Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi và cách xử lý mụn hiệu quả
Mụn bọc ở mũi là một trong những vấn đề rất nhiều người gặp phải. Điều đó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra những đau đớn cho người bị mọc mụn. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi là gì? Và cách khắc phục mụn như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Nội Dung Chính
- 1 Thế nào là mụn bọc?
- 2 5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
- 3 Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?
- 4 Các cách trị mụn bọc ở mũi dứt điểm tại nhà
- 4.1 Trị mụn bọc ở mũi hiệu quả bằng chanh
- 4.2 Đá lạnh cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả
- 4.3 Trị mụn bọc ở mũi bằng tinh dầu tràm trà
- 4.4 Chữa mụn bọc ở mũi bằng giấm táo
- 4.5 Nha đam giúp trị mụn bọc ở mũi
- 4.6 Trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng
- 4.7 Nước súc miệng cũng giúp trị mụn bọc ở mũi
- 4.8 Trị mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi
- 4.9 Trị mụn bọc ở mũi bằng bột nghệ vàng và lá bạc hà
- 5 Nên làm gì khi bị mụn bọc ở mũi?
- 6 Lưu ý khi trị mụn bọc ở mũi
Thế nào là mụn bọc?
Mụn bọc thực chất là mụn viêm. Đây là loại mụn có kích thước lớn, nhân chứa nhiều mủ và thường nằm sâu bên trong. Mụn bọc sưng tấy làm mất thẩm mỹ và gây đau nhức hơn những loại mụn thông thường.
Khi có mụn bọc, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn có thể bị vỡ và lan sang vùng khác. Nhất là ở vùng mũi, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, mụn có thể để lại sẹo lõm và thâm.
Xem thêm: [Tổng hợp]: 25 Bác sĩ da liễu trị mụn giỏi và uy tín tại Hà Nội
5+ Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mụn bọc ở mũi xuất hiện. Tuy nhiên, nhằm giúp mọi người có cái nhìn khái quát nhất, chúng tôi đã tổng hợp ra 5 nguyên nhân chủ yếu như sau.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi do hệ bài tiết trên da
Hệ bài tiết không khỏe sẽ khiến da dễ bị nổi mụn hơn. Tuyến tiết bã nhờn trên da luôn hoạt động để đào thải những chất không tốt cho da cũng như mồ hôi hay bã nhờn. Nếu tuyến bã nhờn hoạt động bất thường sẽ khiến da, tăng lượng bài tiết thì có thể khiến mụn bọc phát sinh.
Rối loạn Hormone trong cơ thể
Lượng hormone rối loạn cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi. Thông thường, hormone của nữ giới ở các giai đoạn như tuổi dậy thì, trước kỳ kinh nguyệt, sau khi sinh em bé,… thường có chỉ số không bình thường.
Hormone rối loạn sẽ ảnh hưởng tới khả năng điều tiết bã nhờn trên da. Cũng khiến da dễ bị kích ứng thậm chí có thể khiến da bị mụn viêm ở mũi hơn.
Căng thẳng trong cuộc sống và công việc
Căng thẳng quá mức sẽ gây ảnh hưởng tới nồng độ hormone trong cơ thể, khiến cho da dẻ dễ sinh mụn hơn. Đời sống căng thẳng, không có thời gian chăm sóc bản thân, sinh hoạt thất thường cũng khiến da dẻ thiếu chăm sóc, xấu hơn và dễ dàng bị mụn.
Chế độ sinh hoạt không khoa học, lành mạnh
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc xuất hiện trên da. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng nhiều rau xanh, hoa quả và chất đạm sẽ khiến bạn có làn da khỏe mạnh.
Ngược lại, nếu trong bữa ăn, bạn nạp vào quá nhiều chất béo sẽ khiến da có nguy cơ bị lên mụn nhiều hơn bình thường. Có thể nói, đây cũng là một nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới rất phổ biến.
Bạn cần phải hạn chế sử dụng chất kích thích có trong bia, rượu, cà phê để giúp hệ tiêu hóa, hệ bài tiết của cơ thể hoạt động tốt. Từ đó, bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng da bị nổi mụn trứng cá, đặc biệt là mụn bọc.
Giấc ngủ chiếm vị trí qua trọng trong việc điều hòa cơ thể, giúp quá trình tái tạo tế bào da hoạt động hiệu quả. Thiếu ngủ sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động thiếu hiệu quả, dẫn đến những hậu quả như thiếu máu, da sạm đen, nổi mụn…
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi do có bệnh trong cơ thể
Khi cơ thể mắc một số căn bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi. Mụn bọc ở mũi và mụn bọc nói chung có thể là dấu hiệu của bệnh lý:
- Rối loạn chức năng gan cùng với các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,…
- Hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng
- Áp huyết cao gây ra tình trạng mũi sưng phù vì mụn bọc
- Mụn bọc bên trong mũi hoặc niêm mạc có thể do niêm mạc bị trầy xước, viêm nhiễm
Mụn nhọt bất ngờ xuất hiện chính là dấu hiệu cho thấy thân thể đang không khỏe, phải nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám.
Thói quen sờ tay lên mặt
Hành động tưởng như bình thường nhưng đây là thói quen xấu bạn nên bỏ. Bởi tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Khi da đang có mụn, nhiều người có xu hướng dùng tay để nặn. Điều này có thể làm bít tắc lỗ chân lông và tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, mụn bọc ở mũi còn có thể xuất phát từ một số vấn đề như:
- Lông mọc ngược: Thao tác cạo, tẩy, nhổ lông có thể khiến lông mũi mọc ngược vào da.
- Viêm tiền đình mũi: Đây là tình trạng xảy ra ở phần trước hốc mũi do đeo khuyên hoặc ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện làm xuất hiện những nốt sưng trắng, đỏ bên trong mũi.
Có nên nặn mụn bọc ở mũi không?
Mặc dù trên thực tế đã có rất nhiều bạn tự ý nặn mụn tại nhà và không xảy ra bất kỳ hậu quả nào. Tuy nhiên, theo các giảng viên chăm sóc da tại Seoul Academy. Bạn không nên tự ý nặn mụn bọc tại nhà khi không hiểu rõ về mụn và da.
Những bạn nặn mụn bọc nhưng không xảy ra vấn đề gì có thể được coi là may mắn, hoặc có thể đó là những nốt mụn lành tính và da của bạn cũng lành tính. Nhưng bản thân chúng ta không thể biết được nốt mụn nào nên nặn, nốt mụn nào không khi nghĩ rằng có nên nặn mụn bọc ở mũi hay không?
Để an toàn, không nên nặn mụn bọc ở mũi mọi người nhé! Việc nặn mụn bọc ở mũi sẽ tiềm ẩn các biến chứng và không xử lý kịp thời. Cụ thể như:
Nhiễm trùng
Có nên nặn mụn bọc ở mũi không? Xin nhắc lại một lần nữa là không nên nhé vì nặn mụn bọc ở nhà rất dễ bị nhiễm trung. Nhiễm trùng là trường hợp rất dễ xảy ra. Khi nặn mụn bọc, bạn quên sát khuẩn dụng cụ nặn, tay, bông… và đây cũng là thói quen của nhiều bạn trẻ khi tùy tiện nặn mụn bất cứ lúc nào. Chỉ cần thấy mụn già là nặn trong khi không để ý đến tay mình có sạch hay không?
Và không đảm bảo vệ sinh chính là điều kiêng kị nhất trong vấn đề nặn mụn. Vi khuẩn từ tay, dụng cụ nặn mụn có thể lây nhiễm qua vết thương bị hở sau khi nặn mụn. Không lâu sau, chính nơi này sẽ hình thành một ổ viêm và khiến mụn càng trở nên nặng hơn rất nhiều. Hậu quả là bạn sẽ cảm thấy đau, nhức hơn rất nhiều. Không những vậy, mức độ viêm có thể bị lây lan, khiến vết mụn khó lành.
Sẹo thâm, sẹo rỗ
Vì nhân của mụn bọc nằm rất sâu dưới da. Nếu muốn xử lý mụn bọc, bạn cần một lực tay khá lớn để đẩy nhân mụn trồi lên. Nhưng chính điều này đã khiến cho vùng da xung quanh nốt mụn bị tổn thương rất nhiều. Và vết thâm sẽ xuất hiện. Tùy vào cơ địa từng người mà vết thâm sẽ đậm màu hay không. Nhưng chắc chắn một điều, vết thâm sẽ vẫn còn ở đấy và bạn tốn rất nhiều thời gian để làm mờ vết thâm. Nhiều trường hợp vết thâm sẽ còn mãi mãi, không thể xử lý được.
Không những vậy, sau khi lấy nhân mụn, sẹo rỗ cũng là hệ quả do tự ý nặn mụn và không chăm sóc da đúng cách sau khi nặn.
Lây lan mụn nhiều hơn
Khi nặn mụn, vi trùng và máu vô tình dính lên tay. Bạn vẫn tiếp tục sử dụng tay đó để nặn mụn. Điều này vô tình làm lây lan vi trùng lên vùng da khác và phát sinh mụn tại vùng da đó.
Các cách trị mụn bọc ở mũi dứt điểm tại nhà
Dưới đây là một số cách trị mụn bọc tại nhà mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng.
Trị mụn bọc ở mũi hiệu quả bằng chanh
Nhờ chứa lượng lớn vitamin C mà nước cốt chanh sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch và khô nhân mụn bọc ở mũi. Từ đó các vết mụn sẽ nhanh chóng xẹp và tránh tình trạng bị viêm.
Cách trị mụn bọc bằng chanh cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả chanh à 1 ít bông gòn hoặc tăm bông. Vắt chanh lấy nước cốt và thấm vào bông. Sau đó đặt lên vùng mụn bị mụn bọc. Bạn giữ bông như vậy trong khoảng 15 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch.
Một lưu ý quan trọng khi thực hiện cách này là bạn nên thực hiện 2 lần/ngày để có kết quả nhanh. Nước cốt chanh có tính axit nên sẽ khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy bạn nhớ dùng thêm kem chống nắng và che chắn kỹ khi ra ngoài trong những ngày trị mụn bọc ở mũi bằng chanh.
Đá lạnh cách trị mụn bọc ở mũi hiệu quả
Dùng đá lạnh để chườm lên mụn bọc ở mũi cũng là cách trị mụn nhanh chóng được nhiều chị em áp dụng. Nhiệt độ cực thấp của đá lạnh sẽ ngay lập tức làm giảm tình trạng sưng đỏ, viêm và giảm kích thước của mụn bọc.
Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, vài viên đá lạnh. Bọc đá lạnh vào khăn rồi chườm lên nốt mụn bọc ở mũi khoảng 15-20 phút. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả trị mụn và giảm tình trạng sưng đỏ khó chịu.
Ngoài trị mụn bọc hiệu quả, chườm đá lạnh cũng sẽ giúp se khít lỗ chân lông. Bạn cũng có thể nấu nước trà, để đông đá và chườm lên mụn để mụn nhanh lặn và giảm nhờn.
Trị mụn bọc ở mũi bằng tinh dầu tràm trà
Với tính kháng khuẩn cực cao, tinh dầu tràm trà chính là cứu cánh cho những chị em bị mụn bọc ở mũi. Hơn nữa, tinh dầu thiên nhiên này còn giúp lành vết mụn nhanh và hạn chế để lại sẹo thâm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng tinh dầu tràm trà ngay khi mụn bọc ở mũi mới xuất hiện để mụn nhanh hết.
Cách trị mụn bọc bằng tinh dầu tràm trà: Thoa tinh dầu tràm trà lên nốt mụn bọc ở mũi và những khu vực xung quanh. Để yên trong 10 phút rồi rửa mặt lại với nước sạch. Bạn nên dùng tinh dầu tràm trà 2-3 lần/ngày để mụn bọc ở mũi nhanh xẹp.
Nếu da bạn nhạy cảm thì bạn nên pha loãng tinh dầu tràm trà với 1 giọt dầu dừa để tránh bị rát. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ chứa tinh dầu tràm trà nếu không muốn dùng tinh dầu nguyên chất.
Chữa mụn bọc ở mũi bằng giấm táo
Nếu tình trạng mụn bọc ở mũi của bạn đã trở nặng thì bạn có thể sử dụng giấm táo. Giấm táo sẽ làm giảm viêm sưng khi mụn bọc to, sưng và lan ra vùng khác trên mặt. Dùng giấm táo cũng sẽ giúp cân bằng độ PH trên da.
Chỉ cần chuẩn bị 1 – 2 giọt giấm táo rồi thoa trực tiếp lên nốt mụn bọc ở mũi. Để khô da mặt rồi rửa sạch mặt với nước. Với cách này bạn chỉ nên thực hiện 1 lần/ngày.
Dùng giấm táo trị mụn ở mũi là cách nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng giấm táo nguyên chất nếu mụn bọc chưa tới mức sưng to, đỏ.
Nha đam giúp trị mụn bọc ở mũi
Nha đam là nguyên liệu làm đẹp đã quá quen thuộc với các chị em. Trong nha đam chứa hàm lượng rất lớn vitamin C, B, E, các nguyên tố vi lượng như kẽm, natri, mangan … Mang lại tác dụng sát khuẩn và giúp mau lành các tổn thương do mụn gây ra. Đắp nha đam cũng sẽ giúp mụn bọc ở mũi nhanh hết sưng tấy.
Cách thực hiện: Lấy lá nha đam tươi ép lấy nước. Lọc kỹ nước nha đam bạn sẽ thu được dung dịch nha đam nguyên chất. Mỗi lần dùng bạn chỉ cần thoa trực tiếp 1-2 giọt dung dịch này lên vùng mụn. Để 10 phút rồi rửa mặt lại với nước.
Trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng
Ngoài để vệ sinh răng miệng thì kem đánh răng cũng thường xuyên được sử dụng để trị mụn bọc ở mũi và các vùng da khác. Kem đánh răng sẽ giúp mụn bọc thu nhỏ chỉ bằng ½ kích thước ban đầu trong 1 đêm. Công dụng vi diệu này là nhờ trong kem đánh răng có thành phần kháng khuẩn, giúp nhân mụn khô nhanh chóng.
Cách làm: Bạn rửa sạch mặt rồi bôi 1 lượng nhỏ kem đánh răng lên nốt mụn bọc và để qua đêm. Nên sử dụng kem đánh răng màu trắng để đạt hiệu quả cao hơn. Sáng hôm sau bạn chỉ cần rửa mặt lại với nước lạnh để làm sạch kem đánh răng.
Nước súc miệng cũng giúp trị mụn bọc ở mũi
Tương tự như kem đánh răng, trong nước súc miệng cũng có các thành phần kháng khuẩn cao giúp loại bỏ vi khuẩn trên mụn bọc nhanh chóng. Ngoài ra, nước súc miệng cũng giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giảm viêm.
Để thực hiện, bạn cần chuẩn bị nước súc miệng và một ít bông gòn. Thấm một ít nước súc miệng vào bông gòn rồi chấm lên mụn bọc ở mũi. Để nguyên trong 10 phút rồi rửa mặt lại. Bạn có thể thực hiện 2-3 lần/ngày để đẩy nhanh tốc độ khô của mụn.
Lưu ý khi chọn nước súc miệng trị mụn bọc là nên chọn loại không thêm hương liệu. Ngoài ra muốn hết mụn nhanh, bạn không nên dùng cho các vết mụn hở và nên dùng với lượng vừa phải.
Trị mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi
Trong Đông y, rau mồng tơi rất lành tính, có tác dụng thanh độc giải nhiệt và rất tốt để chăm sóc da mụn và trị mụn bọc trên mũi hiệu quả. Tuy nhiên cách trị mụn bọc ở mũi bằng mồng tơi lại chưa có nhiều người biết đến.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, rau mồng tơi chứa nhiều vitamin như A3, B3, saponin, sắt,… Những chất này không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có tác dụng làm tóc bóng mượt và da dẻ sáng mịn, không còn mụn bọc.
- Rau mồng tơi + muối: Chuẩn bị rau mồng tơi, rửa sạch rồi cho một ít muối hạt to vào giã cùng. Chắt lấy nước rau mồng tơi và bỏ bã. Dùng bông thấm dung dịch này thoa lên mặt, nhất là các vết mụn bọc ở mũi.
- Rau mồng tơi + lá diếp cá + muối: Chuẩn bị rau mồng tơi và lá diếp cá theo tỉ lệ 1:1 rồi rửa sạch. Cho một ít muối hạt vào giã cùng, lọc lấy nước. Dùng bông thấm dung dịch để thoa lên mặt, nhất là vùng mụn bọc. Để 15 phút rồi rửa mặt lại với nước.
Trị mụn bọc ở mũi bằng bột nghệ vàng và lá bạc hà
Bột nghệ có chưa tinh chất cucurmin và chất chống oxy hóa giúp trị mụn và giảm thâm rất tốt. Khi kết hợp với lá bạc hà sẽ có tác dụng kháng viêm và làm mụn bọc nhanh xẹp.
Cách trị mụn bọc trên mũi bằng bột nghệ và lá bạc hà cũng rất đơn giản. Chỉ cần giã lá bạc hà, lọc lấy nước rồi trộn cùng bột nghệ vàng. Dùng hỗn hợp này bôi lên mụn bọc. Kiên trì thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ thấy hiệu quả trị mụn bọc trông thấy.
Nên làm gì khi bị mụn bọc ở mũi?
Như được đề cập ở trên, chúng ta đã trả lời được câu hỏi có nên nặn mụn bọc ở mũi không? Thay vào đó, hãy đến ngay các trung tâm da liễu, spa trị mụn để được điều trị bởi bác sĩ da liễu, chuyên da. Và được lấy nhân mụn bởi các kỹ thuật viên để không nhiễm trùng, để lại sẹo rỗ, sẹo thâm như được chia sẻ ở trên.
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phải nắm nếu muốn nặn mụn mà không để lại bất kỳ hậu quả nào.
Thời gian nặn mụn
Hãy chú ý đến thời gian nặn mụn. Điều này có nghĩa là mụn đã chính hay chưa, còn sưng và đau hay không. Phần đỉnh mụn đã xuất hiện đầu trắng hay chưa….
Vì là nặn mụn tại nhà, nên bạn tuyệt đối không nặn những nốt mụn bọc đang còn sưng và có cảm giác đau nhức. Việc cố tình nặn những nốt mụn này sẽ khiến chúng sưng to hơn, viêm nặng hơn và có thể lây lan ra những vùng da lân cận.
Nếu bạn không biết mụn khi nào chính, hãy đợi một thời gian đến khi nốt mụn đã hết nhức, đầu, và cồi mụn có thể nhìn thấy được bằng mắt.
Nên chọn những nốt mụn có kích cỡ nhỏ và nằm riêng lẻ trên da.
Luôn đảm bảo vệ sinh khi nặn mụn
Hãy chắc chắn bạn đã khử trùng dụng cụ nặn mụn và tay của mình sạch sẽ. Tất cả cần phải được vệ sinh sạch sẽ để không khiến tình trạng mụn nặng thêm.
Không nặn mụn bọc ở những vùng nguy hiểm (mũi, quanh miệng, cằm)
Nhiều người rất hay nhầm lẫn mụn bọc và mụn đinh râu. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý những vị trí không nên nặn mụn như là vùng mũi, quanh miệng và cằm. Đây là 3 vị trí thường xuyên xuất hiện của mụn đinh râu. Và mụn đinh râu lại là loại mụn cực kỳ nguy hiểm đến người bị.
Những vùng bạn có thể nặn mụn bọc, đó chính là: trán, má, lưng…
Lưu ý khi trị mụn bọc ở mũi
Mụn bọc không dễ lặn như mụn trứng cá, điều trị cũng khó hơn rất nhiều. Do đó, khi trị mụn bọc, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau nhằm thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
- Hạn chế tự nặn mụn bọc, từ đó khiến da khó có thể bị nhiễm trùng
- Chỉ nặn mụn khi mụn đã hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách
- Duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, không stress,…
- Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, rửa bằng các loại sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình.
- Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn.
- Nên tiến hành tẩy tế bào chết cho da hàng tuần, không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ít carbohydrate.
- Nên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước tia cực tím. Và cũng nên chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình.
- Tuyệt đối không nặn mụn để không làm vỡ hàng rào bảo vệ da, làm viêm lỗ chân lông và mụn xuất hiện nhiều hơn, đóng vảy và sẹo trên mặt bạn.
Xem thêm: Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Có thể thấy, mụn bọc xuất hiện ở mũi có thể xuất phát từ những nguyên nhân đa dạng khác nhau. Hiểu rõ những nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi trên đây, mong rằng bạn đã rút ra được kinh nghiệm cần thiết và biết cách chăm sóc da mình sao cho đúng.