Trong 100ml nước cốt dừa bao nhiêu calo? Hướng dẫn cách làm nước cốt dừa tại nhà
Ngày cập nhật :10/04/2023
Nước cốt dừa là nguyên liệu không còn quá xa lạ với mọi người. Liệu có bao giờ các bạn băn khoăn trong 100ml nước cốt dừa bao nhiêu calo? Cách làm nước cốt dừa ra sao? Nếu bạn đang có cùng mối quan tâm này thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.
Nội Dung Chính
Thành phần dinh dưỡng nước cốt dừa
Nước cốt dừa được làm từ trái dừa già có màu nâu. Không giống như nước dừa, nước cốt dừa tồn tại ở dạng lỏng, hơi sền sệt.
Đây là loại thực phẩm có hàm lượng calorie cao, chiếm đến 93%. Lượng calorie có trong nước cốt dừa đến từ các chất béo bão hòa, chất béo trung tính. Ngoài ra, trong thành phần của nước cốt dừa, còn chứa các protein độc đáo. Có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.
Theo số liệu nghiên cứu cho thấy, trong 240gr dừa, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như sau:
- Lượng calorie: 552
- Chất béo: 57 gram
- Chất đạm: 5 gram
- Carbs: 13 gram
- Chất xơ: 5 gram
- Vitamin C: 11% RDI
- Folate: 10% RDI
- Sắt: 22% RDI
- Magie: 22% RDI
- Kali: 18% RDI
- Đồng: 32% RDI
- Manga: 110% RDI
- Selenium: 21% RDI
100ml nước cốt dừa bao nhiêu calo?
Trước khi giải đáp 100ml nước cốt dừa bao nhiêu calo? Chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về nguyên liệu này.
Nước cốt dừa còn được gọi là sữa dừa. Đây là nước cốt lấy từ cơm dừa đã được nạo và xay nhỏ. Nguyên liệu này được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Đặc biệt ở vùng nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, Malaysia, Indonesia…
Ở nước ta, nước cốt dừa có đặc điểm màu trắng đục, vị thơm béo, đặc và ngọt thanh. Do bên trong chứa nhiều dầu dừa.
Miền Tây là khu vực sử dụng nhiều nước cốt dừa nhất nước ta. Nguyên liệu này có thể dùng để chế biến một số món ăn mặn như mắm kho, cá, ốc, bánh xèo… Hoặc với các món ngọt như chè, bánh da lợn, kẹo dừa…
Vậy 100ml nước cốt dừa bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu, thịt dừa chứa nhiều Vitamin, khoáng chất và chất xơ. Với hàm lượng dinh dưỡng này, cứ 100ml nước cốt dừa sẽ có khoảng 168 calo. Ngoài ra, còn có carbohydrate (3.3g), protein (1.1g), chất béo bão hòa (14.6g), chất béo (8.9g).
Nước cốt dừa nguyên chất bao nhiêu calo?
Vậy nước cốt dừa nguyên chất bao nhiêu calo? Lượng calo trong nước dừa nguyên chất là bao nhiêu còn phụ thuộc vào các yếu tố:
- Kích thước, khối lượng;
- Giống dừa;
- Cách chế biến nước cốt dừa.
Được biết, nước cốt dừa nguyên chất có hàm lượng calo và giá trị dinh dưỡng cao. Theo đó, 100ml nước cốt dừa nguyên chất sẽ có khoảng 200 calo. Ngoài ra, còn nhiều chất béo, vitamin và khoáng chất khác.
Đặc biệt, lượng calo trong nước cốt dừa có khoảng 93% là chất béo bão hòa. Nên nguyên liệu này phù hợp với những người có ý định tăng cân, suy dinh dưỡng hay sức ăn kém.
Nước cốt dừa đóng hộp bao nhiêu calo?
Nước cốt dừa đóng hộp bao nhiêu calo? So với nước cốt dừa nguyên chất thì nước cốt dừa đóng hộp có lượng calo thấp hơn.
Thông tin trên hộp cho thấy, 100ml nước cốt dừa đóng hộp chứa 147 calo. Ngoài ra, còn có chất đạm, chất béo, carbohydrate…
Trong nước cốt dừa đóng hộp thường cho thêm dầu dừa, hương dừa, chất làm đầy, chất điều chỉnh axit… Nguyên liệu này có giá thành rẻ, tiện lợi. Nên được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng.
Lưu ý: Hiện nay có rất nhiều thương hiệu sản xuất nước cốt dừa. Mỗi thương hiệu có cách chế biến và nguyên liệu riêng. Nên lượng calo và giá trị dinh dưỡng sẽ có sự chênh lệch. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở bao bì của sản phẩm.
Cùi dừa (cơm dừa) bao nhiêu calo?
100g Cùi dừa già chứa khoảng 354 – 368 calo cùng 3,3g chất đạm, 15,23g Cacbohydrat, 6,23g đường, 9g chất xơ thực phẩm, 33,49g chất béo, 29,7g chất béo bão hòa, 14,3 chất béo không bão hòa đơn, 0,37g chất béo không bão hòa đa. Ngoài ra trong 100g cùi dừa già còn chứa nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu
Sử dụng nước cốt dừa đúng cách để không ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe
Sử dụng nước cốt dừa có béo không? Có tốt không? Loại nguyên liệu này mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Hiện nay, có rất nhiều thông tin chia sẻ cách dùng nước cốt dừa để tốt cho cân nặng và sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin các bạn nên biết.
- Nên sử dụng nước cốt dừa tự nhiên và nguyên chất. Nếu tự làm tại nhà không nên cho thêm đường. Như vậy sẽ hạn chế được lượng đường, đảm bảo cho sức khỏe.
- Nước cốt dừa thực chất có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, không nên sử dụng nhiều để tránh nạp nhiều calo gây tăng cân.
- Để giảm cân hiệu quả, các bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời, tập luyện đều đặn để giải phóng năng lượng thừa.
- Nước cốt dừa bổ dưỡng, có lượng calo cao. Các bạn chỉ nên thêm nước cốt dừa vào thực phẩm hoặc trong nấu ăn.
Một số cách dùng nước cốt dừa vào chế độ ăn:
- Cho 1 – 2 muỗng nước cốt dừa vào cafe.
- Với sinh tố hoa quả hoặc sinh tố protein cho nửa chén nước cốt dừa.
- Cho lượng nhỏ nước cốt dừa lên đu đủ hoặc các quả mọng.
- Bột yến mạch và ngũ cốc chín cho 2 muỗng nước cốt dừa.
Cách làm nước cốt dừa tại nhà
Để làm được món nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn không khó. Bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà. Hơn nữa, tự tay làm nước cốt dừa để thưởng thức, bạn sẽ thấy an tâm hơn khi mua những sản phẩm nước cốt dừa đóng lon ở bên ngoài.
Các loại nước cốt dừa được bán sẵn có thể ẩn chứa nhiều nguy hại, do có chứa các loại hương liệu tổng hợp và chất bảo quản.
Dưới đây là 2 cách làm nước cốt dừa tại nhà, bạn nên tham khảo:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Dừa khô
- Nước
Dụng cụ cần có:
- Máy xay sinh tố
- Ly hoặc cốc
- Dao
- Đũa
- Và Rây lọc
Sơ chế nguyên liệu:
Dừa khô sau khi mua về, bạn sẽ thấy trên quả dừa có 2 lỗ nhỏ. Bạn chỉ cần dùng cây đũa hoặc tô vít, đục nhẹ. Sau đó, úp ngược quả dừa vào cốt hoặc ly để nước dừa chảy hết ra.
Khi nước dừa chảy hết, bạn cần bổ đôi quả dừa. Một mẹo nhỏ giúp bạn tách phần cùi dừa ra dễ hơn đó là hơ phần quả lên trên lửa. Sau đó, dùng mũi dao nhọn để tách cùi dừa và bỏ đi phần vỏ nâu cứng bên ngoài.
Hoặc bạn cũng có thể mua phần cùi mà nước dừa được tách sẵn. Như vậy, bạn sẽ đỡ công đoạn phải tách vỏ và cùi dừa.
Tiếp theo, bạn đun nóng 600ml nước cùng phần dừa tươi vừa lấy được.
Cách thực hiện:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ và sơ chế nguyên liệu. Chúng ta có thể bắt đầu thực hiện làm nước cốt dừa tại nhà như sau:
- Bước 1: Cắt nhỏ cơm dừa thành từng miếng nhỏ. Hoặc bạn có thể dùng nạo nhỏ để nạo phần cơ dừa này. Việc cắt nhỏ sẽ giúp quá trình xay dễ dàng hơn. Khi bạn cắt cùi dừa càng nhỏ, khi vắt sẽ được nhiều nước hơn.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn cho cùi dừa vào máy xay sinh tố, cùng nước dừa đã đun sôi ở phần sơ chế. Bật máy xay, xay thật nhuyễn mịn phần hỗn hợp này ra.
- Bước 3: Sau đó, dùng dụng cụ lọc, hoặc dùng rây để lọc hỗn hợp từ máy xay ra, rồi chắt lấy phần nước cốt dừa. Để lọc kỹ hơn một lần nữa. Bạn hãy dùng một miếng vải mỏng để lọc, vắt phần nước cốt dừa, sẽ loại bỏ bớt phần cặn dừa.
- Bước 4: Phần nước cốt dừa thu được, bạn nên bọc kỹ và bảo quản ở ngăn mát tủ lanh.
Nước cốt dừa nấu món gì?
Nước cốt dừa được sử dụng để làm nguyên liệu của rất nhiều món ăn. Nó giúp tăng thêm hương vị cũng như độ thơm ngon của món ăn.
Vậy nước cốt dừa nấu món gì? Hãy tham khảo ngay list thực đơn các món ăn được chế biến từ nước cốt dừa siêu ngon dưới đây nhé!
Chè bắp
Món chè bắp thanh mát, thêm một chút nước cốt dừa khiến món ăn trở nên thơm ngon hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tay nấu món trẻ này để thưởng thức tại nhà.
Bánh xèo nước cốt dừa
Tùy theo khẩu vị của mỗi nơi, mà món bánh xèo ở mỗi vùng miền lại được chế biến khác nhau. Nếu bạn đã ăn món bánh xèo miền Tây, thì không thể quên được vị ngọt béo của nước cốt dừa.
Cách làm món bánh xèo nước cốt dừa vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy gạo mới đem ngâm, xay nhuyễn. Sau đó, đổ nước cốt dừa và nước dừa tươi vào phần bột gạo vừa xay xong.
Bạn pha cho loãng đều, rồi cắt thêm hành lá, cho thêm một chút bột nghệ, bột ngọt, và trứng gà vào. Như vậy, phần bánh tráng mới vừa ăn, và dễ tróc khi làm bánh.
Bánh đúc lá dứa
Bánh đúc lá dứa là món ăn nổi tiếng của người miền Tây. Khác với các loại bánh đúc mặn chúng ta thường ăn có màu trắng từ bột gạo. Bánh đúc lá dứa có màu xanh đặc trưng của lá dứa. Món ăn này thường đi kèm với vài lát bánh dẻo, được chan nước cốt dừa, một chút mè,… để tăng thêm hương vị của món ăn.
Xôi xoài cốt dừa
Xôi xoài cốt dừa chế biến đơn giản và dễ làm. Bạn chỉ bỏ chút thời gian vào bếp là đã có món xôi xoài cốt dừa thơm ngon để thưởng thức. Hạt xôi dẻo, thơm, thấm đẫm nước cốt dừa, cùng vị ngọt thanh không quá gắt, sẽ khiến bạn mê mẩn.
Tàu hũ dẻo nước cốt dừa
Món tàu hũ dẻo nước cốt dừa, ngoài miền Bắc vẫn hay gọi là tào phớ cốt dừa là món ăn được nhiều người yêu thích. Giúp hạ nhiệt trong những ngày hè nóng bức. Miếng tàu hũ mềm, mịn, trắng phau, kết hợp với nước cốt dừa thơm ngon, béo ngậy. Cùng chút lạc rang thơm bùi, nước đường thơm mùi gừng và thoảng hương hoa nhài. Sẽ khiến bạn ăn một miếng, lại muốn ăn 2. Đây là món ăn khoái khẩu của mọi lứa tuổi từ Bắc vào Nam.
Khoai mì hấp nước dừa
Khoai mì hay còn gọi là món sắn hấp nước cốt dừa là món ăn khoái khẩu của tất cả mọi người. Vị bùi, dẻo dai của khoai mì, quyện lẫn vị thơm, béo ngậy của nước cốt dừa. Tạo nên một món ăn ngon, khó cưỡng lại.
Cách làm món nay rất đơn giản. Bạn chỉ cần hấp sắn (khoai mì) chín lên. Trong quá trình hấp có thể cho thêm dừa tươi nạo. Sau khi chín, bạn chỉ cần tưới nước cốt dừa lên trên mặt của sắn. Vậy là đã hoàn thành một món ăn thơm ngon để cùng người thân thưởng thức rồi.
Cá kho nước cốt dừa
Cá kho nước cốt dừa là món ăn được nhiều người ưa thích, nhất là những ngày trời lạnh. Bát cơm trắng nóng hổi, ăn kèm với miếng cá khô nước cốt dừa, thơm ngon, sẽ kích thích bạn ăn nhiều hơn. Đây là một trong những món ăn được nhiều người đánh giá là vô cùng “tốn” cơm.
Bò hầm cà ri nước cốt dừa
Bò hầm cà ri nước dừa có màu sắc bắt mắt, hương thơm đặc trưng của bò, mùi cari, hòa quyện với nước cốt dừa thơm ngậy. Đây là một trong những món ăn rất giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể.
Bạn có thể thưởng thức món ăn này với cơm nóng. Hoặc ăn kèm với bán mì, bún, sẽ tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
Bánh chuối hấp
Bánh chuối hấp cùng nước cốt dừa vô cùng thơm ngon. Vừa có đội dai dai của chuối. Hòa cùng vị béo ngậy của nước cốt dừa. Một chút bùi bùi của lạc, khiến bạn không thể không mê mẩn món ăn này.
Đây là món ăn vặt quen thuộc, được bán nhiều ở cổng trường học các tỉnh phía Nam. Ở Miền bắc, món ăn này, được nhiều nhà hàng sử dụng là món tráng miệng dân dã.
Bạn có thể tự làm món bánh chuối hấp tại nhà. Vì cách làm vô cùng đơn giản, lại ngon – bổ – rẻ.
Bánh canh cua nước cốt dừa
Món bánh canh cua nước cốt dừa nổi tiếng Miền Tây, với vị thơm ngon, bắt mắt khiến nhiều người không thể chối từ.
Phần bánh canh được làm từ bột gạo, có độ dai, mịn, thấm đẫm vị béo ngậy của nước cốt dừa thơm, béo. Hòa cùng vị đậm đà của thịt cua. Mang đến một hương vị rất riêng.
Lẩu gà lá trúc nước cốt dừa
Lá trúc là lá của một loài cây thuộc chi cam chanh, mọc hoang. Được người dân biết tận dụng để chế biến món ăn. Trong đó món lẩu gà hấp lá trúc là một món sáng tạo và rất ngon.
Lẩu gà hấp lá trúc là đặc sản nổi tiếng của An Giang, với hương vị riêng. Với mùi thơm nồng, the the của lá trúc vô cùng độc đáo.
Gà được nấu với nước cốt dừa với lá trúc tăng thêm vị đậm đà. Mùi thơm của thịt gà cùng với mùi nước dừa và phảng phất mùi lá trúc làm nên hương vị khó lẫn với các món ăn khác. Khi thưởng thức món ăn này, bạn sẽ thấy vị ngọt, béo của gà, mùi thơm của nước cốt dừa, cùng vị chua the của lá trúc.
Chè đậu xanh nước cốt dừa
Chè đậu xanh giúp thanh nhiệt cho cơ thể trong những ngày hè nắng nóng. Món chè này sẽ thơm ngon gấp bội khi được kết hợp với nước cốt dừa sánh mịn, thơm ngon.
Vị bùi bùi của hạt đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa thơm béo là món yêu thích của nhiều người ở mọi lứa tuổi.
Trên đây là thông tin cách làm nước cốt dừa, giải đáp nước cốt dừa bao nhiêu calo. Lượng calo trong nước cốt dừa khá cao nên các bạn hãy cân nhắc khi sử dụng nhé.
Bài viết liên quan:
⇒ Giải nhiệt bằng nước mía – Nước mía bao nhiêu calo?
⇒ Bánh chuối hấp nước cốt dừa bao nhiêu calo? Cách làm bánh chuối hấp nước cốt dừa thơm ngon
Bài Liên Quan