Cây thù lù: 10+ Công dụng, bài thuốc đơn giản, hiệu quả
Ngày cập nhật :24/11/2022
Cây thù lù hay còn gọi là cây tầm bóp, được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu chi tiết về công dụng, bài thuốc từ nguyên liệu này.
Nội Dung Chính
- 1 Những điều cần biết về cây thù lù
- 2 Cây thù lù có ăn được không?
- 3 Công dụng của cây thu lù
- 3.1 Phòng bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu
- 3.2 Ngăn ngừa tổn thương mô cơ trong cơ thể
- 3.3 Cây thù lù có thể điều trị ung thư
- 3.4 Giúp sáng mắt
- 3.5 Thù lù có thể giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt
- 3.6 Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu
- 3.7 Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương
- 4 Bài thuốc chữa bệnh từ cây thù lù
- 4.1 Cây thù lù trị cảm mạo
- 4.2 Cây thù lù trị bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt siêu vi
- 4.3 Điều trị bệnh ho có đờm bằng cây thù lù
- 4.4 Trị bệnh viêm phế quản
- 4.5 Trị bệnh chàm và tay chân miệng
- 4.6 Điều trị bệnh nhọt vú, đau bìu dái, đinh độc
- 4.7 Điều trị bệnh tiểu đường
- 4.8 Chữa viêm họng, thuỷ đậu, ho khan
- 4.9 Chữa ung thư vòm họng, phổi, tử cung
- 4.10 Phòng ngừa bệnh tật và tăng hệ miển dịch
- 4.11 Chữa rối loạn tiêu hoá dạ dày bằng cây tầm bóp
- 5 Nên dùng cây thù lù cho những ai?
- 6 Những điều lưu ý khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh
- 7 Cây thù lù mua ở đâu?
- 8 Cách trồng cây thù lù
Những điều cần biết về cây thù lù
Hình ảnh cây thù lù luôn gắn liền với bài đồng dao của trẻ em miền quê. Đi đến đâu cũng nghe trẻ con nghêu ngao hát:
“Thù lù, thù lủ, thù lu
Ai mà hổng có, tui cho thù lù”.
Không chỉ có tên là thù lù mà nó còn được dân gian gọi là cây tầm bóp. Hay cây lồng đèn, cây bôm bốp hay cây bùm bụp. Bên cạnh đó, dược liệu này có tên khoa học là Physalis angulata L, thuộc họ nhà cà (Solanaceae).
Cây thù lù là loại thảo dược ăn được, dễ sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế mà chúng thường mọc hoang khắp nơi. Trẻ em vùng quê thường hái trái thù lù để ăn. Nhằm xua tan cái nóng của ngày hè oi bức. Đồng thời, giúp giải nhiệt, giải độc gan và làm mát cơ thể.
Đặc điểm nhận dạng cây thù lù
- Lá cây: Lá của cây có màu xanh, hình tròn tròn bầu dục. Độ dài vào khoảng 0.4cm. Những lá mọc theo kiểu đan xen nhau và dính vào thân với kích thước dài 0,2 đến 0,4 cm.
- Thân cây: Chiều dài trung bình của thân thường từ 60 đến 110 cm. Thường có nhiều cành và lá và có chiều hướng xuống.
- Hoa của cây: Hoa của cây tầm bóp có 5 cánh và màu trắng. Nhưng nhuỵ hoa thì lại màu vàng. Mọc đơn lẻ không mọc theo chùm. Phần hứng hoa có màu xanh và phủ bên ngoài 1 lốp tơ mỏng.
- Quả: Cây thù lù thì cho quả quanh năm, quả hình tròn và nhẵn. Lúc đầu quả màu xanh nhưng sau thời gian to lên và chín. Quả bắt đầu chuyển sang màu cam. Ngoài ra bên ngoài của qua sẽ có 1 lớp bọc bên ngoài để bảo vệ quả. Trong những quả cây thì có chứa hạt nhỏ li ti.
Xem thêm: Nhũ hoa và các cách làm hồng nhũ hoa không phải chị em nào cũng biết
Cây thù lù mọc ở đâu?
Cây thù lù mọc ở đâu? Cây chủ yếu phân bố tập trung ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc…
Ở nước ta, giống cây này thường mọc hoang ở khắp nơi. Như ven hai bên bờ ruộng, ven bờ sông, suối. Hoặc ở những vùng đồi núi thấp có độ cao dưới 1500 mét so với mặt nước biển.
Phân biệt các loại cây thù lù
Trong tự nhiên có rất nhiều loại thù lù khác nhau. Có thể phân biệt dựa trên đặc điểm sau:
- Cây thù lù cạnh:
Có đặc điểm miêu tả bên trên, thường được dùng nhiều làm thuốc.
- Thù lù nhỏ (Physalis minima):
Là loại cây thuộc loại thảo hằng niên. Cao khoảng 40cm, thân có lông. Lá có phiến dài từ 2 – 9cm, rộng 1 – 5cm. Mép lá có răng thưa, mặt có lông mịn, cuống dài 1 – 5cm. Hoa màu vàng nhạt, nhỏ, tràng hoa có đốm nâu.
- Thù lù lông:
Cây cao gần 1m, phủ đầy lông, nhiều nhánh, cành non mọc đứng. Lá có phiến xoan tam giác, gốc hình tim, đầu nhọn, mép nguyên. Hoặc có thùy cạn, dài 3,5 – 10cm, rộng 2 – 5cm và có lông mềm.
Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có màu vàng, đài cao 5mm, có lông, tràng hình chuông. Quả thù lù lông mọng, hình cầu, màu vàng, to khoảng 1,5cm, mang đài tồn tại to, vỏ mỏng có lông.
- Cây thù lù đực (cây lu lu đực, cây nút áo):
Thân hơi có lông, cao 50 – 80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài từ 4 – 15cm, rộng 2 – 3cm.
Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5 – 8mm, khi non màu lục. Sau vàng và khi chín có màu đen tím. Toàn cây có chất độc, khi vò có mùi hôi.
Tác dụng của thù lù cạnh và tác dụng cây thù lù đực khác nhau. Do đó khi sử dụng làm thuốc cần phân biệt chính xác, tránh nhầm lẫn bài thuốc.
Cách chế biến cây thù lù
Cách chế biến cây thù lù như thế nào? Những bộ phận của cây thù lù đều có thể dùng hết. Như thân, rễ, lá, trái… Mỗi bộ phận đều có công dụng khác nhau để có thể dùng 1 cách đặc biệt khác nhau để tạo ra vị thuốc điều trị riêng.
Thường được phơi khô để dùng dần mà không lo dược tính bị giảm.
Cây thù lù do mọc và cho trái quanh năm. Nên thời điểm để thu hái và sơ chế thì thời điểm nào cũng thích hợp. Khi mang về có thể sơ chế khô hoặc dùng tươi đều được.
Cách bảo quản cây thù lù
Với những bộ phẩn của thù lù khi chúng ta thu hoạch và sơ chế khô. Thì tiến hành cho vào túi ni lông hoặc hợp kín, giữ chúng trong khô ráo.
Đặc biệt, a không nên để chúng tiếp xúc với những nơi ẩm. Như trong nhà tắm, rửa chén có thể làm cho cây khô bị nhiễm nấm mốc.
Thành phần hoá học trong cây thù lù
Các nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng. Từng bộ phận của cây thù lù đều có công dụng khá nhau. Mang giá trị rất là cao trong y học.
Cụ thể:
- Trong cây tầm bóp: Chứa những hoạt chất dùng để ức chế thành công tế bào ung thư. Như Anthocyanin, các Whitasteroid (physalin A-D , F, L-O, physagulin A-G) .
- Quả tầm bóp: Đây là bộ phận mang dinh dưỡng rất cao. Chứa rất nhiều hàm lượng chất xơ, đạm, canxi, sắt và vitamin A, B, C… Một số người thường ăn tầm bóp để tránh bị Scorbut. Do thiếu hụt lượng vitamin C, làm lành vết thương, hạn chế lại vết thâm trên da thịt…
Cây thù lù có ăn được không?
Cây thù lù ăn được không? Ăn trái thù lù có độc không? Đây đều là những thắc mắc chung của mọi người.
Cây thù lù có tính mát, vị đắng nhưng hoàn toàn không chứa độc. Nên bạn có thể có thể ăn được. Hơn thế nữa, loại quả này khi ăn vào sẽ có vị hơi chua chua và đắng nhẹ. Nhưng khi nuốt vào sẽ có vị ngọt thanh. Quả thù lù được coi là đặc sản của vùng quê Việt Nam.
Ngoài ra, rau thù lù còn được người dân chế biến thành nhiều món ăn. Như luộc chấm chao, nước tương, hay xào với tỏi, thịt bò, hoặc mang nấu canh giải nhiệt.
Công dụng của cây thu lù
Với các thành phần kể trên, cây thù lù được ứng dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó, phải kể đến những công dụng sau:
Phòng bệnh tim, giảm lượng cholesterol trong máu
Thù lù chứa một lượng lớn vitamin C. Giúp bạn tránh xa các gốc tự do có thể làm hỏng các mạch máu. Từ đó giúp bạn giảm thiểu được các vấn đề về tim.
Lượng vitamin C và vitamin A có trong cây có thể làm giảm cholesterol trong máu. Từ đó giúp bạn trách được các bệnh liên quan đến hàm lượng độ cholesterol cao như bệnh đột quỵ.
Ngăn ngừa tổn thương mô cơ trong cơ thể
Vitamin C có trong cây tầm bóp giúp cơ thể ngăn ngừa đau nhức. Và tổn thương ở các mô cơ sau khi tập thể dục.
Cây thù lù có thể điều trị ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tiêu thụ một lượng thực phẩm giàu vitamin C như thù lù. Có thể điều trị được nhiều căn bệnh ung thư. Trong đó có ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư miệng.
Giúp sáng mắt
Tiêu thụ một lượng cây thù lù có thể giúp bạn đáp ứng nhu cầu vitamin A hàng ngày. Lượng vitamin này giúp ngăn ngừa khô mắt. Giúp mắt bạn thích nghi tốt hơn với bóng tối và ánh sáng.
Hơn nữa, nó còn giúp giữ cho võng mạc của bạn khỏe mạnh. Phòng ngừa đục thủy tinh thể.
Thù lù có thể giúp điều trị cảm lạnh, giúp hạ sốt
Cảm lạnh và ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn bắt đầu suy yếu. Vì vậy, để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên. Hãy tiêu thụ một lượng cây thù lù để cung cấp đủ lượng vitamin C mỗi ngày.
Điều trị tiểu đường, phòng ngừa sỏi tiết niệu
Cây thù lù có chứa nhiều vitamin C nên khá hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Vì nó giúp tăng insulin trong máu.
Ngoài ra, vitamin A có trong cây thù lù giúp hình thành lượng canxi photphat. Góp phần ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng và chữa lành vết thương
Cả vitamin A và vitamin C đều là những chất tăng cường miễn dịch. Chúng có thể hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đồng thời tăng cường các tế bào bạch cầu hoạt động trong cơ thể.
Vitamin C có trong cây thù lù cũng có khả năng chữa lành vết thương. Bằng cách thúc đẩy các mô liên kết, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây thù lù
Cây thuốc có chứa vô số các hoạt chất tốt cho cơ thể như cacbohidrat, alkaloid, protein, chất béo. Cùng hợp chất xơ và các loại vitamin A, C. Đây đều là những hợp chất có ích trong việc điều trị bệnh.
Dưới đây là top bài thuốc được bào chế từ thảo dược này mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Cây thù lù trị cảm mạo
Khi thời tiết thay đổi, cơ thể chúng ta thường bệnh cảm mạo. Với các triệu chứng như ho có đờm, nóng sốt, yết hầu sưng đau.
Khi ấy, bạn hãy áp dụng bài thuốc dưới đây:
- Sử dụng 20g dược liệu khô rửa sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn.
- Tiếp đến, cho vào ấm sắc cùng với 70ml nước để uống trong ngày.
- Áp dụng bài thuốc này trong vòng 3 – 5 ngày sẽ khỏi bệnh.
Cây thù lù trị bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt siêu vi
Bạn có biết, bệnh sốt xuất huyết gây sốt siêu vi là căn bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu bạn không điều trị kịp thời. Chính vì thế, nếu gặp. phải bệnh này bạn nên sử dụng bài thuốc từ cây thù lù:
- Sử dụng lá cây rửa sạch, đem đi xay hoặc giã nhuyễn. Sau đó nấu nước với hoa và cành trộn đều với nước cốt của lá để uống.
- Chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Điều trị bệnh ho có đờm bằng cây thù lù
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Thì đừng bỏ bài thuốc từ thù lù dưới đây:
- Dùng 15g dược liệu khô hoặc 50g dược liệu tươi đều được.
- Mang đi rửa sạch để loại bỏ đất cát, tạp chất. Cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước trong vòng 15 phút.
- Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Nấu uống trong vòng 5 – 7 ngày triệu chứng ho sẽ thuyên giảm.
Trị bệnh viêm phế quản
Để điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả và dứt điểm. Bạn hãy thực hiện bài thuốc sau:
- Chuẩn bị 9g cát cánh, 3g cam thảo và 30g thù lù tươi.
- Mang tất cả dược liệu rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng với 800ml nước. Sắc đến khi nước thuốc cạn còn một nửa thì ngưng.
- Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 10 ngày. Ngưng 1 tuần rồi thực hiện liệu trình như ban đầu đến khi khỏi bệnh.
Trị bệnh chàm và tay chân miệng
Thù lù có thể chữa được bệnh chàm và tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Khi bạn áp dụng bài thuốc sau đây:
- Lấy 100g thù lù tươi hoặc 30g dược liệu khô mang rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Sau đó, cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày. Để bệnh nhanh khỏi hơn, bên cạnh việc uống thuốc mỗi ngày. Bạn hãy dùng lá thù lù giã nhuyễn để đắp lên da.
- Hãy kiên trì áp dụng bài thuốc trên để bệnh nhanh chóng khỏi hoàn toàn.
Điều trị bệnh nhọt vú, đau bìu dái, đinh độc
Bài thuốc dùng thù lù trị nhọt vú, đinh độc và đau bìu dái được thực hiện như sau:
- Dùng 40g dược liệu tươi rửa sạch với nước muối để loại bỏ tạp chất. Sau đó cho vào cối giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt.
- Uống nước cốt thuốc và dùng phần bả để đắp lên vùng bị sưng đau.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và áp dụng bài thuốc từ 3 – 5 ngày, nhọt sẽ lặn đi.
Điều trị bệnh tiểu đường
Cây thù lù cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như khổ qua rừng hay dây thìa canh… Bài thuốc trị tiểu đường từ thù lù được áp dụng như sau:
- Dùng 1g chu sa, 1 tim lợn và 30g thù lù khô, đem dược liệu đi sơ chế.
- Sau đó, cho vào nồi hầm chín nhừ và ăn trong ngày. Liệu trình được thực hiện 2 ngày ăn 1 lần. Để lượng đường trong máu được ổn định bạn nên ăn từ 7 – 10 lần.
Chữa viêm họng, thuỷ đậu, ho khan
Thù lù sau khi phơi khô dùng khoảng 20 đến 40g. Nếu dùng cây tươi thì khoảng 100g. Đun sôi nước và bỏ vào nấu để lấy chất, để nguội và dùng trong ngày.
Duy trì dùng thường xuyến đến khi đỡ bệnh thì ngưng.
Chữa ung thư vòm họng, phổi, tử cung
Bài thuốc 1 :
- Chuẩn bị: 40g cây thù lù khô và kèm theo đó là 40g bách giải.
- Cách dùng: Tiến hành sắc nhỏ và nấu cùng với 1,5 lít nước sạch. Đun sôi với lửa nhỏ chờ sắt lại tậm 500ml thì tắt lửa. tiến hành chia nhỏ ra mỗi ngày uống 2 – 3 lần trong ngày.
Bài thuốc 2 :
- Chuẩn bị: Cây thù lù có hoa, quả và lá khô 40g. Nếu dùng tươi thì 100g, kèm theo bạch truật 30g. Mạch môn, huyên sâm, cát cánh, hoàng cầm mỗi nguyên liệu 10g và cam thảo 5g .
- Cách dùng: Những nguyên liệu trên chúng ta tiến hành rửa sạch và chặt nhỏ chúng ra. Đun sôi nước đến khi sắt lại còn 2 chén thì ngưng.
- Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần. Tiến hành uống trong 20 ngày. Sau đó nghỉ dùng thuốc trong 10 ngày tiếp theo trước khi dùng tiếp đợt 2 và 3.
Phòng ngừa bệnh tật và tăng hệ miển dịch
- Chuẩn bị: Dùng đọt non và lá của cây thù lù khi còn tươi.
- Cách dùng: Dùng thù lù luộc hoặc nấu nó trong bữa chính . Trong một tuần bạn có thể dùng nó khoảng 3 lần để tăng cao sức khoẻ của mình. Có thể tăng cường miễn dịch cho ung thư, tiểu đường và các bệnh nguy hiểm khác.
Chữa rối loạn tiêu hoá dạ dày bằng cây tầm bóp
Bệnh dạ dày luôn là bệnh lý mà nhiều người bị nhất hiện nay. Từ những chế độ không hợp lý , sinh hoạt hàng ngày thiếu khoa học. Hay do công việc của mỗi chúng ta trở nên bận rộn hơn.
Rối loạn dạ dày tiêu hoá bạn hãy thử sử dụng cây tầm bóp cho bữa ăn hàng ngày. Bằng việc dùng nó để luộc, xào… chế biến với gia vị khác tạo điểm khác biệt. Vừa ngon miệng vừa có thể trị bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả và tốt nhất.
Nên dùng cây thù lù cho những ai?
Cây thù lù mọi người đều có thể sử dụng cả trẻ nhỏ đến lớn tuổi. Người không bệnh sử dụng nó có thể tăng thêm sức đề kháng, miễn dịch. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh hiện nay.
Tầm bóp là cây dược liệu lành tính. Nếu chúng ta biết dùng chúng với đúng liều lượng thì hiệu quả của cây tầm bóp sẽ rất là cao. Có thể phát huy hết công dụng của cây được trọn vẹn và tốt hơn.
Những điều lưu ý khi sử dụng cây thù lù chữa bệnh
Những người bị dị ứng với cây tầm bóp thì không nên dùng để trị bệnh. Khi bạn sử dụng mà thấy trong ngườii khó chịu như ngứa, buồn nôn hay khó thở. thì hãy ngưng ngay vì bạn có thể bị dị ứng với nó.
Những phụ nữ đang mang thai và những trẻ nhỏ. Nếu muốn sử dụng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Thùy lù tuy lành tính nhưng nếu dùng nó trong một thời gian dài thì không tốt cho sức khoẻ. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng đúng liều lượng.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tây hay một loại thảo dược nào đó. Hãy thận trong tham khảo ý kiến bác sĩ để có biết là có sung khắc với thuốc đó hay không.
Thù lù rất dễ nhầm với cây lu lu đực (một loại cây chứa độc tố solanin). Để phân biệt hai cây này bạn nên tham khảo như sau. Cây thù lù thường mọc một mình, khi chín quá có màu đỏ hoặc vàng. Cây lu lu đực lại mọc thành chùm, nhóm có quả màu đen.
Xem thêm: Cây mã đề: Công dụng, Liều dùng + Lưu ý trong điều trị bệnh
Cây thù lù mua ở đâu?
Dược liệu thù lù khô có thể mua ở các quầy thuốc Đông y với giá thành 120.000 đồng/kg – 150.000 đồng/kg.
Mua hạt giống cây thù lù có thể tham khảo tại các địa chỉ bán cây – hạt giống trên toàn quốc. Loại cây này thường mọc dại và phát triển tốt trong tự nhiên. Do đó nếu có nhu cầu lấy giống có thể tự ươm bằng hạt khi quả chín.
Cách trồng cây thù lù
Cách trồng cây thù lù cực kỳ đơn giản. Bởi nó có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết, nhiệt độ khác nhau mà không cần chăm sóc.
Dưới đây là hướng dẫn trồng thù lù chi tiết:
- Xử lý hạt giống cây tầm bóp
Trước khi trồng, bạn có thể đem ngâm nước ấm 2-4h cho hút nước. Sau đó, đem gieo hạt tầm bóp trong giá thể. Tưới ẩm và che kín để tránh hơi ẩm bị thoát ra ngoài. Hạt sẽ nảy mầm sau 7-14 ngày.
- Chuyển nhà cho cây tầm bóp
Khi xuất hiện những chiếc lá mọc ra đầu tiên. Bạn nên chuyển ra chậu nhỏ và đặt ở nơi có ánh sáng và không gian thoáng đãng. Tránh cây gầy gò do thiếu sáng.
Tưới nước nhẹ nhàng, đủ ẩm cho cây. Khi cây đủ lớn có thể trồng ra vườn hoặc chậu lớn. Khoảng cách hợp lý giữa các cây là 50-70cm.
Lưu ý, tầm bóp là cây ra quả quanh năm nên cần chăm sóc để cho nhiều trái. Đặc biệt, tưới nước thường xuyên sẽ giúp cây tầm bóp rất sai quả.
- Thu hoạch thành quả
Sau 80 ngày có thể thu hoạch quả. Khi quả chín, phần vỏ bao ngoài sẽ chuyển sang màu nâu nhạt và quả rơi xuống đất. Quả có thể giữ được 3-4 tuần ở trong vỏ lá.
Trên đây là tất tất tật những thông tin về đặc điểm, công dụng, bài thuốc từ cây thù lù. Nếu có ý định sử dụng, hãy tham khảo bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.