[Nguyên nhân mụn rộp ở môi] Và những điều ai cũng muốn tìm hiểu
Mụn rộp ở môi là một trong những vấn đề gặp phải ở khá nhiều người. Đây có thể chỉ là một trong những triệu chứng sinh lý bình thường, tác động từ môi trường bên ngoài. Cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng cần sớm phát hiện và điều trị. Bài viết bên dưới sẽ chỉ ra nguyên nhân mụn rộp ở môi. Hãy thep dõi và cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Chính
Mụn rộp ở môi là như thế nào?
Mọi người có thể hiểu đơn giản rằng mụn rộp ở môi còn được gọi là viêm môi do herpes. Mụn rộp là nốt loét trông giống như một nốt phồng rộp hoặc một đám mụn nước trên nền đỏ. Cuối cùng, chúng sẽ khô đi, có màu vàng nhạt và bong vảy.
Xem thêm: Mụn viêm là gì? Và những cách điều trị mụn phù hợp, hiệu quả
10+ Nguyên nhân mụn rộp ở môi
Có thể khẳng định một điều rằng mụn rộp ở môi là vấn đề ngoài da rất dễ bị kích hoạt do nhiều nguyên nhân khá nhau. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó chịu, tác động xấu đến sinh hoạt. Và nguyên nhân mụn rộp ở môi phải kể đến đó là:
Nhiễm virus
Bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là Herpes môi do virus herpes simplex gây ra. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là tình trạng nổi mụn nước nhỏ thành từng chùm trên môi. Mụn nước có thể gây ngứa hoặc đau rát, nhất là khi chúng vỡ ra.
Mỗi đợt bệnh mụn rộp môi thường kéo dài trong khoảng từ 1 – 3 tuần. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi. Ngoài ra, bệnh lý này còn có nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc khi hôn môi hay dùng chung các vật dụng cá nhân.
Bệnh chốc lở
Đây là một bệnh ngoài da do vi khuẩn gây ra, rất dễ lây lan. Bệnh chốc lở chủ yếu khởi phát ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh chốc lở là sự xuất hiện của các vết loét đỏ trên bất cứ vùng da nào, điển hình nhất là da mặt. Ngoài ra, vết chốc đôi khi có thể là những mụn nước với kích thước khác nhau xuất hiện trên môi hay quanh miệng. Kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu, hoặc có thể là đau rát.
Bệnh thường không gây nguy hiểm nhưng nếu không can thiệp đúng cách có thể phát sinh biến chứng nghiêm trọng.
Bệnh tay chân miệng
Khi bị mọc mụn nước ở môi bạn cũng có thể đang sống chung với bệnh tay chân miệng. Căn bệnh truyền nhiễm cấp tính này do virus gây ra. Thường gặp nhất ở những trẻ dưới 10 tuổi nhưng đôi khi người lớn cũng có thể nhiễm bệnh.
Các triệu chứng của bệnh thường là:
- Mọc mụn nước ở quanh miệng, môi, lòng bàn tay, bàn chân
- Sốt
- Ho
- Đau họng
- Đau bụng
Nếu không chăm sóc đúng cách, các triệu chứng trên sẽ diễn tiến nặng và dễ phát sinh biến chứng. Các biến chứng nghiêm trọng có thể là viêm màng não, viêm phổi, viêm tim… Nhiều trường hợp, người bệnh còn đứng trước nguy cơ tử vong nếu các biến chứng không được kiểm soát kịp thời.
Bệnh nhiệt miệng
Đây là một dạng viêm nhiễm gây ra các vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng. Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể do nhiễm vi khuẩn, virus, do các bệnh lý về răng, thiếu vitamin B, stress, ăn đồ nóng…
Nhiệt miệng cũng có thể là một trong những bệnh lý liên quan đến tình trạng nổi mụn nước ở môi
Trước khi vét loét được tạo thành, phía trong môi hay khoang miệng sẽ xuất hiện các mụn nước có kích thước nhỏ lớn khác nhau. Khi mụn nước vỡ ra gây lở loét, miệng sẽ bị đau rát, khó chịu. Vết loét thường tự lành sau khoảng 10 – 15 ngày nhưng thường có nguy cơ tái diễn liên tục.
Dị ứng son môi
Tình trạng dị ứng mỹ phẩm, đặc biệt là dị ứng son môi cũng sẽ khiến cho môi bị kích ứng. Dị ứng son môi thường đi kèm với các triệu chứng như:
- Sắc môi thâm sậm
- Sưng viêm, đỏ tấy
- Viên môi xuất hiện mụn nước li ti, ngứa
- Môi bị khô nứt, dễ chảy máu
Mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng dị ứng son môi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bạn. Nếu không sớm can thiệp, môi sẽ rất dễ bị biến dạng, sưng phù, thậm chí là phát sinh bội nhiễm.
Nhận biết triệu chứng mụn rộp ở môi
Nếu bản thân xuất hiện một trong những triệu chứng mụn rộp ở môi dưới đây. Mọi người cần thăm khám và điều trị bệnh ngay lập tức:
- Mụn nước nhỏ mọc thành một chùm trên nền da sưng đỏ. Vị trí thường gặp là ở vùng niêm mạc môi trên hoặc môi dưới tiếp giáp với vùng da kế cận.
- Mụn nước bị vỡ, tràn dịch ra ngoài sẽ lây lan bệnh ra các vị trí khác trên cơ thể hoặc lây sang người khác.
- Triệu chứng ngứa, đau rát.
- Mỗi đợt bệnh kéo dài 1-3 tuần, một năm tái phát 1-2 lần, cũng có khi đến 5-6 lần.
- Bệnh nhân có sức đề kháng yếu hoặc bị các bệnh làm suy giảm miễn dịch. Bệnh thường lan rộng, kéo dài, có biến chứng.
- Bị sốt, đau họng
- Sưng hạch cổ
- Chảy nước dãi ở trẻ nhỏ.
Lần đầu bùng phát bệnh mụn rộp ở miệng có thể không có dấu hiệu. Nếu có biểu hiện, mụn rộp có thể lan tràn đến mọi nơi trong miệng. Và tình trạng này thường nghiêm trọng hơn trong những lần bùng phát sau này.
Cách chữa trị mụn rộp môi nhanh nhất
Như đã nói ở trên, loét môi do virus herpes simplex gây ra đến nay vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể áp dụng một số cách để cải thiện tình trạng bệnh như sau:
Dùng thuốc mỡ và kem bôi
Khi bị Herpes miệng, bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ kháng virus như penciclovir. Có tác dụng giảm đau và giúp vết loét khô nhanh hơn. Ngay khi mới xuất hiện các mụn nước đầu tiên, người bệnh nên bôi thuốc sớm để ngăn các vết loét lan rộng hơn.
Ngoài ra, các loại kem bôi không cần kê đơn như Docosanol cũng có tác dụng giúp trị lở môi, giảm phồng rộp và đau nhức.
Thuốc uống
Trong trường hợp các vết lở môi lan rộng, bệnh thường xuyên xuất hiện và có thể dẫn đến một số biến chứng. Điển hình như sốt cao, khó thở và khó nuốt, mắt đỏ…. Bác sĩ có thể giúp bạn làm giảm sự khó chịu bằng các loại thuốc uống như:
- Thuốc kháng virus: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir… Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế một số loại virus nhóm herpes ở người. Và được sử dụng trong giai đoạn bắt đầu khởi phát nhiễm trùng hoặc tái phát của bệnh.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol được sử dụng nhằm giúp giảm đau, hạ sốt. Giúp cải thiện các triệu chứng toàn thân do virus herpes simplex 1 gây ra.
- Thuốc kháng histamine H1: Với những trường hợp gặp phải tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine H1 để cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây điều trị mụn rộp môi có thể khiến cho người bệnh gặp phải những tác dụng phụ. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe nên ít được khuyến khích sử dụng. Việc dùng thuốc cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, với đối tượng trẻ em cha mẹ cần đưa con đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được kê thêm các loại vitamin tổng hợp, bổ sung vitamin A, vitamin C. Cũng như viên uống bổ sung sắt, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh đồng thời hạn chế bệnh tái phát.
Uống lysine
Lysine là một axit amin có khả năng kiểm soát hoạt động của virus herpes simplex, từ đó ngăn ngừa bệnh lan rộng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng lysine phải có sự tư vấn của bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra.
Chườm đá
Chườm đá lạnh có tác dụng giảm đau tại những vết loét môi. Người bệnh nên chườm đá một cách nhẹ nhàng để tránh các mụn nước bị vỡ, đồng thời không nên chườm quá lâu để ngăn ngừa bỏng lạnh.
Gel nha đam
Tinh chất nha đam có tác dụng giúp làm giảm đau nhức hiệu quả. Do đó, có thể dùng gel nha đam để bôi trực tiếp vào vết loét môi. Nếu không có nha đam tươi, bạn có thể dùng các loại son dưỡng môi có chiết xuất từ nha đam cũng có tác dụng tương tự.
Son dưỡng môi có chiết xuất từ chanh
Sử dụng các loại son dưỡng môi có thành phần từ chanh để thoa lên các vết lở miệng, cũng sẽ giúp làm dịu cảm giác đau do các vết loét gây ra. Bạn nên thoa son dưỡng mỗi ngày khoảng 3 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
Hạn chế thực phẩm chua
Mụn Herpes môi càng gây đau đớn, khó hồi phục hơn nếu tiếp xúc với acid từ thực phẩm. Nhất là có trong các loại hoa quả như cam, quýt, chanh,… Bạn có thể uống để tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Song nên dùng ống mút để tránh chạm vào vùng da nhiễm virus.
Uống nhiều nước
Herpes môi có thể gây ra nhiều mụn rộp đau đớn trong miệng. Khiến trẻ bị sốt, khó khăn khi ăn, ngủ và mất nước. Vì thế, cần uống thêm nhiều nước lọc và nước hoa quả các loại. Để tránh mất nước, giảm đau đớn, tăng tốc độ phục hồi bệnh.
Xem thêm: Mụn thịt có tự hết được không? Phương pháp điều trị hiệu quả, dứt điểm
Cách phòng ngừa và ngăn mụn rộp ở môi tái phát
Để đề phòng mụn rộp ở môi, bệnh nhân nên chú ý thực hiện các biện pháp như sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh các loại thức ăn có hàm lượng arginin cao (dừa, đậu nành, chocolate, cà rốt…) để tránh virus tái sinh
- Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng với bệnh nhân đang bị mụn rộp sinh dục
- Tránh để đôi môi tiếp xúc ánh sáng mặt trời quá lâu. Nếu có thể, nên sử dụng kem chống nắng cho môi và bảo vệ khuôn mặt tránh tác động từ ánh nắng mặt trời.
Với trẻ nhỏ, cha mẹ nên lưu ý phòng bệnh mụn rộp ở môi lây lan cho con bằng cách:
- Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên.
- Không để trẻ đưa đồ chơi vào miệng.
- Thường xuyên rửa sạch đồ chơi của trẻ với chất khử trùng.
- Nếu trẻ em có biểu hiện mụn vỡ hay rỉ dịch, nên giữ ở nhà. Cho đến khi thấy mụn nước bắt đầu đóng vảy.
- Không để trẻ em tiếp xúc gần nhau trong khi có mụn rộp và chảy nước dãi không kiểm soát.
Bên trên là những chia sẻ về nguyên nhân mụn rộp ở môi. Mọi người cần biết rằng phần lớn bệnh mụn rộp ở môi không gây nguy hiểm và có thể khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị. Nhưng nếu bạn không có các biện pháp kiểm soát bệnh, thì các vết loét có thể xuất hiện nhiều hơn và có thể gây ra một số biến chứng cho sức khỏe.
Vì vậy hãy đến nay các cơ sở y tế chuyên khoa khi thấy bản thân có những dấu hiệu của mụn rộp ở môi nhé!