[Chu kỳ kinh nguyệt không đều] 10+ Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa
Ngày cập nhật :12/01/2023
Chu kỳ kinh nguyệt không đều nếu diễn ra thường xuyên chị em cần lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm
Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều ra sao? Tất cả những vấn đề này sẽ được bài viết giải đáp cụ thể. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì?
- 2 Chu kỳ kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?
- 3 Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều
- 4 Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều
- 5 Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu bệnh gì?
- 6 Tác hại của chu kỳ kinh nguyệt không đều
- 7 8 Cách chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều tại nhà an toàn, hiệu quả
- 7.1 Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!
- 7.2 Duy trì cân nặng để chữa rối loạn kinh nguyệt
- 7.3 Tập thể dục để kinh nguyệt đều đặn hơn
- 7.4 Gừng giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt
- 7.5 Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế
- 7.6 Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D
- 7.7 Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin B
- 7.8 Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng giấm táo
- 7.9 Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa
- 8 Chu kỳ kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì?
Kinh nguyệt không đều còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Đây là tình trạng nguyệt san xuất hiện không theo bất kỳ chu kỳ nào. Nó có thể tới sớm, có thể tới trễ. Thậm chí có những tháng tới 2 lần. Có khi 2 – 3 tháng mới ghé thăm chị em phụ nữ một lần.
Bình thường, vòng kinh của chị em phụ nữ thường kéo dài từ 28 – 35 ngày. Có thể dài hơn hoặc ngắn hơn tùy theo thể trạng của mỗi chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, thời gian có kinh thường kéo dài từ 2 – 7 ngày. Lượng máu kinh mỗi một chu kỳ rơi vào khoảng 40 – 80ml, có màu đỏ sẫm. Vào những ngày đầu và cuối của mỗi một chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh thường ra ít hơn.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày và lượng máu kinh chảy ra quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc có sự thay đổi,… thì đây là triệu chứng của kinh nguyệt không đều. Đặc biệt là những bạn gái mới có kinh nguyệt. Hay những phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều thường gặp ở độ tuổi nào?
Chu kỳ kinh nguyệt không đều thường gặp ở những bạn gái độ tuổi dậy thì do nội tiết tố, hoạt động của buồng trứng chưa ổn. Tuy nhiên, nó chỉ xuất hiện trong 2-3 năm đầu hành kinh.
Ở các chị em trong độ tuổi sinh sản, kinh nguyệt không đều mà kéo dài nhiều ngày thì có thể là dấu hiệu các bệnh phụ khoa như: Viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
Biểu hiện của chu kỳ kinh nguyệt không đều
Để biết rõ hơn thế nào là kinh nguyệt không đều, chị em có thể tham khảo những biểu hiện điển hình như sau:
Chu kỳ kinh đến sớm hơn dự kiến
Là chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra đúng ngày. Thay vào đó nó đến sớm hơn 3 ngày, 7 ngày. Thậm chí không hiếm trường hợp chị em “rụng dâu” 2 lần/tháng.
Trễ kinh
Đây có lẽ là mối quan ngại lớn nhất, ảnh hưởng nhiều nhất tới tâm lý phái đẹp.
Chị em có thể trễ kinh 3 – 4 ngày là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu thời gian trễ kinh quá lâu mà trước đó có quan hệ tình dục. Rất có thể đây là một dấu hiệu cho biết bạn đã có em bé chẳng hạn!
Rong kinh
Rong kinh cũng chính là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Nó biểu hiện bằng việc chu kỳ kinh kéo dài tới 10 ngày thậm chí còn hơn thế nữa.
Kinh thưa
Kinh thưa là một hình thức khác của trễ kinh. Ở nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cứ sau một tháng sẽ bắt đầu đến giai đoạn hành kinh.
Ngược lại, kinh thưa được hiểu là tình trạng khoảng cách giữa các chu kỳ lớn hơn có thể là 2, 3 hoặc 5 tháng.
Vô kinh
Nó đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn không có kinh trong vòng 6 tháng – 1 năm. (Không tính phụ nữ trong thời gian mang thai).
Xem thêm: Kinh nguyệt ra nhiều : Nguyên nhân, nguy hại, cách điều trị
Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều luôn để lại nhiều nỗi phiền toái đối với chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với tâm lý, sức khỏe. Bởi thế, việc phát hiện và tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này là điều mà chị em cần phải làm trước tiên.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra rối loạn kinh nguyệt, chị em nhớ lưu tâm nhé!
Ảnh hưởng bởi nội tiết tố
Nhắc đến nội tiết tố chắc chắn không thể không nhắc đến estrogen và progesterone. Hai nội tiết tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nữ giới. Chúng có chức năng điều phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt.
Do vậy, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều là do mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm. Thậm chí còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Do quá trình dậy thì
Các bạn nữ đang trong độ tuổi dậy thì thường rất dễ gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Bởi lẽ, ở thời điểm này, cơ thể vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi. Hormone sinh dục cũng chưa ổn định. Điều này gây ra những rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Một vài biểu hiện cụ thể như lượng máu ra hàng ngày có lúc quá nhiều, có lúc lại quá ít. Thêm vào đó, số ngày hành kinh cũng không đều, không lặp lại theo chu kỳ nhất định.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Hiểu một cách đơn giản, tiền mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi mãn kinh ở nữ giới. Lúc này, hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, mất cân bằng nội tiết tố. Nguyên nhân là do cơ thể tiết ra ít estrogen và progesterone hơn. Từ đó gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Sau mãn kinh, phụ nữ sẽ hoàn toàn không còn kinh nguyệt nữa.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng nằm trong đối tượng thường gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Hormone prolactin đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng trong việc vận hành, sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, nó cũng “góp công” lớn trong việc cản trở quá trình rụng trứng ở các bà mẹ bỉm sữa.
Đó cũng chính là lý do vì sao, phụ nữ sau sinh thường trễ kinh trong vòng 6 tháng thậm chí còn hơn thế nữa. Trong một vài trường hợp, chỉ khi phụ nữ đã ngừng cho con bú, kinh nguyệt mới bắt đầu xuất hiện trở lại.
Tác dụng phụ của thuốc
Kinh nguyệt không đều xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc. Một vài loại thuốc phải kể đến như: thuốc tránh thai, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm,… Chúng chẳng những làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt mà còn để lại những cơn đau bụng dữ dội.
Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Khi phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng.
Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình sản xuất nội tiết tố estrogen và progesterone. Đó là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Thừa cân, sụt cân quá nhanh
Sự thay đổi cân nặng cũng là nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ diễn ra không đều. Tăng cân nhanh, thừa cân có thể là hệ quả của một chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu bệnh gì?
Ngoài nguyên nhân sinh lý, chu kỳ kinh nguyệt không đều còn là dấu hiệu bệnh sau:
Bệnh viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu và các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Cũng như bệnh lạc nội mạc tử cung.
Đây là một tình trạng mô ở bên trong tử cung bắt đầu phát triển ở đâu đó bên trong cơ thể. Điều này có thể gây chảy máu nghiêm trọng và đau.
Hội chứng rối loạn máu di truyền
Chảy máu kinh nguyệt nghiêm trọng cũng có thể do một số rối loạn máu di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu.
Tăng sinh khối u lành tính hoặc ung thư
Ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Tuy nhiên những điều kiện này không phổ biến. U lành tính trong tử cung có thể gây chảy máu nghiêm trọng hoặc trong thời gian dài.
Sự tăng sinh khối u lành tính trong nội mạc tử cung có thể làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và mất nhiều máu. Những khối u lành tính này gọi là polyp. Nếu khối u được tạo thành từ mô nội mạc sẽ được gọi là u xơ tử cung.
Lạc nội mạc tử cung
Khi các tuyến từ niêm mạc tử cung nằm trong cơ tử cung, chảy máu nghiêm trọng có thể xảy ra.
Có thai ngoài tử cung
Bạn nên liên hệ khẩn cấp với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu trong khi mang thai. Mang thai bình thường sẽ làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Một số đốm máu xuất hiện trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên, thường không đáng lo.
Tuy nhiên, bạn phải đến bệnh viện ngay lập tức nếu bị chảy máu ồ ạt khi mang thai. Đó có thể là dấu hiệu có thai ngoài tử cung. Trứng sau khi thụ tinh bám vào ống dẫn trứng thay vì tử cung như thông thường.
Chảy máu thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu sảy thai. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây chảy máu trong thai kỳ và tìm biện pháp can thiệp phù hợp.
Tác hại của chu kỳ kinh nguyệt không đều
- Kinh nguyệt không đều làm thay đổi nội tiết tố nữ, khiến nhan sắc của chị em bị thay đổi. Nhất là những người trên 30 tuổi.
- Da xanh xao, thô ráp, dễ bị nám, tàn nhang, lỗ chân lông to, nổi mụn, lão hóa sớm.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cáu giận. Trí nhớ giảm, dễ mắc các bệnh xương khớp.
- Chu kỳ kinh kéo dài gây mất máu nhiều khiến người mệt mỏi, da niêm mạc nhợt. Chóng mặt, thở gấp, tim đập nhanh…
- Kinh nguyệt không đều là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa. Cụ thể như: Đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng,…
- Giảm khả năng thụ thai do kinh nguyệt không đều dẫn đến hoạt động của buồng trứng bị thay đổi. Vì vậy, các nang trứng không thể chín và phóng đúng chu kỳ.
- Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Kinh nguyệt không đều do mắc các bệnh phụ khoa nếu không được hỗ trợ kịp thời có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
8 Cách chữa chu kỳ kinh nguyệt không đều tại nhà an toàn, hiệu quả
Bạn có thể áp dụng những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà dưới đây để điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên nhé.
Kinh nguyệt không đều phải làm sao? Hãy tập yoga!
Tập yoga là cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà khá hiệu quả mà bạn nên thử. Một nghiên cứu năm 2013 đã chứng minh khả năng điều hòa kinh nguyệt của bài tập này.
126 người tham gia nghiên cứu đã tập yoga từ 35 đến 40 phút trong 5 ngày/tuần. Kết quả cho thấy sau 6 tháng, họ đã giảm nồng độ hormone gây ra chứng kinh nguyệt không đều.
Bên cạnh đó, yoga cũng đã được chứng minh là giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt như trầm cảm và lo lắng. Bài tập này cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ có triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát. Phụ nữ có triệu chứng này sẽ trải qua các cơn đau bụng kinh dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn có kế hoạch tập yoga thì nên tìm đến các trung tâm dạy yoga để được các chuyên viên hướng dẫn thực hiện các động tác đúng cách. Khi bạn đã học được một số động tác cơ bản thì có thể tiếp tục đến lớp hoặc tập yoga tại nhà bằng cách xem video hướng dẫn rồi thực hiện theo.
Bạn nên tập yoga từ 35 đến 40 phút mỗi ngày trong 5 lần/tuần để điều chỉnh hormone và đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường. Yoga cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng đau bụng kinh nguyên phát.
Duy trì cân nặng để chữa rối loạn kinh nguyệt
Việc tăng cân hay sụt ký có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Chính vì vậy, bạn nên duy trì vóc dáng cân đối và trọng lượng cơ thể lành mạnh để hỗ trợ kinh nguyệt ra đều đặn.
Nếu bạn giảm cân quá mức hoặc thiếu cân sẽ khiến cho kinh nguyệt không đều. Nếu bị thừa cân, bạn cũng có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bạn có rủi ro bị chảy máu nhiều hơn và đau nặng hơn so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh. Điều này là do tác động của các tế bào mỡ đối với hormone và insulin.
Một trong những cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà là bạn duy trì cân nặng ổn định qua lối sống sinh hoạt như kiểm soát chế độ ăn uống của mình, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và hạn chế stress. Stress cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn không có kinh nguyệt đấy.
Tập thể dục để kinh nguyệt đều đặn hơn
Tập thể dục không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh mà còn được khuyến nghị là một phần trong kế hoạch điều trị hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Kết quả từ một thử nghiệm lâm sàng gần đây cho thấy tập thể dục có thể điều trị hiệu quả chứng đau bụng kinh nguyên phát.
Nhóm 70 sinh viên đại học có triệu chứng này đã thực hiện 30 phút tập thể dục nhịp điệu vào 3 lần/tuần trong 8 tuần. Kết quả cuộc thử nghiệm cho thấy sinh viên đã giảm các triệu chứng đau liên quan đến kinh nguyệt.
Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng, từ đó điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
Gừng giúp điều trị các vấn đề về kinh nguyệt
Nhiều người sử dụng gừng như một cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà. Song bằng chứng khoa học đã cho thấy gừng chỉ hỗ trợ các vấn đề như giảm lượng máu chảy, hỗ trợ điều trị hiệu quả các cơn đau…
Kết quả từ một nghiên cứu trên 92 phụ nữ bị chảy máu kinh nguyệt nặng cho thấy cách bổ sung gừng hàng ngày sẽ giúp giảm lượng máu chảy trong kỳ kinh.
Đây là một nghiên cứu nhỏ trên học sinh trung học nên vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để kết luận chính xác lợi ích của gừng đối với lượng máu chảy trong kỳ kinh.
Việc uống 750 – 2.000mg bột gừng trong 3 hoặc 4 ngày đầu hành kinh đã được chứng minh là giúp điều trị hiệu quả các cơn đau. Bạn cũng có thể uống gừng trong 7 ngày trước khi hành kinh để giúp cải thiện tâm trạng, thể chất và các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng quế
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy quế có tác dụng hỗ trợ điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều và là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngoài ra, quế còn giúp giảm đau và giảm chảy máu kinh nguyệt đáng kể. Gia vị này cũng làm giảm buồn nôn và nôn liên quan đến đau bụng kinh nguyên phát.
Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin D
Vitamin D mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe như giúp giảm cân và cải thiện chứng trầm cảm. Loại vitamin này cũng đã được chứng minh là giúp hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 cho thấy cơ thể bạn nếu thiếu vitamin D sẽ làm chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vitamin D có hiệu quả trong điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Một số thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể bổ sung cho cơ thể là sữa, các sản phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt. Bạn cũng có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung có uy tín trên thị trường.
Cách điều hòa kinh nguyệt bằng vitamin B
Các vitamin B thường được kê đơn cho phụ nữ cố gắng thụ thai. Chúng có thể giúp điều chỉnh chu kỳ kinh của bạn. Vitamin B cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những phụ nữ tiêu thụ nguồn thực phẩm giàu vitamin B có nguy cơ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt thấp hơn đáng kể.
Vitamin nhóm B thường thấy trong các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau màu xanh, thịt đỏ, thịt gia cầm, các loại cá, gan, các loại đậu…
Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà bằng giấm táo
Tác dụng của giấm táo có thể giúp phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang điều hòa kinh nguyệt.
Kết quả của một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy. Thói quen uống khoảng 15 ml giấm táo mỗi ngày đã giúp cải thiện chu kỳ rụng trứng ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Giấm táo cũng có thể giúp bạn giảm cân, giảm lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin.
Giấm táo có vị đắng và khó tiêu thụ đối với một số người. Nếu bạn không quen mùi vị của loại giấm này thì có thể pha loãng với nước và thêm một muỗng mật ong.
Chữa kinh nguyệt không đều tại nhà với dứa
Dứa là một phương pháp tự nhiên giúp hỗ trợ các vấn đề về kinh nguyệt. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme giúp làm mềm niêm mạc tử cung. Từ đó giúp bạn điều hòa kinh nguyệt. Bromelain có đặc tính chống viêm và giảm đau nên cũng hỗ trợ bạn điều trị những cơn đau do kinh nguyệt gây ra.
Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày : Cách tính ngày rụng trứng + sinh con
Chu kỳ kinh nguyệt không đều nên uống thuốc gì?
Với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do mắc phải các bệnh lý phụ khoa. Chị em cần phải tới bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Quan trọng nhất là chị em không được tự ý uống thuốc vì chúng có thể gây tác dụng phụ hoặc những biến chứng khôn lường.
Nhìn chung, những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do yếu tố tuổi tác và tâm sinh lý gây ra đều liên quan tới sự rối loạn hormone nội tiết tố nữ. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, chị em có thể tham khảo một số loại thuốc sau:
Thuốc nội tiết
Là loại thuốc chứa estrogen, progestatif hoặc kết hợp estrogen và progestatif. Loại thuốc này có công dụng điều chỉnh hormone nội tiết tố trong cơ thể và giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai
Là biện pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Thuốc tránh thai hàng ngày chứa estrogen và progestin giúp chu kỳ kinh nguyệt đều hơn, giảm tình trạng rong kinh không rõ nguyên nhân và đau bụng kinh.
Thuốc sắt
Với những chị em phụ nữ ra nhiều máu một cách bất thường (trên 80ml) trong mỗi kỳ kinh hoặc rong kinh thì khả năng cao là bị thiếu máu. Vì vậy, chị em cần phải bổ sung sắt để tái tạo máu và giúp chu kỳ kinh nguyệt dần trở lại bình thường.
Thuốc chống viêm không steroid
Là loại thuốc được dùng để hạ nồng độ prostaglandin trong cơ thể của chị em xuống thấp, giúp cải thiện tình trạng rong kinh và các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Nó có thể giảm 20 – 50% lượng máu ra trong thời gian hành kinh.
Thuốc Tây y có ưu điểm và giảm nhanh những triệu chứng khó chịu của rối loạn kinh nguyệt. Đồng thời cách dùng lại vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, nếu chị em lạm dụng hoặc dùng không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới nhiều hệ lụy về sau.
Trên đây là một số thông tin về chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa. Hy vọng, đã giúp chị em hiểu hơn về những bất thường của cơ thể. Từ đó có hướng khắc phục kịp thời, hiệu quả.