Ra nhiều khí hư có phải mang thai không? Dấu hiệu khí hư khi mang thai

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :27/12/2022

Ra nhiều khí hư có phải mang thai không? Chất nhầy như thế nào là có thai? Những nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Khí hư là gì? Ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Khí hư hay còn gọi là dịch tiết âm đạo, huyết trắng. Đây là một dạng dịch tiết âm đạo được tạo ra từ hormone Estrogen có trong cơ thể nữ giới. Chị em khi bước vào độ tuổi dậy thì, chức năng buồng trứng bắt đầu hoạt động. Lúc này, khí hư sẽ bắt đầu xuất hiện.

Huyết trắng sinh lý có nhiệm vụ duy trì độ ẩm, cân bằng độ pH trong âm đạo. Giúp bảo vệ “cô bé” khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Khí hư sinh lý có màu trắng trong, hơi dai. Giống như lòng trắng trứng gà và không có mùi.

Ra nhiều khí hư có phải mang thai không

Thông thường, dịch tiết âm đạo thường tăng tiết vào chu kỳ rụng trứng. Khi sắp đến ngày đèn đỏ, hoặc khi có kích thích tình dục…

Phụ nữ mang thai cũng gặp phải tình trạng khí hư ra nhiều. Bởi sự thay đổi trong việc sản sinh lượng hormone trong cơ thể. Trong đó, 3 tháng cuối thai kỳ, khí hư tiết ra nhiều hơn hẳn. Bởi:

  • Nồng độ hormone sinh dục bị thay đổi.
  • Khi thai nhi phát triển lớn hơn, phần đầu thai nhi gây sức ép lên vùng xương chậu. Làm tăng khí hư nhiều vào 3 tháng cuối.
  • Vùng chậu, buồng tử cung, cổ tử cung phải giãn để tạo đủ không gian cho thai nhi. Khí hư tiết nhiều để bảo vệ ngăn vi khuẩn xâm nhập.

Xem thêm: [ Khí hư ra nhiều loãng như nước ] Nguyên nhân và cách chữa dứt điểm

Những dấu hiệu mang thai thường thấy

Trước khi giải đáp ra nhiều khí hư có phải mang thai không. Chúng tôi sẽ điểm qua một số dấu hiệu mang thai phổ biến.

Chảy máu vùng kín, khí hư có sự thay đổi

Khí hư thay đổi, chảy máu vùng kín được coi là dấu hiệu phổ biến của mang thai. Tuy nhiên không phải ai có dấu hiệu này cũng mang thai. Bởi có rất nhiều bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… có những biểu hiện tương tự.

Thông thường chị em sẽ phát hiện thấy vết máu đỏ nhạt trong quần lót trước 1 đến 2 ngày hành kinh. Đây chính là máu của bào thai.

Do khi làm tổ, bào thai bám vào các lớp niêm mạc tử cung khiến chúng bị bong ra và chảy máu. Hiện tượng này có thể xuất hiện từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục.

Vào thời gian đầu mang thai, khí hư của phụ nữ có sự thay đổi. Cụ thể là xuất hiện nhiều khí hư có máu trắng đục. Đây là những biểu hiện hết sức bình thường như nếu khí hư có màu hoặc mùi lạ. Thì chị em nên đi khám phụ khoa để kiểm tra.

Thay đổi tiết dịch âm đạo và màu sắc vùng kín

Tiết dịch âm đạo thường ra nhiều hơn trong thời kỳ mang thai. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chú ý không nên thụt rửa âm đạo bởi hành động này có thể khiến da bị kích ứng. Làm mất cân bằng nồng độ pH tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Thay đổi màu sắc của vùng kín thường thể hiện vào tuần thứ 4 của thai kỳ. Ban đầu âm hộ thường có màu hồng nhưng khi có thai sẽ chuyển dần thành màu tím thẫm. Nguyên nhân là do mô ở những khu vực này được cung cấp lượng máu nhiều hơn bình thường.

Trễ kinh nguyệt

Trễ kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến nhất của việc mang thai. Nếu hơn 1 tháng kỳ kinh nguyệt chưa quay lại thì khả năng mang thai là rất cao.

Những dấu hiệu mang thai thường thấy

Kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất là 9 tháng kể từ khi có thai. Tuy nhiên chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt. Ví dụ làm việc mệt nhọc hoặc căng thẳng kéo dài.

Cơ thể mệt mỏi

Đây cũng là một dấu hiệu mang thai mà bạn cần chú ý. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể người mẹ chưa quen với việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Trong cơ thể thai phụ lúc này lượng hormone progesterone tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Làm tăng thân nhiệt khiến tiêu hao nhiều năng lượng.

Ngoài ra nhịp tim của người phụ nữ sẽ nhanh hơn do phải cung cấp oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Chính vì những nguyên nhân trên khiến cơ thể bạn mệt mỏi và khó chịu vào thời gian đầu của thai kỳ.

Thay đổi khẩu vị

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể có cảm giác thèm ăn nhưng không thèm một món nào đó cụ thể. Thường thấy vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn.

Có những trường hợp bị nhạy cảm với những mùi vị như cà phê, rượu, mùi gia vị,… thậm chí tất cả loại mùi.

Ốm nghén

Tình trạng ốm nghén xuất hiện thường xuyên khi thai nhi đạt 6 tuần tuổi. Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhưng có một giải thích khá hợp lý đó là sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin và estrogen. Cũng có thể là hormone tuyến giáp thyroxine

Vậy ra nhiều khí hư có phải mang thai không?

Ra nhiều khí hư có phải mang thai không? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là những cặp đôi đang mong có con.

Như đã nói ở trên, phụ nữ mang thai cũng khiến khí hư tăng tiết ra nhiều hơn. Nhưng hiện tượng này cũng không có gì khác biệt khi khí hư xuất hiện vào thời kì rụng trứng trước kì kinh nguyệt.

Hiện tượng khí hư bình thường sẽ không có mùi, màu trắng trong và không gây ngứa ngáy vùng kín. Tất cả các hiện tượng khí hư của các thời điểm đều tương tự nhau. Vì thế, rất khó để xác định được ra nhiều khí hư có phải mang thai không.

Nếu muốn biết chính xác việc có thai, chị em cần dựa thêm các yếu tố khác. Như: thay đổi sinh lý cơ thể, mệt mỏi, buồn nôn, trễ kinh, ăn không ngon…

Trường hợp ra khí hư kèm theo các biểu hiện trên. Chị em nên sử dụng que thử thai để biết kết quả chính xác. Hoặc có thể đến bệnh viện để được xét nghiệm và đo nồng độ hCG trong nước tiểu hoặc máu. Như vậy kết quả mới đảm bảo chính xác.

Chất nhầy như thế nào là có thai?

Qua những thông tin trên chắc hẳn các bạn cũng đã giải đáp ra nhiều khí hư có phải mang thai không. Như vậy, đây cũng có thể là dấu hiệu mang thai. Nhưng cần phải quan sát các biểu hiện khác mới có thể khẳng định chắc chắn.

Vậy chất nhầy như thế nào là có thai? Sau khi quan hệ tình dục, trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi đó người phụ nữ sẽ thấy vùng kín của mình xuất hiện một lượng nhỏ dung dịch khí hư từ âm đạo có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm. Để báo hiệu về việc sự thụ tinh đã diễn ra thành công, trứng đã làm tổ trong cổ tử cung.

Rất nhiều chị em không chú ý đến điều này và nghĩ rằng đó là dấu hiệu của việc sắp đến ngày bị kinh nguyệt. Nhưng thực chất đâu là một dấu hiệu báo bạn đã có thai.

Nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy có sự khác biệt về khí hư lúc mang thai như:

Lượng khí hư ra nhiều hơn so với bình thường

Nếu như bình thường bạn hay bị ra khí hư khi sắp đến ngày “đèn đỏ” hoặc sau ngày đó. Nhưng bây giờ bạn lại bị ra thường xuyên với lượng nhiều hơn. Lúc nào cũng cảm thấy vùng kín ẩm ướt.

Nếu bạn có làm “chuyện đó” trước đấy không lâu thì khả năng cao là bạn đã dính bầu. Khi tử cung, vùng chậu giãn ra dễ gây tổn thương, nội tiết tố cơ thể tiết ra nhiều khí hư hơn. Để bảo vệ cơ quan sinh sản khỏi các vi khuẩn tấn công.

Ra nhiều khí hư có phải mang thai không? Màu sắc có sự thay đổi nhẹ

Nhiều chị em sẽ đặt ra câu hỏi khí hư khi mang thai có màu gì? Bạn hãy tưởng tượng đến lòng trắng trứng gà. Lúc này khí hư sẽ có màu trắng trong như thế hoặc hơi ngả vàng nhẹ. Đây là do sự thay đổi của nội tiết tố khi trứng đã làm tổ trong cổ tử cung.

Khí hư loãng nhưng nhầy và dính hơn

Giống như màu sắc, khi mang thai khí hư sẽ loãng, nhầy và dính hơn. Làm cho vùng kín của chị em luôn ẩm ướt, khó chịu. Sự thay đổi nội tiết tố cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Ra nhiều khí hư có phải mang thai không – Khí hư không có sự thay đổi mùi

Khi mang thai khí hư thay đổi về màu sắc, lượng dung dịch thoát ra nhiều hơn, loãng nhầy và dính hơn. Nhưng sẽ không có sự thay đổi nhiều về mùi.

Nếu thấy khí hư có màu ngả vàng đậm hơn, đặc biệt kèm theo có mùi hôi hơn. Thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán tốt hơn. Vì khả năng bạn mắc bị một số bệnh sinh lý phụ khoa.

Việc ra khí hư khi mang thai là một điều hết sức bình thường. Hầu như phụ nữ nào khi mang bầu đều bị, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề đó.

Khí hư xuất hiện khi mang thai không những không gây hại cho thai nhi và sức khỏe sản phụ. Mà còn bảo vệ cơ quan sinh sản người phụ nữ khỏi các tác nhân, vi khuẩn, mầm bệnh tấn công.

Các phương pháp kiểm tra có mang thai hay không?

Ngoài những biểu hiện trên thì còn một số dấu hiệu như đau ngực, đau lưng, chuột rút, thường xuyên tiểu tiện… Do vậy để biết chính xác bản thân có mang thai hay không hãy tìm đến những biện pháp kiểm tra.

Sử dụng que thử thai để kiểm tra

Que thử thai là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nguyên lý là kiểm tra nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu của người thử. Phương pháp này rất phổ biến và cho độ chính xác khá cao.

Các phương pháp kiểm tra có mang thai hay không?

Xét nghiệm máu

Ngoài sử dụng que thử thai bạn có thể lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu. Sau khi lấy mẫu, bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng beta-hCG.

Tùy thuộc vào giá trị của beta-hCG để kết luận có mang thai hay không. Kết quả của xét nghiệm có độ tin cậy tuyệt đối, thời gian đợi xét nghiệm khoảng 1,5 giờ.

Thời gian thích hợp nhất để thực hiện xét nghiệm là từ 1 đến 2 tuần sau khi quan hệ tình dục. Nồng độ beta-hCG trong máu người mẹ sẽ đạt đỉnh vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.

Phương pháp này có thể phát hiện chính xác mang thai từ giai đoạn đầu. Không những thế còn phát hiện được bất thường trong tử cung hoặc trong thai trứng.

Dựa vào phân tích mẫu máu còn phát hiện những nguy cơ gây sảy thai, bệnh lây truyền từ mẹ sang con… Giúp thai phụ tránh khỏi các tác nhân, vi khuẩn, mầm bệnh tấn công.

Xem thêm: Khí hư vón cục: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Ra nhiều khí hư có phải mang thai không? Nhận biết dấu hiệu khí hư bất thường

Như đã nói ở trên, khí hư có nhiệm vụ bảo vệ và ngăn cản mọi loại vi khuẩn. Không thể thâm nhập vào gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, việc ra nhiều khí hư ra nhiều, kết hợp với việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ. Sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm vùng kín.

Nếu khí hư có biểu hiện bất thường như: khí hư có sự thay đổi về màu sắc như màu vàng, xanh… Tính chất khí hư có sự thay đổi về tính chất. Như: khí hư loãng như nước, hoặc đặc quánh như bã đậu…

Kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, hoặc đau rát mỗi khi quan hệ… Lúc này, chị em nên chủ động đi khám để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.

Khí hư bất thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Nhiễm trichomonas vaginalis

Nhiễm loại vi khuẩn này sẽ khiến cho khí hư tiết ra có màu vàng xanh, loãng. Chúng bám ở thành âm đạo và có mùi hôi tanh nồng nặc.

Do nhiễm nấm candida albicans

Khi nhiễm loại vi khuẩn này thì vùng kín của chị em sẽ tiết rất nhiều khí hư, có màu đục. Dính thành từng mảng kèm mùi hôi và ngứa âm đạo.

Do nhiễm nấm candida albicans

Bệnh u xơ tử cung

Mắc bệnh này khiến cho các chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Có thể xuất hiện và âm đạo tiết khí hư có lẫn máu hoặc mủ.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Các chị em mắc bệnh này thường có dấu hiệu ra khí hư đầu tiên. Khí hư thường ra nhiều, có màu trắng sữa, hơi đục, dính thành từng mảng. Có mùi hôi và thường xuất hiện sau khi quan hệ.

Ung thư tử cung

Khí hư tiết ra khi mắc bệnh này thường có lẫn máu và tiết ra rất nhiều. Tốt nhất các chị em cần phải đến bệnh viện để được điều trị kịp thời vì đây là bệnh hết sức nguy hiểm.

Bên cạnh những bệnh lý kể trên, các chị em phải chịu áp lực quá lớn từ công việc, cuộc sống. Những mối quan hệ thì lâu ngày khiến cho cơ thể mệt mỏi, nội tiết tố thay đổi dẫn đến khí hư xuất hiện. Trong trường hợp này thì khí hư sẽ có màu hơi vàng, hơi loãng như sữa.

Khí hư ra nhiều khi mang thai, mẹ bầu cần làm gì?

Dù ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không thì tốt nhất các chị em cần chú ý. Nếu thấy hiện tượng khí hư có sự thay đổi về lượng và chất. Tốt hơn hết, chị em cần chủ động đi thăm khám và điều trị sớm.

Bởi các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nếu không điều trị, rất dễ biến chuyển thành mãn tính. Sau đó, biến chứng thành viêm tắc vòi trứng, giảm khả năng thụ thai, thậm chí là vô sinh vĩnh viễn rất dễ xảy ra.

  • Vệ sinh vùng kín mỗi ngày và sau mỗi lần đi vệ sinh bằng nước sạch. Chị em có thể dùng xà phòng sát khuẩn ở mức độ nhẹ do bác sĩ chỉ định.
  • Lau khô nước ở vùng kín sau khi vệ sinh. Lưu ý lau từ trước ra sau để tránh hiện tượng nhiễm trùng ngược từ hậu môn.
  • Nếu khí hư ra nhiều thì có thể dùng băng vệ sinh, việc này vừa giúp tránh gây viêm nhiễm. Vừa giúp bạn biết được lượng khí hư tiết ra. Từ đó xác định được bệnh dễ dàng.
  • Thay quần lót 2 lần/ngày, ưu tiên chọn những loại quần lót có độ thấm hút cao, không mặc quần quá chật.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sống chung thủ 1 vợ 1 chồng.

Hy vọng qua những thông tin trên đã giúp các bạn giải đáp ra nhiều khí hư có phải mang thai hay không. Nếu gặp triệu chứng này, các bạn hãy quan sát thêm các triệu chứng khác như chậm kinh, ốm nghén. Hoặc sử dụng que thử thai, xét nghiệm máu, siêu âm để kiểm tra chính xác.