Bệnh viện Bạch Mai ở đâu ? – Review kinh nghiệm thăm khám, chi phí
Ngày cập nhật :24/10/2022
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10+ thông tin về bệnh viện Bạch Mai Hà Nội như: Địa chỉ bệnh viện bạch mai ở đâu, bảng giá khám, lịch làm việc, đội ngũ bác sĩ… Bên cạnh đó là 1 số kinh nghiệm khi đi khám ở bệnh viện Bạch Mai bạn có thể tham khảo !
Nội Dung Chính
- 1 Giới thiệu chung về Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
- 2 Địa chỉ bệnh viện Bạch Mai
- 3 Lịch làm việc của bệnh viện Bạch Mai
- 4 Ban lãnh đạo Bệnh viện
- 5 Đội ngũ bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Bạch Mai
- 6 Giới thiệu các Viện, Khoa, Trung tâm tại Bệnh viện Bạch Mai
- 7 Các cách đi đến Bệnh Viện Bạch Mai
- 8 Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
- 9 Bảng giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
- 10 Khoa Khám theo yêu cầu: Kinh nghiệm và lưu ý khi đi khám
- 10.1 Vị trí Khoa khám theo yêu cầu
- 10.2 Số điện thoại
- 10.3 Thời gian làm việc
- 10.4 Ưu, nhược điểm khi đi khám tại Khoa Khám theo yêu cầu
- 10.5 Khoa Khám theo yêu cầu khám những bệnh gì?
- 10.6 Một số bác sĩ giỏi tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu
- 10.7 Lưu ý khi đi khám tại Khoa Khám theo yêu cầu
- 10.8 Quy trình khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
- 11 Bệnh viện Bạch Mai có tốt không?
- 12 Những lưu ý khi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai
Giới thiệu chung về Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
Tiền thân của bệnh viện Bạch Mai chính là Nhà thương Cống Vọng được thành lập năm 1911 với chuyên môn chính là khám và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm. Trải qua thời gian dài hoạt động thì vào năm 1945, cái tên bệnh viện Bạch Mai mới chính thức được ra đời.
Hiện Bệnh viện có quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng. Trường Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ.
Khánh thành Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ. Khánh thành tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường.
Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác.
Xem thêm: Sơ đồ và quy trình khám tại bệnh viện nhi đồng 1
Địa chỉ bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Điện thoại: 024 3869 3731.
Website: http://www.bachmai.gov.vn
Lịch làm việc của bệnh viện Bạch Mai
Lịch làm việc của bệnh viện Bạch Mai như thế nào? Bệnh viện Bạch Mai có khám chủ nhật không? Câu trả lời là có. Bệnh viện hoạt động với các khung giờ sau:
- Khu khám thường: Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 6 giờ 30 – 18 giờ (nghỉ trưa 12 giờ – 13 giờ 30).
- Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Hoạt động các ngày trong tuần. Bao gồm cả thứ Bảy, Chủ nhật từ 6 giờ 30 – 18 giờ (nghỉ trưa 12 giờ – 13 giờ 30).
Ban lãnh đạo Bệnh viện
Để bệnh viện đi vào hoạt động ổn định, không thể thiếu ban lãnh đạo.
Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
- Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Qúy Châu.
- Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Khoa.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Doãn Lợi.
- Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Minh Thông.
- Chủ Nhiệm Nguyễn Ngọc Hiền.
Đội ngũ bác sĩ giỏi tại Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm đã và đang công tác trên nhiều lĩnh vực, điển hình như:
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Gia Tuyển – Trưởng khoa Thận tiết niệu.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hồng – Phó Trưởng khoa Tiêu hóa.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Bá Nha – Trưởng khoa Phụ sản.
- Giáo sư,Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi – Viện Trưởng viện Tim mạch.
- Giáo sư, Bác sĩ Lê Văn Thính – Trưởng khoa Thần kinh.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Liệu – Phó Trưởng khoa Thần Kinh
Giới thiệu các Viện, Khoa, Trung tâm tại Bệnh viện Bạch Mai
Bệnh viện Bạch Mai bao gồm 3 viện, 8 Trung tâm và 23 khoa lâm sàng. Cụ thể như sau:
3 Viện
Viện Sức khỏe Tâm Thần
- Địa điểm: Tòa nhà T4, T5, T6 Viện Sức khỏe tâm thần.
- Viện Sức khỏe Tâm thần là một Viện trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai. Tiếp nhận mọi người bệnh mắc các rối loạn tâm thần đến trực tiếp hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Đội ngũ bác sĩ giỏi của Viện gồm có: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Kim Việt – Nguyên Viện trưởng; Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Doãn Phương – Viện Trưởng; Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn – Phó Viện trưởng…
Viện Tim Mạch
- Địa điểm: Khu C.
- Điện thoại: 0243 6290 881.
- Viện Tim mạch Quốc gia là khám và điều trị các bệnh nhân Tim mạch với ứng dụng kỹ thuật cao bao gồm 3 lĩnh vực tim mạch: nội khoa, can thiệp và phẫu thuật ở cả hai đối tượng: người lớn, trẻ em.
- Một số bác sĩ, chuyên gia đầu ngành về tim mạch đã và đang công tác tại Viện như: Giáo sư, Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi; Giáo sư, Bác sĩ Nguyễn Lân Việt; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Thanh Hương; Giáo sư, Bác sĩ Phạm Gia Khải…
Viện Giám định y khoa
- Địa chỉ: Tòa nhà 3 tầng, cạnh trường Trung cấp Y Bạch Mai.
- Điện thoại: 024 3869 4083.
- Viện có chức năng khám, giám định y khoa để xác định tình trạng sức khỏe, tỷ lệ phần trăm (%) tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật, bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Viện có đội ngũ bác sĩ giỏi như: Giáo sư, bác sĩ Ngô Quý Châu – Nguyên viện trưởng; Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng…
8 Trung tâm
Trung tâm chống độc
- Địa chỉ: Tầng 2, nhà A9.
- Điện thoại: 024 3869 3731, máy lẻ: 6821/6822/6823, 024 3869 7501.
- Nhiệm vụ, chức năng chính của Trung tâm là Cấp cứu – hồi sức – giải độc – điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh ngộ độc cấp, mạn và các bệnh nội khoa khác.
Trung tâm Đào tạo – chỉ đạo tuyến.
- Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến.
- Điện thoại: 0243 8686 391.
Trung tâm Giải phẫu bệnh – Tế bào học
- Địa chỉ: Tầng 1- Đối diện khoa khám bệnh.
- Điện thoại: 024 3868 5977
- Trung tâm xây dựng 4 loại hình hoạt động chuyên môn: giải phẫu bệnh học giải phẫu; giải phẫu bệnh học ngoại khoa, giải phẫu bệnh lâm sàng và giải phẫu bệnh thực nghiệm.
Trung tâm Phục hồi chức năng
- Địa chỉ: Nhà tròn.
- Điện thoại: 024 3629 0737
- Trung tâm có các đơn vị kỹ thuật chuyên ngành gồm: Vật lý trị liệu, Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Âm ngữ trị liệu, Xưởng dụng cụ chỉnh hình-chân tay giả, Thăm dò chức năng… Chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho nhiều nhóm bệnh nhân với nhiều dạng khuyết tật khác nhau như: Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, các di chứng sau bệnh lý thần kinh, chấn thương chỉnh hình, cắt cụt chi, các bệnh lý cơ xương khớp-cột sống, nhi khoa (bại não, tự kỷ…), các rối loạn âm ngữ, các rối loạn tiết niệu-sinh dục…
Trung tâm Hô Hấp
- Địa chỉ: Tầng 6 nhà P.
- Điện thoại: 024 3868 6986, số máy lẻ: 3631.
- Trung tâm thực hiện khám, chẩn đoán, điều trị cho các bệnh nhân thuộc chuyên khoa hô hấp với kỹ thuật cao, đồng thời tham gia công tác nghiên cứu, đào tạo, chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực hô hấp.
Trung tâm Di ứng miễn dịch lâm sàng
- Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A.
- Điện thoại: 0243 869 3731/6722.
- Khám, tư vấn, điều trị nội và ngoại trú cho bệnh nhân dị ứng và tự miễn dịch hay gặp ở nước ta: dị ứng thuốc, mỹ phẩm, thức ăn, lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ, xơ cứng bì hệ thống…
Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng
- Địa chỉ: Tầng 4 Trung tâm hội nghị Quốc tế.
- Điện thoại: 0243 869 3731 – 6521 hoặc 0243 9047 643.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với từng loại bệnh, điều trị về chế độ dinh dương cho bệnh nhân tại các khoa lâm sàng, hội chẩn dinh dưỡng với khoa lâm sàng, quản lý chế độ ăn uống trong bệnh viện…
Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu
- Địa chỉ: Tòa nhà Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.
- Điện thoại: 024 627 820 50 – 0904616238.
- Thực hiện các kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại trong khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về ung bướu…
23 Khoa lâm sàng
- Khoa Hồi sức tích cực
- Khoa Thận nhân tạo
- Khoa Cấp cứu
- Khoa Cơ xương khớp
- Khoa Tiêu hóa
- Khoa Thận – Tiết niệu
- Khoa Ngoại Tổng hợp
- Khoa Gây mê hồi sức
- Khoa Nhi
- Khoa Phụ sản
- Khoa Nội tiết – Đái tháo đường
- Khoa Thần Kinh
- Khoa Tai mũi họng
- Khoa Răng Hàm Mặt
- Khoa Mắt
- Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Phẫu thuật Thần kinh
- Khoa Chấn thương chỉnh hình và cột sống
- Khoa Huyết học truyền máu
- Khoa Y học cổ truyền
- Khoa Da liễu
- Khoa Khám bệnh
- 6 Khoa Cận lâm sàng
- Khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Khoa Hóa sinh
- Khoa Vi sinh
- Khoa Thăm dò chức năng
- Khoa Dược
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
Các cách đi đến Bệnh Viện Bạch Mai
Hiện nay người bệnh muốn đến Bệnh viện Bạch Mai rất đơn giản. Người bệnh có thể lựa chọn hình thức đi xe bus, đi taxi hay đi xe ôm. Sau đây là hướng dẫn chi tiết:
Bệnh viện Bạch Mai gần bến xe nào?
Bạch Mai gần bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm nhất. Ngoài ra, bệnh nhân từ các bến xe như Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm cũng có thể bệnh viện bằng cách lựa chọn đi xe bus, xe taxi hay xe ôm.
Tuy nhiên khoảng cách từ các bến xe đến bệnh viện là khác nhau, cụ thể:
- Bến xe Giáp Bát: Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện khoảng 3,7km.
- Bến xe Nước Ngầm: Khoảng cách từ bến xe đến bệnh viện khoảng 5,8km.
- Bến xe Mỹ Đình: Khoảng cách khoảng 10 – 12km. Đi qua đường cao tốc 20 khoảng 12,8km, qua Phạm Hùng khoảng 10,6km, qua Phạm Hùng và Xã Đàn khoảng 10,9km.
- Bến xe Gia Lâm: Khoảng cách khoảng 10 – 13km. Qua Ngọc Lâm khoảng 10km, qua Cầu Vĩnh Tuy khoảng 13,3km.
- Bến xe Yên Nghĩa: Khoảng cách khoảng 13 – 21km. Nếu đi qua Quốc lộ 6 khoảng 13,5km, qua Lê Trọng Tấn/Đường Phúc La – Văn Phú khoảng 17,8km, qua Quốc lộ 6 và Đường cao tốc 20 thì khoảng 21km.
- Tùy vào từng vị trí của các tỉnh mà người bệnh nên lựa chọn đi đến bến xe nào hợp lý nhất, sau đó lựa chọn phương tiện đi đến Bệnh viện Bạch Mai.
Xe bus qua Bệnh viện Bạch Mai
- Tuyến 03: Bến xe Giáp Bát – bến xe Gia Lâm: Tần suất 10 – 15 phút/chuyến, 7.000 đồng/lượt.
- Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát – bến xe Yên Nghĩa. Tần suất 7 – 10 – 15 phút/chuyến. 7000 đồng/lượt.
- Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân – Bến xe Mỹ Đình. Tần suất 10-15-20 phút/chuyến, 7000 đồng/lượt.
- Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ – Nguyễn Công Trứ. Tần suất 15 – 20 phút/chuyến, 7000 đồng/lượt.
- Tuyến 25: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 – Bến xe Giáp Bát. Tần suất 10-15-20-25 phút/chuyến, 8000 đồng/lượt.
- Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát – Đại học Mỏ. Tần suất 10 – 20 phút/ chuyến, 7000 đồng/lượt.
- Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát – Nhổn. Tần suất 5 – 10 – 15 phút/chuyến, 7000 đồng/lượt.
- Tuyến 41: Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát. Tần suất 10 – 15 – 20 phút/chuyến, 7000 đồng/lượt.
- Tuyến 99: Kim Mã – Bệnh viện Nội tiết Cơ sở 2: Tần suất 22 phút/chuyến, 7000 đồng/lượt.
Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Bạch Mai tiếp nhận thăm khám và điều trị cho tất cả các bệnh nhân có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT có thể lựa chọn thăm khám bệnh tại Khoa Khám theo yêu cầu của bệnh viện.
Quy trình tiếp đón, quản lý người bệnh đến tư vấn và tái khám theo yêu cầu tại bệnh viện:
Tiếp đón bệnh nhân
- Tiến nhận và xử lý thông tin, đánh giá sơ bộ tình trạng của người bệnh và kịp thời xử trí cấp cứu nếu cần.
- In phiếu khám và phát số khám cho bệnh nhân.
- Thu tiền khám bệnh.
- Nhân viên y tá hướng dẫn người bệnh chờ tại các phòng khám.
Hướng dẫn người bệnh vào khám
- Phân loại người bệnh theo quy định.
- Gọi người bệnh vào khám theo số thứ tự
- Thu lại phiếu khám và biên lai của người bệnh
Khám lâm sàng và đưa ra y lệnh
- Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, yêu cầu người bệnh thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, thủ thuật… Chỉ định khám với chuyên khoa khác nếu cần.
- Điều dưỡng, nhân viên hướng dẫn người bệnh nộp tiền và thực hiện các chỉ định theo y lệnh của bác sĩ
Thu tiền xét nghiệm, cận lâm sàng
Người bệnh xuống quầy thu ngân đóng phí xét nghiệm, siêu âm theo chỉ định.
Thực hiện chỉ định cận lâm sàng, thủ thuật
- Thu lại phiếu chỉ định cận lâm sàng và biên lai.
- Lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định (máu, dịch…) và gửi đến các đơn vị thực hiện (Hóa sinh, Vi sinh, Huyết học…)
Bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thực hiện các chỉ định cận lâm sàng, thủ thuật theo đúng quy trình kỹ thuật. Với người bệnh thực hiện thủ thuật, trước khi thực hiện phải giải thích và hướng dẫn người bệnh/người đại diện hợp pháp của người bệnh viết giấy cam đoan chấp nhận thực hiện thủ thuật nếu cần.
Chẩn đoán ra y lệnh
Sau khi có đầy đủ kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng người bệnh sẽ được hướng dẫn vào phòng khám theo thứ tự.
Bác sĩ đánh giá kết quả cận lâm sàng và ra quyết định.
-Chẩn đoán, tư vấn và kê đơn cho người bệnh:
- Chẩn đoán, kê đơn trên phần mềm tái khám, hẹn tái khám (nếu cần).
- Tư vấn cho người bệnh những nội dung cần thiết.
-Với người bệnh có chỉ định điều trị nội trú:
- Người bệnh được hướng dẫn ra phòng khám chuyên khoa của đơn vị tại khoa khám bệnh để làm các thủ tục nhập viện. Nếu người bệnh từ chối nhập viện, hướng dẫn viết Giấy cam kết.
- Tùy từng loại bệnh và chuyên khoa thì quy trình có thể khác nhau.
Bảng giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
Dưới đây là chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai được áp dụng từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.
- Khám bệnh 39.000 đồng.
- Khám Giáo sư 200.000 đồng.
- Khám Phó Giáo sư 150.000 đồng.
- Khám Tiến sĩ, Bác sĩ CK II 120.000 đồng.
- Khám Thạc sĩ, Bác sĩ CK I 100.000 đồng.
- Khám bác sĩ 70.000 đồng.
- Khám yêu cầu đích danh: Cộng thêm theo mức giá từng đối tượng (mục 2, 3, 4, 5, 6) 150.000 đồng.
- Công tư vấn 70.000 đồng.
- Hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; Chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) 200.000 đồng.
- Khám, cấp giấy chứng thương, giám định y khoa (không kể xét nghiệm, X-quang) 120.000 đồng.
- Khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) 120.000 đồng.
- Khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động (không kể xét nghiệm, X-quang) 350.000 đồng.
Khoa Khám theo yêu cầu: Kinh nghiệm và lưu ý khi đi khám
Người bệnh đến khám tại Khoa khám theo yêu cầu là những bệnh nhân cần khám chuyên khoa, tái khám, khám sức khỏe tổng quát theo yêu cầu.
Vị trí Khoa khám theo yêu cầu
Tòa nhà 2 tầng Khoa khám theo yêu cầu (cổng chính rẽ phải)
(Trước đây, khu khám theo yêu cầu nằm ở vị trí khác. Sau khi tu sửa đã chuyển về gần Khoa khám bệnh)
Số điện thoại
0243 8689 711
Vì có nhiều cuộc gọi đến đây nên có thể khi bạn gọi sẽ không được trả lời ngay.
Thời gian làm việc
Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu làm việc tất cả các ngày trong tuần (cả thứ 7, chủ nhật).
Buổi sáng từ 6h30 – 12h00, buổi chiều từ 13h30 – 18h00.
Ưu, nhược điểm khi đi khám tại Khoa Khám theo yêu cầu
Ưu điểm:
- Không mất nhiều thời gian chờ đợi so với khám tại Khoa khám bệnh.
- Được khám với các bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành, các Trưởng khoa, Phó khoa trong bệnh viện.
- Được chọn bác sĩ khám.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn so với khám thông thường.
- Tuy thời gian chờ đợi giảm xuống nhưng có những ngày vẫn đông bệnh nhân. Nên chờ đợi là điều khó tránh khỏi.
- Đối với bệnh nhân khám tổng quát thì chưa được chọn gói khám.
Khác biệt:
Điểm khác biệt giữa khám tại khoa Khám theo yêu cầu với khoa Khám bệnh thông thường chính là:
- Người bệnh có thể tự lựa chọn bác sĩ theo nguyện vọng.
- Giảm thời gian xếp hàng chờ đợi tới lượt khám.
- Tuy nhiên, Khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu thường xuyên cũng xảy ra tình trạng đông bệnh nhân vào các giờ cao điểm.
Khoa Khám theo yêu cầu khám những bệnh gì?
Hiện tại, Khoa thực hiện khám các bệnh thuộc nhiều chuyên khoa, trong đó chủ yếu là:
- Nội tiết – Đái tháo đường
- Cơ xương khớp
- Tiêu hóa
- Thần kinh
- Tim mạch
- Hô hấp
- Nội tổng quát
Một số bác sĩ giỏi tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu
Người bệnh khi đến Khoa sẽ được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đã và đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai trực tiếp thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Một số bác sĩ giỏi có thể kể đến như:
- PGS.TS Đỗ Trung Quân – Nội tiết
- PGS.TS Đào Hùng Hạnh
- ThS.BS Phạm Hồng Minh – Thần kinh
- GS.TS Lê Đức Hinh – Thần kinh
- PGS.TS Phạm Thị Thu Hồ – Tiêu hóa
- GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Tiêu hóa
- BS Cao cấp Nguyễn Thị Nga…
Lưu ý khi đi khám tại Khoa Khám theo yêu cầu
- Mặc dù là khám theo yêu cầu nhưng mỗi ngày Khoa cũng phải tiếp đón một lượng bệnh nhân khá đông. Vì thế, khi đến thăm khám tại Khoa người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Nên đến sớm trước giờ làm việc để xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.
- Nên nhịn ăn sáng để kết quả xét nghiệm trở nên chính xác hơn.
- Đề phòng mất cắp trong thời gian xếp hàng đợi khám.
- Trong trường hợp có người nhà đi cùng, bệnh nhân nên đọc kỹ chỉ định khám và phân theo 2 hướng xếp hàng trước khi lấy số thứ tự khám.
- Nếu mắc bệnh truyền nhiễm nên mang khẩu trang khi đến khám nhằm tránh lây lan cho người khác.
- Không nên mang theo trẻ nhỏ nếu không khám bệnh cho các cháu.
- Từ phía cổng đường Giải Phóng, ô tô rẽ trái, xe máy rẽ phải để đến bãi gửi xe.
- Nên bảo vệ tài sản cá nhân trên xe để phòng tránh mất cắp.
Quy trình khám tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu
Thủ tục khám bệnh tại Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu:
- Bước 1: Đến xếp hàng, lấy số khám và yêu cầu khám với bác sĩ chuyên khoa theo mong muốn.
- Bước 2: Ngồi chờ tới lượt khám, trong quá trình khám bác sĩ khám lâm sàng và có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết.
- Bước 3: Đóng phí thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra, chụp chiếu cần thiết…
- Bước 4: Sau khi có các kết quả kiểm tra cận lâm sàng, người bệnh quay về phòng khám ban đầu để được tư kết luận của bác sĩ về tình trạng bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai có tốt không?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe thì bệnh viện Bạch Mai là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu bạn có thể yên tâm lựa chọn để chữa bệnh vì:
Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị y tế hàng đầu tại nước ta hiện nay được Bộ Y tế công nhận đạt chuẩn Bệnh viện đa khoa. Bệnh viện có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài cùng với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao. Nhờ vậy, tỉ lệ bệnh nhân được điều trị thành công tại đây rất cao. Hơn nữa là mỗi một khoa, trung tâm sẽ có các bác sĩ chuyên khoa đảm nhiệm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, bệnh viện Bạch Mai còn đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật trong giới y học với nhiều phương pháp chữa bệnh tiên tiến, khoa học. Cụ thể là bệnh viện Bạch Mai đã ứng dụng Robot hiện đại trong việc phẫu thuật để giảm đau và giảm nguy cơ tai biến sau phẫu thuật, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân rất thành công, hiệu quả.
Không những vậy, bệnh viện Bạch Mai còn luôn tiến hành hợp tác với nhiều tổ chức y tế để tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các y bác sĩ trên khắp Việt Nam. Điều này nhằm đem lại sự an toàn cho người bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân nặng và nâng cao tỉ lệ khỏi bệnh hơn.
Xem thêm: Bệnh viện nhi trung ương : Địa chỉ ở đâu , giờ làm , bác sĩ !
Những lưu ý khi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai
Người bệnh đã từng thăm khám và điều tri tại Bệnh viện Bạch Mai đã đúc kết thành những lưu ý đó là:
- Do số lượng bệnh nhân tập trung về đây để khám bệnh khá lớn, vì thế khi đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, người bệnh tốt nhất nên đến sớm hơn trước giờ bác sĩ bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự.
- Hãy cố gắng nhịn ăn sáng để có thể làm những thủ tục xét nghiệm cũng như cho kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu chính xác.
- Khi xếp hàng khám bệnh, nên để ý tới tài sản cá nhân như ví tiền, điện thoại để tránh trường hợp xấu xảy ra. Hơn nữa, vì trong thời gian chờ đợi, lượng bệnh nhân khá đông nên rất dễ gây ra tình trạng mất cắp.
- Khi đi khám, không nên đi một mình, hãy đi cùng người nhà để có thể cùng chờ đợi không cảm thấy chán ngán. Bên cạnh đó, khi nhận được phiếu chỉ định khám, hãy phân ra 2 hướng và xếp hàng trước số phòng khám để có thể lấy số thứ tự khi đi khám.
- Vì là môi trường bệnh viện nên thường có rất nhiều bệnh nhân, do đó bạn tốt nhất nên mang theo khẩu trang y tế để có thể phòng ngừa việc lây nhiễm bệnh từ cơ thể người khác.
- Để tránh trường hợp mất cắp, tốt nhất khi đi xe máy bạn nên gửi xe và móc mũ bảo hiểm vào yên xe, vừa gọn gàng lại vừa tránh bị mất trộm.
Trên đây là những thông tin tổng quát và kinh nghiệm khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai để mọi người tham khảo. Mong rằng với bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp ích cho mọi người trong việc khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai sẽ được nhanh chóng, chính xác, an toàn hơn.
Từ khóa liên quan: Bệnh viện Bạch Mai | bệnh viện trung ương | bach mai hospital