Phân biệt các loại mụn thường gặp [Kèm nguyên nhân, cách điều trị]
Các vấn đề về mụn không chỉ gây mất thẩm mỹ, tự ti mà còn đi kèm cảm giác khó chịu. Có những loại mụn chỉ xuất hiện vài ngày rồi biến mất. Nhưng ngược lại, cũng có trường hợp mụn dai dẳng, tái phát nhiều lần. Biết cách phân biệt các loại mụn thường gặp kèm nguyên nhân, hình ảnh, cách điều trị sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe được tốt nhất.
Nội Dung Chính
- 1 Mụn là gì?
- 2 Mách bạn cách phân biệt các loại mụn thường gặp trên da mặt
- 2.1 1.Mụn trứng cá – Loại mụn thường gặp phổ biến nhất
- 2.2 2.Mụn đầu đen, đầu trắng
- 2.3 3.Mụn ẩn là gì? Làm thế nào để nhận biết?
- 2.4 4.Mụn bọc mủ – Loại mụn trên mặt thường gặp
- 2.5 5.Mụn nang là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
- 2.6 6.Mụn đinh râu là gì? Nguyên nhân gây mụn đinh râu
- 2.7 7.Mụn cóc – Một trong các loại mụn thường gặp nhất
- 2.8 8.Mụn thịt – Loại mụn thường gặp nhưng khó điều trị dứt điểm
- 2.9 9.Mụn nhọt là gì? Có phải mụn trứng cá không?
- 3 Hướng dẫn cách chăm sóc cho da mụn tại nhà
- 4 Da bị mụn khi nào cần tới bác sĩ da liễu
- 5 Lời khuyên và cách chăm sóc các loại mụn thường gặp
Mụn là gì?
Mụn được hiểu đơn giản là tình trạng tắc nghẽn tuyến bã nhờn trên bờ mặt da. Gây ra bởi việc nang lông, tế bào chết còn lưu lại trên da kết hợp với bã nhờn sản sinh ra vi khuẩn P.acnes.
Có hai nhóm nguyên nhân gây ra mụn đó là rối loạn nội tiết tố. Quá trình sinh hoạt có những thói quen xấu tác động đến làn da.
Có những giai đoạn rất dễ sản sinh ra mụn. Đặc biệt là những thời điểm cơ thể thay đổi hàm lượng tiết tố như giai đoạn bước vào tuổi dậy thì, lúc con gái đến kỳ kinh nguyệt, khi mang thai,…
Bên cạnh đó, làn da sinh mụn cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cụ thể như: Thay đổi thời tiết, bụi bẩn trong không khí, ăn thực phẩm cay nóng hay uống phải nguồn nước không đảm bảo,…
Xem thêm: Nổi mụn nước là bị bệnh gì? Cách khắc phục tình trạng mụn nước
Mách bạn cách phân biệt các loại mụn thường gặp trên da mặt
Tuy mụn không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nếu chủ quan và điều trị không đúng cách, mụn sẽ để lại các vết thâm và sẹo rỗ. Quan trọng nhất, mụn khiến chúng ta mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp. Ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người sở hữu nó.
Dưới đây là một số cách giúp bạn dễ dàng phân biệt các loại mụn thường gặp trên da mặt.
1.Mụn trứng cá – Loại mụn thường gặp phổ biến nhất
Mụn trứng cá là tên gọi chung nhất của các loại mụn xuất hiện trên mặt. Chúng được hiểu là tình trạng da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Mụn trứng cá xuất hiện khi nang lông bị bí tắc do chứa nhiều chất nhờn và tế bào chết dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Đối tượng dễ bị mắc mụn trứng cá nhất là tuổi dậy thì, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Các vị trí thường gặp: 2 bên má, trán, cằm, mũi.
Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá
- Chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh da không sạch sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.
- Tuyến nhờn hoạt động mạnh tiết ra nhiều dầu, vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào nang lông gây viêm.
- Thay đổi nội tiết tố, hormone trong cơ thể.
- Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Thức khuya, căng thẳng kéo dài.
Dấu hiệu nhận biết, phân loại mụn trứng cá
Mụn trứng cá được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có những cách nhận biết nhất định:
- Mụn ẩn: Ẩn dưới lớp da những nốt li ti khiến da sần sùi.
- Mụn đầu đen: Nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn bên trong bị oxy hóa chuyển sang màu đen.
- Mụn đầu trắng: Nằm trong lỗ chân lông và không bị oxy hóa nên có màu trắng.
- Mụn bọc, mủ: Thường sưng to, cứng, gây đau, bên trong chứa mủ trắng hoặc đỏ.
- Mụn viêm: Nổi thành từng nốt mẩn đỏ, gây đau và thường không chứa nhân.
- Mụn nang: Mức độ nặng nhất, các bọc mụn lớn, gây viêm sưng đau, chứa nhiều mủ bên trong.
2.Mụn đầu đen, đầu trắng
Mụn đầu trắng và mụn đầu đen là 1 trong các loại mụn thường gặp nhất. Đây là thể nhẹ của mụn trứng cá, không gây đau, không viêm sưng. Nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn gây viêm.
Mụn đầu đen là tình trạng nhân mụn trên bề mặt da mở gặp phản ứng oxy nên chuyển sang màu đen. Còn mụn đầu trắng là nhân trứng cá đóng, lỗ chân lông bị bí hoàn toàn không bị oxy hóa nên có màu trắng.
Vị trí xuất hiện nhiều nhất là ở mũi và 2 bên cánh mũi, trên trán.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen và đầu trắng
- Dùng hóa mỹ phẩm có hại cho da.
- Do bề mặt da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân chứa vi khuẩn như sờ tay lên mặt, môi trường ô nhiễm…
- Nội tiết tố androgen phát triển mạnh kích thích sự tăng tiết chất nhờn. Chất nhờn kết hợp với bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn.
- Một vài trường hợp do di truyền (ít gặp).
3.Mụn ẩn là gì? Làm thế nào để nhận biết?
Mụn ẩn cũng là 1 thể nhẹ của mụn trứng cá. Đây là loại mụn không viêm, không sưng, không gây đau nhưng lại có nhân nằm sâu trong nang lông nên rất khó điều trị triệt để và dễ tái phát nhiều lần.
Đặc điểm của mụn ẩn
Cách nhận biết mụn ẩn là những nốt mụn nhỏ li ti, mọc thành từng cụm. Chúng lan rộng trên bề mặt da khiến da sần sùi, thô ráp.
Vị trí xuất hiện mụn ẩn nhiều nhất là ở trên trán và dưới cằm.
Nguyên nhân gây mụn ẩn dưới da
- Vệ sinh da không đúng cách, sơ sài.
- Lạm dụng mỹ phẩm.
- Sinh hoạt không lành mạnh: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, thức khuya thường xuyên, stress…
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai.
4.Mụn bọc mủ – Loại mụn trên mặt thường gặp
Mụn bọc là thể nặng của mụn trứng cá, là loại mụn viêm, có kích thước lớn. Thường có màu đỏ và sưng to, gây đau nhức rất khó chịu. Mụn bọc thường xuất hiện nhiều trên trán, 2 bên má và cằm.
Nguyên nhân gây mụn bọc chủ yếu do vi khuẩn P.acnes xâm nhập vào lỗ chân lông. Khi lỗ chân lông bị bít tắc do bã nhờn sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn hoạt động mạnh gây viêm nhiễm và sinh mụn.
Ngoài ra, thói quen ăn uống không hợp lý, thường xuyên sờ tay lên mặt cũng là những nguyên nhân gây ra mụn bọc.
Mụn bọc thường dễ để lại sẹo lõm, vết thâm nếu không được điều trị đúng cách.
Một số đối tượng dễ bị mụn bọc
- Lứa tuổi dậy thì từ 14-20 tuổi.
- Phụ nữ mang thai; trước trong và sau chu kỳ kinh nguyệt.
- Những người thường xuyên căng thẳng stress.
Những loại mụn bọc mủ thường gặp
- Mụn bọc không nhân: Mụn chỉ sưng đỏ, to và sẽ xẹp đi, bên trong thường chứa mủ.
- Mụn bọc sưng không đầu: Xuất hiện thành từng cục to trên da, cứng và đau, có nhân nằm sâu bên trong.
- Mụn bọc đầu trắng: Thường không sưng, không viêm đỏ và chứa nhân, thường nổi thành từng mảng.
- Mụn bọc máu: Các nốt to có mủ và kèm theo máu khi nặn, kích thước lớn và gây nguy hiểm.
- Mụn bọc có mủ: Ban đầu chỉ là những nốt sần cứng đỏ, về sau sưng to và gây đau nhức, bên trong chứa nhiều mủ, máu và dễ để lại thâm, sẹo.
5.Mụn nang là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Mụn nang là tình trạng nặng nề nhất của mụn trứng cá và có thể gây ra nhiều biến chứng. Chúng có hình dạng sưng to lên bề mặt da, viêm đỏ, gây đau nhức và rất khó chịu. Khi chúng vỡ ra sẽ gây nhiễm khuẩn các vùng xa xung quanh, gây nổi mụn nhiều hơn. Đặc biệt kể cả khi điều trị khỏi cũng rất dễ gây tổn thương da.
Ngoài vùng mặt, mụn nang còn có thể xuất hiện ở lưng, ngực.
Dấu hiệu nhận biết mụn nang
Mụn nang được nhận biết qua 1 số biểu hiện sau:
- Nổi thành từng cục to sưng đỏ, có thể chứa mủ hoặc không.
- Ban đầu chỉ sưng tấy, sau chuyển thành dạng nang cứng, chứa nhiều dịch.
- Bên trong chứa nhiều vi khuẩn, tế bào chết và dịch nhầy có mủ màu trắng.
Nguyên nhân gây mụn nang thường gặp nhất
Nguyên nhân chính cũng là do sự tắc nghẽn lỗ chân lông, vi khuẩn, bụi bẩn và bã nhờn tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm nặng. Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng là tác nhân khiến mụn nang phát triển nặng hơn.
Một số nguyên nhân khác gây mụn nang:
- Sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, chứa thành phần gây kích ứng da.
- Nặn mụn khi tay/dụng cụ không được vệ sinh đúng cách.
- Da bị nhiễm corticoid.
- Hút thuốc lá, dùng nhiều chất kích thích, đồ ăn nhanh…
- Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc Tây y chứa steroid, lithium, thuốc chống động kinh…
6.Mụn đinh râu là gì? Nguyên nhân gây mụn đinh râu
Mụn đinh râu (hay còn gọi là mụn đầu đinh) là loại mụn cực kì nguy hiểm xảy ra ở ngay chân của những sợi râu, ban đầu chỉ nhỏ nhưng đầu đinh, sau đó bị bội nhiễm sẽ nặng hơn, lớn hơn và gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Loại mụn này thường xuất hiện nhiều ở quanh môi, miệng hoặc cằm bị nhiễm khuẩn.
Nguyên nhân chính là do nặn mụn trứng cá, nhất là những loại mụn trứng cá nặng ở vùng quanh miệng mà tay hoặc dụ cụ nặn mụn không được khử trùng.
Ngoài ra có thể mọc tự nhiên do bị xước rồi nhiễm 1 số khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn kỵ khí…
Nhận biết mụn đinh râu như thế nào?
- Sau nặn mụn, bị xước thấy xuất hiện mủ ở mép, môi, nhiễm trùng.
- Giai đoạn 1: Sốt cao 39-40 độ C, nốt mụn sưng, nóng, đỏ, đau nhức như đinh châm.
- Giai đoạn 2: Cả vùng mặt sưng phù, các triệu chứng nhiễm trùng rõ rệt, người mệt mỏi, sốt rét, đau đầu, buồn nôn.
- Giai đoạn 3: Nốt mụn cứng, chứa đầy mủ, người đau nhức và sốt cao, sau mủ có thể vỡ ra và thành sẹo.
Mụn đinh râu nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng nhiễm trùng ngày càng trầm trọng có thể lây lan đến các vùng xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch, thậm chí là méo mồm và gây tử vong.
7.Mụn cóc – Một trong các loại mụn thường gặp nhất
Mụn có là 1 bệnh da liễu hình thành những u nhỏ, bề mặt sần sùi, chủ yếu do virus HPV gây ra do xâm nhập vào những vết xước ngoài da.
Mụn cóc thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân. Tuy chỉ là loại mụn lành tính nhưng nhưng gây xấu xí, mất thẩm mỹ và khả năng lây nhiễm cao sang người khác do sử dụng chung đồ dùng cá nhân và lây lan ra các vùng da lành khác trên cơ thể.
Một số dạng mụn cóc thường gặp
- Mụn cóc thường: Mọc ở bàn tay, ngón tay có chấm nhỏ màu đen, sần sùi.
- Mụn có dạng sợi mảnh: Thường mọc quanh mắt, mũi, miệng phát triển rất nhanh.
- Mụn cóc phẳng: Mọc ở bàn tay, cánh tay, mặt, cổ, kích thước nhỏ 1-5mm, độ sần sùi ít, lây lan nhanh.
- Mụn cóc ở chân: Mọc ở chân, lòng bàn chân, gây đau khi di chuyển.
Nguyên nhân gây mụn cóc và cách nhận biết
Nguyên nhân chính gây mụn có là do virus human papillomavirus (HPV) xâm nhập vào cơ thể khi bề mặt da bị tổn thương. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, các virus này phát triển nhanh chóng và kích thích các tế bào trên bề mặt da gây ra mụn.
Thời gian phát triển mụn có rất lâu khoảng vài tháng, ban đầu chỉ là những nốt kích thước siêu nhỏ rất khó phát hiện.
Những dấu hiệu nhận biết mụn cóc từ sớm
- Gây chảy máu trên da.
- Ở bàn chân sẽ sưng lên gây đau và dễ vỡ do di chuyển nhiều.
- Phát triển ngày càng to và mọc thành từng cụm.
8.Mụn thịt – Loại mụn thường gặp nhưng khó điều trị dứt điểm
Mụn thịt được hiểu là các u nang nhỏ lành tính chứa keratin của ống tuyến mồ hôi eccrine, thường mọc thành từng đám trên 1 số vùng da nhất định như: Quanh mắt, mông, cổ, nách, gò má, sau gáy, bụng, cơ quan sinh dục…
Tuy không nguy hiểm, không gây đau nhưng mụn thịt khiến là da nhăn nheo, kém sắc và phá vỡ cấu trúc của da.
Mụn thịt thường có màu trắng hoặc màu da, nhỏ liti với kích thước rất bé từ 1-3mm, hơi cứng và sần sùi, không đau, không ngứa.
Mụn thịt cũng không thể tự hết được mà sẽ ngày càng lan nhiều hơn. Nếu không có biện pháp điều trị triệt để sẽ khiến vùng da tổn thương bị xơ cứng, lão hóa sớm hơn.
Nguyên nhân gây mụn thịt phổ biến
Yếu tố bên trong:
- Rối loạn hormone: Phụ nữ có thai, sau sinh, dậy thì,…
- Người có da dầu: Tuyến dầu hoạt động mạnh gây dư thừa bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông.
Yếu tố bên ngoài:
- Tia cực tím, sóng điện từ: Gây phá hủy cấu trúc da.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Khiến sức đề kháng yếu dễ gây mụn thịt hơn.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ gây thiếu hụt dinh dưỡng cho da.
9.Mụn nhọt là gì? Có phải mụn trứng cá không?
Nhiều người thường nhầm lẫn mụn nhọt là mụn trứng cá. Tuy nhiên đây là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Mụn nhọt thường là do nhiễm trùng ở các nang lông trước, sau đó tổn thương lan rộng, có thể tự khỏi khi nhọt vỡ mủ.
Cách phân biệt mụn nhọt và mụn trứng cá
- Những khối u cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có mủ ở giữa, thường gặp nhất ở trẻ em, người già. Mụn nhọt nguy hiểm và cấp tính hơn mụn trứng cá nhiều.
- Mụn trứng cá cũng có những bọc mủ nhưng thường là mạn tính, ít nguy hiểm. Tuy nhiên trong trường hợp nặn mụn dẫn đến nhiễm trùng sẽ bội nhiễm thành nhọt và lây lan đến các vùng da khác.
Nguyên nhân gây mụn nhọt
- Do chế độ ăn uống ít rau, ít trái cây, nhiều đạm, uống ít nước…làm cho gan phải làm việc nhiều hơn để thải chất độc ra ngoài.
- Stress
- Thời tiết: Nắng nóng dễ gây mụn nhọt hơn.
- Môi trường ô nhiễm.
- Mắc các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan…
Xem thêm: Mụn ngứa: Dấu hiệu 7 bệnh lý nguy hiểm và cách điều trị dứt điểm
Hướng dẫn cách chăm sóc cho da mụn tại nhà
Đối với da mụn, chăm sóc da là cả một quy trình, không đơn giản chỉ ở bước làm sạch và bôi kem trị mụn.
Xông hơi da mặt
Đây là một bước đẩy nhân mụn, bụi bẩn, bã nhờn hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Xông hơi ở nhiệt độ cao giúp cho lỗ chân lông mở ra, các tế bào chết sẽ mềm và bong ra ngoài.
Làm sạch da
Đối với làn da nào thì bước này cũng đều cần thiết, làn da mụn cũng không ngoại lệ. Bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, có các thành phần như axit salicylic hay benzoyl peroxide. Khoảng 2-3 lần/tuần, bạn có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý để giảm lượng nhờn sản sinh.
Tẩy tế bào chết
Bước này cũng rất quan trọng trong việc loại bỏ bụi bẩn, các lớp biểu bì, hoặc lớp sừng đã chết trên da, giúp da sạch và thông thoáng hơn, mụn từ đó cũng khó có cơ hội sản sinh.
Sử dụng nước cân bằng
Toner ngoài tác dụng chính là đẩy lùi tế bào chết, sản sinh collage, toner dành cho da mụn còn giúp se khít lỗ chân lông, giảm nhờn hiệu quả.
Sử dụng mặt nạ
Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ giấy có tác dụng giảm mụn thông thường nhưng ưu tiên nhất vẫn là các loại mặt nạ đất sét vì khả năng loại bỏ dầu và bụi bẩn của nó rất tốt, lỗ chân lông vì thế cũng dần thu hẹp lại.
Dùng các sản phẩm đặc trị mụn
Đây có thể coi là bước quan trọng nhất vì nó có thể giải quyết triệt để các vấn đề về mụn, nó sẽ có thể gom cồi, trị thâm, ngăn ngừa sẹo,… Hiệu quả tùy vào mức độ mụn của da bạn và khoảng thời gian sử dụng. Cứ kiên trì và đều đặn thì làn da của bạn sẽ tốt hơn trông thấy.
Lưu ý
Ngoài những điều trên, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như hạn chế ăn đồ cay, nóng; ăn nhiều rau xanh; uống nhiều nước; thay drap gối 1 tuần/lần; hạn chế ra nắng; không thức khuya; suy nghĩ tích cực,…
Da bị mụn khi nào cần tới bác sĩ da liễu
Các loại mụn lành tính chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà bằng các sản phẩm trị mụn thông thường là có thể hết. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mụn mà bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
Da bạn bình thường rất khỏe mạnh nhưng đột nhiên lại bị mụn
Trên thực tế rất khó để tự phán đoán da bạn gặp vấn đề gì, tình trạng như thế nào khi bỗng dưng lại mọc mụn. Nếu nốt mụn giống như mụn trứng cá, cũng có thể da bạn đang bị bệnh trứng cá đỏ hoặc viêm nang lông.
Đặc biệt là nếu bạn móc mụn mủ hoặc mụn trứng cá đi kèm với các cơn đau khớp, rất có thể bạn bị bệnh vảy nến. Do đó, hãy đến bệnh viện da liễu để xác định chính xác tình trạng của bạn thân.
Bạn mọc mụn bọc
Khi gặp tình trạng này bạn nên ưu tiên việc khám chữa tại bệnh viên hơn là tự chữa trị tại nhà. Những nốt mụn bọc được che phủ bởi các mô sẹo nên cần có các biện pháp mở lỗ chân lông trước rồi mới điều trị.
Nếu bạn tự dùng kim đâm tại nhà thì không những không hết, nốt mụn còn phát triển nặng thêm và vụng sẹo mụn hình thành to ra vô cùng nguy hiểm.
Xuất hiện mụn đỏ trên các vùng da sau khi bị cạo
Khi cạo râu rất dễ xuất hiện tình trạng lông mọc ngược, do đó, mọc mụn ở các vị trí này không phải do vi khuẩn gây ra mà là sự tác động của hệ miễn dịch khi lỗ chân lông có lông mọc trong.
Nếu bạn bóp hay nặn, mụn sẽ lan rộng ra nên bạn cần đến gặp bác sĩ để uống thuốc kháng viêm ngăn chặn sự hình thành của sẹo.
Bạn bị sẹo lõm chân đá hoặc bị sẹo đá vuông
Đối với các loại sẹo dưới 3mm, bạn có thể sử dụng các sản phẩm ngừa sẹo tại nhà, nhưng những sẹo to như sẹo lõm chân đá hay sẹo chân đá vuông cần có sự can thiệp của các bác sĩ da liễu mới có thể chữa trị dứt điểm.
Mụn mủ mọc liền nhau tạo thành cụm
Đây là một trường hợp nặng của mụn trứng cá đó là mụn trứng cá cụm, thường mọc ở mặt hoặc sau lưng. Tình trạng này bạn tuyệt đối không thể xử lý qua loa, đại khái ở nhà mà nên nhận sự tư vấn và điều trị của bác sĩ.
Hầu hết các trường hợp trên đều là các trường hợp nặng của da mụn hoặc những trường hợp cần thời gian điều trị lâu dài và cần các phương pháp, các liệu trình, thuốc đắc trị chỉ bệnh viện da liễu mới có, không thể tự điều trị tại nhà hoặc đến spa. Ví dụ như:
- Các loại thuốc kháng sinh trị mụn đặc biệt giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn các phản ứng viêm chỉ trong thời gian ngắn.
- Tiêm steroid trong trường hợp da cần trị mụn khẩn cấp. Tuy nhiên, tác dụng phụ của nó là da bị mất màu và bị bào mỏng.
- Xóa sẹo hoàn toàn bằng tia laser hoặc các biện pháp bức xạ bên ngoài.
Lời khuyên và cách chăm sóc các loại mụn thường gặp
Dù là bất kì các loại mụn nào, dù lành tính hay nguy hiểm cũng sẽ đều ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. Dưới đây là 1 số lưu ý dành cho da mụn:
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn hàng ngày.
- Uống nhiều nước để đảm bảo chức năng thải độc của gan, thận được đảm bảo.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tẩy trang và vệ sinh da mặt đúng cách hàng ngày.
- Không nặn mụn (đối với mụn trứng cá) vì dễ gây tổn thương sâu và khó điều trị,
- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng tự nhiên, chống lại các tác nhân gây hại.
- Thăm khám và điều trị ngay lập tức nếu mụn có dấu hiệu nặng, viêm nhiễm.
Đặc biệt khi bị bất kỳ dạng mụn trứng cá nào các bạn cũng cần chủ động lựa chọn phương pháp chữa trị. Bởi tình trạng mụn phát triển rất nhanh, quá trình viêm nhiễm sẽ gây ra hiện tượng thâm mụn, sẹo rỗ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách phân biệt các loại mụn thường gặp hiện nay. Mong rằng giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại mụn này và áp dụng điều trị được đúng cách, hiệu quả. Qua đó đem lại một làn da trắng hồng, mịn màng và khỏe khoắn giúp tự tin tỏa sáng mọi lúc mọi nơi.