Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh xã liễu thường xuất hiện vào mùa hè. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với ghẻ ngứa nên các mẹ cần phân biệt để khắc phục cho bé kịp thời. Dưới đây là những thông tin hữu ích xung quanh về bệnh lý này.

Bệnh ghẻ phỏng là gì?

bệnh ghẻ phỏng là gì

Bệnh ghẻ phỏng là một bệnh da liễu rất dễ lây nhiễm. Bệnh không chỉ lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cùng một người bệnh, mà còn lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Bệnh ghẻ phỏng là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều trong mùa hè.

Nguyên nhân gây ra ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu. Loại vi khuẩn hình cầu này có khả năng lây lan nhanh từ vùng da bệnh sang vùng da lành. Từ người bệnh sang người lành trong thời gian ngắn. Do đó, trẻ bị ghẻ phỏng cần được cách ly và chữa trị sớm.

Vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng có từ nhiều nguồn khác nhau:

  • Móng tay dài, dính đất là nơi cho vi khuẩn trú ngụ. Vi khuẩn sẽ theo các vết cào, vết xây xát ngoài da đi vào trong da và gây bệnh.
  • Chất nhầy từ mũi họng bị viêm chảy ra là ổ lây bệnh ghẻ phỏng ở quanh mũi và miệng của bé.
  • Các vật nuôi trong nhà như: chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm cho trẻ.
  • Nhà trẻ, trường học cũng là môi trường dễ lây từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Bên cạnh nguồn lây nhiễm còn có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh ghẻ phỏng ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý như:

  • Trẻ không thường xuyên tắm rửa và vệ sinh da hoặc vệ sinh da không sạch sẽ.
  • Trên da xuất hiện những tổn thương hở hoặc có vết trầy xước. Nhưng không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không được chăm sóc đúng cách. Dẫn đến viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Môi trường ô nhiễm, khí hậu ẩm ướt và nóng bức.

Dấu hiệu của bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

  • Dấu hiệu đầu tiên của ghẻ phỏng là những vết đỏ trên da. Sau đó từ vết thương này nổi lên mụn nước và bóng nước giống như trẻ em bị phỏng.
  • Những bóng nước này nhanh chóng bị vỡ và se lại thành những mảng da có màu vàng. Mày ghẻ phỏng dễ bị bong tróc do trẻ ngứa và dùng tay cào gãi. Chất dịch trong bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn khi vỡ ra sẽ gây lây lan bệnh cho những vùng da lân cận.
  • Bệnh ghẻ phỏng không phải là bệnh nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Sau khi khỏi bệnh những mụn nước sẽ không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu như bệnh kéo dài khiến bé khó chịu, quấy khóc. Thậm chí kéo dài có thể bị biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp.

Phân biệt ghẻ phỏng và ghẻ ngứa

Cha mẹ cần phân biệt ghẻ phỏng và ghẻ nước để có hành động đúng trong chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ. Ghẻ nước và ghẻ phỏng giống nhau ở đặc điểm gây ngứa, có mụn nước và dễ lây lan.

Hai bệnh này khác nhau ở 2 điểm sau:

  • Nguyên nhân gây bệnh:

+ Ghẻ phỏng do vi khuẩn hình cầu gây ra.

+ Ghẻ nước do ký sinh trùng cái ghẻ gây ra.

  • Biểu hiện:

+ Ghẻ phỏng: Viêm da tấy đỏ gây mụn nước mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, hình dạng giống vết bỏng. Bóng nước dễ vị vỡ và khô thành mày màu vàng. Dịch tiết từ bóng nước lại tạo bóng nước ở vùng da mới.

+ Ghẻ nước: Biểu hiện đặc trưng là luống ghẻ (các đường hầm khác màu da) và mụn nước ở cửa hầm. Mụn nước này không dễ bể, cái ghẻ làm tổ trong luống ghẻ.

Dù trẻ bị ghẻ phỏng hay ghẻ nước, phụ huynh cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu. Để được chẩn đoán xác định và điều trị sớm vì tính lây lan mạnh của bệnh.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em thường nhẹ và không gây nguy hiểm. Bệnh chỉ gây ra những tổn thương ngoài da và có thể dễ dàng kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên nếu quá trình điều trị ghẻ phỏng bị trì hoãn hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh sẽ có xu hướng lan rộng sang nhiều vị trí khác của cơ thể gây ra những tổn thương nặng nề. Bên cạnh đó bệnh còn để lại sẹo thâm và tăng nguy cơ tái phát.

Chính vì thế, ngay khi nhận thấy làn da của trẻ có những biểu hiện bất thường liên quan đến bệnh ghẻ. Phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp.

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em được chẩn đoán bằng cách quan sát triệu chứng, tổn thương thực thể. Tiền sử bản thân, tiền sử gia đình và những biểu hiện đi kèm.

Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết ở mụn nước, xét nghiệm máu. Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để loại bỏ những bệnh lý tương tự. Giúp kết quả chẩn đoán trở nên chính xác hơn.

Xem thêm: [Tổng hợp]: 25 Bác sĩ da liễu trị mụn giỏi và uy tín tại Hà Nội

Những lưu ý khi điều trị ghẻ phỏng

Ghẻ phỏng là loại nhiễm trùng da nhẹ, có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi có chứa chất kháng sinh hoặc thuốc uống kết hợp.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám để được chỉ định thuốc điều trị cho đúng cách. Vì da của các bé rất dễ hấp thu thuốc qua đường bôi. Cho nên bôi thuốc quá liều, bôi thuốc sai qui định có thể gây hại cho bé.

Chưa kể, bệnh ghẻ phỏng rất dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm khác. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh. Cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán.

Trường hợp ít sang thương da, bệnh nhân có thể bôi thuốc kết hợp với vệ sinh thân thể đúng cách. Để kháng khuẩn, tiêu viêm, nhanh chóng tái tạo da lành.

Nếu sang thương da nặng hơn bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị tại chỗ. Kết hợp với kháng sinh đường uống để trị liệu tăng cường.

Cách điều trị bệnh ghẻ phỏng

Để mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị, sớm khắc phục bệnh ý, phòng ngừa bệnh tái phát và hình thành sẹo. Trẻ cần được áp dụng các phương pháp điều trị ngay khi có kết quả chẩn đoán bệnh ghẻ nước.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và chỉ định một số phương pháp điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em như sau:

Biện pháp tự nhiên điều trị ghẻ phỏng ở trẻ

Đối với những trẻ quá nhỏ hoặc có kích ứng với thuốc điều trị. Trẻ bị ghẻ phỏng ở mức độ nhẹ, mới phát bệnh và triệu chứng không nghiêm trọng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà bằng một số nguyên liệu thiên nhiên. Khi đó bệnh nhân có thể kiểm soát triệu chứng của bệnh mà không cần dùng thuốc.

  1. Sử dụng nước muối

Vệ sinh da hoặc tắm rửa với nước muối chính là một trong những giải pháp tự nhiên. Được nhiều người lựa chọn để đối phó với bệnh ghẻ phỏng tại nhà.

nước muối chữa phỏng ghẻ

Nước muối với đặc tính kháng khuẩn cực mạnh có khả năng làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh ghẻ và tiêu diệt chúng. Đồng thời giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi mụn nước, làm nhanh lành tổn thương viêm.

Thường xuyên tắm rửa với nước muối cũng là cách đơn giản để người bệnh ngăn ngứa nhiễm trùng da. Ngăn chặn không cho vi khuẩn có cơ hội tiếp tục tấn công sang các vùng da lành xung quanh.

Nếu chỉ vệ sinh da, bạn có thể mua nước muối sinh lý được bán sẵn ngoài các cửa hàng thuốc tây về sử dụng. Trường hợp bị ghẻ ngứa trên diện rộng, hãy pha muối với nước ấm để tắm.

Các bước thực hiện:

  • Xả nước ấm vào trong bồn tắm hoặc một cái chậu tắm có kích thước lớn. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp. Độ ấm của nước không được vượt quá thân nhiệt sẽ khiến da bị khô và làm cơ thể bị mất nước.
  • Thêm vào bồn tắm 3 – 4 thìa muối biển.
  • Dùng tay quậy để muối tan ra và hòa đều vào mọi khu vực trong bồn tắm.
  • Làm sạch cơ thể qua một lần ở bên ngoài rồi ngâm mình vào trong bồn tắm.
  • Mát xa cho toàn bộ cơ thể từ 5 – 10 phút. Tránh kỳ cọ mạnh ở khu vực bị ghẻ phỏng sẽ khiến mụn nước bị bể.
  1. Bài thuốc trị ghẻ phỏng từ lá ba chạc

Cây ba chạc trong dân gian còn được gọi là cây chẻ cỏ. Thảo dược này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi hoặc trung du. Nó có tác dụng trị ghẻ phỏng, ghẻ ngứa, dị ứng da và một số vấn đề về sức khỏe. Bộ phận được sử dụng để chữa ghẻ phỏng là phần lá cây.

Để xoa dịu cơn ngứa và giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến bệnh ghẻ phỏng. Bạn có thể sử dụng là nấu nước tắm rửa, vệ sinh khu vực tổn thương hàng ngày. Cách thực hiện khá đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị từ 20 – 40g lá cây ba chạc.
  • Đem lá rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
  • Bỏ lá vào ấm, đổ thêm vào 2 lít nước đun sôi.
  • Vặn bếp nhỏ lại nấu liu riu thêm 10 phút nữa để hòa tan các hoạt chất có trong lá ba chạc.
  • Gạn nước ra chậu, pha thêm một ít nước sạch vào cho đủ tắm.
  • Sử dụng nước nấu từ lá ba chạc tắm rửa mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Để xoa dịu tình trạng kích ứng trên da, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ghẻ phỏng.
  1. Mẹo trị ghẻ phỏng bằng lá mơ

Thêm một cách chữa ghẻ phỏng tại nhà dễ thực hiện cho bạn lựa chọn đó chính là dùng bài thuốc từ lá mơ.

Lá mơ chứa nhiều Alcaloid có khả năng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của vi khuẩn, giảm viêm loét, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Ngoài ra, nguồn vitamin và khoáng chất phong phú trong lá mơ. Còn thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương, giúp da có sức đề kháng tốt hơn.

Cách sử dụng:

  • Dùng lá mơ tươi rửa sạch với nước muối. Tùy theo diện tích da bị ghẻ phỏng mà sử dụng lượng lá mơ cho phù hợp. Tốt nhất là dùng lá mơ lông.
  • Thái nhỏ lá, bỏ vào cối sạch giá nát, vắt lấy nước cốt
  • Khi sử dụng, vệ sinh da sạch sẽ rồi lấy một miếng bông gòn thấm nước cốt lá mơ thoa lên da
  • Lưu lại từ 20 – 30 phút sau hãy lấy nước ấm rửa lại.
  • Thực hiện 2 -3 lần trong ngày để các triệu chứng bệnh ghẻ phỏng nhanh thuyên giảm.
  1. Dùng cây máu chó trị ghẻ phỏng

Cây máu chó thuộc họ Nhục đậu khấu. Sở dĩ loại cây này có tên gọi như vậy bởi khi chặt vào thân cây sẽ chảy ra chất nhựa có màu đỏ tương tự như máu chó. Cây mọc hoang ở các khu vực rừng núi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là miền Bắc.

Thành phần tinh dầu chiết xuất từ hạt cây máu chó là một vị thuốc có tác dụng trị ghẻ tốt. Khi đến mùa thu hoạch, người dân thường thu hái hạt óc chó về đem sấy khô, bỏ vỏ, giã nhuyễn phần nhân. Rồi trộn chung với muối đã rang khô theo tỷ lệ 100kg hạt: 10kg muối.

Sau đó bỏ vào chõ đồ giống như nấu xôi và ép lấy dầu. Thành phẩm thu được là một loại dầu có màu đỏ sẵm, nhầy và có mùi hắc.

Cách sử dụng dầu hạt óc chó chữa bệnh ghẻ phỏng tại nhà:

  • Tắm rửa sạch sẽ rồi thấm khô cơ thể.
  • Gãi cho khu vực bị ghẻ phỏng chảy máu , dùng bông gòn thấm khô dịch rỉ ra.
  • Sau đó lấy lượng dầu hạt máu chó vừa đủ thoa một lớp mỏng lên khu vực tổn thương.
  1. Trị ghẻ phỏng với bài thuốc từ lá đào

Lá đào được sử dụng làm thuốc trị ghẻ phỏng trong y học cổ truyền. Dược liệu này có tính bình giúp cầm máu, sát trùng, giảm ngứa và làm mau lành tổn thương ở vùng da bị ghẻ phỏng.

Để trị ghẻ phỏng, lá đào được sử dụng làm thuốc điều trị bên ngoài theo hình thức đắp hoặc nấu nước tắm.

  • Cách 1: Lấy lượng lá đào tươi đủ dùng rửa sạch. Cẩn thận ngâm với nước muối pha loãng 15 – 20 phút để tiêu diệt sạch vi khuẩn và ký sinh trùng trên lá đào. Cuối cùng giã nát đắp trực tiếp lên vùng da bị nhiễm bệnh 1 – 2 lần trong ngày.
  • Cách 2: Hái 1 nắm lá đào nấu nước tắm dùng để tắm rửa hàng ngày. Sau khi tắm với nước lá đào bạn nên tráng lại cơ thể với nước sạch trước khi mặc quần áo vào.
  1. Chườm lạnh giảm ngứa da

Ngứa là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ phỏng. Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể chườm lạnh. Hơi lạnh sẽ giúp cắt đứt cơn ngứa nhanh chóng. Đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm trên bề mặt da nơi bị vi khuẩn ghẻ tấn công.

Các bước thực hiện:

  • Sử dụng một cái khăn sạch nhúng vào nước đun sôi để nguội đến khi ướt hoàn toàn.
  • Vắt cho khăn ráo bớt nước rồi xếp gọn gàng vào trong một cái túi ni lông.
  • Bỏ vào ngăn đông tủ lạnh để làm mát trong 10 – 15 phút.
  • Sau đó chỉ việc lấy khăn ra chườm lên da.

Bạn có thể thay thế cách trên bằng cách dùng đá lạnh. Tuy nhiên cần chú ý không được lấy cục đá chườm trực tiếp lên da. Để không bị phỏng nhiệt, hãy bọc đá vào trong một miếng vải mỏng rồi mới chườm.

Thực hiện theo cách tương tự vài lần trong ngày sẽ giúp tạm thời cắt đứt cơn ngứa.

  1. Dùng gel nha đam

Gel nha đam chứa các hoạt chất có khả năng sát khuẩn mạnh. Nên có thể giúp hỗ trợ làm giảm các dấu hiệu ngoài da do bệnh ghẻ phỏng gây ra.

Thảo dược này cũng cung cấp nhiều nước, vitamin E, C có tác dụng xoa dịu kích ứng. Kích thích tái tạo các tế bào mới làm vùng da bị ghẻ phỏng nhanh lành.

Cách sử dụng:

  • Dùng lá nha đam tươi gọt vỏ, lấy phần ruột bên trong đem xay nhuyễn thành một loại gel đặc sệt, hơi nhớt.
  • Làm sạch da rồi lấy gel nha đam thoa lên khu vực bị tổn thương.
  • Để từ 15 – 20 phút sau hãy rửa lại cho sạch.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần để da nhanh được tái tạo.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Đối với những trẻ bị ghẻ phỏng nặng, việc sử dụng thuốc là điều cần thiết. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị sau để khắc phục bệnh lý.

sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ phỏng

  1. Thuốc mỡ DEP

Thuốc mỡ DEP thường được sử dụng cho những trường hợp bị ghẻ phỏng, ghẻ xốn và ghẻ nước. Thuốc có dạng loãng, không màu và không mùi. Dùng cho trẻ em trên 2 tuổi với tác dụng tiêu diệt cái ghẻ và các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

  • Liều dùng thuốc: Thoa thuốc từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Lưu ý: Không thoa thuốc vào những khu vực nhạy cảm như vùng mắt, miệng và bột phận sinh dục.
  1. Kem Eurax 10%

Kem Eurax 10% có thành phần chính là crotamintan. Hoạt chất này có khả năng chống ngứa, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh ghẻ.

Liều dùng thuốc: Thoa thuốc từ 1 – 2 lần/ ngày. Nên dùng thuốc vào buổi tối.

  1. Benzyl benzoat 33%

Benzyl benzoat 33% được bào chế dưới dạng thuốc xịt và dầu thoa. Thuốc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, làm lành tổn thương. Cải thiện vết đỏ và mụn nước do bệnh ghẻ phỏng gây ra.

Liều dùng thuốc: Sử dụng thuốc từ 2 lần/ngày.

Lưu ý: Không để thuốc tiếp xúc vào những khu vực nhạy cảm như vùng mắt, miệng và bột phận sinh dục.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Chỉ sử dụng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

  • Dùng thuốc đúng với hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không bôi thuốc vào những khu vực nhạy cảm.
  • Không tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc.
  • Vệ sinh da trước khi bôi thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Xem thêm: [Bật mí]: 27+ Bác sĩ chuyên gia tư vấn tâm lý trầm cảm Online uy tín

Cách phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng cha mẹ cần biết

Để phòng và tránh bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần thực hiện những biện pháp như:

  • Hướng dẫn trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh cá nhân cho trẻ. Nhất là sau khi trẻ tiếp xúc với bùn cát hoặc chơi những loại đồ chơi chưa được vệ sinh.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ, nhất là vào những ngày hè nóng bức.
  • Không trẻ tiếp xúc với những người có nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh vật dụng cá nhân, đồ chơi, quần áo, khăn, mền, gối, bọc nệm… Nên giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
  • Cắt gọn móng tay, móng chân cho trẻ để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.
  • Đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị các bệnh viêm nhiễm liên quan.
  • Nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng khả năng chống lại vi khuẩn cho trẻ. Bằng cách bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3. Như rau xanh, củ quả, trái cây, các loại cá, hàu, các loại hạt, đậu…

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh ghẻ phỏng ở trẻ. Nếu cha mẹ thấy con có những triệu chứng của bệnh. Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Bài Liên Quan