[Chị em tham khảo] 7+ Nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa trị

Tham vấn y khoa : Bác sĩ

Ngày cập nhật :17/03/2023

Nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa trị luôn là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi khi biết được những nguyên nhân gây đau bụng kinh là gì chị em sẽ biết cách giảm đau, phòng tránh và điều trị. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu kỹ về vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Thế nào là đau bụng kinh?

Chị em có thể hiểu đơn giản rằng đau bụng kinh là triệu chứng cảnh báo những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh. Thường cơn đau sẽ xảy ra tại vùng lưng dưới, kèm theo đau bụng dưới, khó chịu, bồn chồn khiến cơ thể mệt mỏi.

Thế nào là đau bụng kinh

Tùy theo cơ địa và nguyên nhân gây đau bụng kinh có thể âm ỉ. Và thuyên giảm sau nhiều giờ nghỉ ngơi hoặc đau nhói và tăng độ đau theo thời gian. Cơn đau khiến người bệnh khó vận động, di chuyển, ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý.

7+ Nguyên nhân đau bụng kinh thường gặp ở chị em

Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em. Có thể đau bụng kinh ở chị em do thay đổi nội tiết tố. Nhưng cũng có thể là do bệnh lý gây ra. Bởi vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đau bụng kinh do nội tiết tố prostaglandin

Nguyên nhân đau bụng kinh đầu tiên mà chị em nên biết đó là do các hormone prostaglandin gây ra. Loại hormone này làm cho tử cung của chị em co lại để đẩy máu kinh ra ngoài. Sẽ gây ra tình trạng viêm và đau bụng kinh.

Bên cạnh đó hormone prostaglandin cũng có thế gây ra triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy ở chị em. Khi lớp lót tử cung bị bong ra thì mức độ prostaglandin trong cơ thể chị em sẽ giảm xuống.

Chế độ ăn uống không lành mạnh khiến đau bụng kinh

Nếu chị em có những thói quen ăn uống không lành mạnh cũng rất dễ bị đau bụng kinh. Nhất là khi chị em sử dụng những loại thực phẩm dưới đây.

  • Caffeine thường khiến chị em tăng tình trạng đầy hơi và kích thích tử cung. Khiến cho tình trạng đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn. Caffeine cũng làm hẹp các mạch máu khiến việc cung cấp máu đến niêm mạc và các cơ tử cung. Giảm đi gây ra tình trạng đau bụng kinh nhiều hơn.
  • Chị em ăn đồ ăn mặn quá nhiều sẽ tăng khả năng giữ nước và gây tình trạng đầy hơi. Vì vậy trong những ngày có kinh chị em nên hạn chế ăn những đồ ăn mặn.
  • Thịt mỡ thường không tốt cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em vì nó có chứa nhiều chất béo bão hòa. Cũng như chứa axit arachidonic tạo ra các prostaglandin gây co bóp tử cung và khiến bạn bị đau bụng.
  • Chị em sẽ cảm thấy đau bụng kinh ngày một nhiều hơn nếu ăn chocolate, đồ ngọt và rượu. Bởi chúng có thể gây đầy hơi và làm tăng các hormone prostaglandin và làm nới lỏng magie.
  • Phô mai, kem và các sản phẩm từ bơ sữa có chứa loại axit arachidonic. Loại axit này làm sản xuất nhiều hormone prostaglandin khiến chị em bị đau bụng kinh nhiều hơn.

Đau bụng kinh do dùng que tránh thai

Sử dụng que tránh thai nhưng không hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em. Thường những que tránh thai được làm từ đồng và nhựa và được chèn vào tử cung của chị em. Dụng cụ này có thể khiến chị em bị đau bụng kinh trong thời gian dài.

Ngoài đau bụng kinh khi dùng que tránh thai chị em có thể thấy tình trạng chu kì kinh của bản thân không đều. Hay chảy máu ở giữa chu kỳ kinh, dịch tiết âm đạo dày hoặc có mùi hôi và đau khi quan hệ.

Xem thêm: [ Giải đáp] Đau bụng từng cơn trong chu kỳ kinh nguyệt là bị làm sao?

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở hầu hết những chị em có kinh nguyệt. Đây là một loạt những triệu chứng liên quan đến rối loạn. Làm thay đổi hành vi và tâm sinh lý của chị em trước chu kỳ kinh nguyệt.

Khi mắc chứng bệnh này chị em có thể thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng như: Đau lưng, đau ngực, chướng bụng, đau nhức toàn thân,…

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh khi đến tháng. Bệnh lý này thể hiện cho hiện tượng những mô phát triển bên trong tử cung. Điển hình như ống dẫn trứng, buồng trứng, mặt sau của tử cung, đường tiêu hóa, bàng quang, trên mô nâng đỡ tử cung…

lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây đau bụng kinh

Khi mắc lạc nội mạc tử cung chị em sẽ có những triệu chứng điển hình của bệnh như: Đau bụng kinh nghiêm trọng khó kiểm soát và kỳ kinh thường kéo dài hơn nình thường. Chảy máu ồ ạt giữa các chu kỳ hành kinh hoặc khi hành kinh khiến cơ thể luôn mệt mỏi.

Mắc u xơ tử cung – Nguyên nhân đau bụng kinh

Một trong những nguyên nhân đau bụng kinh nữa ở chị em đó chính là mắc u xơ tử cung. Bệnh do sự hình thành và phát triển của một khối u từ cơ tử cung. Thường mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước khối u. Cũng như những triệu chứng mà khối u gây ra cho chị em.

Khi mắc u xơ tử cung chị em sẽ thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng của bệnh như: Đau nhiều ở vùng bụng dưới, đau lan rộng ra sau lưng và cơn đau có xu hướng tăng lên khi giao hợp. Chị em còn xuất hiện tình trạng rong kinh, cường kinh. Hay ra máu âm đạo ngoài kỳ kinh dẫn đến thiếu máu. Dấu hiệu nhận biết: Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt,…

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơn đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt. Tần suất và mức độ đau tỉ lệ thuận với viêm nhiễm. Điều này có nghĩa viêm nhiễm càng tăng cơn đau càng nghiêm trọng và điều đặn hơn trong các kỳ kinh.

Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy, chu kỳ kinh nguyệt làm tăng nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ giới. Điều này khiến nữ giới đau nhiều ở bụng cũng như đau lưng nhiều hơn.

Cách chữa trị đau bụng kinh hiệu quả hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị đau bụng kinh hiệu quả mà chị em có thể áp dụng. Cụ thể như:

Chữa đau bụng kinh tại nhà

Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu, chị em có thể dùng các biện pháp giảm đau tại nhà dưới đây.

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi là biện pháp giảm đau bụng kinh khi tới tháng hiệu quả. Bởi như vậy sẽ giúp các cơ quanh vùng bụng và thắt lưng sẽ được thư giãn.
  • Chườm ấm: Để giảm đau và giảm cảm giác khó chịu ở lưng và vùng bụng dưới. Chị emnên sử dụng chai thủy tinh chứa nước ấm hoặc túi chườm ấm áp lên khu vực bị đau. Biện pháp này có tác dụng thư giãn các cơ và mạch máu, giúp máu huyết lưu thông. Từ đó giảm cảm giác khó chịu và giảm đau hiệu quả.
  • Xoa bóp: Xoa bóp là biện pháp thường được áp dụng trong điều trị đau bụng kinh khi tới tháng. Biện pháp này có tác dụng thư giãn các cơ quanh vùng thắt lưng, giúp máu huyết lưu thông. Hạn chế huyết ứ, thư giãn và giảm căng thẳng cho vùng lưng đau. Điều này giúp giảm cảm giác khó chịu và giảm đau hiệu quả.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh hiệu quả. Bởi việc bổ sung đủ nước cho cơ thể giúp máu huyết lưu thông, kinh nguyệt ra nhiều.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: Trong những ngày hành kinh, chị em nên chú ý đến chế độ ăn uống. Cần ăn uống lành mạnh và tăng cường bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe. Từ đó sẽ chống mệt mỏi và hạn chế đau bụng kinh, đau lưng khi đến tháng.

Xem thêm: Kỳ kinh nguyệt nên ăn gì? 20+ loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ

Sử dụng thuốc

Dùng nội tiết tố và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là hai loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị đau bụng kinh khi đến tháng.

  • Sử dụng nội tiết tố kiểm soát sinh sản: Sử dụng nội tiết tố kiểm soát sinh sản là phương pháp được chỉ định cho những người bị đau bụng kinh khi tới tháng. Đối với phương pháp này, chị em sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc ngừa thai có chứa estrogen và progesterone hoặc chỉ chứa progesterone.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc được chỉ định cho những trường hợp bị đau lưng và đau bụng dưới khi rụng trứng do viêm. Và đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Nhờ khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương và ức chế các yếu tố gây viêm trong cơ thể. NSAID có tác dụng giảm viêm và giảm đau hiệu quả.

Áp dụng liệu pháp bổ sung

Châm cứu và bấm huyệt là hai liệu pháp bổ sung được áp dụng rộng rãi trong điều trị đau bụng kinh khi đến tháng.

  • Bấm huyệt: Chị em sẽ được tác động lên các huyệt đạo tương ứng để giảm đau bụng dưới, đau lưng và thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách day ấn kết hợp nắn bóp.
  • Châm cứu: Châm cứu cũng tác động và kích thích các huyệt đạo để giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh lý nguyên nhân. Đối với liệu pháp này, các huyệt sẽ được tác động bằng cách chèn kim châm vào cơ thể.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:Lạc nội mạc tử cung, U xơ tử cung. Phẫu thuật có tác dụng loại bỏ khối u và các mô tử cung bị lạc. Từ đó điều trị dứt điểm bệnh lý và giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh, kể cả đau lưng khi tới tháng.

Đối với những chị em có tổn thương sẹo lớn, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc về việc chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung. Hoặc cắt một phần gồm cổ tử cung, tử cung và buồng trứng. Điều này giúp hạn chế những rủi ro nghiêm trọng.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây chị em đã hiểu hơn về nguyên nhân đau bụng kinh và cách chữa trị. Đau bụng kinh khi đến tháng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân đau bụng kinh lại có cách điều trị bệnh khác nhau. Vì vậy chị em nên đến cơ sở y tế kiểm tra tìm nguyên nhân gây đau. Đồng thời sử dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúc chị em sức khỏe!