[Giải đáp] Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? 

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :11/04/2023

Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về vấn đề này bởi 3 tháng đầu là thời gian nhạy cảm. Nếu bổ sung những thực phẩm không tốt có thể gây động thai, sảy thai. Vậy thực hư bầu ăn mực được không? Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu? Cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

3 tháng đầu là thời điểm khá nhạy cảm, lúc này thai nhi mới bắt đầu hoàn thiện và có sự liên kết với người mẹ. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tuyệt đối không nên bổ sung những thực phẩm có gây sảy thai, chứa nhiều thủy ngân. 

Vậy có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ bầu có thể ăn mực trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, khi ăn cần phải nấu chín, ăn với liều lượng vừa phải. Bởi trong mực có chứa thủy ngân, nếu ăn liên tục thủy ngân sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. 

Để sử dụng mực an toàn, các mẹ bầu cũng nên lựa chọn mực tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, cần phải sơ chế mực cẩn thận vì mực có mùi tanh. Rất nhiều chị em bị ốm nghén, buồn nôn bởi mùi tanh này. 

Mực cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe mẹ bầu. Trong đó phải kể đến công dụng tăng hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi, suy nhược, phòng tránh loãng xương. 

Giá trị dinh dưỡng của mực đối với mẹ bầu 3 tháng đầu

có thai ăn mực được không

Bên cạnh thông tin về có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không thì giá trị dinh dưỡng của mực đối với mẹ bầu cũng được cân nhắc. Như vừa chia sẻ ở trên, mực mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu. Bởi trong mực chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, kali, photpho, magie, kẽm, natri, selen, folate có hàm lượng cao hơn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lợi ích của các chất dinh dưỡng có trong mực ngay sau đây. 

Mực chứa lượng kali dồi dào

Tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu cần nhiều máu hơn để cung cấp cho cả thai nhi. Chính vì lượng máu tăng lên cơ thể sẽ cần lượng kali lớn để tạo chất điện giải. Nhờ đó, cơ thể sẽ được cân bằng chất lỏng. 

Nhiều mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu bị thiếu kali sẽ gặp một số triệu chứng như mất nước, ốm nghén, chuột rút… 

Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Mẹ bầu ăn mực trong thời điểm này sẽ giúp bổ sung lượng kali cần thiết cho cơ thể. Theo nghiên cứu, trong mực có tới 273mg/100g mực. Nhờ đó, việc ăn mực với tần suất phù hợp sẽ giúp mẹ bầu hạn chế ốm nghén, chán ăn, buồn nôn… 

Hàm lượng đồng giúp cung cấp máu cho mẹ bầu 

Cứ 100g mực sẽ tương đương với 1891mg khoáng chất đồng. Đồng khi kết hợp với sắt sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hồng cầu. Điều này sẽ giúp mẹ bầu được cung cấp đủ máu để nuôi cơ thể và thai nhi. 

Ngoài ra, lượng đồng có trong mực còn giúp chuyển hóa đường cung cấp năng lượng cho thai nhi phát triển. Đồng thời, hỗ trợ tái tạo tế bào mới, phòng tránh dị tật ống thần kinh, tốt cho hệ thần kinh của thai nhi. 

Vitamin B6 và magie giảm tình trạng mệt mỏi ở bà bầu 3 tháng đầu 

Vitamin B6 và magie có trong mực sẽ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.  

Thông thường, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do estrogen trong cơ thể tăng cao. 

Bổ sung magie có trong mực sẽ giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng tốt hơn. Nhờ đó, các triệu chứng khó chịu khi mang thai sẽ được giảm rõ rệt. 

Protein có trong mực giúp giảm tình trạng mệt mỏi 

Mẹ bầu trong 3 tháng đầu cũng được khuyên nên bổ sung protein. Hoạt chất này được nghiên cứu góp phần hình thành tế bào ở thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh. Đồng thời, giảm tình trạng mệt mỏi ở mẹ bầu, tạo các mô cơ tốt. 

Trong khi đó, mực chứa khoảng 16.3g protein. Việc mẹ bầu bổ sung mực thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu tốt hơn. 

Kẽm và sắt trong mực giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ 

Hàm lượng sắt và kẽm có trong mực giúp bổ sung máu cho thai kỳ hiệu quả. Như đã chia sẻ, mang thai cơ thể người mẹ cần rất nhiều máu để cung cấp cho thai. Việc bổ sung mực vào thực đơn sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ thiếu máu.  

Thiếu máu thai kỳ sẽ gây nhiều biến chứng cho mẹ bầu. Điển hình như sảy thai, tăng huyết áp, bong nhau thai… 

Selen có trong mực giúp tăng cường sức đề kháng cho bà bầu 

Khi mang thai, progesterone, estrogen trong cơ thể tăng nên khiến cho hệ miễn dịch của chị em bị giảm. Trong khi đó, selen có trong mực sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bảo vệ thai nhi khỏi độc tố gây hại đến sự phát triển của trẻ. 

Photpho và canxi giúp hình thành nên hệ xương cho thai nhi 

Trong mực còn chứa canxi và photpho, đây là hai dưỡng chất tốt cho xương và răng. Mẹ bầu bổ sung món ăn này sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương. Đồng thời, hỗ trợ vào quá trình hình thành hệ xương cho thai nhi. 

Mẹ bầu ăn mực sao cho đúng cách

Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không chúng tôi cũng đã giải đáp. Việc ăn mực trong 3 tháng đầu mang đến rất nhiều lợi ích cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải đảm bảo ăn đúng cách để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

Dưới đây là một số lưu ý giúp mẹ bầu ăn mực đúng cách: 

  • Mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa khoảng 150g mực. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khiến cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng. Từ đó, gây ra tình trạng mất cân bằng nước và chất điện giải, táo bón… 
  • Cần phải chế biến kỹ món mực, không nên ăn sống hay ăn gỏi. Bởi ăn mực sống khiến mẹ bầu có nguy cơ nhiễm khuẩn từ mực. 
  • Mua mực ở nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Không nên ham rẻ mua mực đông lạnh quá lâu hay mực chết. Vì những loại mực này chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho đường ruột.  

Gợi ý các món ngon từ mực dành cho mẹ bầu 

Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không chúng tôi đã có câu trả lời. Với món mực, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ưu tiên các món luộc hấp. Hạn chế chế biến mực bằng cách chiên rán, vì nhiều dầu mỡ không cho sức khỏe thai phụ. Dưới đây là gợi ý món ngon từ mực mẹ bầu có thể tham khảo. 

Mực hấp gừng sả 

Mực hấp gừng sả rất dễ chế biến mà vẫn giữ được hương vị của mực. Việc kết hợp với gừng sả sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng khó tiêu, lạnh bụng. 

Nguyên liệu: 

  • Mực tươi: 1kg. 
  • Sả: 4 cây. 
  • Gừng: 2 củ. 
  • Ớt: 3 quả. 
  • Lá chanh: 3 lá. 
  • Chanh: 3 quả. 
  • Tỏi: 1 củ. 
  • Gia vị: Nước mắm, tiêu, bột nêm, đường, hành hoa. 

Cách thực hiện: 

  • Đầu tiền làm sạch mực bằng cách tách đầu mực ra. Sau đó lấy phần nội tạng, xương trắng ở phần thân ra ngoài.  
  • Lột da mực rồi rửa lại với nước sạch. 
  • Để khử mùi tanh, các bạn chuẩn bị 2 quả chanh, lấy nước cốt, gừng đập dập. Cho nước cốt chanh, gừng vào rồi bóp đều để khử mùi tanh. 
  • Ướp mực với đường, bột canh, nước mắm (mỗi vị 1 thìa cơm), ướp khoảng 20 phút. 
  • Gừng thái sợi, sả đập dập, hành cắt khúc, ớt cắt lát rồi cho vào bát mực. 
  • Cho nước vào nồi, cho bát mực vào hấp cách thủy khoảng 10 phút. 
  • Cách làm nước chấm: Cho gừng, ớt, tỏi vào cối giã nhỏ. Cho thêm 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 2 thìa nước cốt chanh vào bát gừng tỏi ớt. Băm nhỏ sả, cắt sợi lá chanh rồi khuấy đều. 
  • Khi mực chín, đem bày ra đĩa rồi thưởng thức. 

Mực nhồi thịt hấp

Món mực nhồi thịt hấp có phần khó làm hơn nhưng kích thích vị giác, tốt cho sức khỏe. Mẹ bầu có thể thay đổi để tránh bị nhàm chán. 

Nguyên liệu: 

  • Mực ống lớn: 3 con. 
  • Thịt lợn xay: 100g. 
  • Nấm hương: 10g. 
  • Nấm mèo: 1 tai. 
  • Hành tím, gừng, ớt sừng. 
  • Gia vị: Dầu điều, nước mắm, hạt nêm, tiêu bột. 

Cách thực hiện: 

  • Mực cũng làm sạch như món ăn trên, tách đầu và thân, bỏ nội tạng, răng, mắt, da. 
  • Rửa mực với nước muối, chanh để loại bỏ mùi tanh. 
  • Ngâm nấm hương, nấm đen với nước, sau đó băm nhỏ. 
  • Trộn thịt xay với nấm để băm nhỏ, hành tím băm, gừng băm. 
  • Cho thêm 1 thìa nước mắm, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu xay. Trộn đều và ướp trong vòng 15 phút.  
  • Nhồi nhân vào thân mực rồi hấp khoảng 20 phút. 
  • Đợi chín, trình bày ra đĩa rồi thưởng thức. 

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu trong 1 tuần

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển tương đối nhanh, vào tuần cuối của tháng thứ 3, mẹ bầu đã cảm nhận được nhịp tim của thai nhi. Hiện tượng em nghén của mẹ sẽ trở xuất hiện nhiều hơn. Thời điểm này, mẹ bầu sẽ có cảm giác ăn ít hoặc chán ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên bỏ bữa mà có thể chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa phụ. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, không nên làm các công việc nặng, quá sức.

Gợi ý bảng thực đơn trong 1 tuần để mẹ bầu tham khảo

Thứ Sáng Phụ Trưa Phụ Chiều Tối
2
  • Bún riêu cua
  • Đu đủ
Sữa (dành cho mẹ bầu)
  • Cơm
  • Canh thịt bò đậu trắng khoai môn
  • Gà kho nấm
  • Nghêu xào bông hẹ
  • Táo
Bánh flan
  • Cơm
  • Canh cải xanh cá thác lác
  • Sườn ram mặn ngọt
  • Đậu que xào thịt bò
  • Bưởi
Sữa
3
  • Bánh mì phô mai
  • Sữa
Đậu hũ nước đường
  • Cơm
  • Canh chua nấu măng
  • Cá hồi kho nước dừa
  • Rau lang luộc
  • Dưa hấu
  • Yaourt
  • Nho khô
  • Cơm
  • Canh tần ô tôm
  • Chả trứng hấp nghêu
  • Bông so đũa xào thịt bò
  • Xoài
Sữa
4
  • Phở bò
  • Bánh flan
  • Sữa
  • Khoai lang sấy
  • Cơm
  • Canh cua mồng tơi
  • Thịt kho măng
  • Bông cải xanh cà rốt xào thịt
  • Dưa lưới
Chè đậu trắng
  • Cơm
  • Canh bí đỏ sườn
  • Tôm cháy tỏi ướt
  • Bắp cải xào tôm
  • Vú sữa
Sữa
5
  • Miến cua
  • Thanh long
  • Sữa
  • Bánh mì nướng
  • Cơm
  • Canh nghêu cà chua
  • Bò kho nước tương
  • Cải thìa luộc
  • Dưa hấu
Đậu phộng nấu
  • Cơm
  • Canh rau má tôm tươi
  • Trứng rán phô mai
  • Mướp nấu rơm xào tôm
  • Nho
Sữa
6
  • Xôi đậu đen
  • Sữa
Bột ngũ cốc
  • Cơm
  • Canh đậu hũ thịt hẹ
  • Gà kho gừng
  • Giá hẹ xào thịt
  • Cam
Súp cua trứng cút
  • Cơm
  • Canh khổ qua sườn
  • Mực dồn thịt sốt cà
  • Cải bó xôi xào thịt
  • Sa bô chê
Sữa
7
  • Bánh cuốn
  • Sữa
Bột ngũ cốc
  • Cháo cá chép
  • Bơ xay
Chè đậu đen
  • Cơm
  • Canh hoa thiên lý giò sống
  • Lươn xào sả ớt
  • Đu đủ
Sữa
Chủ nhật
  • Hủ tiếu sườn
  • Chuối
Bánh flan
  • Bún thịt bò xào
  • Yaourt trái cây
Đậu hũ nước đường
  • Cơm
  • Canh bắp cải thịt
  • Thịt kho trứng cút
  • Mực xào bông cải nấm rơm
  • Táo
Sữa

Trên đây là thông tin giải đáp có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không? Như vậy mẹ bầu có thể bổ sung mực trong thời điểm này. Mực sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Xem thêm bài viết: