[Giải đáp] Buồng trứng phụ nữ nằm ở đâu trên cơ thể?
Buồng trứng là cơ quan tác động trực tiếp đến vấn đề sinh sản của người phụ nữ. Do vậy, nhiều chị em rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến buồng trứng. Vậy, buồng trứng nằm ở đâu? Cấu tạo như thế nào? Có chức năng ra sao…
Bạn đang muốn khám phá và tìm hiểu về cơ quan sinh dục này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Nội Dung Chính
- 1 Tổng quan buồng trứng là gì?
- 2 Buồng trứng nằm ở đâu trên cơ thể? Buồng trứng nằm bên phải hay trái
- 3 Hình ảnh buồng trứng phụ nữ trông như thế nào?
- 4 Buồng trứng bình thường có bao nhiêu nang?
- 5 Cấu tạo của buồng trứng
- 6 Chức năng của buồng trứng
- 7 Buồng trứng trông ra sao?
- 8 Các bệnh thường gặp ở buồng trứng
- 9 Biểu hiện đau buồng trứng có thể nhận biết qua những triệu chứng nào?
- 10 Lời kết
Tổng quan buồng trứng là gì?
Ở người phụ nữ, tại cơ quan sinh dục thường có 2 buồng trứng. Đây là nơi sản xuất và lưu trữ trứng (hay còn gọi là noãn). Cũng là nơi tạo ra loại hormone estrogen và progesterone giúp kiểm soát chu kỳ kinh và quá trình mang thai.
Hai loại hormone này có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển ở nữ giới. Như nở ngực, mông, phát triển nông trên cơ thể, thay đổi vóc dáng…
Buồng trứng nằm ở đâu trên cơ thể? Buồng trứng nằm bên phải hay trái
Buồng trứng là một trong cơ quan sinh dục quan trọng nhất của phụ nữ. Có chức năng nội tiết (tạo ra hormone) và chức năng ngoại tiết (sự rụng trứng). Người phụ nữ có tới 2 buồng trứng: một buồng nằm bên phải và một nằm bên trái.
Vị trí buồng trứng nằm trên thành chậu bé, dính vào phần lá sau của dây chằng và cách eo chậu trên khoảng 10mm. Được cố định bởi các lớp dây chằng trong xương chậu và kết nối với tử cung qua ống dẫn trứng.
Hình ảnh buồng trứng phụ nữ trông như thế nào?
Buồng trứng phụ nữ có hình bầu dục, màu xám nhạt. Thường có bề mặt nhẵn nhụi cho đến khi dậy thì hoặc sau dậy thì.
Bởi vì khi bước vào giai đoạn dậy thì trứng sẽ rụng và vỏ trứng sẽ bị tách ra. Tạo nên những vết sẹo ở bề mặt buồng trứng, dẫn đến hiện tượng sần sùi. Đến thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi trở lại.
Buồng trứng bình thường có bao nhiêu nang?
Bên cạnh thông tin buồng trứng nằm ở đâu. Thì buồng trứng bình thường có bao nhiêu nang? Để giải đáp vấn đề này, Bác sĩ Lê Hữu Liêm chuyên Sản phụ khoa– Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM cho biết: “Thông thường, buồng trứng có rất nhiều nang trứng (hay gọi là noãn). Nhưng chỉ có 1 – 2 nang trứng đạt kích thước chuẩn từ 18 – 21 mm. Trung bình mỗi buồng trứng nặng khoảng 20 – 30 gr, trong đó chứa khoảng 4000 – 5000 noãn.”
Theo bác sĩ Liêm, trong cơ thể người phụ nữ chỉ có khoảng 400 – 500 trứng chín và rụng. Buồng trứng không có nhiệm vụ sản xuất ra trứng nhưng lại nuôi dưỡng trứng. Ở các bé gái mới sinh, thường có khoảng 400 nang trứng. Tuy nhiên, các nang trứng này không có khả năng thụ thai mà phải nuôi dưỡng cho đến lứa tuổi dậy thì.
Cấu tạo của buồng trứng
Buồng trứng gồm có 2 mặt: mặt trong và mặt ngoài. Hai bờ: Bờ tự do và bờ mạc treo. Hai đầu: Đầu vòi và đầu tử cung.
Về cấu tạo, buồng trứng bao gồm 3 lớp: Lớp áo (tế bào nang), vỏ buồng trứng và tuỷ buồng trứng. Trong đó:
- Vỏ buồng trứng: Là phần nằm dưới lớp áo trắng, chứa các nang buồng trứng và thể vàng. Trong vỏ buồng trứng có chứa các lớp mô đệm, có sợi mô liên kết tế bào hình thoi và các tế bào cơ trơn.
- Tuỷ buồng trứng: Tuỷ buồng trứng là phần nằm ở trung tâm buồng trứng, bao gồm mô đệm. Chứa nhiều mạch máu hơn lớp vỏ trứng.
- Nang trứng: Mỗi nang trứng có 1 tế bào trung tâm gọi là noãn. Lớp nang trứng này được bao quanh bởi các tế bào nang.
Chức năng của buồng trứng
Ngoài vấn đề buồng trứng nằm ở đâu? Thì chức năng của buồng trứng cũng là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Có thể bạn chưa biết, buồng trứng là cơ quan sinh sản quan trọng nhất của người phụ nữ. Có vai trò quan trọng trong điều hoà chu kỳ kinh và sự thụ thai.
Cơ quan buồng trứng, có 2 chức năng chính, bao gồm:
Sản xuất trứng để thụ tinh
Trong buồng trứng có chứa rất nhiều nang noãn. Các nang noãn này có chức năng chứa những quả trứng chưa trưởng thành.
Trong khoảng từ ngày 6 – ngày 14 của chu kỳ kinh, các nang trứng ở 1 trong 2 buồng trứng sẽ phát triển. Sau đó, vào khoảng ngày thứ 14 (đối với chu kỳ kinh 28 ngày), nang trứng vỡ và giải phóng trứng ra ngoài.
Nếu gặp tinh trùng, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Nếu không gặp tinh trùng, trứng lúc này sẽ bị phân huỷ và đẩy ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.
Sản xuất hormone estrogen và progesterone
Buồng trứng là cơ quan sản xuất và tiết ra loại hormone estrogen và progesterone. Trong đó:
- Estrogen: Có vai trò hình thành đặc điểm và duy trì đặc tính giới ở nữ giới. Như giọng nói, ngực nở, mông nở, dáng đi uyển chuyển, cơ quan sinh dục trưởng thành…
- Progesterone: Giúp niêm mạc tử cung của phụ nữ dày lên, chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Bên cạnh đó, còn tác động đến tuyến vú, cổ tử cung, vòi trứng,..
Buồng trứng trông ra sao?
Buồng trứng có hình bầu dục và có màu xám nhạt đến trắng. Bề mặt buồng trứng thường nhẵn nhụi cho đến tuổi dậy thì hoặc sau tuổi dậy thì.
Nguyên nhân là vì khi dậy thì và rụng trứng, vỏ buồng trứng sẽ bị rách tạo ra những “vết sẹo” ở mặt buồng trứng gây ra tình trạng sần sùi. Sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, bề mặt của buồng trứng mới có thể nhẵn nhụi trở lại.
Các bệnh thường gặp ở buồng trứng
Bàn về vấn đề buồng trứng nằm ở đâu, bác sĩ Lê Hữu Liêm cũng nếu csac bệnh thường gặp ở buồng trứng. Buồng trứng có liên quan đến chức năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu buồng trứng có vấn đề thì khả năng sinh sản của chị em cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, chị em cần chú ý đến vấn đề sức khỏe, tình trạng của buồng trứng.
Một số bệnh lý liên quan đến buồng trứng mà chị em cần quan tâm đó là:
Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa nang là bệnh lý liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố nữ. Làm giảm khả năng sinh con ở nữ giới. Có khoảng 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc phải bệnh lý này.
Suy buồng trứng
Suy buồng trứng là tình trạng buồng trứng ngừng hoạt động. Người phụ nữ không thể thực hiện chức năng sinh sản và nuôi dưỡng trứng. Nữ giới thường có các biểu hiện của bệnh như: hoa mắt, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ…
Viêm buồng trứng
Viêm buồng trứng là một trong những bệnh lý liên quan đến buồng trứng. Bệnh lý này thường ít gặp ở nữ giới nhưng lại có mức độ nguy hiểm cao. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan sinh sản của nữ giới.
Theo thống kê, có đến 25% phụ nữ bị vô sinh do viêm buồng trứng gây ra. Bệnh này thường có các biểu hiện như: đau bụng dưới, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt…
Viêm tắc vòi trứng
Viêm tắc vòi trứng là tình trạng xảy ra do nhiễm khuẩn. Vòi trứng bị tắc, nghẽn sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thụ tinh. Do tinh trùng không thể gặp trứng.
Khi mắc phải căn bệnh này, người phụ nữ chỉ có thể mang thai ngoài tử cung, thậm chí là vô sinh.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là khối u phát triển trên hoặc bên trong buồng trứng. Là một khối chứa dịch có dạng như bã đậu. Khối u càng phát triển thì khả năng sinh con ở nữ giới càng thấp.
U nang buồng trứng khiến cổ tử cung co ép nhanh và tinh trùng sẽ không thể gặp trứng để thụ thai. Bệnh này cần phát hiện và điều trị sớm, tránh những biến chứng xấu.
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là khối u hình thành thành từ 1 hoặc cả 2 buồng trứng. Đây là khối u ác tính, sẽ xâm lấn và phá huỷ các mô cơ thể. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở phụ nữ. Mà còn trực tiếp đe doạ tính mạng của họ.
Biểu hiện đau buồng trứng có thể nhận biết qua những triệu chứng nào?
Tuỳ vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà chị em có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau.
Dưới đây là một số biểu hiện, triệu chứng liên quan đến buồng trứng:
- Đau vùng chậu.
- Áp lực hoặc đau bụng.
- Buồn nôn, tiêu chảy.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau bụng kinh dữ dội.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Quá trình rụng trứng không diễn ra.
Lời kết
Buồng trứng là bộ phận rất quan trọng của nữ giới. Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao hơn. Trong đó, vấn đề về buồng trứng khá phổ biến.
Vì vậy, việc xác định buồng trứng nằm ở đâu? Chức năng, cấu tạo và các vấn đề khác của buồng trứng rất quan trọng. Giúp chúng ta sớm phát hiện tình trạng bệnh cũng như đi đến các cơ sở y tế thăm khám kịp thời. Tránh gây những ảnh hưởng nguy hại tới sức khoẻ của bạn.
Nếu có những thắc mắc liên quan đến buồng trứng hay bệnh phụ khoa. Chị em có thể liên hệ trực tiếp tới hotline: 03.8558.1111 để được chuyên gia tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm bài viết: