[Điểm mặt]: 10+ Thủ phạm khiến tay mẩn đỏ không ngứa
Ngày cập nhật :04/05/2023
Tay mẩn đỏ không ngứa xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các bệnh da liễu. Mặc dù tình trạng này không gây ngứa ngáy khó chịu nhưng nếu chủ quan sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này trong bài viết sau.
Nội Dung Chính
- 1 Tay nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì?
- 1.1 Nổi mề đay do thời tiết
- 1.2 Viêm da tiếp xúc dị ứng
- 1.3 Viêm mao mạch dị ứng
- 1.4 Lupus ban đỏ xuất hiện nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay
- 1.5 Sốt phát ban
- 1.6 Vảy phấn hồng
- 1.7 Dày sừng nang lông
- 1.8 Tay nổi mẩn đỏ không ngứa la bệnh gì? Zona thần kinh
- 1.9 Lang ben
- 1.10 Giãn mao mạch
- 1.11 Nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa do Ung thư da
- 2 Điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay
- 3 Cách chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn đỏ tay không ngứa
Tay nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì?
Tay nổi mẩn đỏ không ngứa là bệnh gì? Tay nổi mẩn đỏ không ngứa là tình trạng xuất hiện các nốt đỏ với hình thù, kích thước khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, chủ yếu là do các bệnh da liễu. Dưới đây là một số thủ phạm chính khiến tay nổi mẩn đỏ.
Nổi mề đay do thời tiết
Sự thay đổi của thời tiết là một trong những nguyên nhân khiến da bị kích ứng và nổi mẩn đỏ. Đặc điểm của nốt mẩn lúc này có thể có màu đỏ, màu hồng hoặc trắng. Bên trong nốt mẩn có chứa dịch nhưng không gây ngứa ngáy.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Vùng tay nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ nhưng không ngứa. Trường hợp này sẽ được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng. Đặc điểm của nốt mẩn có màu đỏ, da bị khô, xuất hiện vảy nhưng không ngứa.
Viêm mao mạch dị ứng
Tay bị nổi mẩn đỏ không ngứa do đâu? Một số trường hợp có thể do viêm mao mạch dị ứng. Trường hợp này nốt mẩn không chỉ xuất hiện ở tay mà còn xuất hiện khắp cơ thể.
Mặc dù nốt mẩn không gây ngứa nhưng nếu không chữa trị chuyển sang giai đoạn nặng có thể gây phù da. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác liên quan đến tiêu hóa, đau khớp.
Lupus ban đỏ xuất hiện nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay
Lupus ban đỏ cũng là bệnh lý khiến nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa ở tay. Một số triệu chứng khác người bệnh có thể gặp phải như sốt, mệt, đau khớp, rối loạn nguyệt san (ở nữ).
Sốt phát ban
Sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị sốt, toàn cơ thể sẽ xuất hiện nốt mẩn đỏ không ngứa. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác có thể gặp phải như rối loạn tiêu hóa, đau cơ, đau họng…
Vảy phấn hồng
Thông thường, khi mắc bệnh vảy phấn hồng, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng, ngực và lưng. Đặc điểm của bệnh là xuất hiện lớp vảy tròn đỏ. Tuy nhiên, nếu bệnh không can thiệp sớm các triệu chứng sẽ lây lan sang cả vùng tay, chân. Nhiều trường hợp mắc bệnh sẽ không bị ngứa nhưng cũng có trường hợp mắc bệnh bị ngứa nhẹ.
Dày sừng nang lông
Tay chân nổi mẩn đỏ không ngứa không loại trừ khả năng do dày sừng nang lông gây ra. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này do bề mặt da chứa nhiều Keratin, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Chính vì thế trên tay sẽ xuất hiện nốt sần đỏ hoặc không màu.
Tay nổi mẩn đỏ không ngứa la bệnh gì? Zona thần kinh
Zona là một trong những bệnh da liễu thường gặp, nguyên nhân bệnh là do virus gây ra. Khi mắc bệnh, trên da người bệnh sẽ xuất hiện nốt mẩn đỏ. Sau một thời gian nốt mẩn sẽ trở thành mụn nước gây khó chịu.
Lang ben
Nếu tay nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa cũng có thể do lang ben gây ra. Nấm Pityrosporum là một trong những thủ phạm chính gây lang ben. Đặc điểm của bệnh là vùng da xuất hiện nốt đỏ hoặc trắng.
Lang ben thực tế không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhưng bệnh da liễu này có thể lây lan nếu tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Giãn mao mạch
Nguyên nhân gây giãn mao mạch là do sự bất thường về gen ở Endoglin và thụ thể Activin. Điều này khiến mạch máu bị vỡ và gây chảy máu. Chính vì thế, trên da sẽ xuất hiện nốt mẩn đỏ. Người bệnh còn thấy triệu chứng đại tiện phân đen hoặc phân có lẫn máu.
Nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa do Ung thư da
Thủ phạm cuối cùng khiến nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa chính là ung thư da. Đặc điểm của bệnh lý này đó là xuất hiện chấm đỏ như nốt ruồi son và không ngứa. Càng để lâu thì trên cơ thể càng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.
Điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay cần phải điều trị sớm. Các bệnh lý kể trên mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng càng để lâu sẽ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với tình trạng này, có thể áp dụng một trong những cách sau:
Điều trị bằng mẹo dân gian
Tận dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ không ngứa. Phương pháp này thích hợp với những trường hợp nổi mẩn mức độ nhẹ.
- Sử dụng lá sả: Sử dụng lá sả nấu nước tắm mỗi ngày. Sả sẽ giúp sát khuẩn, làm dịu da hiệu quả.
- Chườm lạnh: Cho đá lạnh vào khăn mỏng và chườm vào khu vực nổi mẩn đỏ. Cách này sẽ giúp làm dịu da, kháng viêm.
- Đắp bột yến mạch: Trộn đều bột yến mạch với nước ấm và thoa lên vùng nổi mẩn đỏ. Đắp mặt nạ khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại bằng nước sạch.
Điều trị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay bằng Tây y
Đa số các trường hợp nổi mẩn đỏ không ngứa bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị. Một số loại thuốc có thể được kê đơn gồm:
- Thuốc kháng Histamine: Thuốc có tác dụng cải thiện mẩn đỏ, kháng viêm, giảm đau.
- Hydrocortisone: Trường hợp tay nổi mẩn đỏ do viêm da kích ứng sẽ được chỉ định phương pháp này.
- Thuốc mỡ và kem bôi: Tùy vào từng nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cụ thể.
Trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý:
- Sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không tự ý thay thuốc, thay đổi liều lượng.
- Không được tự ý mua thuốc về sử dụng, không lạm dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn đỏ tay không ngứa
Phần cuối bài viết sẽ là thông tin về cách chăm sóc và phòng tránh tình trạng tay nổi mẩn đỏ không ngứa.
- Vệ sinh da mỗi ngày để loại bỏ những tác nhân gây hại. Nên sử dụng nước ấm khi tắm để cải thiện tình trạng nổi mẩn. Sử dụng sữa tắm có thành phần lành tính để tránh gây kích ứng.
- Ưu tiên những thực phẩm có nhiều dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất để tăng hệ miễn dịch. Uống nhiều nước hoặc sinh tố, nước ép giúp đào thải độc tố. Hạn chế những thức uống có cồn, có ga hay thực phẩm dễ gây kích ứng.
- Khi ra ngoài nên có biện pháp bảo vệ da khỏi bụi, ánh nắng mặt trời…
- Tập thể dục mỗi ngày tăng hệ miễn dịch, kích thích lưu thông máu.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, chất liệu thấm hút tốt.
- Vệ sinh nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ, thông thoáng.
Trên đây là thông tin về nguyên nhân và cách điều trị tay nổi mẩn đỏ không ngứa. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn đọc nắm rõ những nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp. Lưu ý, nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm bài viết: