiêm, 8g ngải cứu.
Đem tất cả các vị thuốc trên thái nhỏ và sắc với 700ml nước. Đến khi lượng nước cạn còn 200ml thì tắt bếp và chia ra sử dụng 2 đến 3 lần trong ngày.
-
Chè vằng chữa áp xe vú
Dược liệu có chức năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Do đó mà có thể áp dụng để điều trị áp xe vú khi có triệu chứng.
Sử dụng 1 nắm lá cước man đem rửa thật sạch cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp đến giã nát cùng với ít cồn, dùng hỗn hợp vừa giã nát đắp lên ngực trong vòng 30 đến 45 phút. Mỗi ngày lặp đi lặp đi cách dùng này 3 lần. Sau vài ngày các triệu chứng sẽ suy giảm rõ rệt.
-
Chè vằng chữa bệnh đau bụng kinh, chậm kinh
Khi phụ nữ bị đau bụng kinh hay chậm kinh thì nên áp dụng bài thuốc sau. Dùng 1kg cành và lá cước man đã được phơi khô. Đem đi nấu với 3 lít nước trong vòng 4 tiếng đồng hồ.
Chắt phần nước này ra và tiếp tục cho thêm 2 lít nước vào đun sôi tiếp. Trộn 2 lần nước này lại, tiếp tục đun sôi đến khi thành cao cước man. Mỗi ngày dùng 1 đến 2g cùng với nước ấm.
Cách sử dụng chè vằng
Để thảo dược này phát huy tối đa công dụng. Các bạn cần nắm rõ cách sử dụng chè vằng đúng cách.
Theo đó, có thể áp dụng một trong những cách dưới đây.
Cách nấu chè khô
- Bước 1: Lấy khoảng 50g chè khô rửa qua với nước ấm để loại bỏ bụi bẩn bám bên ngoài. Sau đó cho nguyên liệu vào nồi.
- Bước 2: Đổ khoảng 1.5 lít nước vào đun sôi khoảng 15 phút để chè vằng tiết hết dược chất bên trong.
- Bước 3: Vặn nhỏ lửa, đun tới khi nước trong nồi chuyển sang màu vàng sậm là được.
- Bước 4: Chắt nước cốt vào phích để giữ nóng uống thay nước lọc.
Cách dùng cao chè vằng
- Cách 1: Pha chè nguyên chất
+ Khi mua cao về, muốn sản phẩm thành khuôn và giữ được lâu. Nên để vào trong tủ lạnh, khi nào dùng thì lấy ra.
+ Thông thường, cao chè thường được sử dụng cho phụ nữ sau sinh. Mỗi ngày nên pha 1 miếng cao với 3 lít nước ấm, uống thay nước lọc.
- Cách 2: Cách pha chè vằng sữa
Chuẩn bị nguyên liệu: Cao chè, sữa đặc, nước đun sôi.
Thực hiện:
Cao chè vằng bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh để dễ chia nhỏ. Lấy một lượng cao vừa đủ vào ấm rồi đổ nước sôi vào, chờ trong ít phút để cao tan ra. Tiếp đó cho sữa đặc vào cốc rồi rót nước cao chè đặc vào. Dùng thìa khuấy đều rồi uống lúc còn nóng.
Đối tượng sử dụng chè vằng
Cước man thường được sử dụng cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ sau khi sinh.
- Người bị nóng trong, mụn nhọt. Người chức năng gan suy yếu, người thường xuyên sử dụng bia rượu.
- Người chán ăn, táo bón, ngủ không sâu.
- Người muốn giảm cân, béo phì.
- Người bị bệnh cao huyết áp.
- Phụ nữ bị đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều.
- Người bị bệnh áp xe vú.
- Người bị bệnh nha chu viêm.
- Người cao tuổi.
Những ai không nên uống chè vằng? Bao gồm:
- Phụ nữ mang thai.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người bị dị ứng với các thành phần hóa học của lá chè.
Lưu ý khi sử dụng chè vằng
Nhiều người thắc mắc cây cước man có tác hại gì không và uống nhiều có tốt không? Về sự an toàn của dược liệu, bạn hoàn toàn có thể an tâm. Bởi người dân miền Trung xem đây là một loại nước uống hàng ngày. Vừa giải khát vừa tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo nếu sử dụng không đúng. Có thể gây hại cho cơ thể. Trước khi sử dụng bạn cần chú ý những điều sau:
- Nên uống khi còn ấm nóng sẽ tốt hơn khi uống nguội. Nên bảo quản trong bình giữ nhiệt, ấm sành giữ nhiệt, không để nước chè qua đêm.
- Nước chè vằng thanh nhiệt, giải khát rất tốt cho cơ thể. Khi uống cũng không gây nôn nao, cồn cào, khó chịu như uống trà xanh nhưng tuyệt đối không lạm dụng. Mỗi ngày chỉ nên uống không quá 20 – 30g chè vằng khô hoặc 10g cao chè vằng.
- Phụ nữ có thai uống chè vằng có thể gây kích thích co bóp tử cung. Dẫn đến dọa sảy, sinh non, sảy thai.
- Các đối tượng không nên sử dụng gồm trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người bị huyết áp thấp. Người bị dị ứng với thảo mộc, dị ứng với bất cứ thành phần nào của cây chè. Người có thể hàn lạnh nên hạn chế dùng.
- Đặc biệt, cước man rất giống lá ngón, hết sức chú ý khi thu hái nếu không có thể gây tử vong chết người.
Phân biệt cây chè vằng với lá ngón
Trong thiên nhiên có một loại cây rất giống với cây cước man nhưng cực độc. Ăn phải có thể gây ngộ độc chết người. Đó là cây lá ngón (Gelsemium Elegans Benth). Nếu chặt bỏ cây khỏi gốc và bỏ hết lá thì 2 loại này rất giống nhau.
Xem thêm: Bổ phế Nam Hà: Công dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng
Để phân biệt với lá ngón cần phải là người có kinh nghiệm và hiểu biết rõ về hai loại cây này. Theo kinh nghiệm dân gian thì có thể phân biệt 2 loại cây bằng đặc điểm của lá, hoa và quả.
- Lá cước man có 3 gân dọc rất đặc trưng, nổi rõ rệt trên bề mặt còn cây lá ngón không có.
- Hoa vằng có màu trắng, 10 cánh. Trong khi hoa lá ngón màu vàng, mọc tụ lại thành chùm, phân từ 2 – 3 nhánh.
- Quả vằng hình cầu nhỏ, chín có màu vàng, bên trong có 1 hạt. Nhưng quả cây ngón hình trụ, quả tự mở khi chín. Bên trong có tới 40 hạt, có diềm mỏng và phát tán theo chiều gió.
Khi thu hoạch để sử dụng, bạn phải hết sức cẩn thận để tránh nhầm lẫn giữa hai loại cây này.
Chè vằng mua ở đâu?
Thông thường chè sau khi thu hái sẽ được người ta bào chế theo dạng cao hoặc sao khô. Các bạn có thể mua chè ở các cửa hàng thuốc đông y.
Tuy nhiên, trước khi quyết định mua bạn cần phải thật thận trọng. Bởi không ai có thể đảm bảo được nguồn dược liệu đó có chất lượng hay không.
Đã có rất nhiều đại lý nhập những gói chè vằng đã bị trộn thêm nguyên liệu không có tác dụng để chuộc lợi từ người tiêu dùng. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ mua uy tín, chất lượng là điều vô cùng quan trọng.
Giá chè vằng bao nhiêu tiền 1kg?
Giá chè vằng hết bao nhiêu? Hiện nay trên thị trường, giá giá dao động trong khoảng từ 120-150k/kg. Mức giá sẽ có sự chênh lệch chút ít tùy vào chính sách của từng đại lý.
Trước khi quyết định mua hàng, bạn đọc cần kiểm tra thành phẩm thật kỹ càng. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin về cây chè vằng. Như vậy, thảo dược này mang đến rất nhiều công dụng hữu ích. Các bạn hãy tham khảo những thông trên để sử dụng an toàn, hiệu quả nhé.
Bài Liên Quan